- Tham gia
- 21/8/2012
- Bài viết
- 11.918
Sáng 24-2, Sở GĐ-ĐT Bình Định đã họp với Ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Huệ (Tây Sơn, Bình Định) và thống nhất hình thức kỷ luật: sa thải giáo viên Trần Anh Tuấn, người tát hai học sinh N.P.N, N.T.L (lớp 11A1) và bị đánh lại.
Ảnh chụp từ clip: giáo viên Trần Anh Tuấn (áo trắng) và hai em học sinh trên bục giảng.
Sở GD-ĐT Bình Định yêu cầu hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ lập thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đối với giáo viên Trần Anh Tuấn theo Bộ luật Lao động.
Trước đó, trước Hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Huệ, giáo viên Trần Anh Tuấn, kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật sa thải và hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất với hình thức kỷ luật này.
HS N.P.N. kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo và hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất hình thức kỷ luật khiển trách. HS N.T.L kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật bị đuổi học có thời hạn; hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Sở GD-ĐT Bình Định yêu cầu nhà trường, tiếp tục ổn định tình hình, quan tâm tạo điều kiện cho các em N.P.N., N.T.L. học tập, rèn luyện, tránh tình trạng các em bỏ học sau sự việc đáng tiếc xảy ra.
Sở GD-ĐT cũng yêu cầu ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Huệ kiểm điểm trách nhiệm giải quyết vụ việc trên, báo cáo trực tiếp cho giám đốc sở trước ngày 28-2.
Như Tuổi Trẻ phản ánh, trước Tết nguyên đán Giáp Ngọ 2014, tại Trường THPT Nguyễn Huệ đã xảy ra vụ thầy trò đánh nhau giữa thầy giáo Trần Anh Tuấn (23 tuổi, giáo viên hợp đồng dạy môn hóa) với hai học sinh lớp 11A1 là N.P.N, N.T.L.
Vụ đánh nhau giữa thầy giáo Trần Anh Tuấn và học sinh lớp 11A1 bị một học sinh ngồi trong lớp quay lại. Sau đó, đoạn clip này được tung lên mạng internet gây xôn xao dư luận. Các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vụ việc.
Sau sự cố xảy ra, gia đình thầy giáo Trần Anh Tuấn đã xin phép nhà trường đưa thầy Tuấn về quê ở huyện Tuy Phước để lánh nạn trước dư luận.
Một số giáo viên dạy cùng trường cho biết sau sự việc đáng tiếc xảy ra, thầy Tuấn có lúc rơi vào trạng thái suy sụp, có biểu hiện trầm cảm, gia đình và đồng nghiệp rất lo lắng.
Tuy nhiên, nhiều người đã không đồng tình với quyết định này, đây là một số com lượm nhặt từ nhiều nguồn...
Thật buồn cho bạn Tuấn. Tôi cũng làm trong ngành GD nên phần nào hiểu được lỗi buồn của bạn. Hội đồng kỷ luật ra hình thức xử phạt như vậy chưa xác đáng. Xin các cơ quan chức năng cho hỏi: Xã hội nào chấp nhận trò đánh thầy? Cần đuổi học học sinh đó để làm gương cho học sinh khác. Nền GD Việt Nam không chấp nhận thứ học sinh đó.
Và cuối cùng tuổi trẻ Việt Nam sẽ đi về đâu? Gia đình thì giao hẳn con cho nhà trường giáo dục, nhà trường giáo dục nghiêm thì bị kiện, không nghiêm thì tạo ra những con người thế nào? Câu trả lời đã có ngoài xã hội!
Đã đến lúc cần làm nghiêm trong môi trường giáo dục:1. Chuyển công tác thầy Tuấn làm văn thư/thư viện ... từ giờ đến hết năm học 2013-2014.2. Hai học trò kia cần lao động công ích 1 tháng: quét dọn sân trường.Đuổi thầy Tuấn như thế là hơi nặng, nếu ai hiểu ngành giáo dục mới thấy dạy học sinh cấp III là vất vả, nguy hiểm nhất.
đuổi hết giáo viên luôn rồi cho bố mẹ tự dạy con vậy! Có 1 số giáo viên đúng là thiếu đức của người thầy như xưa, nhưng xét cho cùng thì đa phần học trò bây giờ chẳng ra làm sao. Nói thật nếu học trò biết tôn trọng thầy cô thì chẳng bao giờ có chuyện thầy cô đánh học trò, còn nó hư thì phải dạy, dùng lời ngon tiếng ngọt không nghe thì đập cho 1 trận nên thân. Tôi không phải giáo viên nhưng nghĩ lại khi còn bé bố mẹ thầy cô không cứng rắn chắc tôi cũng lậm vào xì ke ma túy chứ chưa chắc học được tới kỹ sư. Tất nhiên để sự khách quan thì phải điều tra làm rõ là do trò hư hay thầy cô sai trái, xử lý chung chung như vậy thì bên nào đúng sẽ thấy lạnh lòng, ôi giáo dục!
Học trò hư thì thầy phải đánh, bố mẹ không dạy được con cái thì giao phó cho nhà trường. Học trò bây giờ coi thường giáo viên, không chú tâm học hành, ra đường là đánh nhau. Thầy giáo cũng bị ức chế nhiều nên mới đánh học sinh, ai đã thử đứng trên bục giảng thì biết. Tâm trạng của thầy giáo cũng như tâm trạng của phụ huynh, coi học sinh như con cái. Dạy không được thì phải đánh. Sa thải là cái giá quá đắt.
Tôi thấy bây giờ nhiều học sinh đạo đức xuống cấp , mà dường như nội quy, quy chế bênh vực học sinh quá nhiều, nếu không xử lý mạnh tay thì sẽ tạo tiền lệ xấu! Theo tôi phải đuổi học vĩnh viễn 2 học sinh này!
Xưa tôi bị đánh mà thấy có sao, có lỗi thầy cô mới đánh. Phương pháp giáo dục không roi vọt với sự nuông chiều của cha mẹ góp phần làm cho XH nhiễu loạn, ghê hơn nữa là suy đồi đạo đức như ngày nay.
Tôi phản đối chuyện sa thải Thầy giáo trên , thế hệ chúng tôi bị Thầy bạt tai , quật thước ngay trên bục giảng hoặc vào bàn tay là chuyện thường , chúng tôi bây giờ càng nhận thấy những Thầy Cô nghiêm khắc ngày xưa là những Thầy Cô yêu thương trò nhất , mong trò nên người nhất , thế hệ chúng tôi cũng không có chuyện đánh lại Thầy Cô , ngày nay qua yêu chiều học sinh nên bây giờ nói nặng một chút là tự tử , hoặc bỏ học , ở nhà thì lười học , ra đường thì tụ tập quán net . Thử hỏi nếu con đánh lại cha mẹ có phải là đứa con ngoan , con chửi lại cha mẹ có phải là đứa con có hiếu không ? Hãy lên tiếng để Thầy giáo kia trở lại bục giảng , hãy khiển trách Thầy đó , tôi thiết nghĩ Thầy đó cũng rất ân hận vì sự thiếu kìm chế của mình , nhưng dù thế nào tôi cũng đứng về phía Thầy giáo đó .
Theo pháp luật thì cấm xâm phạm th.ân thể người khác là đúng. Trong trường hợp thầy đánh trò là sai song sa thải thầy thì tôi nghĩ không nên. Nếu làm vậy khác nào khuyến khích trò cứ chuyện, cứ láo và không thèm học bài vì đằng nào thầy cũng sẽ không dám phạt trò. Nếu phạt trò quá tay sẽ bị sa thải. Thầy sẽ chẳng thèm phạt trò mà giả điếc, giả mù và thậm chí giả câm để được yên thân.
Và tất nhiên, những người đồng tình với quyết định này cũng nhiều không kém.... Dù sao, sự việc lần này cũng nói lên phần nào tình hình giáo dục ở Việt Nam. Nếu không chấn chỉnh, e là những việc tương tự cũng còn nhiều....

Sở GD-ĐT Bình Định yêu cầu hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ lập thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đối với giáo viên Trần Anh Tuấn theo Bộ luật Lao động.
Trước đó, trước Hội đồng kỷ luật Trường THPT Nguyễn Huệ, giáo viên Trần Anh Tuấn, kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật sa thải và hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất với hình thức kỷ luật này.
HS N.P.N. kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo và hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất hình thức kỷ luật khiển trách. HS N.T.L kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật bị đuổi học có thời hạn; hội đồng kỷ luật bỏ phiếu, thống nhất hình thức kỷ luật cảnh cáo.
Sở GD-ĐT Bình Định yêu cầu nhà trường, tiếp tục ổn định tình hình, quan tâm tạo điều kiện cho các em N.P.N., N.T.L. học tập, rèn luyện, tránh tình trạng các em bỏ học sau sự việc đáng tiếc xảy ra.
Sở GD-ĐT cũng yêu cầu ban giám hiệu Trường THPT Nguyễn Huệ kiểm điểm trách nhiệm giải quyết vụ việc trên, báo cáo trực tiếp cho giám đốc sở trước ngày 28-2.
Như Tuổi Trẻ phản ánh, trước Tết nguyên đán Giáp Ngọ 2014, tại Trường THPT Nguyễn Huệ đã xảy ra vụ thầy trò đánh nhau giữa thầy giáo Trần Anh Tuấn (23 tuổi, giáo viên hợp đồng dạy môn hóa) với hai học sinh lớp 11A1 là N.P.N, N.T.L.
Vụ đánh nhau giữa thầy giáo Trần Anh Tuấn và học sinh lớp 11A1 bị một học sinh ngồi trong lớp quay lại. Sau đó, đoạn clip này được tung lên mạng internet gây xôn xao dư luận. Các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vụ việc.
Sau sự cố xảy ra, gia đình thầy giáo Trần Anh Tuấn đã xin phép nhà trường đưa thầy Tuấn về quê ở huyện Tuy Phước để lánh nạn trước dư luận.
Một số giáo viên dạy cùng trường cho biết sau sự việc đáng tiếc xảy ra, thầy Tuấn có lúc rơi vào trạng thái suy sụp, có biểu hiện trầm cảm, gia đình và đồng nghiệp rất lo lắng.
Tuy nhiên, nhiều người đã không đồng tình với quyết định này, đây là một số com lượm nhặt từ nhiều nguồn...
Và cuối cùng tuổi trẻ Việt Nam sẽ đi về đâu? Gia đình thì giao hẳn con cho nhà trường giáo dục, nhà trường giáo dục nghiêm thì bị kiện, không nghiêm thì tạo ra những con người thế nào? Câu trả lời đã có ngoài xã hội!
Đã đến lúc cần làm nghiêm trong môi trường giáo dục:1. Chuyển công tác thầy Tuấn làm văn thư/thư viện ... từ giờ đến hết năm học 2013-2014.2. Hai học trò kia cần lao động công ích 1 tháng: quét dọn sân trường.Đuổi thầy Tuấn như thế là hơi nặng, nếu ai hiểu ngành giáo dục mới thấy dạy học sinh cấp III là vất vả, nguy hiểm nhất.
đuổi hết giáo viên luôn rồi cho bố mẹ tự dạy con vậy! Có 1 số giáo viên đúng là thiếu đức của người thầy như xưa, nhưng xét cho cùng thì đa phần học trò bây giờ chẳng ra làm sao. Nói thật nếu học trò biết tôn trọng thầy cô thì chẳng bao giờ có chuyện thầy cô đánh học trò, còn nó hư thì phải dạy, dùng lời ngon tiếng ngọt không nghe thì đập cho 1 trận nên thân. Tôi không phải giáo viên nhưng nghĩ lại khi còn bé bố mẹ thầy cô không cứng rắn chắc tôi cũng lậm vào xì ke ma túy chứ chưa chắc học được tới kỹ sư. Tất nhiên để sự khách quan thì phải điều tra làm rõ là do trò hư hay thầy cô sai trái, xử lý chung chung như vậy thì bên nào đúng sẽ thấy lạnh lòng, ôi giáo dục!
Học trò hư thì thầy phải đánh, bố mẹ không dạy được con cái thì giao phó cho nhà trường. Học trò bây giờ coi thường giáo viên, không chú tâm học hành, ra đường là đánh nhau. Thầy giáo cũng bị ức chế nhiều nên mới đánh học sinh, ai đã thử đứng trên bục giảng thì biết. Tâm trạng của thầy giáo cũng như tâm trạng của phụ huynh, coi học sinh như con cái. Dạy không được thì phải đánh. Sa thải là cái giá quá đắt.
Tôi thấy bây giờ nhiều học sinh đạo đức xuống cấp , mà dường như nội quy, quy chế bênh vực học sinh quá nhiều, nếu không xử lý mạnh tay thì sẽ tạo tiền lệ xấu! Theo tôi phải đuổi học vĩnh viễn 2 học sinh này!
Xưa tôi bị đánh mà thấy có sao, có lỗi thầy cô mới đánh. Phương pháp giáo dục không roi vọt với sự nuông chiều của cha mẹ góp phần làm cho XH nhiễu loạn, ghê hơn nữa là suy đồi đạo đức như ngày nay.
Tôi phản đối chuyện sa thải Thầy giáo trên , thế hệ chúng tôi bị Thầy bạt tai , quật thước ngay trên bục giảng hoặc vào bàn tay là chuyện thường , chúng tôi bây giờ càng nhận thấy những Thầy Cô nghiêm khắc ngày xưa là những Thầy Cô yêu thương trò nhất , mong trò nên người nhất , thế hệ chúng tôi cũng không có chuyện đánh lại Thầy Cô , ngày nay qua yêu chiều học sinh nên bây giờ nói nặng một chút là tự tử , hoặc bỏ học , ở nhà thì lười học , ra đường thì tụ tập quán net . Thử hỏi nếu con đánh lại cha mẹ có phải là đứa con ngoan , con chửi lại cha mẹ có phải là đứa con có hiếu không ? Hãy lên tiếng để Thầy giáo kia trở lại bục giảng , hãy khiển trách Thầy đó , tôi thiết nghĩ Thầy đó cũng rất ân hận vì sự thiếu kìm chế của mình , nhưng dù thế nào tôi cũng đứng về phía Thầy giáo đó .
Theo pháp luật thì cấm xâm phạm th.ân thể người khác là đúng. Trong trường hợp thầy đánh trò là sai song sa thải thầy thì tôi nghĩ không nên. Nếu làm vậy khác nào khuyến khích trò cứ chuyện, cứ láo và không thèm học bài vì đằng nào thầy cũng sẽ không dám phạt trò. Nếu phạt trò quá tay sẽ bị sa thải. Thầy sẽ chẳng thèm phạt trò mà giả điếc, giả mù và thậm chí giả câm để được yên thân.
Và tất nhiên, những người đồng tình với quyết định này cũng nhiều không kém.... Dù sao, sự việc lần này cũng nói lên phần nào tình hình giáo dục ở Việt Nam. Nếu không chấn chỉnh, e là những việc tương tự cũng còn nhiều....
Theo Tuổi trẻ
Hiệu chỉnh bởi quản lý: