Ebook Thanh xuân của tớ có cậu

Kim Dung Phạm

Thành viên
Tham gia
5/5/2025
Bài viết
79

Mở đầu:​

2010 – Năm đó, tôi học lớp 8.
Lớp học nằm ở cuối dãy A, căn phòng cũ kỹ với trần quạt quay chậm và những ô cửa sổ mở ra một vùng nắng hanh hao. Mùa hè thì nóng hầm hập, mùa đông thì gió lùa buốt cả tay. Bàn ghế gỗ nâu đã tróc sơn, mặt bàn lổm chổm những vết khắc tên ai đó từng thích ai đó.

Tôi ngồi bàn cuối, sát cửa sổ—nơi chỉ cần quay đầu là có thể nhìn thấy cả khoảng sân trường loang loáng nắng chiều.
Nơi tôi vẫn lén nhìn một người … từ năm lớp 6.

Hôm thầy chủ nhiệm đổi chỗ ngồi, trời nắng gắt. Tôi nhớ rõ lắm, vì lúc đó mồ hôi chảy dọc sống lưng mà tôi vẫn thấy… rùng mình.
Tim tôi đập thình thịch ngay từ lúc thầy lật quyển sổ điểm danh.

– Phạm Quang Minh… chuyển về bàn cuối dãy ngoài. Ngồi giữa Trần Thanh Vy và Lê Ánh Nguyệt.

Tôi cúi đầu thấp đến mức trán suýt đập vào mặt bàn.
Phạm Quang Minh.
Lớp trưởng. Học giỏi toàn diện. Đá bóng giỏi. Làm thơ cũng giỏi.

Có lần, cô giáo treo bài thơ của cậu lên bảng. Tôi đã lén chép vào sổ tay.
Không hiểu vì sao. Chỉ là… tôi muốn giữ vài câu chữ của cậu như thể chúng thuộc về riêng mình.

Một điều nhỏ thôi, mà chỉ tôi biết.

Chúng tôi học cùng lớp từ năm lớp 6. Nhưng hai năm qua, tôi chưa từng nói với cậu một câu nào. Thật ra, chưa từng nói một chữ nào.

Tôi luôn ngồi bàn cuối. Cậu thì ở bàn đầu. Xa nhau đúng khoảng cách an toàn để tôi có thể nhìn trộm cậu mỗi khi cậu cười, hay xoa đầu bạn cùng bàn vì giành được điểm cao hơn.
Giờ thì sao?

Cậu sẽ ngồi ngay cạnh tôi.
Cách nhau chỉ… một gang tay.

Tôi cúi đầu, nghe tim mình đập mạnh như tiếng trống khai giảng. Trán bắt đầu rịn mồ hôi. Tôi cố tỏ ra bình thản, nhưng tay lại lén kéo vạt áo đồng phục, che vội quyển sổ nhỏ đang mở dở—trong đó là vài dòng chữ nghiêng nghiêng:
“Quang Minh. Nụ cười như nắng. Ánh mắt biết nói.”

Không ai biết. Không ai được biết.
Ngoài tôi ra, chẳng ai cần biết tôi thích cậu ấy từ năm lớp 6.
Cũng chẳng ai biết, chính giây phút đó, tôi đã viết tiếp một chương khác—
…trong cuốn nhật ký mang tên: “Bàn cuối có cậu.”
 

Chương 1: Chàng trai bước vào mùa thu​

Người ta hay nhớ lần đầu tim mình lỡ một nhịp. Còn tôi — tôi nhớ cái tên được thầy giáo gọi giữa một buổi sáng mùa thu đầy nắng, và một cậu bạn bước vào lớp như thể mang theo cả bầu trời.



Buổi sáng đầu tiên năm lớp 6.
Tôi ngồi bàn cuối, mới cắt tóc ngắn và còn chưa quen với bộ đồng phục sơ vin trông rất nghiêm túc.
Tôi không thích kiểu đồng phục này, cứ như là phải mặc cho vừa với những thứ mình không bao giờ chọn.
Cả lớp ồn ào cho đến khi thầy giáo bước vào cùng một cậu bạn.
Cậu ấy là người cuối cùng.
Ánh sáng từ cửa lớp hắt vào sau lưng cậu khiến khuôn mặt dường như phát sáng. Không biết có phải do trùng hợp không, nhưng tôi thề là, lúc đó tôi nghĩ: “Cái tên Quang Minh này đúng là hợp đến kỳ lạ.”

Thầy giới thiệu cậu ấy là thủ khoa đầu vào. Cả lớp trầm trồ.
Còn tôi thì… lỡ nhìn lâu hơn một chút.
Cậu ấy gầy, dáng cao hơn hẳn so với lũ con trai mới lớn, cặp mắt rõ ràng là hiền nhưng khi nhìn ai lại khiến người ta không dám nói chuyện linh tinh.

Cậu ấy được xếp ngồi bàn đầu.
Tôi ngồi bàn cuối. Khoảng cách năm dãy bàn, mà tôi cứ thấy như cả lớp học chỉ còn lại một người duy nhất: Quang Minh.

Không ai biết, tôi đã bắt đầu ghi lại từng điều nhỏ nhặt về Quang Minh trong cuốn sổ tay hình mèo của mình.

📓 Sổ tay hình mèo của Ánh Nguyệt, lớp 6:
– Ngày 6 tháng 9: “Gương mặt sáng như ánh nắng.”
– Ngày 7 tháng 9: “Giọng cậu ấy nhẹ, nhưng nghe rất rõ.”
– Ngày 9 tháng 9:”Cậu ấy cười khi làm đúng hết bài toán. Có lúm đồng tiền bên má phải.”
– Ngày 13 tháng 9: “Quang Minh đứng dậy chào cô sớm nhất lớp. Bạn cùng bàn quên thước, cậu cho mượn luôn mà chẳng cần hỏi.”

– Ngày 15 tháng 9: “Cậu ấy viết bằng tay trái! Tự nhiên thấy chữ xấu cũng đáng yêu lạ.”

– Ngày 17 tháng 9: “Cậu ấy gãi đầu khi bị cô hỏi bất ngờ. Nhìn luống cuống như mèo bị ướt mưa.”



[separate]



Tôi không giỏi làm quen, càng không giỏi giấu cảm xúc. Nhưng với Quang Minh thì khác, tôi chưa bao giờ để lộ.
Chỉ là... thỉnh thoảng cậu ấy trả lời đúng một câu khó, tôi sẽ vỗ tay theo đám đông.
Lúc cậu đá bóng ở sân trường, tôi giả vờ đi ngang qua, rồi đứng lại lâu hơn bình thường chỉ để xem cậu có ghi bàn không.
Một lần, tôi xếp hàng ở căn–tin ngay sau lưng cậu, nghe cậu gọi hai phần bánh mì, tôi cũng đổi món cho giống.
Mấy điều ấy, nhỏ lắm. Nhưng tôi ghi lại tất cả vào quyển sổ tay.
Tựa như… muốn giữ riêng cho mình một thế giới có cậu ấy.


[separate]




Có một lần, giờ ra chơi, tôi để quên cặp ngoài hành lang, quay lại lấy thì thấy cậu đang đi ngang.
Cậu dừng lại. Nhặt chiếc bút rơi ra khỏi cặp tôi, đặt lại vào ngăn ngoài.
Chỉ vậy thôi.
Mà tôi đã nghĩ về ánh mắt ấy suốt cả tuần.

Đôi khi, tôi nghĩ có lẽ mình chỉ đang ngốc nghếch.
Bởi vì trong hai năm đó, tôi chưa từng một lần trò chuyện với Quang Minh. Tôi chỉ viết về cậu.
Cậu ấy học giỏi, được chọn làm Lớp trưởng, còn tôi thì ... có thù với môn Toán.
Tôi ít bạn, hay ngồi một mình, còn cậu ấy thì luôn có đám bạn ríu rít xung quanh.
Cậu giống như một ngọn đèn sáng, còn tôi chỉ là một bóng người ngồi ở góc khuất.

Cho đến một ngày, tôi nghe mấy bạn nữ kháo nhau sau giờ ra chơi:

– Trần Nguyệt Nga xứng đáng là bạch nguyệt quang của Quang Minh ghê á, học giỏi ngang ngửa luôn.
– Hai người đó ngồi gần nhau nữa chứ. Nhìn siêu hợp!
– Nguyệt Nga mà giỏi thêm thể thao nữa thì Minh chỉ có đổ cái rụp.


Tôi đứng sau cánh cửa lớp, nghe rõ từng chữ.
Cổ họng bỗng khô khốc.
“Nguyệt Nga… cũng là “Nguyệt”, nhưng không phải là “Ánh Nguyệt” – không phải tôi.”
Và sự thật, cô ấy đúng là giỏi thật.

Hôm đó, tôi xé vài trang trong sổ tay mình….

Những dòng chữ viết về Quang Minh – tôi không đành lòng xóa đi, nhưng cũng không thể giữ lại nữa.

Một đêm rất dài. Cô bé đặt tay lên ngực, nghe tiếng tim mình đập rất khẽ, như không muốn ai phát hiện nó đã vỡ một chút.

“Tên tớ là Ánh Nguyệt, nhưng cậu ấy thích… Nguyệt khác”

Tớ không trách.
Chỉ là từ hôm ấy, tớ bắt đầu lùi lại.
Lùi thật xa, để ánh sáng của ‘Nguyệt’ kia không làm tớ… mờ đi mất.



Một lần, bạn nữ cùng bàn nói đùa:

– Minh mà lớn lên mặc vest chắc bảnh trai lắm, giống bố tớ hồi còn làm giám đốc ấy.
Cả đám phá lên cười.
Tôi thì im lặng.
Bởi chỉ mới hôm trước, tôi thấy bố Quang Minh đứng trước cổng nhà mình — say xỉn, lắp bắp xin bố tôi cho khất nợ. Quần áo ông nhàu nhĩ, mắt đỏ hoe.
Và sau lưng ông… là cậu.
Tôi nhớ ánh mắt Quang Minh hôm ấy, đứng sau lưng ông, không nói gì…
…nhưng rõ ràng, cậu ấy đã thấy tôi.
Và tôi cũng đã thấy ánh mắt cậu, chỉ trong một khoảnh khắc rất ngắn — đầy im lặng, đầy xấu hổ.
Giây phút ấy, không ai nói gì, nhưng tôi biết, cả hai đều ước gì chưa từng nhìn thấy nhau.

Từ hôm đó, tôi không dám nhìn cậu nữa.​


Nhưng tình cảm ấy, vẫn còn nguyên.
Lặng lẽ như giọt mưa thấm dần qua khe cửa gỗ.
Lặng lẽ như buổi chiều mùa thu hôm ấy — khi một cậu bé bước vào lớp, và tôi không hề biết rằng, tim mình sẽ vì cậu mà lỡ mất nhiều nhịp đến thế…

Trích nhật ký của Ánh Nguyệt (cuối năm lớp 6):
“Có những điều mình biết rõ là không bao giờ nói ra … nhưng lại nhớ suốt đời.”



📓 Ngoại bút – Nơi ánh sáng và bóng tối chạm nhau

[Trang đầu trong cuốn sổ tay hình mèo]


Có những chuyện, chẳng ai hỏi.
Mình cũng vì thế mà chưa từng nói ra.

Hôm ấy, Quang Minh đứng sau lưng bố cậu ấy.
Hôm ấy, Quang Minh đứng sau lưng bố cậu.
Còn mình thì trốn sau cánh cửa.
Lần đầu tiên cậu ấy thấy mình… không phải ở lớp học, không phải trong sân trường, mà là trước cổng nhà – nơi mình chưa từng muốn ai bắt gặp.

Mình từng nghĩ chỉ mình mình có điều để giấu. Nhưng ánh mắt cậu hôm đó… giống mình quá.
Cả hai đều cố tỏ ra bình thường. Cả hai đều sợ người khác biết mình đang sống trong một thế giới có quá nhiều điều không thể kể ra.

Nhà mình ở ngay đầu phố – căn nhà lớn nhất, sáng nhất, và cũng là nơi bị bàn tán nhiều nhất.

Ánh sáng trong nhà luôn đủ đầy, chỉ có những khoảng tối trong lòng mình là chẳng ai đoái hoài.
Mọi người bảo bố mình là “ông trùm”, là “người có máu mặt”, mình chẳng hiểu “máu mặt” là gì, chỉ biết rằng từ bé tới lớn, mình luôn được dặn không được kể quá nhiều về gia đình.

Mình có tất cả mọi thứ – balo đẹp, bút máy nhập ngoại, giày thể thao chính hãng, váy áo cả tủ, truyện tranh mua cả bộ.

Chỉ là không có bạn. Mẹ luôn dặn: “Không được khoe. Không được mời bạn về nhà. Không được quá thân với ai”.

Có lần, mình hỏi bố làm nghề gì.
Bố cười, xoa đầu mình và nói: “Bố lo chuyện người lớn.”
Lớn lên một chút, mình bắt đầu thấy có nhiều người lạ thường xuyên ra vào nhà mình, thỉnh thoảng thấy bố đập bàn, gằn giọng với một ai đó trong phòng khách, thấy mẹ xé cả xấp giấy tờ gì đó, bảo là “phải thủ tiêu”.
Và có lần, mình thấy một cô bạn rủ rê mấy đứa trong lớp:
“Nhỏ Nguyệt nhà giàu lắm á, ba nó dữ như trùm mafia luôn!”

Mình không cười nổi.

Mình không muốn ai biết mình là “con gái ông trùm”.
Không muốn trở thành “con nhỏ giàu nhất lớp”.
Mình chỉ muốn là Ánh Nguyệt, một đứa học sinh bình thường, mặc đồng phục như bao bạn khác.

Mình chọn cách ngồi ở góc lớp. Không nổi bật. Không quá giỏi. Không gây chú ý. Học cách sống trong góc khuất.
Và rồi… mình quen với việc ít bạn.

Không muốn nổi bật. Không muốn dính dáng đến chuyện lớn. Không muốn ai ghét mình vì gia đình mình.

Có lẽ vì thế, khi Quang Minh bước vào lớp – mang theo ánh sáng đúng như cái tên của cậu – mình đã vừa ngưỡng mộ, vừa hoảng sợ muốn nép vào thật sâu.
Vì ánh sáng… luôn phơi bày bóng tối.
Mà mình thì vẫn đang học cách giấu tất cả đi.


[separate]

 

Chương 2 – Ngày đầu tiên​

Hôm nay không phải ngày đầu tiên của năm học mới.

Nhưng lại là... ngày đầu tiên tôi được ngồi cạnh Quang Minh.

Một ngày mà tôi không bao giờ quên được, dù chẳng ai nghĩ nó quan trọng.

Cảm giác ấy thật lạ lùng, vừa bối rối, vừa vui sướng, nhưng cũng đầy lo sợ. Vì giờ đây, tôi không thể lặng lẽ ngắm nhìn cậu ấy từ xa nữa mà là phải đối diện trực tiếp với cậu... với tất cả những điều không thể kiểm soát được.

Tôi dậy từ lúc chưa đến sáu giờ. Bình thường, mẹ phải gọi ba lần tôi mới chịu ra khỏi gi.ường, vậy mà hôm nay, không ai gọi, tôi cũng tự mở mắt. Có lẽ vì tối qua trằn trọc mãi, lăn qua lăn lại mà không sao ngủ được.

Tôi đứng trước tủ quần áo rất lâu. Không phải vì không có gì để mặc — mà vì không biết nên chọn gì. Chiếc áo trắng mới mẹ vừa giặt thơm phức? Hay cái váy caro favorite của tôi? Tôi thử từng cái một, rồi lại cởi ra. Tôi muốn mình trông thật chỉn chu, gọn gàng, nhưng lại không muốn quá nổi bật. Cứ như là làm sao để vừa đủ xinh mà không làm cậu ấy chú ý quá.

Trước khi ra khỏi nhà, tôi còn quay lại soi gương lần nữa, buộc tóc lại ba lần, lau lại đôi giày thêm một lượt. Không ai biết hôm nay quan trọng thế nào với tôi.​


Và rồi, khoảnh khắc tôi mong đợi từ hôm qua... cuối cùng cũng đến.

Chỗ ngồi mới nằm sát cửa sổ, ánh nắng chiếu xiên vào mặt bàn. Tôi chưa bao giờ nghĩ, có một ngày, tôi sẽ gần cậu ấy đến thế. Không còn là ánh mắt nhìn trộm qua một dãy bàn, không còn là cái cớ đi mượn sách chỉ để được lướt qua bóng lưng cậu…
Mà là thật sự — ngồi cạnh nhau.

Tay cậu đặt lên bàn, chỉ cách tay tôi một đoạn ngắn. Gần đến mức… tôi không dám cử động mạnh. Cậu vẫn im lặng, nghiêm túc, không hề tỏ ra khó chịu.

Còn tôi thì... như một cọng hành trong tô phở nóng — mềm nhũn, luống cuống, chẳng biết trôi về đâu.
Tôi không dám nhìn, nhưng từng cử động nhỏ của cậu — từ cách cậu lật sách đến cái ngáp khẽ vì buồn ngủ — tôi đều cảm nhận rõ ràng. Mỗi cử động ấy như thể đang phát ra âm thanh vang vọng trong lòng tôi, khiến tôi không thể nào tập trung vào bài vở.

Lớp học trôi qua khá nhanh, nhưng với tôi, mỗi giây phút bên cạnh Quang Minh lại dài như cả năm trời. Tôi cố gắng tập trung vào bảng. Vào chữ. Vào thầy giáo. Nhưng đầu tôi cứ như có ai lấy ruột gà nhét vào, mềm oặt, trắng xóa. Thầy đang giảng phần hình học. Tôi không nghe rõ. Tôi chỉ nghe thấy tiếng tim mình đập loạn, to đến mức tưởng như cả lớp cũng sẽ nghe thấy mất.

– Ánh Nguyệt?
Tôi giật nảy mình.

Thầy gọi tôi. Cả lớp im lặng. Nhưng trong tôi, mọi thứ như bị đảo ngược. Đầu óc tôi hoàn toàn trống rống, không biết tại sao thầy lại gọi tên mình. Tôi hoang mang đảo mắt xung quanh, cầu cứu trợ giúp từ ai đó. Đúng lúc ấy, từ bên cạnh, một giọng nói nhẹ nhàng vang lên chỉ đủ để mình tôi nghe thấy:

– Thầy gọi cậu trả lời kìa!

Giọng của Quang Minh.
Tôi như được kéo trở lại mặt đất.
Nhưng đầu óc vẫn chưa thoát ra khỏi đám mây trắng đang cuộn quanh. Tôi không nhớ nổi câu hỏi.

Thấy tôi chần chừ hồi lâu — cậu ấy cúi đầu, viết gì đó lên một mảnh giấy.
Chữ viết nguệch ngoạc, nhưng tôi vẫn đọc được:

Góc tạo bởi hai tiếp tuyến cắt nhau ngoài đường tròn bằng hiệu hai cung bị chắn.

Chỉ một dòng đơn giản. Một định lý nhỏ. Nhưng với tôi… đó là cả vũ trụ.

Tôi vội liếc nhìn, rồi rụt rè trả lời thầy. Không chắc mình có nói đúng không, nhưng khi thầy gật đầu, tôi nghe thấy trong lòng một tiếng ‘ting’ nhẹ như chuông gió, và cảm giác đó lớn hơn tất cả sự bối rối tôi đang mang.
Tôi quay sang, Quang Minh đang lật sách như không có chuyện gì xảy ra. Cậu ấy không nhìn tôi, nhưng khóe môi cậu ấy khẽ nhếch lên — ánh nắng hắt lên khóe môi cậu — nhẹ đến mức tôi không chắc có thật hay không.
Chỉ là... một nụ cười rất bình thường, nhưng khiến tim tôi như muốn bật tung ra khỏi lồng ngực.​


Ra chơi, tôi không ra khỏi chỗ. Vừa định lấy sách ra đọc thì một nhóm bạn nữ phía trên ríu rít kéo xuống.

– Minh ơi, câu này sao làm vậy được? Tớ chép đúng công thức mà chẳng ra!

Một giọng khác chen vào, có phần nhõng nhẽo:

– Còn tớ nữa nè, bài này khó quáaa!

Ba bạn gái vây quanh chỗ tôi ngồi. Cái bàn vốn chật, giờ trở nên đông đúc đến nghẹt thở. Một bạn còn vô tư ngồi hẳn lên mép bàn tôi, lưng che khuất ánh sáng. Tôi vội vàng dịch người, thu gọn sách vở lại để không vướng chân ai.

Tôi không biết nên rút lui hay giả vờ bận rộn. Cứ như mình là một cái ghế bị kê nhầm vào giữa một buổi tiệc lạ lẫm.

Quang Minh không tỏ ra khó chịu, chỉ hơi nhíu mày rồi cầm bút lên. Cậu bắt đầu giải thích từng câu một, rất kiên nhẫn. Giọng cậu trầm thấp, chậm rãi. Tay cậu viết lên vở bạn kia những dòng chữ rõ ràng, mạch lạc. Có bạn hỏi cậu cười, khen:

– Minh giỏi quá à, thiệt đó. Còn biết giảng như thầy giáo luôn

Một bạn khác còn đẩy nhẹ vai cậu:

– Ê học thêm không, mai qua nhà tớ chỉ tiếp nha!

Tôi ngồi cạnh, không chen vào được. Cũng chẳng biết phải làm gì. Tôi chỉ im lặng, mắt nhìn xuống trang sách mở dang dở trước mặt, tai vẫn lắng nghe từng tiếng cười, từng câu nói của các bạn xung quanh Quang Minh. Mỗi lần họ gọi tên cậu, tôi lại thấy nhói lên trong lòng. Không hiểu vì sao.

Giữa lúc ấy, tôi chợt thấy tờ giấy cậu đưa hồi nãy vẫn nằm trong ngăn bàn mình.​


Tiết cuối cùng buổi sáng hôm đó là giờ Văn. Không riêng gì tôi, cả lớp đều rơi vào trạng thái lơ mơ uể oải. Gần mười một giờ trưa, nắng ngoài sân hắt vào vàng chóe, ve thì kêu inh ỏi, khiến không khí càng thêm oi bức và nặng nề.
Sau bốn tiết học dài lê thê, đầu tôi như một quả bóng căng tròn, chỉ trực chờ nổ tung, chẳng thể nhồi nhét thêm bất kỳ thứ gì nữa. Cô giáo giảng nhanh và nhẹ, tôi cố ghi chép nhưng tay cứ loay hoay lúng túng. Mắt mờ đi vì mỏi, chữ trong vở dần trôi tuột ra khỏi dòng kẻ.

Trong lúc hấp tấp lật trang, cây bút bi trượt khỏi tay tôi, lăn xuống dưới gầm bàn. Tôi vội cúi người nhặt — nhưng không biết là cùng lúc ấy—người bên cạnh cũng cúi theo.

“Cộp!”

Trán tôi đụng nhẹ vào trán cậu ấy.

Tôi giật nảy người, đỏ mặt lùi lại:
– Á… xin lỗi…

Quang Minh đã ngồi thẳng dậy trước tôi, tay cầm cây bút đưa lên, đặt ngay ngắn lên mép bàn tôi.

Tôi muốn độn thổ ngay tại chỗ. Trán tôi còn ấm, nhưng tim tôi lại nóng hơn, như thể có một ngọn lửa đang âm ỉ cháy, vừa lạ lùng vừa khó tả.
– Cẩn thận chút.

Giọng cậu ấy trầm, nhẹ như gió, chỉ đủ lướt qua tai — nhưng tôi nghe rõ từng chữ.

Tôi lí nhí, không dám nhìn lên:
– Ừm… cảm ơn...

Chỉ vài giây ngắn ngủi. Nhưng cả phần còn lại của tiết học, tôi chẳng nghe được gì nữa. Mắt tôi vẫn dán vào trang vở, nhưng đầu thì rỗng không. Không phải vì buồn ngủ hay mệt, mà vì… tôi vẫn đang mắc kẹt ở khoảnh khắc ấy. Cái đụng trán vụng về, câu nói nhỏ nhẹ, và cả cách cậu đặt bút lên bàn — như thể cậu không muốn tôi cúi nhặt thêm lần nào nữa.
Cây bút nằm lặng lẽ trên bàn. Nhưng tôi không chạm vào. Tôi sợ — chỉ cần cầm lại, tim mình sẽ lại khua khoắng lên lần nữa.​


Tối nay, tôi lại viết nhật ký. Đèn bàn sáng vàng một góc nhỏ. Tôi lấy trong cặp ra tờ giấy gấp bốn, mở ra, rồi lại gấp lại thật cẩn thận.

Tôi lặng lẽ kẹp nó vào cuối trang hôm nay — nơi tôi ghi chép những cảm xúc không ai biết. Nơi tôi giấu những điều mà nếu có ai đọc được, chắc tôi sẽ xấu hổ chết mất.

Tờ giấy ấy sẽ ở cạnh tôi lâu dài, như một bí mật chỉ riêng tôi biết — và tôi mong nó sẽ luôn ở đó, im lặng, không bao giờ bị phát hiện.

Tôi không biết bao giờ mình sẽ dám bỏ nó đi. Có thể là ngày mai. Cũng có thể... là mãi mãi.

Một ngày chỉ toàn những chuyện nhỏ nhặt. Nhưng tôi biết, dù sau này có bao nhiêu ngày trôi qua, tôi cũng sẽ nhớ rất rõ từng chi tiết. Nhớ cảm giác ánh nắng hắt qua cửa sổ, nhớ mùi mực còn mới của cuốn vở, nhớ tiếng giảng bài đều đều, nhớ những tiếng cười khiến lòng tôi chùng xuống... và nhớ ánh mắt của cậu, khi nhìn tôi không một lời.

Không ai biết, hôm ấy quan trọng với tôi thế nào.
Cũng ... không ai biết, chỉ một lần ngồi cạnh nhau, trái tim tôi đã bắt đầu dịch chuyển.

Dịch về phía cậu.
Rất nhẹ. Nhưng cũng rất thật.

Tôi áp tay lên vở, tim vẫn còn đập rộn ràng — như thể mới xảy ra cách đây một phút chứ không phải đã mấy tiếng trôi qua.

Và trong lòng tôi thầm hứa:

“Mình sẽ không làm gì khiến cậu ấy thấy phiền. Chỉ cần được ngồi cạnh, như bây giờ, là đủ rồi.”
 

Chương 3 – Bộ Tứ bàn 4

Có những nơi trong lớp học giống như một thế giới riêng, nơi người ta không chỉ học công thức mà còn học cách lớn lên.

Chúng tôi ngồi ở dãy bàn đầu tiên … từ dưới lên.

Nơi trú ẩn đủ xa, đủ kín đáo để không bị cô giáo gọi tên mỗi khi phát hiện ai đó mất tập trung.

Nơi tụi tôi vừa đủ chỗ cho bốn cái đầu và một đống bí mật...

Ngồi ngoài cùng bên trái là Trần Thanh Vy — bạn thân chí cốt của tôi. Chúng tôi dính nhau như hình với bóng. Từ lớp 6 chưa bao giờ tách bàn, cho đến khi Minh được thầy chủ nhiệm điều xuống ngồi chen giữa hai đứa tôi, với lý do để “kèm cặp mấy đứa hay mất trật tự”. Thanh Vy là kiểu người năng động, cá tính, không sợ trời, không sợ đất, chỉ sợ... cúp điện vì không livestream được nhóm nhảy. Cậu ấy là đội trưởng đội cổ vũ, hát hay, nhảy giỏi, và công khai thích Minh từ năm ngoái. Nhiều lần tỏ tình, lần nào cũng rầm rộ như một lễ hội. Tôi từng bảo Vy rằng nếu cậu ấy mở công ty tổ chức sự kiện, chắc chắn sẽ đông khách lắm.

Ông trời, thông qua thầy chủ nhiệm, cuối cùng cũng chiều lòng Thanh Vy, mang crush đến gần cậu ấy.

Phạm Quang Minh – “học bá vạn năng”, cái tên hot số 1 đội tuyển Toán của trường, được cô hiệu trưởng gọi là “thần đồng”, và có khả năng làm thơ dễ như người ta thở ra hít vào. Minh giỏi tất cả các môn — trừ tiếng Anh. Có lẽ... vì vậy mà cậu hay nhìn sang bài tôi vào giờ kiểm tra nghe nói (dù tôi không chắc điều đó là thật, hay chỉ là do tôi tự tưởng tượng). Minh là đội trưởng đội bóng đá, có fan club riêng. Nhưng điều khiến mọi người hay bàn tán nhất... là những bài thơ không tên, không đề gửi, mà Minh vẫn đăng đều đặn trên bảng tin lớp. Ai cũng nghĩ là gửi cho Trần Nguyệt Nga – bạn lớp phó học tập xinh đẹp, thuỳ mị, một người dù chẳng liên quan gì đến cái bàn này, nhưng là cặp bài trùng với Minh trong đội tuyển Toán, cũng là “bạch nguyệt quang tin đồn” của cậu ấy. Còn tôi, chỉ dám âm thầm đọc từng chữ, rồi lặng lẽ chép vào cuốn sổ tay.

Tôi – Lê Ánh Nguyệt, ngồi bên phải Minh. Tôi không nổi bật như Vy hay đẹp như Nga. Tôi không cao, nhưng đổi lại được làn da trắng sứ, tóc dài đen mượt, thường tết bím hai bên, nhìn cũng không đến nỗi nào – ít nhất là đủ để tụi bạn gọi tôi là “Nguyệt baby”. Tôi không giỏi như Minh, nhưng tôi luôn cố gắng để có thể làm mọi thứ tốt nhất, làm bài đầy đủ, học hành chăm chỉ, và đặc biệt là top 1 đội tuyển tiếng Anh của trường. Cô giáo từng bảo tôi có giọng phát âm rất “trong trẻo như suối đầu nguồn” — tôi vẫn chưa hiểu suối đó chảy ở đâu, nhưng nghe cũng thấy mát lòng.

Kế bên tôi, góc trong cùng là Trần Tôn Vũ – hotboy của trường, cũng vừa bị thầy chủ nhiệm “đày đọa” xuống bàn cuối vì quá ồn ào. Cậu ấy là đại diện tiêu biểu của câu nói “cái gì cũng không thiếu — trừ điểm kiểm tra”. Vũ là thiếu gia nhà giàu, từ đầu đến chân đều là đồ hiệu, cao ráo, đẹp trai theo kiểu ngổ ngáo, nói chuyện vô tư, lầy lội, đặc biệt là lúc nào cũng cười như thể mọi chuyện trên đời đều đáng yêu. Vũ học không giỏi – thật ra là dở tệ – nhưng lại nổi tiếng toàn quốc là game thủ AOE đỉnh cao. Tôi nghe đồn có fan tặng cả điện thoại lẫn PS5 cho cậu ấy. Vũ hay trêu tôi, lúc nào cũng chọc tôi cười và thả thính không ngừng. Cậu ấy thường xuyên mang đồ ăn vặt cho tôi và Vy, và hay gọi tôi là “Nguyệt baby” như thể tôi là búp bê trong tủ kính nhà cậu. Chỉ là, giữa những trò đùa, đôi khi ánh mắt cậu ấy khiến tôi không biết nên cười hay nên tránh.

Tôi không biết vì sao tôi lại được ngồi ở đây. Giữa ba con người nổi bật như thế, tôi chỉ thấy mình giống như một chú mèo con lạc giữa bầy sư tử. Tụi tôi được bạn bè trong lớp gọi là Bộ Tứ Bàn Cuối. Không rõ cái tên đó bắt đầu từ đâu, nhưng nghe riết rồi cũng thấy quen quen, vui vui. Mỗi đứa một kiểu — tưởng chừng chẳng liên quan gì — mà lại ngồi cạnh nhau, chia nhau từng mẩu chuyện trong ngày, từng mẩu bánh quy giấu dưới hộc bàn.

Lớp hôm nay nhiều nắng. Nắng xiên vào bàn cuối cùng dãy bên cửa sổ. Góc khuất nhất lớp 8A.

– Ê, đừng có ai gọi tớ là ‘thành viên đội tuyển Toán’ nữa nha. Tớ còn làm thơ được đấy.
Quang Minh vừa nói vừa cắm bút vào lỗ thông gió bàn học, mặt tỉnh rụi. Cái bút lăn xoay xoay, rồi rơi xuống chân tôi.

– Cậu làm thơ gì sáng nay mà tớ thấy cô giáo Văn phải im lặng hai mươi giây vậy? – Tôn Vũ chống cằm, giọng đều đều, như thể đang bình luận thời tiết.

– …Ờ, thơ nè,

“Trưa hè gió thổi bên hiên,
Tớ nhìn sang ghế cạnh liền thấy xuân.
Không hoa, không nắng tưng bừng,
Mà sao tim cứ bập bùng khó yên…”


– Minh đọc bài thơ với vẻ mặt bình thản, không chút cảm xúc, như thể cậu đang đọc một bài kiểm tra.

– Ôi dồi ôi, thôi cho tớ xin! – Thanh Vy rên lên, ngã người ra ghế, tay che mặt như vừa bị công kích bởi tình yêu học đường. – Tụi con trai giờ thơ thẩn hết rồi à?

Tôi không nói gì, chỉ cúi xuống nhặt bút giúp Minh:
– Câu đó… hay mà.

Tôi nói rất khẽ, không để ai khác nghe thấy ngoài Minh.

– Cảm ơn cậu. – Minh cười nhẹ, lần đầu trong buổi sáng ấy.​


Ra chơi.

Bốn đứa tụm lại quanh bịch bánh tráng, vừa ăn vừa cười nói không ngớt. Tôn Vũ chấm tay vào sa tế, nhăn mặt:

– Tụi mình không phải bạn thân. Tụi mình là đồng phạm – trong việc tiêu diệt bao tử.

– Đồng phạm thì có luật.
– Minh nháy mắt. – Ai ăn mảnh phải nộp một bài thơ.

– Không nha! Vũ ăn mảnh, nhưng Vũ chỉ biết làm trò chứ không biết làm thơ!
– Vy mách ngay.

– Ờ thì… – Vũ nhìn quanh, rồi chỉ tay lên mái ngói hồng hồng. – Thơ nè: “Mây trắng bay, trời hôm nay hơi nắng. Nhìn Nguyệt cười, thấy lòng tớ hơi… nắng.”

Cả ba đứa còn lại đồng thanh:

– Gì vậy trời?

Tôi suýt nghẹn, nhưng vẫn mỉm cười nhẹ. Không rõ vì bánh tráng cay… hay vì câu thơ ấy.


[separate]


Trận chiến kiểm tra Toán

Một buổi sáng đẹp trời để… kiểm tra 45 phút.
Nắng lên vừa đủ để che giấu những giọt mồ hôi hoảng loạn sau gáy.

Tôi mở đề, đọc một dòng, rồi nhìn sang Thanh Vy.
Vy nhìn đề, rồi nhìn lại tôi, vẻ mặt kiểu “đã bảo tớ học nhóm với cậu còn gì!”.
Quang Minh thì… cười. Một nụ cười khiến người ta nghi ngờ cậu này có phải là con người không.

– Câu 5 đúng kiểu của thầy Nhật. Cho xong rồi ổng còn ngồi chờ học sinh tự khóc. – Minh thì thầm.

Tôi chép bài như cái máy, chữ xấu gấp đôi bình thường vì tay run.

Ba mươi phút trôi qua. Cả lớp im phăng phắc. Chỉ nghe tiếng bút Minh viết nhanh như đang ký tên vào đơn đăng ký thi học sinh giỏi cấp quốc gia.

Tôi liếc sang cậu. Đúng lúc cậu đặt tay lên bàn, che lại một góc giấy, rồi ngẩng đầu nhìn lên bảng – ánh mắt kiểu “tớ nhân nhượng là vì các cậu ngu thôi”, khiến tôi nửa tức nửa buồn cười.

Bên cạnh có tiếng lật giấy “soạt” rất rõ. Tôn Vũ.

– Gì nữa đấy Vũ? – Vy quay sang, thì thầm gắt.

– Đề có mặt sau. Tôi chưa đọc. Sao mấy người không báo gì hết trơn vậy? – Vũ thì thào lại, mặt hoảng hơn cả khi bị mẹ tịch thu điện thoại.

Vy đập mặt xuống bàn, rên rỉ: – Rồi xong. Vĩnh biệt điểm mười.


[separate]


Sau giờ kiểm tra, cả lớp như vừa sống sót sau tận thế.
Tôi thấy Vy nằm bò ra bàn, thì thương quá. Đưa hộp sữa chua dâu sang.

– Gì đây? – Vy ngẩng đầu.

– Tặng cậu. Để… đỡ sốc.

Vy xúc một thìa, vừa ăn vừa lầu bầu: – Tớ phải thi lại thì ai chịu trách nhiệm?

– Chắc không phải tớ.
– Minh đi ngang qua, chống cằm nhìn ra cửa sổ. – Vì tớ vừa nghĩ ra bài thơ về cái đề số 5.

Tôn Vũ đứng dậy ngay: – Đọc đi.

Minh hắng giọng. Cả lớp quay lại. Có người tưởng cậu đọc lời giải.
Ai ngờ:

– Hình tròn xoay một vòng, lòng tớ xoắn hai lượt.
Tính bán kính chẳng ra, lại nhớ ánh mắt ai ngơ ngác…


Vy phì cười đến sặc. Tôi vờ viết bài, nhưng mặt thì đỏ lên.

Tôn Vũ ngửa mặt lên trần: – Thầy ơi, tụi em không học được nữa rồi…


[separate]


Giờ ra chơi, chúng tôi ngồi ở góc sân. Gió thổi nhẹ, trời xanh như trong phim Hàn Quốc.

– Tớ thấy lớp mình hợp nhau thiệt. – Vũ mở bịch bánh tráng, chia từng miếng.

– Ừ, hợp nhau trong việc cùng chết môn Toán. – Vy gật đầu.

Minh nhìn tôi, rồi hỏi khẽ: – Nguyệt làm được không?

Tôi gật đầu:

Tạm thôi. Còn câu cuối… không chắc.

– Tớ nghĩ cậu đúng đó.
– cậu cười – Cách cậu đặt ẩn phụ hay lắm.

Tôi ngơ ngác. “Sao cậu biết?”

“Thì… tớ nhìn thấy.”
– Minh đáp, mắt không nhìn tôi mà nhìn lên trời. “Nhưng không phải để chép đâu nha.”

Tôi im lặng. Trong đầu bỗng vang lên tiếng chuông trường, kéo dài… kéo dài mãi.


[separate]


Và thế là, dù đề Toán có đánh gục gần hết lớp 8A,
thì ở bàn cuối dãy bên cửa sổ, Bộ Tứ vẫn sống sót – bằng một bài thơ, một hộp sữa, một cú lật đề

và …một ánh mắt dịu dàng — mà có lẽ, chỉ mình tôi để ý.
 

Chương 4 –

Người ta hay gọi tụi tôi là “Bộ Tứ bàn 4”, nhưng thật ra tụi tôi chẳng giống nhau chút nào.

Cậu thử tưởng tượng bốn cái mảnh ghép lệch khớp, khác màu, khác hình, nhưng khi đặt cạnh nhau lại thấy… vừa vặn đến lạ.


[separate]


Tiết Mỹ thuật – Thanh Vy giật spotlight

Chủ đề hôm nay: “Vẽ ước mơ của em.”

Tôi hí hoáy tô tô vẽ vẽ một căn phòng đầy sách và một cửa sổ có nắng.

Quang Minh thì đang dựng hình một bản đồ sao bằng compa và thước thẳng.

Còn Tôn Vũ… vẽ que kem với đôi mắt ngấn lệ.

“Mơ ước của tớ là ăn kem quanh năm mà không bị viêm họng.”

Cả lớp cười bò. Cô giáo chỉ thở dài, cầm sổ lên ghi gì đó.

Chỉ có Thanh Vy, ngay từ phút đầu tiên đã... giật spotlight.

Cô ấy vẽ một cô gái đứng trên sân khấu, tay cầm micro, miệng hét lớn: “Tớ thích cậu đó! Không thích thì... thôi kệ cậu!”

Cả lớp gào lên. Mặt đứa nào cũng như bị ăn tát bằng confession crush. Cô giáo ho nhẹ hai tiếng.

Vy thì điềm nhiên như vừa viết bài Toán.

“Ước mơ của em là được nói điều mình muốn, dù là trước một người hay cả thế giới.”

Tôi liếc sang Quang Minh. Cậu ấy im lặng… tô lại nền trời.


[separate]




Tiết tiếng Anh – Khi Baby trở nên nguy hiểm

Thanh Vy lật sách như đang… trộn bài.

“Tại sao ‘read’ lại đọc là /red/? Tớ cảm thấy bị phản bội.”

Tôn Vũ hí hoáy gấp máy bay giấy từ tờ đề cũ.

“Chắc tại vì tiếng Anh nó không logic. Còn Vy thì không học bài.”

“Ờ ha.”
– Vy gật gù. Không hề phản bác.

Minh thì trông như vừa bị đánh bại trong một trận cầu. Cậu ấy nhìn bảng bài tập, rồi nhìn vở ghi toàn ký hiệu như thể đang cố biến động từ thành phương trình.

“Nguyệt… tớ không hiểu mấy cái thì quá khứ tiếp diễn.” – Minh gãi đầu.

Tôi xoay vở cậu ấy lại, viết một dòng nhỏ bằng bút chì:

“While I was doing Math, you were struggling with English.”

“Thì này dùng cho hai hành động song song trong quá khứ.”
– Tôi nói khẽ.

Minh đọc, rồi khẽ bật cười: “Câu ví dụ sát thương cao thật.”

Vy quay sang nhìn mình, ánh mắt như muốn nói:

“Baby ơi, cậu cứ bình thường là đã đủ dễ thương lắm rồi, không cần trở nên nguy hiểm vậy đâu”



[separate]



Tiết Sinh học – “Tôn Vũ giải cứu thế giới”

Bài hôm nay là mổ ếch.
Tôi nhìn con ếch. Con ếch nhìn tôi. Cả hai chúng tôi cùng muốn… bỏ chạy.

“Nguyệt, đừng lo, Vũ đến đây!” – Vũ xắn tay áo, cầm con dao giải phẫu lên như như đang chuẩn bị ăn lẩu với thái độ vô cùng hăm hở.

Cậu ta thao thao bất tuyệt:

“Đây là tim ếch. Đây là phổi ếch. Đây là ruột non, ruột già và... ruột lằng nhằng.”

Cô giáo thở dài.
Nhưng cuối cùng nhóm tôi lại là nhóm duy nhất ghi nhớ đủ các bộ phận, nhờ một bác sĩ dở hơi kiêm diễn viên hài. Vì mỗi lần học đến đâu, Vũ đều kèm một câu chuyện “cười xỉu upa”.

Tôi không biết cậu ấy thật sự giỏi Sinh học, hay chỉ giỏi… làm người ta nhớ bài bằng tiếng cười.

Mà thật ra, có khi là cả hai.

Cậu ấy thật sự là kiểu người… khiến cả một tiết học mổ ếch cũng trở thành kỷ niệm ngọt ngào.


[separate]


Ra chơi – “Một cô bé và chiếc bảng tin”

Hôm đó trời âm u. Bảng tin của lớp bị mưa làm nhòe hết. Ai cũng ngán ngẩm, chẳng ai muốn sửa.

Tôi chỉ lặng lẽ lấy khăn lau bảng, cắt lại tiêu đề, sắp xếp mấy góc ảnh. Không ai chú ý cả.

Chỉ đến khi Vũ la lên: “Ủa, bảng tin lớp mình hồi sinh rồi nè!” – thì mọi người mới ùa ra xem.

“Tụi mình có ai làm đâu ta?” – Vy hỏi.
“Chắc có bà tiên qua đường.” – Minh cười.

Tôi ngồi yên chỗ mình, hơi xoay mặt ra cửa sổ.
Gió thổi nhẹ qua tóc, mang theo cảm giác… ấm ấm trong lòng.

Không ai biết ‘bà tiên qua đường’ là ai. Nhưng tôi biết. Và tôi thích cái cảm giác... Làm một điều gì đó âm thầm, không cần ai hay biết... hóa ra cũng là cách khiến trái tim mình ấm nhất.


[separate]




Tiết Văn – “Chàng thơ lên ngôi”

Cô giáo viết lên bảng: “Viết một bài thơ lục bát về điều khiến em rung động.”

Cả lớp như vừa nhận tin sét đánh.

Vy đập trán xuống bàn:
“Lục bát là gì trời ơi… tám câu mà như tám kiếp!”

Tôn Vũ hí hoáy vẽ một chiếc bánh bao có cánh, nói chắc nịch:
“Tớ chỉ rung động với đồ ăn. Viết thơ về bánh bao có được không?”

Tôi thì vẫn đang cắn bút. Rung động là gì nhỉ? Là lúc mình thấy tên ai đó trong danh sách ngồi cùng bàn? Là lúc một câu nói bâng quơ lại khiến mình đỏ tai suốt cả buổi?

Quang Minh chẳng nói gì. Cậu ngồi thẳng lưng, nhai đầu bút như đang tính tích phân.

Rồi trong lúc cả lớp còn đang ngơ ngác, cậu đứng dậy.

Không xin phép. Không rào trước.

Cậu chỉ lặng lẽ cầm bài, bước lên bục giảng.

Giống như cách người ta bước vào trái tim ai đó

— không gõ cửa, không báo trước.

Cả lớp im lặng.

Minh đọc, giọng đều đều như đang đọc công thức Toán:

“Chiều qua gió lướt qua sân,
Tóc ai bay nhẹ, tớ phân tâm rồi.
Không dám ngước, cũng chẳng cười,
Nhưng tim thì lại… có người bước qua.”


Tôi… không biết phải làm gì. Chỉ biết cúi xuống, vờ như đang viết, dù tay đang run nhẹ.
Tóc tôi… hôm qua đúng là có bay thật. Và hôm nay… cũng đang bay nốt, vì quạt lớp mạnh quá.

Một nhịp im lặng.

Rồi… cả lớp xôn xao.

Vy đập vai tôi:
“Nghe gì chưa, thơ đó! Chết tớ rồi Nguyệt ơi. Thơ như vậy thì ai sống nổi hả trời!”

Tôn Vũ thì vỗ bàn cái rầm:

“Phân tâm rồi mà còn làm thơ được vậy á? Tới số rồi, anh em ơi!”

“Ê Vũ, cậu nghĩ “ai đó” có phải là tớ không?”
– Vy quay sang Vũ, mắt long lanh đầy hi vọng.

“Mơ đi bà. Chắc chắn phải là Nguyệt Nga.” – Vũ gật gù.
“Còn lâu…” – Vy liếc xéo, rồi đứng bật dậy. “Cô ơi! Em cũng có thơ!”

Cả lớp rộ lên. Tôi ngẩng mặt nhìn Vy, tim đập… không biết là vì tò mò hay lo giùm Quang Minh nữa.

“Đọc đi.” – cô giáo bật cười.

Vy hắng giọng, chắp tay sau lưng, giả bộ thẹn thùng:

“Thơ này không phải viết chơi,
Mà là để hỏi một người… thích ai?
Nếu mà thích bạn Vy này,
Thì chớ có viết vòng vo lắm lời.
Bằng không, người khác rã rời,
Cứ đọc thơ ấy… rồi ngồi đoán lung ...

… tung”

“Ối trời ơi!”
– cả lớp vỗ tay ầm ầm.
Tôn Vũ thì gần như đập bàn:

“Vy ơi là Vy, sao không thi luôn Miss ‘tình yêu học đường’ đi em!”

Tôi cố gượng cười, cúi xuống vẽ nhảm gì đó trong góc vở. Còn Minh thì quay về bàn, mặt vẫn tỉnh bơ như không có chuyện gì xảy ra. Nhưng khi ngồi xuống, cậu khẽ nghiêng đầu, hỏi nhỏ:

“Cậu nghĩ… tớ nên đổi câu cuối thành “Nhưng tim tới lại… có người bước qua” không?”

Tôi ngơ ngác nhìn cậu.

Rồi lắc đầu. Nhẹ thôi.

Minh không nhìn tôi nữa. Cậu chỉ khẽ gật, như thể đã hiểu điều gì đó.
“Vậy thì… tớ giữ nguyên.”
Và tôi không chắc… tim mình có còn nguyên không.​


Lại là Tôn Vũ và Tiết Sinh học – “Trái tim và kẻ vụng về”

Cô giáo Sinh vừa quay lưng viết lên bảng:
“Chủ đề hôm nay: Hệ tuần hoàn.”

Tôn Vũ đã giơ tay.

“Cô ơi, tim người có bao nhiêu ngăn ạ?”

“Bốn. Hai tâm nhĩ, hai tâm thất. Em chưa học à?”

“Em học rồi… nhưng em chỉ nhớ mỗi hai ngăn trái tim của em là dành cho bạn Ánh Nguyệt.”


Cả lớp: “Uhhhhhhhhh!”

Tôi suýt làm rơi bút. Vy đập bàn cười như thể vừa xem hài độc thoại. Minh thì ho nhẹ một cái, không rõ là do bụi hay cảm xúc.

“Ngồi xuống.” – Cô giáo thở dài, nhưng môi cũng mím lại cười.

Vũ không hề có ý định yên lặng. Cậu ấy lấy cây bút highlight đỏ, vẽ lên giấy hình trái tim méo mó. Rồi lén đẩy sang phía tôi.

Tôi nhìn tờ giấy, lặng lẽ cười, nghiêng đầu viết lại dòng chữ nhỏ bên cạnh:

“Cậu phải học lại Sinh rồi. Tim có 4 ngăn. Không phải 2.”

Vũ chớp mắt, rồi gật gù:
“Ừ thì… 2 ngăn cho máu, 2 ngăn cho cậu.”

Lúc này thì đến cô giáo cũng phải giả vờ nhìn ra cửa sổ để không bật cười.

Giờ sinh hoạt – “Thư tỏ tình và lời tuyên chiến”

Cuối ngày. Giờ sinh hoạt như thường lệ là tiết mục báo cáo thi đua và “phê bình – tự phê bình”. Nhưng lớp 8A hôm nay có drama – và người thắp lửa chẳng ai khác ngoài Thanh Vy.

“Tớ có chuyện muốn công bố!” – Vy giơ tay giữa không khí uể oải của cả lớp.

Thầy chủ nhiệm thở ra: “Lại gì nữa đây Vy?”

“Tớ viết thư tỏ tình. Và tớ sẽ đọc!”
– Vy rút trong cặp một tờ giấy gấp tư, đứng dậy như chuẩn bị diễn thuyết.

Cả lớp nhốn nháo. Quang Minh ngồi thẳng lưng. Tôn Vũ há hốc. Tôi mở to mắt, nhìn cô bạn thân mà đầu óc chỉ còn một chữ: “Gì?!”

Vy hắng giọng. Mặt nghiêm túc đến mức ai cũng nín thở.

“Bạn thân mến.
Tớ không giỏi viết văn. Nhưng nếu cảm xúc có điểm, thì chắc tớ được 10.
Tớ không biết cậu có thích tớ không.

Nhưng tớ biết là nếu cậu từ chối, tớ sẽ công bố bức thư này trước toàn trường vào lễ chào cờ.”

“Trời ơi…”
– Vũ thầm thì.

Quang Minh thì đỏ cả mặt.

Vy đảo mắt vòng quang, cuối cùng dừng lại trên người Minh, rồi cười rạng rỡ:
“Và người tớ muốn tỏ tình là…”

Cả lớp nghiêng người như một buổi biểu diễn ảo thuật.

“Chưa nghĩ ra. Nhưng tớ tập dợt trước, để mai mốt khỏi run!”

Lớp học nổ tung vì tiếng cười.

Tôi thì ôm bụng, lắc đầu: “Cậu dở thật đó, Vy…”

Vy nhìn tôi, nháy mắt: “Dở mà khiến cậu cười là được rồi.”

Bốn đứa tụi tôi – không ai giống ai, nhưng lại vừa vặn đến không ngờ.
Như cách những buổi học tưởng chừng rời rạc... lại ghép thành một thanh xuân chẳng thể quên.
 

Chương 5 - Ngày cuối cùng ngồi cạnh cậu

Ngày cuối cùng được ngồi cạnh cậu...

Tôi đã viết như thế vào góc cuối trang vở, nét chữ nhỏ xíu, nghiêng nhẹ, không đều tay.

Cũng giống như tâm trạng tôi lúc ấy — nghiêng về một phía, nhưng chẳng dám ngã hẳn


[separate]


Hôm nay, thầy chủ nhiệm bước vào lớp sớm hơn mọi khi, tay cầm một xấp giấy dày, lật qua lật lại như chuẩn bị đọc tên ai đó. Linh cảm mách bảo tôi sẽ có điều gì đó thay đổi, và quả thật, chỉ một câu đơn giản lại khiến lòng tôi chùng xuống.

“Danh sách học sinh tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi năm nay gồm có... Quang Minh – đội tuyển Toán. Ánh Nguyệt – đội tuyển Tiếng Anh...”

Điều này có nghĩa là, tôi sẽ không còn ngồi bàn cuối nữa. Không còn ngồi cạnh Quang Minh nữa. Chúng tôi sẽ phải tạm rời lớp học chính khoá trong ba tháng để tập trung cho đội tuyển. Cũng không ai nói cho tôi biết sau khi quay lại, chúng tôi còn ngồi cạnh nhau nữa hay không. Tôi không nói gì. Cũng không hỏi thêm. Chỉ thấy tim mình chùng xuống, như ai vừa kéo nhẹ một sợi dây đâu đó bên trong.

Tôi nghe xung quanh có tiếng xì xào. Ai đó huých vai ai đó:
“Ghê, bàn 4 có tới 2 người luôn kìa.”
“Cặp đôi trí tuệ ghê chưa!”

Tôi cười theo phản xạ, nhưng ánh mắt lại nhìn xuống ngón tay mình — đang xoắn nhẹ mép vở.

Tôi chẳng biết diễn tả cảm xúc lúc đó ra sao. Không vui. Cũng không buồn.
Nó giống như khi đang ngồi yên trên thuyền, bỗng một cơn gió lướt ngang qua… và mình không kịp níu lấy gì cả.


[separate]


Tiết học hôm ấy trôi qua chậm rì như đoạn phim tua ngược.
Tôi để ý từng âm thanh nhỏ nhất bên cạnh mình: tiếng lật trang vở của cậu, tiếng gõ đầu bút vào bàn mỗi khi đang nghĩ một bài toán khó, thậm chí là tiếng cậu… thở nhẹ.
Tất cả đều trở nên đáng nhớ một cách kỳ lạ.

Cây bút của tôi vô tình rơi xuống đất. Tôi còn chưa kịp cúi người, cậu đã nhanh chóng đưa tay nhặt nó, đặt lại trên bàn, khẽ nói:

“Bút của cậu.”

Vẫn là chất giọng quen thuộc ấy. Không có gì đặc biệt. Nhưng tôi lại thấy lòng mình mềm ra như tan vào nắng.


[separate]


Giờ ra chơi, tụi tôi vẫn ngồi tụ lại bàn như thường lệ.
Tôn Vũ vờ than thở:
“Mai thiếu 2 người rồi, chắc bàn mình chia tay nhau thật rồi...”
Thanh Vy cười: “Bộ Tứ mà tách lớp thì không còn là Bộ Tứ nữa nha.”
Tôi giả vờ cười theo, nhưng mắt lại nhìn ra khoảng sân nắng loang loáng bên ngoài.

Minh không nói gì nhiều. Cậu chỉ ngồi bóp nắp chai nước, rồi thở ra:
“Sang lớp kia chắc chán lắm.”

Tôi không biết mình có nên nói gì không. Có thể là một câu: “Tôi cũng thấy vậy.”
Hoặc một lời trêu: “Biết vậy xin ở lại lớp cũ đi.”
Nhưng cuối cùng, tôi chỉ gật nhẹ, rồi nhìn xuống đôi giày của mình.


[separate]


Cuối giờ học, tôi thu dọn tập vở chậm hơn mọi hôm, như thể muốn kéo dài thời gian ở lại. Minh đứng dậy trước.
Cậu đeo cặp lên vai, khẽ cúi người nói:

“Chúc mừng sớm nha, tuyển thủ Tiếng Anh.”

Tôi còn chưa kịp ngẩng lên đáp lại, thì cậu đã quay lưng bước đi.
Chỉ là khi tôi ngước lên, tôi thấy trên bàn — chỗ cậu ngồi — có một cây bút bi màu xanh dương.
Là loại bút mà cậu hay dùng. Đầu ngòi mảnh. Viết chữ rất đẹp.

Tôi không biết cậu để quên… hay để lại.
Chỉ biết, tôi cầm lấy nó và cất vào hộp bút của mình. Nhẹ như giữ một kỷ niệm.
Ngày mai, chỗ bên cạnh tôi sẽ trống.
Nhưng hôm nay — tôi đã có một lời chào không nói thành lời.



Những ngày không còn ngồi cạnh nhau

Lớp đội tuyển nằm ở cuối dãy nhà B, ngay sát phòng giáo viên.
Không có cây phượng trước cửa sổ, không có tiếng Tôn Vũ càu nhàu mỗi sáng, cũng không ai dúi cho tôi viên kẹo bạc hà khi tôi ho khan giữa tiết Toán.

Chỉ có rất nhiều sách. Và im lặng.

Ngày đầu tiên sang lớp mới, tôi đi ngang qua hành lang cũ, nhìn vào lớp mình — Bàn cuối… vẫn còn trống. Hình như chưa ai được sắp vào chỗ ấy.
Tôi không rõ là lòng mình vừa hụt một nhịp, hay chỉ đơn giản là một cơn gió lướt ngang qua, cuốn theo một điều gì đó chưa kịp gọi tên.

Từ ngày vào lớp đội tuyển, tôi và Minh không còn học cùng lớp nữa. Lịch học bỗng dưng lệch nhịp. Không còn những buổi ra chơi tạt ngang sang chọc ghẹo, không còn cái bàn cuối rì rầm tiếng cười. “Bộ Tứ” vỡ đội hình. Tôi cũng lạc khỏi thế giới bé nhỏ mà mình từng nương náu.

Tôi không nói với ai, nhưng mỗi lần lên lớp, tôi đều lén quay lại cái ngăn bàn cũ mà mình từng ngồi một chút trước khi chuông reo. Không ai để ý. Mọi người bận rộn chuẩn bị bài, nói chuyện hoặc tranh thủ ngủ gật. Còn tôi, chỉ cần vài phút thôi. Vài phút để nhìn lại nơi từng có cậu ngồi cạnh. Nơi tôi từng nghe tiếng bút cậu chạy trên giấy. Nơi tôi từng lặng lẽ nghiêng đầu lắng nghe cả những tiếng thở khe khẽ của cậu.

Như một thói quen kỳ lạ. Ban đầu chỉ là nhớ, nhưng rồi một hôm, tôi phát hiện trong ngăn bàn của mình có một lá thư… giấy trắng, mực tím, không chữ ký, không đề tên người gửi.

“Tôi từng nghĩ, nếu ai đó đọc được những dòng này, có lẽ là định mệnh.
Nhưng nếu là cậu, thì có lẽ… là phép màu.

Tôi không giỏi nói những lời ngọt ngào, chỉ mong một người hiểu.
Cảm ơn vì đã tồn tại ở đâu đó giữa thế giới của tôi.

Ký tên: Không ai cả.”


Tôi không biết là ai để lại.
Cũng không chắc người đó viết cho mình.

Nhưng không hiểu sao… tôi đã đem tờ giấy về, ép vào giữa cuốn sổ tay, và đọc đi đọc lại đến mòn cả nếp gấp. Không có tên, không có gợi ý nào rõ ràng, nhưng… có một cảm giác rất quen thuộc. Cái kiểu chữ hơi nghiêng nghiêng, có nét buồn, lại cố giấu đi. Tôi bắt đầu hồi hộp mỗi lần đến lớp, chỉ để kiểm tra xem có thư mới không.

Và rồi tôi cũng bắt đầu viết thư đáp lại. Không ghi tên người nhận. Cũng không ký tên. Chỉ là... có điều gì đó muốn nói, mà không thể để trong lòng được nữa. Tôi lặng lẽ đặt vào ngăn bàn cũ – hòm thư bí mật giữa tôi và “người nào đó”.

Ngày hôm sau, khi tôi quay lại — tờ giấy tôi để đã không còn.
Nhưng thay vào đó, là một bài thơ khác.

“Có một người từng ngồi bên cạnh
Mắt cười như nắng giữa trời đông
Có một người từng không hay biết
Tim ai lặng lẽ để ngỏ lòng.”


Tôi đọc đi đọc lại, lòng bỗng bối rối đến lạ. Câu chữ không trau chuốt, nhưng có gì đó rất gần, rất thật.

“Có một người nay đã xa tầm mắt
Mà cây bút… vẫn nằm yên một góc.”


Tôi giật mình. Cây bút đó… cậu từng để quên hôm trước. Tôi đã cất nó vào hộp bút riêng, không hiểu vì sao lại không trả. Có lẽ, tôi chỉ muốn giữ lại một thứ gì đó thuộc về cậu, dù là nhỏ nhất.

Từ đó, ngăn bàn cũ bỗng trở thành một hòm thư bí mật.

Tôi không biết người ấy là ai.
Nhưng tôi bắt đầu chờ những mảnh giấy không tên như chờ một tia nắng đầu ngày.

Cứ vài hôm, tôi lại lén quay về ngăn bàn cũ, như một kẻ giấu diếm một bí mật ngọt ngào.
Có khi là vài dòng thơ, có khi chỉ là một câu rất ngắn:

“Ngày mai trời trở lạnh. Nhớ mang theo khăn.”

Có lần, tôi buồn mà không rõ vì sao, chỉ lặng lẽ viết vào tờ giấy:

“Tôi thấy mình như cái bóng của chính mình. Có ai từng như vậy chưa?”

Hôm sau, tôi nhận được một mảnh giấy gấp làm bốn, chữ viết có phần vội vã nhưng vẫn giữ nếp quen thuộc:

“Nếu cậu là cái bóng... thì vẫn còn ánh sáng đâu đó.”
“Đừng quên, bóng chỉ hiện lên khi có nắng.”


Tôi không biết mình đã bắt đầu tin tưởng người ấy từ khi nào.
Dù không biết tên, không biết gương mặt.
Nhưng những dòng chữ ấy — lại có sức mạnh kéo tôi khỏi những ngày u ám.

Tôi bắt đầu viết nhiều hơn.
Những điều không tiện nói thành lời.
Những điều mà chỉ có ngăn bàn cũ mới biết.

Dần dần, những đoạn chữ đó… khiến tôi thấy tim mình ấm lên giữa những ngày học hành căng thẳng và xa cách.

Tôi không nói với ai.
Cũng không tìm cách điều tra.
Bởi lẽ — một phần trong tôi sợ… nếu biết rồi thì mọi thứ sẽ không còn như thế nữa.

Có lẽ, những thứ không gọi được thành tên, lại là những thứ khiến người ta nhớ dai nhất.

Tôi không rõ mình mong chờ điều gì.
Mỗi lần mở ngăn bàn cũ, tim tôi đập như trống điểm danh, tay run như sắp bóc kết quả thi vào chuyên.
Lá thư không tên trong ngăn bàn khiến tôi chênh vênh thật sự. Tôi bắt đầu tự hỏi: “Lỡ đâu… không phải cậu ấy?” — “Lỡ đâu chỉ là một trò đùa?” — “Lỡ đâu tôi đang tự tưởng tượng ra mọi điều, như cách người ta tự viết tiếp một giấc mơ còn dang dở?”

Nhưng rồi tôi vẫn mong. Mỗi sáng, tôi đến sớm hơn thường lệ. Lén mở ngăn bàn cũ, tim đập loạn nhịp mỗi lần thấy có mảnh giấy mới. Tôi bắt đầu có hy vọng… một thứ hy vọng dịu dàng mà mong manh đến mức chỉ dám giữ cho riêng mình.

Và tôi nhận ra — mình đang đợi. Không chỉ là những lá thư, mà là một người. Một người có thể chưa từng nhìn tôi theo cách tôi đang nhìn cậu. Nhưng chỉ cần vẫn còn hy vọng, dù là mong manh, tôi vẫn sẽ đợi, dù cho hy vọng ấy có thể chỉ tồn tại trong một mình tôi.

Chúng tôi học cùng khối, nhưng khác lớp.
Thi thoảng đi ngang hành lang, tôi thấy cậu ấy.
Vẫn dáng người cao gầy ấy, áo sơ mi sơ vin chỉn chu, bước chân nhanh và thẳng.
Vẫn là ánh mắt ấy — nhưng mỗi lần lướt qua tôi, cậu chỉ khẽ gật đầu, rồi đi tiếp. Không có thêm ánh nhìn nào khác.

Dường như... mọi thứ trước đây chỉ là cảm giác một mình tôi giữ.

Rồi một hôm, tôi đi ngang qua lớp đội tuyển Toán.

Minh đang ngồi cạnh Nguyệt Nga. Cả hai cùng cúi đầu trên một tờ giấy, ánh mắt họ giao nhau, nụ cười khẽ thoáng lên. Tôi đứng lại một chút, chỉ một chút thôi… rồi bước tiếp, nhưng trong lòng tôi như có một cái nhói rất nhỏ — đủ để không ai thấy, nhưng đủ để tôi mất tập trung cả buổi chiều. Người ta vẫn đồn họ là “cặp bài trùng”. Rằng cô ấy giỏi giang, xinh xắn, lại có phần nổi bật. Phù hợp với Minh. Rất nhiều người nghĩ thế… Còn tôi? Tôi chưa từng đứng cạnh cậu ấy một cách đường hoàng.

Tôi về lớp mình, ngồi thừ ra cả tiết.
Cầm bút mà không viết được dòng nào.
Tự nhủ bản thân:

Không phải Minh đâu.

Cậu ấy có “người bên cạnh” rồi, làm gì có thời gian viết mấy bức thư lặng thầm này nữa.


Hôm đó, tôi không viết gì cả. Chỉ đến lớp, mở ngăn bàn ra, thấy một bức thư mới:

“Có những điều không thể nói ra
Nên đành để lại trong từng nét mực
Có những người chỉ dám nhìn từ xa
Vì sợ... đến gần rồi lại mất.”



Tôi cầm lá thư ấy, tay run nhẹ. “Rốt cuộc có phải là cậu không, Minh?”

Đêm hôm ấy, tôi không ngủ được. Tôi mở ngăn kéo, lôi hết những lá thư cũ đã giữ lại, đọc lại từng dòng chữ. Mắt cay xè.

“Có một người từng ngồi bên cạnh
Mỗi lần quay sang là ánh nhìn nghiêng
Giờ bàn cũ vắng một người yên
Mà cây bút... vẫn nằm yên một góc.”


“Có những điều chưa nói
Lại hóa thành điều lặng im
Là lỗi vì chẳng giữ
Người ở lại trong tim.”




Rồi tôi viết một bức thư mới. Lần đầu tiên tôi để lộ hết mọi cảm xúc – dù vẫn không gọi tên ai:

“Mình không biết nữa…

Từ khi những lá thư xuất hiện, mình cứ tự hỏi có phải là cậu không.
Cậu có bao giờ nghĩ rằng, có lẽ mình cũng chỉ mong mỏi một chút nào đó từ cậu?

Mỗi lần nhận thư, mình lại thấy một chút gì đó rất quen thuộc,
Như thể chúng ta đã từng hiểu nhau, dù chưa từng nói một lời.

Nhưng rồi mình lại tự hỏi,
Liệu mình có phải đang quá kỳ vọng không?
Liệu cậu có nghĩ đến mình như vậy?
Cậu có nhớ đến mình không, như mình đã từng nhớ đến cậu?

Hay cậu đã có một ai khác ở bên rồi,
Và những lá thư chỉ là thứ cậu vô tình để lại, chẳng có gì đặc biệt?

Mình sẽ không hỏi nữa đâu, nếu là cậu thật.
Dù sao thì… mình vẫn đang đợi.
Chỉ là không biết có nên chờ tiếp hay không...”

Tôi đặt bức thư vào hòm thư, sáng hôm sau… nhưng tôi không bao giờ quay lại nơi đó nữa. Là vì không dám. Không dám đối diện với câu trả lời. Nếu người ấy không để lại thêm gì nữa… thì sao? Sợ bản thân mình sẽ thất vọng. Rằng người ấy thực ra chẳng phải là Minh. Hoặc tệ hơn, là cậu ấy thật – nhưng những gì tôi thấy ở lớp Toán là thật hơn nữa.

Tôi vẫn đi ngang qua lớp Toán mỗi sáng. Hôm đó, Minh đang đứng cạnh cửa sổ. Cậu nhìn thấy tôi. Lần này, không còn là cái gật đầu hờ hững như mọi khi. Minh nhìn tôi rất lâu.

Ánh mắt ấy… có chút lạ. Chưa bao giờ tôi thấy Minh nhìn tôi như thế.

Tôi cúi mặt, bước nhanh hơn.

Tim tôi đập nhanh đến lạ. Không phải vì ánh nhìn của Minh… mà vì tôi biết, dù người đó có là Minh, dù cậu ấy có viết thêm bao nhiêu lời đi nữa, tôi cũng không dám quay lại ngăn bàn đó thêm một lần nào nữa rồi.
 

Chương 6 – “Chỉ là bạn cùng lớp cũ”​

Có những thói quen từng là điểm tựa.

Nhưng rồi một ngày, tôi buộc phải ngưng dựa vào nó.
Tôi không quay lại hòm thư bí mật nữa.
Không phải vì quên. Mà vì sợ.
Sợ lại thấy một bài thơ không dành cho mình.

Sợ cảm giác chờ đợi rồi thất vọng.

Sợ đối diện với chính trái tim mình, khi nó cứ không chịu nghe lời.

Mỗi ngày, tôi vẫn đi học, vẫn cố tập trung vào những bài giảng, cố gắng không nghĩ đến những điều đã qua. Tôi chăm chú với đội tuyển Anh, nhưng có lẽ ai cũng thấy tôi chỉ như một cái bóng mờ, lẩn khuất trong đám đông. Minh đã là một phần quá khứ, hoặc ít nhất là tôi đang cố gắng làm như vậy.

Cậu ấy không nhắn gì. Cũng không hỏi han.
Tôi nghĩ... chắc cậu đã quên thật rồi.

Nhưng rồi không hiểu sao, từ hôm ấy, cậu bắt đầu xuất hiện trước mắt tôi nhiều hơn.

Tôi không biết có phải mình tưởng tượng không, nhưng cứ hễ ngẩng đầu là lại thấy bóng áo trắng quen thuộc. Lúc thì ngang qua lớp tôi học, lúc thì đứng ở hành lang, giả vờ nhìn bảng thông báo.

Tôi bảo là giả vờ, chứ thật ra tôi đâu có biết cậu ấy nghĩ gì. Chỉ là… lần nào tôi cũng thấy ánh mắt cậu ấy lướt qua tôi một chút. Nhẹ thôi, nhanh lắm, như thể chẳng có gì. Nhưng tôi lại cứ thấy mình bị phát hiện. Như thể… cậu biết tôi đang cố tránh mặt cậu.

Ừ thì, tôi thật sự đang tránh. Tôi sợ nếu cứ nhìn thấy cậu mãi, mình sẽ mềm lòng mất. Sẽ lại mong, sẽ lại nghĩ ngợi, sẽ lại đau.

Tôi đã tự nhủ là sẽ dừng lại. Nhưng sao cậu cứ đi qua chỗ tôi hoài thế?

Chỉ là trùng hợp, hay ai đó đang cố tình sắp xếp những lần “vô tình gặp gỡ” này.

Buổi trưa thứ Hai khi tan học, tôi vừa bước ra khỏi phòng đội tuyển thì bắt gặp cậu đang đứng tựa vào hành lang gần đó, tay cầm một lon sữa đậu nành.
Cậu liếc tôi một cái, rồi quay mặt đi như thể chỉ đang chờ ai đó khác. Nhưng khi tôi đi ngang qua, cậu bất ngờ giơ lon nước về phía tôi:

“Sữa đậu nành vị vani—loại cậu hay uống nè.”

Tôi lắc đầu, bước nhanh hơn. Nhưng vẫn nghe tiếng lon sữa nhẹ nhàng đặt lên bậu cửa phía sau lưng.

Hôm sau, lúc tôi đang lúi húi lấy tập từ tủ đồ cá nhân, cậu cũng vừa hay đi ngang, cúi xuống hỏi nhỏ:

“Hôm qua quên áo khoác ở phòng Sinh đúng không? Tớ lấy giúp rồi.”

Tôi không đáp.
Không phải vì giận. Mà vì không biết phải đối mặt thế nào. Cậu vẫn dịu dàng như thế. Vẫn cẩn thận quan sát mọi thói quen vụn vặt của tôi. Nhưng tôi thì... không còn biết nên buồn hay nên vui.

Thứ năm, giờ ra chơi, tôi rẽ ngang sang căn tin, định mua hộp sữa. Đang loay hoay tìm tiền lẻ thì một bàn tay đưa ra trước, đặt sẵn hộp sữa tôi hay mua nhất lên khay. Tôi ngẩng lên—là cậu.

“Tình cờ ghê,” cậu lặp lại câu nói cũ. Tôi nhìn hộp sữa, rồi quay đi, “Cảm ơn, nhưng tớ không khát.”

Tối thứ sáu, tôi lên thư viện sớm để ôn bài. Cậu cũng đến, cùng một cuốn sách dày cộp, nhưng lại chọn ngồi ngay bàn đối diện. Tôi vờ như không thấy, cúi đầu chép bài, nhưng không hiểu sao mỗi lần ngẩng lên lại bắt gặp ánh mắt cậu nhìn sang. Ánh mắt như có gì đó muốn nói—nhưng tôi đã dừng lại việc lắng nghe rồi.

Chỉ là… tôi không biết nữa.

Lúc tôi bắt đầu cố gắng quên cậu, thì cậu lại cứ xuất hiện, nhẹ nhàng và dai dẳng, như một cơn mưa phùn tháng ba—cứ âm ỉ bám lấy những góc tôi tưởng đã khô ráo nhất trong lòng.

Gần 9h tối tôi mới rời khỏi thư viện. Vừa bước ra ngoài thì trời bất ngờ đổ mưa, cổng trường kẹt cứng xe cộ. Tôi đứng nép dưới hiên, không gọi bố mẹ, cũng không có ô.

Và rồi—như thường lệ, cậu lại xuất hiện.

Cầm một chiếc ô màu đen, cậu tiến đến, đưa về phía tôi mà không nói gì. Tôi còn chưa kịp phản ứng, thì cậu nói nhỏ:

“Cái này… nếu mai còn mưa, cậu nhớ mang theo nhé.”

Chỉ vậy thôi. Cậu nhét cái ô vào tay tôi, rồi vội vàng quay đi, không đợi trả lời.

Tôi đứng đó, ô trong tay, tim đập rối loạn. Tôi giữ chiếc ô lại—và lần đầu tiên, cảm thấy có lỗi với người đã luôn cố tình đi lạc vào tầm mắt mình.

Chiều thứ bảy

Tan học đội tuyển, tôi vừa bước ra đến cổng thì có ai đó từ sau lưng dúi vào tay tôi một mảnh giấy gấp tư. Tôi ngơ ngác quay lại, chỉ thấy bóng lưng Tôn Vũ đang chạy biến về phía căng–tin như sợ bị phát hiện.

Tờ giấy ghi bằng nét chữ quen quen:

“Chiều mai, 3h, quán nước cũ. Họp mặt Bộ Tứ. Ai vắng mặt là đồ phản bội.”

Dưới cùng còn vẽ thêm hình mặt cười với hai cái răng thỏ.

Tôi cầm mảnh giấy, tim đập hơi lệch một nhịp. Quán nước cũ—là nơi tụi tôi từng ngồi sau kỳ thi học kỳ năm ngoái. Khi đó, tôi còn vô tư lắm. Chưa kịp thích, cũng chưa kịp buồn.

Tôi không cần hỏi cũng biết ai là người khơi mào cho cái “cuộc họp mặt” này.

Một phần trong tôi muốn từ chối. Nhưng phần còn lại… lại thấy có gì đó xốn xang.
Chẳng phải vì mong đợi điều gì. Chỉ là… tôi đã lặng lẽ né tránh đủ lâu rồi.

Chiều chủ nhật, quán nước cũ.

Tôi đến trễ 5 phút. Cố tình thôi. Để tránh phải là người đến trước, cũng để xem... ai thật sự muốn có mặt.

Quán vẫn thế—cái bàn gỗ cạnh cửa sổ, mấy ly trà tắc trong veo, tiếng nhạc Hàn Quốc nhỏ xíu phát từ loa cũ kỹ. Thanh Vy đang cười khúc khích với Tôn Vũ về chuyện gì đó, tay gõ gõ chiếc thìa vào ly. Quang Minh ngồi đối diện, cậu ngẩng lên ngay khi tôi bước vào, nhưng không nói gì.

Cậu chỉ kéo ghế bên cạnh, ra hiệu bằng ánh mắt: Ngồi đi.

Tôi ngồi xuống, hơi nghiêng người ra mép bàn, giữ một khoảng cách đủ xa để cảm thấy an toàn. Không ai nhắc đến lý do thật sự của buổi họp mặt. Thanh Vy cứ thao thao kể chuyện trường lớp. Tôn Vũ đùa dai hơn mọi khi. Quang Minh... im lặng.

Chỉ thỉnh thoảng, tôi cảm nhận được ánh mắt cậu ấy lặng lẽ dõi theo mình. Không nói. Không cười. Chỉ là cái nhìn đủ lâu để khiến tim tôi hoảng hốt.

Lúc tôi lỡ tay làm rơi ống hút, chính cậu là người cúi nhặt. Lúc tôi đưa tay lấy khăn giấy, cậu đẩy hộp lại gần. Và khi tôi định đứng dậy ra về, cũng là cậu nhẹ nhàng nói:

“Tớ đi cùng cậu một đoạn.”

Tôi từ chối. Nhưng cậu vẫn bước song song bên tôi, như thể… nếu không đi hôm nay, thì sẽ không còn cơ hội nữa.

“Tớ có làm gì sai không?”
Giọng cậu trầm lại. Rất khẽ.

Tôi không đáp. Gió thổi ngang qua, cuốn theo mùi cúc họa mi từ sạp hoa gần đó.

“Nếu tớ thực sự có lỗi, thì… cho tớ biết. Đừng im lặng mãi thế này.”
Cậu ngẩng lên, lần đầu tiên nhìn tôi thật lâu, không né tránh.

Tôi hơi bất ngờ. Minh không phải kiểu người dễ dàng để lộ cảm xúc, nhưng lúc này, có lẽ tôi nhìn thấy được một phần nào đó trong con người cậu mà chưa từng nhận ra trước đây.

Tôi không đáp. Vì thật ra, tôi cũng chẳng biết gọi tên cảm xúc của mình là gì.

Giận à? Không.

Buồn à? Cũng không hẳn.
Tôi không biết nên trả lời Minh thế nào. Tôi mường tượng lại trong đầu chuỗi sự việc xảy ra trong suốt mấy tháng qua.
Cậu ấy đâu làm gì sai?

Từ đầu đến cuối, tôi là người tự thích, tự lụy, rồi tự giận dỗi. Rõ ràng, người vô lý là tôi. Nhưng tôi lại không thể giải thích rõ ràng với cậu ấy. Không thể nói rằng chỉ một ánh mắt của cậu ấy cũng khiến tôi suy nghĩ cả ngày. Cũng không thể nói rằng tôi đã quen với việc giấu cảm xúc kỹ đến mức, khi tổn thương, tôi chỉ biết lùi bước.

Cuối cùng, tôi đành làm lành bằng một câu nửa đùa nửa thật:

“Gọi tớ ra đây là để xin lỗi, hay để rủ đi ăn bánh tráng trộn vậy?”

Minh ngẩn người. Nhưng rồi cậu ấy bật cười.
Cái kiểu cười nhẹ nhõm mà suốt cả năm lớp 9 chưa từng thấy.

Tôi không chắc mọi chuyện đã thật sự quay về như cũ. Nhưng ít nhất... tôi đã không còn chạy trốn nữa.
 

Chương 7 – Bộ tứ tái xuất

Sau khi lớp ôn thi đội tuyển kết thúc, tôi và Quang Minh đều trở về lớp cũ với thành tích rạng rỡ. Quang Minh giải Nhất tỉnh như một lẽ đương nhiên. Tôi thì ngậm ngùi với cái danh hiệu “Giải Nhì có điểm số cao nhất”. Tên tụi tôi được xướng lên trong buổi chào cờ, kèm theo lời khen từ thầy hiệu trưởng khiến cả lớp 9A được phen nở mày nở mặt, đứa nào đứa nấy vỗ muốn rụng bàn tay.

“Đừng có quên tụi mình nha, mấy ngôi sao sáng!” — Tôn Vũ hét với theo khi tôi với Quang Minh từ sân khấu bước xuống.

Tôi cười, nhưng bước chân khẽ chùng xuống. Ngôi sao sáng gì chứ… Tôi chỉ muốn quay về chỗ cũ, ngồi cạnh những người cũ, làm lại những điều nhỏ xíu đã từng vui vẻ thôi.

Tụi tôi được xếp ngồi đúng vị trí như trước:

Thanh Vy, Quang Minh, tôi, Tôn Vũ — Bộ Tứ bàn cuối tái xuất.


[separate]


Lớp học thêm đông đúc trở lại. Bàn cuối vẫn như cũ, vẫn cái bàn liền chi chít nét bút và cái ghế băng dài đủ chỗ cho bốn đứa bạn ồn ào, vẫn tiếng nói cười vang dội góc lớp. Mà hình như, còn ồn hơn trước nữa thì phải.

“Nguyệt, bữa nay ai giải bài Toán sai ba lần sẽ phải mua trà sữa cho cả bàn nhé!” — Vy nheo mắt, đưa ra điều kiện.

“Ê không công bằng nha! Mình mới quay lại học Toán mấy hôm thôi á…” — tôi la lên, mặt xị ra như bánh bao bị hấp lỗi.

“Thì cũng vì vậy tụi tui mới nghĩ luật này đó,” — Vũ nhún vai, mặt tỉnh bơ, “không thì sao có động lực học lại?”

Chỉ có Minh là không nói gì. Cậu ấy nhìn tôi một cái, cái nhìn vừa nhẹ tênh vừa… không biết nữa, chỉ thấy tim tôi tự dưng giật nhè nhẹ. Rồi cậu cúi xuống, giở vở ra, chìa cái bút sang tôi:

“Bắt đầu từ bài này đi. Đề này dễ sai nhất.”

Tôi ngồi im mấy giây, rồi lẳng lặng nhận bút từ tay cậu. Lúc tay tôi chạm vào tay cậu, hình như hơi ấm còn vương lại một chút. Không rõ có ai thấy không, nhưng mắt tôi thì chẳng dám ngẩng lên nữa.

Bài đầu tiên, sai.

Bài thứ hai, suýt đúng, nhưng vẫn sai.

Tôi thở dài đánh thượt, mặt úp xuống bàn:
“Coi như xong. Vy ơi, chuẩn bị order đi…”

“Tới bài cuối rồi mà bỏ cuộc là hèn đó nha.”

Giọng Minh vang lên, không to, nhưng đủ làm tim tôi bật dậy. Tôi ngẩng lên thì thấy cậu đang nghiêng người sang, gạch mấy nét đỏ trên bài tôi làm, rồi viết lại từng bước rõ ràng như thể đang giảng bài cho một đứa ngốc.

Mà đúng là tôi ngốc thật. Ngốc tới mức… không dám nhìn vào mắt cậu lâu hơn ba giây.

“Tới lượt mình giúp lại rồi nha.”
Tôi cười, mở tập tiếng Anh ra, chỉ vào mấy câu ngữ pháp Minh sai be bét.
“Đây là lỗi thì quá khứ đơn. Đây là thì hiện tại hoàn thành. Mà không hoàn thành nổi nha Minh…”

Cậu bật cười. Nụ cười nghiêng nghiêng như gió thoảng.

“Vậy hôm nay hai đứa mua trà sữa là đúng rồi. Một đứa sai Toán, một đứa sai tiếng Anh.”
Vy hả hê tuyên bố. Còn Vũ thì cứ nhìn nhìn giữa tôi với Minh, lông mày cậu ấy hơi nhíu lại.

Ừ, tôi biết. Vũ nhận ra trước.
Còn Vy thì… vẫn chưa.

Gia sư bàn cuối

Lịch ôn thi dày đặc như bánh tráng cuốn bốn lớp. Sáng học, chiều luyện đề, tối tự học. Không khí lớp lúc nào cũng ngột ngạt như sắp thi đại học. Mọi người bảo: “Thi lớp 10 năm nay đông như trẩy hội, đề thì như ha.ck não. Không cày là toang!”

Tôi bắt đầu cảm thấy mất gốc môn Toán nghiêm trọng. Gần 3 tháng học đội tuyển Anh, tôi bỏ bê đại số, hình học và đủ thể loại công thức khiến não tôi xoắn như mì Ý chéo nhau.

Tôi gục xuống bàn, rên rỉ:
“Tớ hết cứu được rồi… ai đó làm ơn cứu rỗi tâm hồn này với…”

Minh đẩy quyển tập Toán sang phía tôi, nhẹ nhàng:
“Tớ làm gia sư miễn phí, cậu có cần không?”

“Thật á?”

“Với điều kiện, cậu làm gia sư tiếng Anh cho tớ.”


Tôi bật dậy liền:
“Quá hời luôn đó! Chốt liền!”

Từ hôm đó, tụi tôi bắt đầu học cùng nhau sau giờ học. Khi thì ở lớp, khi thì ở thư viện trường, hoặc tranh thủ mấy tiết trống buổi chiều.


[separate]


“Câu này sai rồi. Cậu quên nhân cả tử và mẫu với căn hai.” — Minh nghiêng người, chỉ vào bài tôi vừa làm, hơi thở cậu ấy phả nhẹ vào tai tôi làm tôi rùng mình.

Tôi gật gù, cố tỏ ra tập trung:
“À à, tớ quên. Thật ra là tớ đang thử xem cậu có để ý không thôi á.”

“Thế à… Thử thách gia sư hả?”


Tôi bặm môi. Không hiểu sao, cứ mỗi lần học Toán là tôi sai hoài mấy chỗ sơ đẳng. Còn mỗi lần cậu ấy cúi gần sát bên, tôi lại không nhớ nổi công thức nào luôn.

“Cậu có biết vì sao tớ nhớ bài thơ “a² + 2ab + b²” không?” — Minh hỏi.

“Sao?”

“Vì lần đầu tiên tớ nhớ được công thức này là lúc học cùng cậu, lớp 8, bài kiểm tra đó cậu đạp vào chân tớ á.”


Tôi đỏ mặt:
“Cậu nhớ mấy chuyện đó làm gì trời…”

“Vì… tớ không muốn quên.”


Tôi im lặng, giả vờ cúi xuống tô lại lời giải. Nhưng tay thì hơi run.


[separate]


Đến lượt tôi dạy tiếng Anh, tôi cầm sách hỏi:
“Choose the best option to complete the sentence: “She wishes he ______ the truth.”
A. knows
B. knew
C. has known
D. had known”


Minh không trả lời liền. Cậu ấy nghiêng đầu, nhìn tôi một lúc rồi cười nhẹ:
“Đáp án là B. “knew.” Nhưng… nếu đổi thành “She” là cậu, thì tớ mong cậu đừng biết gì hết.”

Tôi ngẩn người ra, không kịp phản ứng. Đáp án đúng là “knew”, nhưng câu nói đó lại sai trật tự… trái tim tôi.

Chúng tôi vẫn học như vậy, từng chút một. Có những ngày không hiểu bài, có những ngày không thuộc từ vựng. Nhưng chỉ cần học cùng cậu ấy… tôi thấy mỗi ngày trôi qua nhẹ hơn một chút.

Mỗi lần nhìn thấy nụ cười nơi khóe môi Minh, tôi lại tự hỏi:
“Phải chăng… có những điều không cần viết thành thơ, cũng đủ khiến tim mình nhớ mãi?”



[separate]



Một buổi chiều nắng xiên xiên, bốn đứa tụi tôi—Minh, tôi, Vy, Vũ—cùng nán lại lớp sau giờ học. Minh và tôi ngồi học ở bàn cuối, hai người còn lại thì làm bài trên bàn đầu nhưng cứ lén lút nhìn về phía này.

“Ê tụi bây… hai người đang học hay đang… hẹn hò đó?” — Vy nói lớn, cười khúc khích.

Tôi giật bắn, suýt đánh rơi bút chì:
“Gì mà hẹn với hò! Học Toán thôi mà!” — tôi la lên, mặt đỏ tới mang tai, suýt nữa thì gãy luôn cái bút chì trong tay.

Minh thì bình thản, vẫn ghi lời giải vào vở tôi, giọng trầm trầm:
“Vy nói thế là làm ảnh hưởng đến chất lượng buổi học nha. Đừng làm phân tâm học sinh yếu kém.”

Tôi đá nhẹ cậu ấy dưới bàn:
“Này! Ai yếu kém hả?”

Vũ quay lại đập đập cây bút vào cằm, ánh mắt nghiêm túc nhưng giọng thì… đúng kiểu Tôn Vũ:
“Tớ kiến nghị đổi hình thức học! Thay vì 1 kèm 1… thì chuyển thành 2 kèm 2 đi. Tớ sẽ phụ trách dạy Nguyệt môn… rung động học!”

“Không cần!”
— Tôi và Minh cùng đồng thanh, rồi liếc nhìn nhau, bật cười.

Vy chống cằm nhìn Minh, giọng nhỏ hơn:
“Học giỏi thật thì giỏi một mình là đủ rồi. Học mà còn vừa có người học chung vừa… hiểu nhau thì sướng quá ha.”

Tôi cúi mặt xuống, giả vờ lật sách. Câu đó hình như không chỉ là đùa chơi.

Vũ vội chen vào:
“Tớ thấy học một mình cô đơn lắm. Nên là… Nguyệt ơi, nếu một ngày nào đó cậu không còn muốn học với Minh nữa, thì nhớ là luôn có Vũ sẵn sàng bên cạnh nha!”

Tôi cười méo xẹo:
“Cảm ơn nha. Để khi nào tớ mất trí nhớ Toán lẫn Anh thì sẽ nhờ.”


[separate]


Tan học, tôi dọn tập vở vào cặp, Minh đứng dậy trước rồi bất ngờ quay lại hỏi nhỏ:

— Ngày mai cậu rảnh không?

— Ừm… rảnh một chút. Sao thế?

— Có bài hình khó. Tớ định… học thêm buổi nữa. Nếu cậu đồng ý.

Tôi gật đầu, rồi quay đi thật nhanh. Không dám để Minh thấy tai mình đỏ lên từng chút.

Vy và Vũ đi sau, vẫn cười nói rôm rả. Nhưng có cái gì đó, nhẹ thôi, như một làn gió lướt ngang giữa cả bốn người—một điều chưa ai gọi tên, nhưng đã bắt đầu tồn tại từ lâu…

Một bài hình, hai nhịp tim

Buổi chiều hôm sau, lớp vắng tanh. Trống tan trường đã đánh từ lâu, mấy dãy bàn ngủ im lìm dưới ánh nắng xiên qua cửa sổ.

Chỉ có tôi và Minh, ngồi lại ở bàn cuối.

“Bài này nè, đề kiểm tra năm ngoái. Thầy Nhật hay ra kiểu thế.” — Minh lật trang, vẽ một hình lục giác đều. Mắt cậu ấy hơi nheo lại khi gạch những đường phân giác, giống kiểu người ta đang giải mật mã hơn là làm Toán.

“Tớ… nhìn vô cái hình là thấy muốn khóc rồi á.” — Tôi chống cằm.

“Khóc thì không giải được đâu.” — Minh ngẩng lên, nửa cười. — “Nhưng nếu ai đó giải cùng cậu, thì có thể… đỡ hơn chút.”

Tôi cầm bút, vẽ một đường sai be bét. Minh không cười, chỉ nhẹ nhàng lấy tay tôi, điều chỉnh nét bút:

“Góc này là 120 độ. Từ điểm A nối xuống… đúng rồi. Nhẹ thôi. Đừng run.”

Tôi tròn mắt nhìn tay mình… đang nằm trọn trong tay Minh.

Không biết ai rút lại trước, chỉ nhớ là hai đứa cùng cười—một kiểu cười ngượng muốn độn thổ, nhưng vẫn giữ yên ở đó… vì chẳng ai muốn kết thúc trước.

Một lúc sau, Minh khẽ nói:

“Cậu có để ý không… bàn này lúc nào cũng có gió.”

Tôi ngẩn người:
“Sao?”

“Gió thổi từ cửa sổ vào, rồi chạy dọc hành lang, lướt qua đúng chỗ này. Hồi đó… ai cũng nói rất nhiều, nhưng tớ chỉ nhớ một âm thanh—là tiếng cười của cậu, như gió khẽ chạm vào mép bàn.”


Tôi cắn nhẹ môi:
“Vậy còn… thơ? Tớ nhớ là hồi đó có ai đó hay viết mấy bài thơ dán sau tủ sách.”

Minh nhìn tôi. Ánh mắt cậu ấy như vừa định nói gì, nhưng lại thôi.

“Ừm… có thể là một người… thích bàn cuối. Thích ngồi gần gió. Thích nhìn ai đó đọc Toán mà mặt như đang đọc ngôn ngữ ngoài hành tinh.”

Tôi cười khúc khích. Gió lại lướt qua tóc tôi, mang theo mùi nắng lẫn… điều gì đó lạ lắm, mà chưa ai dám gọi thành tên.​


[Trích nhật ký – Gửi chàng trai ngồi cạnh gió]

Hôm nay tớ làm đúng được một bài hình. Một bài thôi, nhưng có hai trái tim lỡ quên giữ nhịp.

Cảm ơn cậu, vì đã không cười khi tớ vẽ sai. Vì đã nhẹ tay điều chỉnh bút tớ như sợ làm tớ đau. Vì đã ngồi lại sau giờ học, chỉ vì một bài toán mà tớ biết cậu làm được từ lúc thầy chưa kịp ra đề.

Tớ cũng không hiểu tại sao bàn cuối lại có nhiều gió đến vậy. Gió lướt qua tóc tớ, rồi qua áo cậu, rồi lặng lẽ trốn lại ở khoảng không giữa hai đứa mình. Cậu có nghe không? Gió đang thì thầm một điều mà tớ chưa dám nói ra…

“Lỡ mai này, tớ giải được hình học không gian… thì cậu có thể dạy tớ hình… trái tim không?

Tớ hứa sẽ dạy lại cậu cách chia thì quá khứ — dù có lẽ, chuyện của tụi mình… chẳng bao giờ cần đến tương lai tiếp diễn.

— Ánh Nguyệt —
 

Chương 8 – Bức ảnh không có tớ​

Có những buổi sáng, tôi ước mình có thể đóng băng thời gian lại.

Giống như lúc này, những ngày cuối năm lớp 9, khi mọi thứ sắp kết thúc nhưng lại chẳng biết kết thúc từ lúc nào.

Cuối tháng Năm, sân trường rực rỡ những nhành phượng đỏ như máu. Lớp tôi rộn ràng hơn bao giờ hết. Không khí ôn thi vẫn còn đó, nhưng thay vào những giờ kiểm tra là tiếng cười, tiếng gọi nhau í ới, tiếng áo dài bay lấp loáng khắp hành lang — và tiếng máy ảnh lách tách, từng khoảnh khắc được giữ lại như thể cố níu một điều gì đang tuột khỏi tay.

Chúng tôi gọi những ngày này là “những ngày cuối cùng”. Nghe buồn ghê. Mà cũng đúng thật.

Người ta bảo, cấp 2 giống như một chiếc hộp nhỏ — trong ấy có tuổi thơ, có những trò ngốc xít, và có cả vài rung động vụng về đầu đời. Mỗi lần nhắm mắt lại, tôi đều thấy mình trong chiếc hộp đó. Cùng với ba đứa bàn cuối, cùng những giờ ngủ gật, những mẩu giấy chuyền tay, những buổi trốn học thể dục ra sân sau ăn bánh tráng.

Và cả cậu nữa.

Quang Minh — người luôn có mặt trong những bức ảnh đẹp nhất của lớp tôi, dù chẳng cần cố gắng gì.

Hôm ấy tụi tôi đi dã ngoại ở ngoại ô, một buổi picnic mà thầy chủ nhiệm bảo là “chia tay để lớn lên”. Minh ngồi cạnh tôi trên xe. Ghế đôi. Rất gần. Cậu ấy ngủ gật một lúc, đầu nghiêng về phía tôi, và tôi đã phải nghiêng người tránh đi, không phải vì không thích… mà vì tim tôi đập nhanh quá, sợ ai đó nghe thấy.

Minh tỉnh dậy, dụi mắt, nhìn tôi, rồi cười nhẹ như thể đã biết tôi nhìn mình suốt cả quãng đường:
— Tớ có ngáy không?

Tôi bật cười, lắc đầu.
— Không, nhưng cậu có mơ thấy gì không?

Minh ngẫm nghĩ một chút, rồi đáp:
— Mơ thấy một khung hình, nhưng cứ chụp mãi mà vẫn thiếu một người…

Tôi không dám hỏi thêm. Chỉ biết, trong vài giây đó, tôi thấy mình không còn là một cái bóng trong trí nhớ của ai đó nữa.


[separate]


Những ngày cuối cùng trôi nhanh như nước chảy qua kẽ tay. Có hôm trời mưa, cả lớp đội mưa nhảy dây dưới sân trường. Có hôm nắng chang chang, tụi tôi kéo nhau ra góc tường ký tên vào áo đồng phục của nhau, viết những dòng ngốc nghếch như “Đừng quên nhỏ Nguyệt cute ngốc nghếch”. Tôi giả vờ cười, nhưng trong lòng hơi chùng xuống — ai rồi cũng sẽ quên mà.

Minh đưa áo cho tôi ký. Cậu ấy đứng trước mặt tôi, đưa lưng lại, im lặng. Tôi viết rất nhỏ: “Cảm ơn cậu vì đã tồn tại trong thanh xuân của tớ.” Không đề tên. Không ký hiệu. Cũng không mong được nhận ra.

Và rồi đến ngày tổng kết.

Sân trường chật như nêm. Mỗi lớp chỉ được phân một thợ ảnh, nên ai cũng tranh thủ tạo dáng, tranh thủ chen vào khung hình của nhau. Tụi con gái thay phiên nhau nhờ Minh chụp ảnh chung. Có đứa còn cố tình sửa cổ áo rồi ngại ngùng cười cười, để cậu ấy đưa tay giúp chỉnh lại tà áo dài.

Tôi đứng một góc, hơi xa. Vẫn là bộ đồng phục học sinh bình thường, chẳng có áo dài hay váy trắng gì cả. Thầy chủ nhiệm bảo ai không có điều kiện thì mặc đồ thường cũng được. Tôi không nói gì. Chỉ gật đầu.

Tôi ngại chen lắm. Nhìn mấy bạn nữ ríu rít quanh Minh, tôi tự dưng thấy mình lạc lõng. Mà cũng lạ, suốt hai năm ngồi chung bàn, tôi với cậu ấy cũng không có nổi một tấm hình chụp chung nào.

Và rồi, khi tôi đứng dưới tán phượng, ánh nắng như đổ lửa, tôi chợt nhìn thấy Minh. Cậu ấy đang nghiêng người, cười rất hiền — lần này là với Nguyệt Nga.

Cô ấy mặc áo dài trắng, tóc xoã nhẹ sau lưng, cài thêm một nhành hoa phượng nhỏ xíu trên vành tai. Có lẽ là Minh cài, vì tôi thấy cậu đưa tay lên, ngón trỏ chạm khẽ vào mái tóc cô ấy. Họ nói gì đó với nhau, rồi thợ ảnh gọi:

– “Nào, đứng gần lại một chút nhé! Đúng rồi, cười lên!”

Và họ cười. Rất đẹp.

Tôi đứng đó, im lặng nhìn Minh và Nguyệt Nga. Nụ cười của Minh, ánh mắt ấy, chẳng phải lần đầu tôi thấy. Cậu luôn đối xử vui vẻ với mọi người, và tôi... không thể trách Minh được, vì tôi đâu có quyền đòi hỏi điều gì đặc biệt từ cậu. Nhưng sao tôi lại cảm thấy trống rỗng như vậy, khi thấy Minh nhìn Nguyệt Nga bằng ánh mắt ấy? Tôi chợt nhận ra rằng nó không phải chỉ dành riêng cho tôi. Một cảm giác hụt hẫng, nhẹ nhàng nhưng rõ ràng, như thể có gì đó trong tôi đang vỡ vụn.

Tôi nhớ lại từng khoảnh khắc tưởng như chỉ có tôi và Minh, những lần cậu dịu dàng gọi tôi là “Nguyệt ngốc,” những ánh mắt chăm chú đầy quan tâm. Những lúc ấy, tôi đã nghĩ mình đặc biệt, nghĩ rằng Minh chỉ có mình tôi là quan trọng. Nhưng giờ đây, tất cả những khoảnh khắc ấy bỗng trở nên mờ nhạt, như thể chỉ là thói quen của cậu, là sự dịu dàng cậu trao cho bất kỳ ai. Minh đối xử với tất cả như vậy, với Nguyệt Nga cũng thế, với bạn bè cũng thế. Chẳng có gì đặc biệt cả.

Từng hình ảnh ấy hiện lên trong đầu tôi như một cuốn phim quay chậm, rõ nét từng chi tiết. Tôi bật cười, một nụ cười chua xót, tự hỏi sao mình lại ngốc nghếch đến vậy. Tất cả những gì tôi cho là đặc biệt, hóa ra chỉ là do tôi tự thêu dệt nên câu chuyện của riêng mình.

Minh chẳng đối xử với tôi theo cách riêng biệt, mà chỉ là một phần trong cái cách cậu ấy sống, với những người bạn thân thiết quanh mình. Tất cả những sự dịu dàng ấy không phải chỉ dành cho tôi, mà cho tất cả những người cậu ấy quan tâm. Một cảm giác hụt hẫng lan tỏa trong tôi, như thể mọi thứ tôi từng tin tưởng bỗng vỡ vụn, chẳng còn lại gì.

Có thể, tôi đã quá mong đợi vào một tình cảm đặc biệt không bao giờ thực sự tồn tại. Có thể đó chỉ là tình bạn, đơn giản và không sâu sắc. Và tôi chỉ là một phần trong dòng chảy ấy mà thôi.

Tôi quay đi, cổ họng nghẹn lại. Tiếng ve sầu kêu inh ỏi trên những tán cây. Tôi đã đứng đợi quá lâu, đợi đến mức nhận ra rằng có những người, dù ta cố gắng thế nào, cũng không thể bước vào thế giới của họ.

Tôi lặng lẽ rời khỏi sân trường, không ai gọi tôi lại, không ai để ý. Tôi đã nghĩ mình sẽ khóc, nhưng chẳng có giọt nước mắt nào rơi. Chỉ có cảm giác trống rỗng, như thể mọi thứ xung quanh tôi đang tan ra, chìm dần vào khoảng không vô hình.

Tôi đi ngang qua dãy lớp học, chỗ bàn cuối quen thuộc, nơi từng là thế giới nhỏ của tôi, Minh, Vy và Vũ. Giờ trống trơn. Ghế bị kéo lệch, bảng chưa kịp xoá, còn vương mấy nét phấn nguệch ngoạc: “Tạm biệt nhé 9A!”

Tôi bước ra khỏi sân trường bằng cổng sau, cố lẩn vào dòng người đang vội vã ra về. Gió thổi qua tán phượng, rơi xuống vài cánh hoa đỏ rực, rơi đúng vào tay áo tôi. Chắc ai đó sẽ háo hức nhặt về ép vào trang lưu bút — còn tôi thì chỉ muốn bước thật nhanh, như thể có thể thoát khỏi tất cả những gì vừa xảy ra.

“Tớ thấy cậu đứng dưới gốc phượng nãy giờ.” – Một giọng nói quen thuộc vang lên khi tôi vừa rẽ vào con hẻm gần khu trọ. Vũ tựa vai vào tường, tay đút túi áo, mắt nhìn lên trời như thể chẳng quan tâm gì cả.

Tôi khựng lại. “Tớ tưởng… không ai để ý.”

Vũ chỉ cười, nụ cười rất khẽ, không quay sang nhìn tôi. “Có người thì luôn để ý đấy.”

Tôi cúi đầu, không biết phải đáp lại thế nào. Chúng tôi sóng bước một đoạn dài trong im lặng. Không ai hỏi, cũng chẳng ai cần giải thích điều gì.

Hôm đó, Vũ là người duy nhất tiễn tôi về. Và cũng là người duy nhất không hỏi tôi đã khóc vì ai.



Chẳng biết bao giờ mới gặp lại. Có thể là năm sau, cũng có thể là rất lâu sau nữa. Nhưng tôi biết, có một điều đã khép lại rồi. Lặng lẽ. Như một tấm ảnh bị chụp hụt. Như một khung hình thiếu mất người mình mong nhất.

Tôi tưởng đây sẽ là tất cả — kỷ niệm, chia tay, nước mắt, nụ cười… Nhưng hóa ra vẫn thiếu một điều: một lời khẳng định rằng tất cả đều có nghĩa.

Để cuối cùng chẳng còn là gì cả.
 

Chương 9 – Những ngày lạc nhau

2012 – Chúng tôi bước chân vào lớp 10

“Tôi đã từng nghĩ mình rất mạnh mẽ, cho đến khi phải tự mình lớn lên ở một nơi không ai biết tên mình là Ánh Nguyệt.”

Ngày chia tay cấp 2, tôi đã không khóc.
Tôi nghĩ: “Chúng ta rồi sẽ gặp lại thôi mà, đúng không?”
Nhưng đó là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy cậu ấy — trong bộ đồng phục cũ, tay đút túi, mắt nhìn xa xăm, như thể đang nghĩ đến một điều gì khác.
Chúng tôi bước chân vào lớp 10. Mỗi người một nơi. Tôi học chuyên Anh ở tỉnh, cậu học chuyên Toán tận Hà Nội. Bộ Tứ bàn cuối… chính thức tan rã


[separate]


Trường mới to. Ký túc xá thì lạnh. Phòng có bốn người nhưng lúc nào tôi cũng thấy như chỉ có một mình.

Tôi nhớ bố mẹ. Nhớ con đường đầy khói bụi nơi tôi lớn lên.
Và tôi nhớ Bộ Tứ bàn cuối. Nhớ cái bàn gỗ cũ kỹ, nơi tụi tôi từng ngồi cười như điên vì một trò đùa ngớ ngẩn nào đó của Tôn Vũ. Nhớ tiếng Thanh Vy cằn nhằn khi bị gọi lên bảng. Nhớ ánh mắt của Quang Minh mỗi lần lơ đãng nhìn ra cửa sổ — và cả những lúc chạm vào mắt tôi, ngập ngừng rồi quay đi.

Tôi đã gửi cho Minh hai bức thư. Cả hai đều không có hồi âm.
Bức đầu kể chuyện trường mới, bức sau kể về ngày đầu tiên tôi bị điểm kém môn Thể Dục. Tôi đợi. Ngày này sang ngày khác. Cứ mỗi lần tiếng giám thị gọi phát thư, tôi lại giật mình ngẩng lên. Nhưng chẳng lần nào là tên mình.

Có một tối, tôi ngồi trên ban công tầng 3, viết tiếp bức thư thứ ba. Trời đổ mưa. Tôi viết đến dòng:
“Tớ nhớ cậu, nhiều hơn tớ từng nghĩ.”

… rồi dừng lại.
Gấp lại. Không gửi.

Vì sợ cậu ấy chẳng bao giờ đọc. Hoặc tệ hơn, đọc rồi… vẫn không trả lời.

Cuộc sống cấp 3 cứ thế trôi. Mỗi ngày là một thử thách. Tôi bắt đầu quen với việc tự mình giặt đồ, tự nấu mì gói khi đói, tự cuộn chăn thật kỹ vào đêm mưa. Tôi học cách nói “không sao đâu” khi điểm kiểm tra thấp, và nói “tớ ổn” khi thấy lòng mình trống rỗng.

Nhưng có một điều tôi không học được:
Cách ngừng nhớ về một người.

Có những buổi chiều tan học, tôi tự hỏi: nếu Minh cũng nhớ tôi, liệu cậu ấy có viết thư mà không gửi, giống như tôi không?

Hay là… cậu ấy đã quên mất tôi từ lâu rồi?

“Hồi đó, chỉ cần một tin nhắn thôi cũng đủ khiến trái tim tôi thắt lại. Nhưng mãi sau này tôi mới biết — có những người, càng gần trong ký ức, lại càng xa trong thực tại…”

Tôi đã quen với những ngày trống rỗng.

Quanh tôi, mọi người dần có bạn mới. Tụi con gái trong phòng bắt đầu thì thầm về những bạn trai ở lớp Toán, lớp Lý. Mỗi tối, cả phòng rôm rả vì ai đó nhận được thư tay hay một lời nhắn vụng về viết bằng mực tím.

Còn tôi, vẫn im lặng như cũ.
Tôi không có ai để viết thư nữa.
Cũng chẳng còn ai để đợi thư về.

Học kỳ hai lớp 10, bố mẹ mua cho tôi một chiếc điện thoại cũ, loại Nokia có bàn phím bấm từng phím một. Mỗi tuần, tôi gọi về nhà một lần. Hết.

Cái điện thoại được cất kỹ trong ngăn tủ, khóa lại. Tôi không muốn bị ai hỏi về danh bạ chỉ có đúng ba số: bố, mẹ… và chính tôi.

Cho đến một ngày.

Buổi chiều tan học về, tôi mở ngăn tủ lấy sách, thì thấy điện thoại sáng lên. Một tin nhắn. Số lạ. Không lưu tên. Nội dung là một bài thơ ngắn — lủng củng, ngớ ngẩn, nhưng… quen quen.

“Em là con gái Yết Kiêu,
Sao lại không trả lời điều anh nói?
Dù là thư, hay là thơ,
Cũng mong một dòng, em thở dài thôi cũng được...”


Tôi bật cười. Rồi ngay lập tức... tim tôi thắt lại.

Ai gửi vậy? Là nhầm số? Hay ai đó trêu chọc? Nhưng… sao lại là “con gái Yết Kiêu”? Người đó biết tôi học ở đây?

Tôi không trả lời.
Nhét điện thoại vào túi, đi thẳng ra sân. Trời hôm đó lạnh hơn mọi hôm, hoặc chỉ là vì tôi đang run.


[separate]


Hai ngày sau, lại thêm một tin nhắn nữa. Cũng là một bài thơ. Lần này… có cả dấu chấm hỏi ở cuối câu cuối.

“Có người chờ, ở rất lâu phía cuối dòng tin
Một người viết, một người quên đọc
Ai bảo nhớ là yếu đuối
Vậy tại sao em không trả lời?”


Lần này, tôi không bật cười nữa.

Tôi đọc lại nhiều lần. Rồi lén lưu số ấy vào danh bạ, dưới cái tên: Unknown.

Chỉ để yên tâm rằng… nếu tin nhắn ấy đến nữa, tôi sẽ biết. Không phải số lạ nữa. Là… người đó.


[separate]


Tôi đã không kể với ai. Kể cả Thanh Vy.

Một phần vì tôi sợ bị cười: “Thơ tình à? Cấp 3 rồi còn mơ mộng quá ha.”
Một phần vì tôi… thầm mong người đó là cậu.

Nhưng cũng tự mắng mình:
“Ảo tưởng vừa thôi, Nguyệt.”

Tôi đã trả lời tin nhắn.

Chỉ vỏn vẹn một dòng:
“Ai vậy?”

Chờ một lúc, người đó mới nhắn lại:
“Cho em đoán. Ba lượt.”

Tôi chưa từng giỏi đoán bất kỳ điều gì trên đời. Nhưng lần này thì khác.
Lần đầu tiên, tôi viết cái tên mà tôi đã giữ trong lòng suốt từ năm lớp 6:

“Quang Minh.”

Người đó im một chút, rồi hỏi lại:

“Sao lại nghĩ là Quang Minh?”

Tôi nhìn chằm chằm vào màn hình.
Lòng hơi run.
Rồi chậm rãi gõ từng chữ — như thể đang thừa nhận điều gì đó mình cất giấu đã lâu:

“Vì tôi thích cậu ấy.”

Phải rồi.
Đó là lần đầu tiên tôi nói ra điều đó … với một người khác. Không phải viết trong nhật ký, không phải nghĩ thầm trong đầu. Là lần đầu tiên, tôi viết nó ra bằng ngón tay đang run.

Người đó nhắn lại:

“Nhưng tiếc là anh không phải Quang Minh. Đoán thêm 2 cái tên nữa đi.”

Tim tôi hụt một nhịp.
Hóa ra… không phải cậu.
Tôi đặt điện thoại xuống. Trống rỗng.

Một lúc sau, tôi mới nhắn lại:

“Thôi khỏi. Nếu không phải Quang Minh thì ai cũng như nhau.”

Tôi không biết vì sao mình lại nói vậy. Là giận? Là buồn? Hay chỉ đơn giản là… thất vọng?

Một hồi lâu sau, người đó nhắn lại, câu chữ lạ hơn mọi lần:

“Không được xưng tôi. Anh hơn tuổi em. Phải gọi là anh.”

Tôi suýt nữa thì bật cười. Nhưng tôi không nhịn được mà gõ trả lời:

“Cậu nói “hơn” thì là “hơn” hả? Bằng chứng đâu? Có cái tên cũng còn không chịu nói”

Người ấy không đáp lại ngay.
Rồi vài phút sau, một tin nhắn mới đến:

“Không phải ‘anh – em’ thì đổi thành ‘t – u’ cũng được.”

“T – u”?

“Ừ. T là “tôi”, u là “you = em”.


Tôi bật cười khẽ. “T – u?” Nghe kỳ cục thật.
Nhưng chẳng hiểu sao… tôi lại thấy có chút gì đó đặc biệt dịu dàng.
Như thể chỉ riêng hai người mới gọi nhau như vậy.

Tôi nhắn lại một chữ:
“Ừ.”

Rồi tự hỏi… Chúng tôi sẽ còn nhắn thêm những gì?

[separate]

 

Chương 10: Chàng thơ​

“Có những người không cần nói tên,
Cũng đủ để mình nhớ suốt cả những năm tháng dài.”


Từ hôm đó, điện thoại của tôi không còn nằm yên trong ngăn tủ nữa.
Tôi bắt đầu mang theo nó, dù vẫn không dám cho ai thấy.

Không phải vì tôi đã tin người đó.
Tôi vẫn dè chừng, vẫn lo lắng.
Chỉ là… thật khó để từ chối một người biết cách lắng nghe — và không đòi hỏi gì.

Vài tuần sau, cái tên trong danh bạ ấy được đổi.
Từ “Unknown” thành “Chàng thơ”.

Không phải vì tôi biết người đó là ai.
Chỉ là… tôi đã cần một cái tên cho một điều gì đó rất thật — rất khẽ, rất dịu — đang âm thầm lớn lên, như giọt nước mưa đầu mùa thấm dần vào một mảnh đất khô lâu ngày.

Vài ngày đầu, tôi vẫn giữ khoảng cách. Tin nhắn đến, tôi đọc, rồi để đó. Không trả lời ngay. Nhưng người ấy không thúc giục. Không làm phiền. Cứ đúng mỗi tối thứ Bảy, lúc tôi vừa gọi điện về nhà xong, tin nhắn lại tới.
Lúc thì là một bài thơ.
Lúc thì là một câu chuyện lạ lùng không đầu không đuôi.
Lúc thì chỉ đơn giản là:

“T không biết u có ổn không? Nhưng nếu không ổn thì nói t nghe.”

Ban đầu, tôi thấy lạ. Sau đó, thấy quen. Rồi dần dần, thấy chờ.

Tôi vẫn gọi người ấy là “cậu” trong lòng. Dù trên tin nhắn, tôi đã đổi cách xưng hô như một thỏa hiệp kỳ cục. “T – u”, nghe buồn cười lắm. Ngây ngô như hai đứa trẻ chơi trò giả vờ. Nhưng lạ thay, lại giống như một thế giới riêng. Không ai chen vào được.


[separate]


Tối hôm đó, sau khi bị điểm kém bài kiểm tra Vật Lý, tôi nằm bẹp trong phòng, không buồn ăn tối. 8 giờ 15, điện thoại rung lên. Tin nhắn mới từ “Chàng thơ”:

“T làm thơ dở tệ. Nhưng vẫn muốn viết cho u một bài.”

Tôi chưa kịp phản ứng thì tin nhắn thứ hai tới:

“Có người đi qua đời tôi,
Nhẹ như làn gió cuối trời tháng Ba.
Tôi không hỏi: ‘Cậu sẽ ở lại?’
Chỉ lặng thầm giữ chút gì… gọi là.”


Tôi đọc xong mà bật cười. Vẫn là kiểu thơ vụng về quen thuộc, nhưng không hiểu sao tim lại dịu đi một nhịp. Như thể giữa ngày mỏi mệt, có ai lặng lẽ đặt vào lòng bàn tay mình một viên kẹo ngọt.

Tôi nhắn lại:
“Dở thật.”

Một lúc sau, người ấy trả lời:
“Biết dở mà vẫn gửi. Vì muốn được u trả lời.”

Tôi gục mặt xuống gối, không dám cười thành tiếng.
Ngốc thật. Nhưng dễ thương.


[separate]


Từ đó, chúng tôi bắt đầu trò chuyện thường xuyên hơn.
Chỉ là những mẩu chuyện nhỏ, đôi khi chẳng đầu chẳng cuối. Nhưng tôi thấy lòng mình nhẹ hơn mỗi lần được ai đó lắng nghe. Nhất là khi người ấy không cố gắng tìm hiểu quá nhiều, không đào bới, không đánh giá.

Người ấy biết tôi thích Quang Minh.
Biết tôi vẫn hay nhớ về Bộ Tứ bàn cuối.
Biết tôi thường xuyên mơ về một chiều tháng Tư năm nào, bên khung cửa sổ lớp học cũ.

Tôi nói hết những điều đó cho “Chàng thơ”.
Mà không biết rằng, đôi khi, người biết quá nhiều về mình… là người đã ở rất gần, từ rất lâu rồi.

“T từng viết cho Quang Minh ba bức thư.
Hai bức đầu tiên được gửi đi.
Không có hồi âm.

T đã nghĩ có thể cậu ấy không nhận được. Hoặc nhận rồi, nhưng không biết là của ai. Hoặc... biết đấy, nhưng giả vờ không biết.

Bức thứ ba, t không gửi nữa.

T gấp nó lại, cẩn thận hơn mọi khi, nhét vào quyển sổ có bìa màu lam — cuốn sổ từng ghi chi chít những dòng nhật ký vu vơ thời cấp 2. T không biết giữ lại để làm gì, chỉ là, tôi không đủ can đảm để chịu thêm một lần im lặng nữa.
Im lặng, đôi khi còn đau hơn từ chối.”


Bức thư ấy tôi viết sau lễ tổng kết năm lớp 9 — ngày cuối cùng chúng tôi gặp nhau.
Hôm đó trời rất nắng. Sân trường đầy bóng áo trắng và tiếng cười nói xôn xao.
Chúng tôi cùng chụp một tấm ảnh tập thể, ai cũng chen lên hàng đầu. Tôi đứng nép ở một góc, bị che khuất gần hết. Nhưng tôi nhớ rõ: Quang Minh ở hàng giữa, áo sơ mi trắng, cười rất rạng rỡ.
Tôi cứ đứng đó, tay bám vào tà áo dài, không dám lại gần.

Khi ảnh được in ra và truyền tay nhau sau buổi họp lớp năm sau, tôi nghe Vy nói:
“Ơ, tấm này không có Nguyệt hả?”
Tôi chỉ cười.
Không ai biết... tôi đã ở đó. Chỉ là không lọt vào khuôn hình.

“Tấm ảnh cuối cùng không có tớ.”


[separate]


Bức thư thứ ba bắt đầu bằng dòng:

“Tớ không biết bao giờ cậu sẽ đọc được thư này. Hoặc là, có đọc hay không. Nhưng nếu có một ngày cậu vô tình nhớ lại, thì tớ chỉ muốn nói: Tớ đã từng thích cậu. Lặng lẽ thôi, như cách một đám mây trắng lướt qua bầu trời xanh của cậu.”

Tôi không biết mình đã viết bao nhiêu trang.
Chỉ nhớ là, đến cuối thư, tôi đã viết:

“Dù sau này cậu có đi xa đến đâu, tớ cũng mong mình vẫn sẽ được nhìn thấy cậu, dù chỉ từ xa — như cách một người giữ gìn vì sao cũ trong lòng, mà không cần nó phải tỏa sáng nữa.”

Tôi gấp thư lại, bỏ vào quyển sổ màu lam, và chưa từng mở ra lần nào kể từ đó.

Cho đến hôm nay — khi có một người lạ gửi cho tôi một bài thơ, rồi kiên nhẫn nhắn tin mỗi tối, rồi hỏi tôi:
“Nếu được quay lại một khoảnh khắc của quá khứ, u muốn quay về lúc nào nhất?”

Tôi đã không cần suy nghĩ mà trả lời:
“Buổi chiều hôm ấy, ở sân trường, khi mọi người chụp ảnh chung. Và tớ đứng ngoài khung hình.”
 

Chương 11 – Mùa hội ngộ​

Tôi và Chàng thơ vẫn nhắn tin đều đặn mỗi tối, những lời thơ nhẹ nhàng như một thói quen không thể thiếu. Mỗi tin nhắn đều như một mảnh ghép, đủ để tôi không cảm thấy lạc lõng, nhưng cũng không dám hy vọng quá nhiều.

Tết đến. Cuối cùng tôi cũng được trở về nhà sau bao nhiêu ngày tháng một mình vật lộn với cuộc sống mới ở một nơi xa lạ. Căn phòng nhỏ ấm lên bởi tiếng cười của ba mẹ và mùi bánh chưng nóng trong nồi, nhưng trong lòng tôi lại vẫn lơ lửng những suy nghĩ về buổi họp lớp mùng 3 Tết.

Tôi nhắn cho Chàng thơ:
“Ngày mai lớp họp mặt. T cảm thấy hơi hồi hộp. Không biết gặp lại người đó sẽ thế nào…”

Chàng thơ đáp lại đơn giản:
“Đừng lo lắng quá.”

Ngày mùng 3, trời sáng trong, gió xuân nhẹ nhàng mang theo hơi lạnh. Bãi cát vàng trải dài, cạnh đó là những đám cỏ xanh, chốn tụ tập quen thuộc của lớp tôi năm nào. Cảnh vật vẫn vậy, nhưng giờ đây, chúng tôi ai cũng đã trưởng thành hơn, cao lớn hơn và có chút gì đó chững chạc hơn.

Vũ mang theo loa thùng và túi bánh kẹo, miệng không ngừng kể về giải đấu AOE sắp diễn ra ở Trung Quốc. Vy thì cười tươi, mắt sáng lên khi khoe:
“Năm nay, tao vừa là đội trưởng đội cổ động, vừa là bí thư lớp. Mệt lắm, nhưng vui!”

Tôi chỉ cười nhẹ, ánh mắt vô thức lướt qua mọi người, rồi dừng lại. Quang Minh đứng dưới gốc bàng già, tay đút túi áo khoác, ánh mắt bình thản, nhưng khi nhìn về phía tôi, cậu ấy chỉ gật đầu và mỉm cười như thể mọi thứ đều bình thường, chẳng có khoảng cách nào giữa chúng tôi. Tôi gật đầu đáp lại, nhưng tim bỗng nhiên đập nhanh hơn.

Cả lớp bày đồ ăn ra chiếu: bánh chưng, giò lụa, hạt dưa, mứt bí, vài chai coca và nồi lẩu điện nóng hổi. Tiếng cười nói vang lên, tôi ngồi cạnh Vy và Vũ, cố gắng không để ý đến Minh. Nhưng đôi khi, ánh mắt tôi lại vô thức tìm kiếm cậu, rồi chạm phải ánh nhìn ấy, khiến tôi vội vã quay đi.

Trò chơi bắt đầu, và như mọi lần, mỗi người được chia cặp ngẫu nhiên. Vy đọc lớn:
“Nguyệt với Vũ!”

Cả lớp rộ lên cười. Tôi và Vũ nhìn nhau, cùng cười.

“Minh với… Nguyệt Nga!” – Vy tiếp tục, giọng hơi cao hơn bình thường.

Một vài ánh mắt liếc qua, vài cái huýt sáo nhỏ. Tin đồn từ thời cấp 2 lặng lẽ trỗi dậy. Minh đứng bên cạnh Nguyệt Nga, tay đút túi áo. Cậu ấy chỉ mỉm cười nhè nhẹ, ánh mắt lơ đãng, nhưng dáng vẻ lại rất đỗi tự nhiên — như thể việc đứng cạnh cô ấy là điều đã quen từ rất lâu.

Vũ nghiêng đầu, nói nhỏ với tôi, giọng ranh mãnh:
– Sẵn sàng chưa, bạn chơi của tôi? Hôm nay tôi quyết tâm giành danh hiệu “vua làm Nguyệt cười”.

Tôi chưa kịp đáp, cậu đã đặt một quả bóng nhỏ vào giữa hai đứa.
– Trò này gọi là “Giữ bóng không tay”. Luật chơi gốc là giữ bóng bằng bụng không để rơi. Nhưng vì đây là phiên bản Vũ nâng cấp, nên ai làm rơi thì phải nói một bí mật về người còn lại.

Vũ nhắm mắt làm vẻ trịnh trọng:
– Câu đầu tiên: “Nguyệt là cao thủ né Minh mọi lúc, mọi nơi.”

Tôi cười khúc khích, cố giữ thăng bằng cho quả bóng khỏi rơi. Cả nhóm xung quanh cũng cười ồ lên.

Vũ tiếp tục với những câu hỏi lạ đời:
– Nếu Nguyệt là mèo, Nguyệt chọn Minh hay Vũ để… làm sen?
– Nguyệt từng ghen bao nhiêu lần rồi? Trên ba lần thì gật đầu hai cái!


Tôi đỏ mặt, vừa cười vừa lắc đầu né tránh.

Bất chợt, ánh mắt tôi lướt ngang. Minh và Nguyệt Nga đang chơi trò “ăn táo trên dây”. Cô ấy khéo léo xoay người, còn Minh giơ tay giữ sợi dây cho quả táo khỏi đung đưa. Họ nhìn nhau, cười như chẳng còn ai quanh đó.

Cảnh ấy như một cú chạm nhẹ, nhưng đủ khiến tôi sững người.

Vũ khều nhẹ tay áo tôi:
– Này, đang chơi mà! Đừng để bóng rơi, không tôi lại phải khai thêm bí mật đấy.

Tôi bật cười, gật đầu. Nhưng nụ cười không giấu nổi cảm giác nhói lên trong ngực. Một điều gì đó, âm thầm và mềm như gió, vừa lướt qua trong lòng — nhẹ thôi, mà đủ khiến người ta im lặng.​


Sau vài trò vận động, mồ hôi lấm tấm trán, ai cũng thở hổn hển nhưng cười không dứt.

Vy đề xuất:
– Chơi nhẹ nhàng tí đi. “Sự thật hay thử thách” nha?

Vũ huýt sáo:
– Rồi xong, sắp có người bị bóc phốt!

Cả nhóm ngồi thành vòng tròn trên bãi cỏ. Một chiếc chai nhựa được đặt giữa vòng, quay tròn.

Chiếc chai dừng lại, chỉ vào… tôi.

Vy cười nham hiểm:
– Sự thật hay thử thách?

Tôi nhìn quanh, định chọn “thử thách” cho an toàn, nhưng Vũ xen vào:
– Chọn “sự thật” đi, để tụi này khai quật trái tim Nguyệt một chút!

Tôi lúng túng, gật nhẹ. Vy hỏi ngay:
– Lần cuối cùng cậu thấy tim đập nhanh vì ai?

Cả vòng ồ lên. Tôi đỏ mặt, cười trừ, lảng ánh mắt ra phía sông. Nhưng khoảnh khắc ấy, tôi lỡ chạm ánh nhìn của Minh. Không ai nói gì, nhưng tôi biết mình vừa bị đọc vị.

Chiếc chai quay lần nữa. Dừng lại ở... Minh.

Vũ hét lớn:
– A ha! Nhân vật được mong đợi nhất đây rồi!

Vy chống cằm:
– Sự thật hay thử thách, Quang Minh?

Minh cười nhẹ, ánh mắt điềm tĩnh:
– Thử thách.

Vy vỗ tay:
– Tốt! Nào, thử thách của cậu là… nhìn vào mắt người đối diện bất kỳ trong nhóm 10 giây, không được chớp mắt!

Không khí như nén lại trong vài giây.

Minh liếc nhìn vòng tròn. Rồi... ánh mắt cậu dừng lại ở tôi.

Tôi giật mình, chưa kịp phản ứng thì Minh đã xoay người đối diện, chống tay lên gối, nhìn thẳng vào mắt tôi.

10 giây. Chỉ 10 giây thôi.

Không ai lên tiếng. Tiếng gió nhẹ thổi qua bãi cỏ cũng nghe rõ. Ánh mắt ấy không gay gắt, không dữ dội. Chỉ là… rất yên lặng, và rất cũ. Như thể chúng tôi đang đứng trong sân trường năm nào, dưới tán phượng đỏ rực.

Tôi quay đi trước.

Chiếc chai quay tiếp. Dừng ở… Vy.

Vy bật cười:
– Tôi chọn “sự thật”! Hỏi gì hỏi lẹ!

Tôi lấy lại bình tĩnh, hỏi vớt vát:
– Nếu được chọn một người trong lớp làm bạn trai, Vy sẽ chọn ai?

Vy nhìn quanh, giả bộ cân nhắc, rồi cười ranh mãnh:
– Nếu nói thật thì chắc không chơi được tiếp! Nhưng thôi… chắc là Vũ. Vì tôi sợ mấy thằng thông minh ít nói như Minh lắm!

Cả nhóm cười phá lên. Vũ ngồi cạnh Vy, vỗ tay rầm rầm:
– Trái tim tôi được chữa lành rồi!

Chiếc chai quay lần cuối. Dừng ở... Vũ.

Minh hỏi:
– Sự thật hay thử thách?

Vũ làm bộ đắn đo, rồi chống cằm:
– Sự thật đi. Vũ này sống thật từ bé mà.

Minh gật đầu:
– Câu hỏi: Trong nhóm này, cậu quan tâm nhất đến ai?

Vũ nhìn quanh, cười nhẹ:
– Khó quá ta. Nhưng chắc là… người đang ngồi cạnh tôi từ đầu đến giờ, và hay giả bộ cười khi trong lòng đang không ổn …

Cả đám nín thở chờ đợi, ánh mắt ai cũng ánh lên vẻ tò mò. Nhưng khác với vẻ hài hước mọi khi, lần này cậu nghiêm túc đến lạ. Ánh mắt ấy không trêu chọc, không lấp lửng, mà chân thành như một lời khẳng định.

Cậu dừng lại ở tôi.

– … Ánh Nguyệt!

Không ai cười. Cũng không ai nói gì. Mọi thứ như chững lại một nhịp.

Tôi bất ngờ đến mức không kịp phản ứng. Câu trả lời ngắn gọn, không vòng vo, không lấp liếm. Rõ ràng đến mức khiến tôi thấy bối rối. Nhưng ánh mắt Vũ lại dịu dàng vô cùng. Không gượng ép, không đòi hỏi. Chỉ là... một câu trả lời thành thật, đúng như chính con người cậu từ trước đến giờ.

Tôi cười nhẹ, gật đầu. Không né tránh, nhưng cũng không biết nên đáp lại thế nào.​


Gió chiều sông lùa nhẹ, mùi cỏ dại thơm ngai ngái, và bầu trời dần nhuộm màu hồng nhạt. Tôi bước tách khỏi nhóm, lặng lẽ đi về phía bờ sông. Tiếng cười đùa sau lưng vẫn còn vọng lại, nhưng tôi chỉ muốn yên tĩnh một chút, để trái tim mình lắng xuống.

Tôi đá một viên sỏi nhỏ, nhìn nó bật mấy lần trên mặt nước trước khi chìm hẳn.

– Gió chiều nay dễ làm người ta cảm cúm đấy. – Giọng nói quen thuộc vang lên sau lưng.

Tôi quay lại. Tôn Vũ đứng đó, tay cầm chiếc áo khoác của mình. Không đợi tôi từ chối, cậu nhẹ nhàng choàng nó qua vai tôi.

– Cứ coi như là... phần thưởng cho đồng đội giữ bóng giỏi nhất hôm nay. – Vũ cười, cái kiểu cười nửa đùa nửa thật mà tôi chẳng biết trả lời sao cho phải.

Tôi cười nhẹ. Hai đứa đứng cạnh nhau, im lặng nhìn sóng nước lăn tăn trong chốc lát.

– Hồi xưa tụi mình cũng hay ra đây chơi nhỉ? – Tôi hỏi, không quay sang.
– Ừ. Nhưng hồi đó cậu toàn trốn sau lưng Vy. Mỗi lần tớ tới gần là quay đi liền. – Vũ huých nhẹ khuỷu tay tôi.
– Ai biểu cậu lúc đó hay chọc quê người ta...

Cả hai cùng bật cười.

Chúng tôi đang định quay lại thì điện thoại tôi rung nhẹ. Một tin nhắn đến từ cái tên quen thuộc: “Chàng thơ”.

“U đang làm gì vậy?”
“Gặp lại bạn cũ có vui không?”
“Có ai làm u cười ko? Minh hay Vũ?”


Tôi hơi giật mình. Cậu ấy chưa bao giờ nhắn vào giờ này. Thường thì chỉ khi cả hai đã yên vị bên bàn học, màn đêm đã phủ đầy khoảng trời cửa sổ, Chàng thơ mới xuất hiện – như một thói quen ngầm không cần báo trước.

Tôi đảo mắt nhìn quanh theo phản xạ. Ai đang bấm điện thoại? Có ánh mắt nào vừa lướt qua tôi không? Nhưng mọi người đều đang cười đùa, hoặc ăn mứt, hoặc chụp hình. Không ai khả nghi cả. Hoặc… ai cũng khả nghi một chút.

À trừ Tôn Vũ ra, vì cậu ấy vẫn luôn ở ngay cạnh tôi từ nãy đến giờ.

Vũ nghiêng đầu:
– Ai nhắn vậy? Mặt cậu đang đỏ kìa.

Tôi giấu điện thoại sau lưng, lắc đầu:
– Không có gì... là... mấy tin nhắn cũ thôi.

Nhưng tay tôi vẫn run nhẹ, và trong đầu, ba câu hỏi ấy cứ xoáy mãi không thôi.
Minh hay Vũ?

Tôi không trả lời ngay. Nhưng khi Vũ quay sang nhìn tôi, như chờ đợi một câu đùa tiếp theo, tôi bỗng thấy lòng mình dịu lại.

Tôi nhắn:
“Có. Người ta nói sẽ làm t cười từ đầu đến cuối. Và… người ta làm được.”

Tôi không biết Chàng thơ sẽ nghĩ gì khi đọc dòng ấy. Nhưng lúc này, tôi chỉ biết mình đã thật sự cười – từ đầu đến cuối, như Vũ đã hứa.​


Buổi tối, cả bọn ngồi quây quần bên đám lửa bập bùng. Khói cay xè làm ai nấy đỏ ửng cả má, phần vì rét, phần vì hứng khởi. Thanh Vy đang lúi húi trở khoai, tay dính đầy tro, vừa cười vừa hét lên khi một củ khoai bất ngờ nổ “tách” một cái. Tôn Vũ ngồi gần đó vờ né, rồi nhanh tay gắp luôn củ khoai nứt

— Củ này chắc ngon nhất, cho người quan trọng nhất nè! – Vũ vừa cười nói vừa hướng ánh mắt sang tôi.

Tôi đang định đáp lại thì Minh bất ngờ đưa một củ khoai nóng đến trước mặt tôi.
— Củ này nướng từ đầu, chắc vừa chín tới.
Tôi ngước nhìn lên. Cậu ấy vẫn như mọi khi — ánh mắt dịu dàng, giọng nói trầm ấm, không có gì đặc biệt — nhưng lại khiến tôi bối rối. Vì giữa cái lạnh của đêm, giữa những tiếng cười rộn rã và ánh lửa bập bùng, sự dịu dàng ấy vẫn đủ làm tim tôi rung lên một nhịp khẽ khàng.

Tôi chưa kịp đưa tay ra thì Minh đã cúi xuống, lấy khăn tay của mình bọc quanh củ khoai rồi đặt nhẹ vào lòng bàn tay tôi.
— Đừng cắn vội, bỏng đấy.

Khoảnh khắc tay chạm tay ấy chỉ thoáng qua, nhưng như một vệt sáng mỏng manh chạy dọc tâm trí. Cậu ngồi xuống bên cạnh tôi, không nói gì thêm. Tôi cúi đầu, vờ tập trung vào lớp vỏ khoai đang lột dở, nhưng mắt vẫn thấy rõ đôi giày thể thao cũ kĩ mà tôi nhận ra ngay — đôi giày Minh vẫn mang suốt từ cấp hai.

Tôi bỗng nhớ lại một buổi chiều cũ, cũng ở bãi cát này, khi Minh từng hỏi:

“Nếu sau này ai làm cậu buồn, cậu sẽ kể với ai đầu tiên?”
Tôi đã không trả lời. Khi ấy, tôi chưa biết rằng có những câu hỏi, một khi bỏ lỡ, sẽ mãi không có lại lần hai.

Giờ đây, khi bên tôi là cả Vũ với những trò chọc cười vô tư, là Minh với sự trầm lặng khó đoán, và là Chàng thơ — người vẫn chưa hiện diện bằng hình hài cụ thể — tôi bỗng thấy trái tim mình giống như chiếc chai lúc nãy, quay mãi trong vòng tròn bạn bè, chưa biết dừng lại ở đâu.​


Trời về khuya. Gió bên sông thổi mạnh hơn, ngọn lửa bắt đầu nhỏ dần. Mọi người rủ nhau gom đồ, chuẩn bị ra về. Đứa nào cũng bịn rịn, chẳng ai muốn nói lời tạm biệt. Tôn Vũ là người mở lời trước:

— Hay tụi mình tạo một nhóm nhắn tin đi, để còn kể chuyện trường mới?

— Ý hay á!
— Thanh Vy hưởng ứng ngay, rút chiếc điện thoại “cục gạch” trong túi ra, cười toe toét.

Tôi cũng mở điện thoại, ngón tay luống cuống đến lạ. Cả đám lục đục đọc số, người này lưu của người kia, có đứa còn chọc ghẹo:

— Lưu xong rồi phải chịu khó nhắn đó nha, đừng bặt tăm như mấy tháng trước!

— Số của Minh đâu?
— Ai đó hỏi.
Minh chỉ cười khẽ, trong một khoảnh khắc nào đó, tôi cảm giác cậu ấy hơi liếc mắt về phía mình:

— Tớ không dùng điện thoại đâu, thấy phiền lắm.

Một câu nói đơn giản ấy của Minh, nhưng làm tim tôi đập lỡ một nhịp.
“Không dùng điện thoại”?
Vậy... Quang Minh không phải là Chàng thơ?​


Tối hôm ấy, khi về đến nhà, điện thoại tôi lại rung lên.

“Lúc u cười, cả mặt trời cũng phải ghen tị.
Người đứng kế bên u hôm nay, có biết điều đó không?”


Là Chàng thơ.
Tay tôi run nhẹ. Trong lòng dâng lên cảm xúc lẫn lộn: vui, sợ, hồi hộp. Tôi nhìn xuống chiếc áo khoác vẫn còn vương mùi nắng ở bãi cát, tim như thắt lại.

Nếu Minh thật sự là Chàng thơ… thì tại sao lại phủ nhận chuyện có điện thoại? Nếu không phải… thì ai đã ở đó, nhìn tôi từ một khoảng cách rất gần, đủ để viết những lời như thế?

Bãi cát hôm nay… có quá nhiều điều không thể lý giải bằng lý trí.

Tôi không trả lời tin nhắn đêm đó.

Chỉ là … mùa xuân năm nay, có quá nhiều điều không giống mọi năm. Và dường như, trong tất cả những điều đang thay đổi ấy, chính trái tim tôi cũng đang học cách lớn lên — lặng lẽ, không lời.​
 

Chương 12 – “Nếu u là cậu ấy…”​

Dạo gần đây, tôi bắt đầu cảm thấy có gì đó… lạ.
Không hẳn là rõ ràng, cũng chẳng đủ để kết luận điều gì.

Nhưng có những lúc, khi đọc một tin nhắn của Chàng thơ, tim tôi lại đập nhanh hơn một nhịp. Không phải vì câu thơ hay lời lẽ dịu dàng.

Mà vì… một từ.

Một cách ngắt câu.

Một dấu ba chấm quen thuộc.

Tôi từng thấy cách nói ấy ở đâu rồi. Không chỉ một lần.
Và rồi, trong buổi họp lớp tuần trước, khi cậu ấy – Quang Minh – ngồi đối diện tôi, cười nhẹ và nói một câu… giống hệt đoạn thơ mà tôi vừa đọc sáng hôm đó.

Tôi ngước lên.
Cậu ấy nhìn tôi, không chớp mắt.
Tôi quay đi, tim đánh lạc một nhịp – hỗn loạn và run rẩy.
Không chắc. Cũng không dám chắc.
Một phần trong tôi khẽ thì thầm: “Là cậu, đúng không?”
Nhưng một phần khác lại run rẩy: “Làm ơn đừng là cậu…”

Vì nếu là cậu… thì mọi cảm xúc tôi cố giấu bấy lâu sẽ không còn chỗ để trốn nữa.

Tôi sẽ phải đối mặt với tất cả những điều không lời trước đây.

Những ngày tôi tưởng mình quan trọng.

Những ánh nhìn tôi nghĩ là dành riêng.

Những hồi hộp tôi cho rằng chỉ có tôi mới cảm nhận được.
Và nếu tất cả điều đó… cậu cũng từng dành cho người khác?

Thì tôi là ai trong mắt cậu?
Một người bạn? Một chút vui đùa? Hay chỉ là một cái tên trong danh sách tin nhắn?

Tôi đã định hỏi.
Tin nhắn gõ đến một nửa rồi. “Cậu có phải là…”
Tôi dừng lại.
Nếu cậu đã muốn giấu, chắc hẳn cậu có lý do.
Và nếu tôi biết lý do đó rồi không chịu nổi thì sao?

Tôi xóa hết. Đặt điện thoại xuống.
Im lặng.

Chỉ còn lại một đêm dài, và một mối nghi ngờ cứ thế lớn lên, không ai xác nhận, cũng chẳng ai phủ nhận.​
Tôi không trả lời tin nhắn của Chàng thơ nữa.

Không phải vì giận. Cũng chẳng phải vì ghét.
Chỉ là tôi… không biết phải viết gì.
Nếu nói một câu vô thưởng vô phạt, tôi thấy mình giả dối.
Nếu nói thật lòng, tôi lại sợ.

Tin nhắn vẫn đến đều đặn mỗi tối.
Có hôm là một đoạn thơ ngắn. Có hôm là vài dòng kể chuyện vụn vặt trong ngày.
Vẫn là cái kiểu nhẹ nhàng, kiên nhẫn, không thúc ép — như thể người đó biết tôi đang đọc, và chỉ cần thế thôi là đủ.

Tôi vẫn mở ra xem. Mỗi dòng đều đọc kỹ. Có khi còn đọc đi đọc lại.
Tôi biết mình thật tệ. Tệ nhất là ở chỗ… vẫn mong chờ.

Mỗi tối, tôi nằm quay mặt vào tường, cắn chăn mà nước mắt cứ lặng lẽ tràn ra.

“Trả lời đi... một chữ thôi cũng được.” – tôi van nài chính mình.
Nhưng rồi lại nghe một giọng khác trong đầu thì thầm: “Không... Đừng gieo hy vọng trên nền của nghi hoặc.”

Có lúc tôi đã mở khung soạn thảo, gõ được vài dòng.
Nhưng cuối cùng, vẫn chỉ là tiếng xóa xóa xóa… rồi màn hình trống trơn.

Tôi nhớ Chàng thơ.
Tôi nhớ cái cảm giác có ai đó lắng nghe mình.
Nhưng tôi lại sợ mình chỉ là một trong nhiều người được lắng nghe như thế.
Còn trái tim tôi… thì từ đầu đến cuối lại chỉ dành cho một người.​
Tôi bắt đầu tự hỏi:

Nếu Chàng thơ thật sự là Quang Minh… thì tôi phải đối mặt với cậu ấy thế nào đây?

Tôi đâu thể tỏ ra bình thường. Không thể cười nói như chưa từng có gì xảy ra.
Trong khi lòng tôi thì hỗn loạn với hàng trăm câu hỏi không lời đáp.
Tại sao lại là tôi? Tại sao lại giấu? Tại sao lại im lặng suốt bao nhiêu ngày tháng?
Tôi sợ… khi tìm được câu trả lời, tôi lại chẳng thể chịu nổi sự thật.
Sợ mình chỉ là một trò đùa dài hạn. Sợ người tôi thương thật ra chưa từng thương tôi.

Nhưng nếu người đó… không phải là Quang Minh thì sao?

Nếu chỉ là một ai đó thầm lặng, đã bỏ công lắng nghe tôi suốt thời gian dài như thế.
Một người kiên nhẫn, dịu dàng, và chưa từng đòi hỏi bất cứ điều gì.
Tôi bỗng thấy mình thật tàn nhẫn.
Tôi biến mất như chưa từng tồn tại, để mặc những dòng tin rơi vào im lặng.
Không một lời giải thích. Không một lời chào.

Cậu ấy đâu có làm gì sai?
Nếu sai, thì phải là tôi sai

Sai vì đã để trái tim mình đi trước, rồi lại đòi dừng lại khi người khác còn chưa bắt đầu.​


Tôi không biết phải phản ứng thế nào khi đọc tin nhắn của Tôn Vũ. Cậu ấy không lòng vòng, không mập mờ, chỉ viết mấy dòng ngắn gọn thôi, nhưng đủ khiến lòng tôi chao đảo:

“Tớ không muốn làm bạn nữa. Tớ muốn được ở bên cậu – không như một kẻ đứng ngoài nhìn, mà là người nắm tay cậu thật sự. Không giấu giếm, không mập mờ như ai kia.”

Tôi đọc đi đọc lại tin nhắn đó cả chục lần. Một phần trong tôi thấy cảm động. Tôn Vũ luôn như thế — không giỏi nói những lời hoa mỹ, nhưng lại chân thành đến mức khiến người khác thấy mình có lỗi nếu không đáp lại.

Cùng lúc đó, Chàng thơ vẫn gửi những tin nhắn dài, đều đặn mỗi đêm. Không nói nhớ, cũng chẳng hỏi han tôi vì sao im lặng. Chỉ là những mẩu chuyện vụn vặt, những câu thơ không tên, những tâm sự nhỏ không đầu không cuối.

Không một lời trách móc. Không một câu oán giận.

Nhưng cũng chẳng một lần tự nhận là ai.

Tôi đứng giữa hai người — một người rõ ràng muốn bước vào thế giới của tôi, và một người cứ mãi đứng sau bức rèm mỏng, nhìn tôi mà không chịu tiến thêm một bước.

Tôi tự hỏi mình: Liệu mình có đang tàn nhẫn không, khi không trả lời Chàng thơ dù cậu ấy chẳng làm gì sai? Nhưng nếu người ấy không phải là Quang Minh... nếu tôi đang ảo tưởng từ đầu đến cuối thì sao?

Tôi có thể chọn một người thật lòng với mình, nhưng trái tim lại không cho phép.
Mà người tôi mong, lại chẳng bao giờ chịu bước ra khỏi bóng tối.​


Gần hai tuần trôi qua, Chàng thơ vẫn cứ như vậy. Vẫn đều đều nhắn tin mỗi ngày dù chẳng nhận được hồi đáp. Kiên trì đến mức làm người ta phát bực. Cuối cùng người đầu hàng trước vẫn là tôi.
“Sao u không hỏi lý do t im lặng?
Hay u luôn biết rõ mọi chuyện, nên chẳng cần phải hỏi nữa?

T xin lỗi… vì đã khiến u phải chờ.
Nhưng… nếu bây giờ t muốn biết u là ai,
u có dám nói không?

U có thích tôi không?
Ngoài t ra… u còn nhắn tin với ai nữa?
Nếu người đó không phải là t… u vẫn viết nhiều như vậy không?
Nếu u thích tôi... thì là vì tôi là tôi, hay vì tôi là người đã ở đó đúng lúc u cần một người?


Chàng thơ:
“U hỏi nhiều câu quá. Nhưng t không định né tránh đâu.
T thích u.
T thích u. Không phải vì u đặc biệt hơn ai. Mà vì chính những điều u tưởng như bình thường nhất... lại khiến t không thể nào quên.
T chưa từng nhắn cho ai khác, ngoài u.
Mỗi dòng chữ, mỗi bài thơ, t đều nghĩ đến u đầu tiên và cuối cùng.
Nhưng…
Có những điều, nếu nói ra sớm quá… lại dễ làm hỏng tất cả.
T sẽ nói. Nhất định sẽ nói.
Chỉ là… chưa phải bây giờ.
U tin t được không?”


Tôi đọc đi đọc lại tin nhắn ấy, không biết từ lúc nào nước mắt đã ướt cả màn hình.
Nếu người đó là Quang Minh… thì … tại sao cậu không nói? Tại sao lại chọn con đường vòng vèo đến thế?
Nhưng nếu không phải cậu ấy…
Thì ít nhất, vẫn có một người thật lòng thích tôi.
Duy nhất.
Chỉ mình tôi.
Chỉ vậy thôi, cũng đủ để tôi tin.
Và chờ.​


Tôi không biết mình làm vậy vì tin tưởng, hay vì muốn thử xem người ấy có ghen không. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn kể cho Chàng thơ về tin nhắn của Tôn Vũ. Tin nhắn bên kia ngừng lại vài phút.

“U trả lời chưa?” – Cậu ấy nhắn.

“T chưa.” – Tôi gõ nhanh, rồi lại xoá. Viết lại: “Chưa. Nhưng t nghĩ u nên biết.”

Không có icon nào. Không có “haha” hay “ừm” như mọi khi.

Tôi gõ thêm dòng nữa: “U im lặng vậy là sao?”

“Không sao. Chỉ là đang cố không ghen thôi.”


Tôi siết chặt điện thoại trong tay. Mặt tôi nóng bừng, còn tim thì… hình như bị một câu nói làm cho lệch nhịp.

Tôi gõ đi gõ lại vài lần, xóa rồi lại viết. Cuối cùng chỉ gửi đúng một dòng:
“T nên trả lời Vũ thế nào?”

Chàng thơ không trả lời ngay.

Một phút.

Rồi hai phút.

Tim tôi bắt đầu đập mạnh như trống trường báo vào tiết.

Rồi màn hình sáng lên:
“U định đồng ý à?”

Màn hình im lặng. Một giây. Hai giây.

Tôi chưa kịp nghĩ ra phải đáp thế nào thì một tin nhắn nữa tới:
“Nếu u thích t… thì đừng để người khác bước vào chỗ đó. Làm ơn.”

Tôi nhìn chằm chằm vào màn hình. Một phần trong tôi muốn nhắn ngay:

“Là Quang Minh đúng không?”
Nhưng cuối cùng lại tắt máy, úp mặt xuống gối.

Tôi không còn cần biết cậu là ai nữa.
Không cần danh tính. Không cần hứa hẹn.
Chỉ cần mỗi đêm, vẫn có một dòng tin đến – như cách cậu vẫn luôn đến, lặng lẽ và dịu dàng.
Và nếu một ngày, cậu đủ dũng cảm để bước ra khỏi bóng tối —
Thì tôi hứa, mình sẽ không quay đi nữa.
Chỉ cần… người ấy là cậu.
 

Chương 13: Một ngày không ai mong đợi​

Có những điều không ai hứa, nhưng khi biến mất lại khiến người ta day dứt mãi.

Kỳ nghỉ Tết năm lớp 10 kết thúc bằng một ngày chẳng ai mong đợi. Một ngày tôi ước có thể quên đi, nhưng lại nhớ mãi.

Mùng 5 Tết, trời vẫn còn vương chút nắng hanh của đầu xuân. Tôi đang ngồi trong bếp, phụ mẹ vo gạo thì nghe tiếng chó sủa vang ngoài cổng. Vừa ngẩng lên, tôi đã thấy mẹ khựng lại, tay run lên một chút. Một người đàn ông lạ mặt, bộ dạng lôi thôi, đôi mắt trũng sâu và gò má gầy nhom đứng ngoài hàng rào, gọi tên bố tôi.

Người ấy khom lưng, giọng lí nhí:
“Em đến… xin anh cho vay ít tiền. Em trót lỡ… đánh bạc mấy hôm Tết…”

Không phải lần đầu tôi chứng kiến cảnh ấy, nhưng đã lâu lắm rồi tôi mới phải nghe lại những lời như thế. Ở nơi tôi sống, bố tôi được gọi bằng nhiều cái tên mà tôi không muốn lặp lại. Người ta nói rằng rời khỏi quê hương là một cách để quên đi quá khứ, nhưng hóa ra… quá khứ vẫn ở nguyên đó, chỉ chờ một ngày để nhắc tôi nhớ lại.

Tối hôm ấy, tôi đã kể cho Chàng thơ nghe. Không vòng vo, không giấu giếm. Tôi không hiểu vì sao mình lại tin cậu ấy đến thế. Dù chẳng biết cậu là ai, cũng chưa từng nhìn thấy mặt. Nhưng ở trong lòng tôi, có một chỗ rất nhỏ, rất kín… vẫn dành riêng cho người ấy, như một chiếc hộc bí mật chứa đựng những điều không ai biết. Kể cả Bộ tứ.

“T không biết phải nói gì, nhưng t cảm ơn u vì đã kể.
Dù u mang câu chuyện đó nặng lòng đến đâu, t vẫn thấy u thật mạnh mẽ.
Và… t không nghĩ u cần phải xấu hổ.”


Tôi đọc đi đọc lại mấy dòng ấy. Rồi gập điện thoại lại, lặng im rất lâu.

Kỳ nghỉ Tết, dù dài bao nhiêu, cũng chỉ là một khoảng thời gian ngắn để mình tìm lại chút bình yên sau những ngày tháng học hành căng thẳng. Nhưng khi kỳ nghỉ kết thúc, nó lại giống như một cái khe hẹp mà mình phải bước qua, để đối diện với những câu hỏi chưa có lời giải, những điều vẫn chưa rõ ràng.

Trường học đã trở lại, nhưng không khí thì khác hẳn. Không còn ánh nắng ấm áp như những ngày Tết, không còn tiếng cười giòn giã trong những buổi sum họp. Mọi thứ bây giờ như một bức tranh u ám. Bàn học của tôi vẫn như thế, không có gì thay đổi, chỉ có cây bút và cuốn vở nằm im lìm, không ai nói gì nữa. Dường như mọi người đã quen với sự im lặng này rồi, còn tôi thì lại thấy lạc lõng giữa đám đông.

Ngồi trong lớp học, tôi cảm thấy như mình là một phần của nơi này, nhưng cũng chẳng thật sự thuộc về nơi này. Ngày đầu quay lại trường, tôi cảm thấy mình như đang thiếu một điều gì đó. Một phần của tôi vẫn còn ở quê, với những ký ức mà tôi chẳng thể chia sẻ cùng ai, về một gia đình chẳng giống ai.

Trong lúc tôi đang nghĩ ngợi vẩn vơ, điện thoại lại vang lên. Là tin nhắn từ Chàng thơ. Cậu ấy nhắn tin đều đặn, không thúc giục, không hỏi han gì nhiều. Những câu chữ của cậu ấy luôn nhẹ nhàng, không đẩy tôi vào một sự lựa chọn nào cả. Cậu ấy không nói về tình yêu, cũng chẳng nhắc đến những điều tôi sợ. Chàng thơ chỉ kể cho tôi những câu chuyện nhỏ, những bài thơ ngắn, những suy nghĩ lạ lùng chẳng có đầu đuôi, nhưng tôi lại cảm thấy bình yên khi đọc chúng. Đó là một sự an ủi vô hình, lặng lẽ, mà có lẽ là điều duy nhất giữ tôi lại trong thế giới này, nơi mà tôi cảm thấy như một người ngoài cuộc.

Mỗi tin nhắn của cậu ấy khiến tôi cảm thấy cậu ấy hiểu tôi, hiểu tôi đang nghĩ gì, nhưng lại không đòi hỏi gì thêm. Bỗng dưng, tôi cảm thấy không còn cô đơn đến thế, dù xung quanh vẫn là một thế giới hoàn toàn xa lạ.

Lớp chuyên của tôi cũng không thiếu người tò mò. Có một hôm, đang ngồi viết bài trong giờ học, Vy Anh – cô bạn mới – bỗng dưng nhìn tôi với cái nhìn đầy nghi ngờ. Cô ấy không nói gì, chỉ cười cười rồi quay sang trêu tôi:

– Có người yêu rồi à?

Câu hỏi không ngờ ấy làm tôi đỏ mặt. Tôi vội lắc đầu, nhưng không hiểu sao lại cảm thấy hơi lúng túng. Cảm giác như mình không thể giữ nổi bí mật nữa, dù chỉ là một chút thôi. Những câu hỏi nhỏ như vậy, sao lại khiến tôi bối rối đến thế?

Vy Anh nhìn tôi một lúc, rồi bật cười. Cô ấy không ép tôi trả lời, nhưng ánh mắt vẫn khiến tôi cảm thấy mình như đang bị soi xét. Thật ra, chẳng phải tôi đã cảm nhận được gì đâu, mà chỉ là... cảm giác khó tả thôi.​
Chiều 14 tháng 2, trời vẫn se lạnh, nhưng cái lạnh không khiến tôi run bằng tiếng gọi vang lên giữa cổng trường.

– Nguyệt ơiiii! Cứu tớ với, tớ lạc giữa rừng người rồi này!

Tôi giật mình quay lại, thấy Tôn Vũ đang huơ huơ bó hoa hồng bự chảng như phát tín hiệu cấp cứu. Cậu ấy đứng chơ vơ giữa dòng học sinh đang ùa ra sau giờ tan học, mặt cười tươi như nắng, chẳng có chút nào gọi là ngại ngùng.

Tôi chưa kịp trốn thì cậu ấy đã lao đến như cơn gió.

– Đây là quà cho cậu nhân dịp Valentine! Không được từ chối đâu đấy. Tớ đã bỏ cả buổi học chiều nay, phóng xe hơn 30 cây số sang đây, chờ hơn hai tiếng đồng hồ rồi. Cầm nhanh, mọi người đang nhìn kìa. Đừng để tớ mất mặt!” – Vũ nói một lèo, giọng hờn dỗi mà đáng yêu vô cùng.

Tôi chỉ còn biết cúi mặt nhận lấy bó hoa, vừa ngượng vừa buồn cười. Mọi ánh mắt xung quanh đổ dồn về phía chúng tôi, nhưng Vũ thì chẳng để tâm. Cậu ấy vẫn là Tôn Vũ – rực rỡ, thẳng thắn, và lúc nào cũng ồn ào như thế.

Và tôi – dĩ nhiên – chẳng thể từ chối một lời tỏ tình không chính thức như thế, dù trong lòng còn đang rối bời chưa gọi tên được cảm xúc gì rõ ràng.


[separate]


Chúng tôi đi ăn một quán nhỏ gần trường. Cậu ấy kể chuyện linh tinh, từ thầy chủ nhiệm đến con mèo hàng xóm mới đẻ, giọng lúc nào cũng phấn khích như lần đầu được gặp tôi sau mấy trăm năm xa cách.

Tôi thì không nói nhiều. Chỉ ngồi nghe, thỉnh thoảng cười, và cố gắng giữ cho lòng mình bình lặng.

Nhưng rồi, đêm về.

Khi đã trở lại ký túc xá, tắt đèn, trùm chăn, tôi mở điện thoại ra. Và ở đó – trong khung chat quen thuộc – là hai dòng tin nhắn từ Chàng thơ:

“T sẽ không làm phiền u nữa. Có lẽ T đã quá ích kỷ khi cứ bám lấy u như thế.”
“T xin lỗi vì đã khiến u chờ một người không dám bước ra.”


Tôi đọc đi đọc lại. Không rõ mình đang thấy gì – một lời xin lỗi? Một lời tạm biệt? Hay cả hai?

Tim tôi thắt lại. Lồng ngực hơi nhói lên. Một chút áy náy. Một chút sợ hãi. Và một thứ cảm giác rất gần với... tội lỗi.

Tôi với tay tắt màn hình, nhưng những dòng chữ kia cứ lởn vởn mãi trong đầu. Tôi không nợ Chàng thơ điều gì. Chúng tôi chưa bao giờ hứa hẹn. Vậy tại sao lại thấy như mình vừa phản bội một ai đó?

Chỉ là... tôi đã quen với sự có mặt của cậu ấy. Quen với những dòng tin nhắn lúc trời mờ sáng, những câu thơ chẳng đầu chẳng cuối, những lời chúc ngủ ngon ngập ngừng ngốc nghếch.

Giờ thì... mọi thứ sẽ biến mất thật sao?

Tôi cầm điện thoại, ngồi thừ ra trước màn hình tối đen, dòng tin nhắn cuối cùng của Chàng thơ vẫn còn đó, ngắn ngủi và đau lòng như một tiếng thở dài bị kìm nén quá lâu.

Tôi đã viết một dòng rất nhanh:

“Nếu cậu là người tớ nghĩ đến… thì đừng biến mất.”

Nhưng rồi, tôi lại xoá đi.

Chỉ một buổi chiều trôi qua, mà mọi thứ như lặng xuống. Một sự im lặng lạnh lẽo, không phải đến từ điện thoại, mà đến từ chính bên trong lòng mình.

Tôi muốn nghĩ rằng chỉ là trùng hợp. Nhưng đâu đó, tôi biết… Chàng thơ phản ứng như vậy là vì cậu ấy đã biết chuyện Vũ đến. Nhưng làm sao cậu ấy biết được? Không ai chụp ảnh, cũng chẳng ai đăng gì lên mạng. Buổi chiều đó chỉ có tôi và Vũ.

Chàng thơ... có đang ở gần tôi không? Hay là...

Tôi khẽ rùng mình. Nếu thật sự là người tôi nghĩ đến, thì khoảng cách hơn 100 cây số ấy... có thật là một khoảng cách?

Tôi tắt màn hình điện thoại. Đêm ấy, tôi không còn nhắn gì thêm nữa.
Tôi lặng im rất lâu, đến khi cảm giác nhức nhối ở tim dịu xuống, chỉ còn một khoảng trống vô hình lan ra trong lồng ngực. Cảm giác ấy giống như đứng giữa một ga tàu vắng, vừa tiễn ai đó đi mà không biết chuyến tiếp theo bao giờ mới tới. Có thể là mai. Có thể là không bao giờ.

Valentine đầu tiên của tuổi mười sáu.

Tôi được tặng hoa.

Và cũng mất đi một điều gì đó, rất lặng lẽ.
 

Chương 14 — Không ai sai – Chỉ là không đúng lúc​

“Tôi đã quen với việc có cậu trong những điều nhỏ nhặt nhất. Vậy nên, khi cậu đột nhiên im lặng, thế giới cũng trở nên trống rỗng theo.”

Tôi nằm dài ra bàn học, mắt dán vào quyển vở Toán mà đầu óc trống rỗng. Mấy con số nhảy nhót trên giấy như muốn trêu ngươi, còn tôi thì chẳng hiểu nổi mình đã đọc đến dòng thứ mấy. Ngoài trời, nắng đầu xuân rón rén rơi qua khung cửa sổ, chiếu loang lổ lên mặt bàn. Nhưng dù cho cả thế giới ngoài kia có đang trôi đi nhịp nhàng đến đâu, trong tôi chỉ là một khoảng rỗng mênh mông.

Một tuần kể từ tin nhắn cuối cùng của Chàng thơ.
Một dòng duy nhất. Lạnh như sương sáng:
Tạm biệt.
Không lý do. Không lời giải thích. Không emoji nào hết.

Tôi đã thử nhắn lại cho cậu ấy hàng chục lần. Có lúc viết dài như văn kể, có lúc chỉ là đúng một chữ “Nè…”. Có khi tôi sắp bấm gửi… rồi lại xoá. Sợ mình nói gì sai, sợ cậu ấy sẽ biến mất thật. Mà không nhắn thì… cậu ấy cũng đã đi rồi còn gì?

Tôi chưa bao giờ thấy bản thân yếu đuối như lúc này. Cứ như thể mất một thứ gì đó quan trọng mà mình chưa kịp gọi tên.

Điện thoại trắng đen khẽ rung. Tôi bật dậy. Trái tim như bị ai bóp một cái. Nhưng... không phải cậu ấy.
“Nhắc nhóm nộp bài tập. Hạn chót 10h tối.”
Tôi thở dài. Đặt điện thoại úp mặt xuống bàn. Trong ngực vẫn là cảm giác trống rỗng kỳ lạ – không buồn hẳn, nhưng không vui nổi.

Tối đó, đèn đã tắt, bạn cùng phòng ngủ say từ lâu, chỉ còn ánh sáng lờ mờ từ đèn ngủ. Tôi vẫn nằm thao thức, ôm điện thoại trong tay như thể nó có thể sưởi ấm điều gì đó đã nguội lạnh.

Tôi mở khung chat. Tin nhắn cuối cùng của cậu ấy vẫn nằm đó, lạnh lùng như ngày đông.

Tôi gõ một dòng:
“T nhớ cậu.”
Rồi xoá.
“T ổn.”
Xoá luôn.

Cuối cùng… tôi chỉ gửi một icon mặt buồn: 😔
Chờ một phút. Không ai rep.

Tôi cắn môi, gõ thêm cái mặt chớp chớp mắt cầu cứu:

Mười phút. Vẫn im lặng.
Tôi nhấn mạnh nút gửi như thể nếu bấm đủ mạnh thì cậu ấy sẽ nghe thấy: 😭
Tôi thở hắt. Tự dưng thấy mình thật lố bịch. Nhưng đúng lúc định buông điện thoại thì —
Màn hình sáng lên.

– U làm sao?

Tôi ngồi bật dậy, tim đập như vừa trốn học bị thầy chủ nhiệm bắt gặp.
Ngón tay run run. Nhưng tôi vẫn nhắn lại đúng điều mình muốn nói nhất lúc này:

– Nhớ!

Bên kia, ba chấm hiện lên. Rồi biến mất. Rồi hiện lên lần nữa.
Tôi suýt khóc khi thấy tin nhắn đến:

– Nhớ cái người tặng hoa rồi dẫn u đi ăn đó hả?

Câu chữ như tạt thẳng vào mặt. Tôi nhăn mày, lẩm bẩm: “Cậu ấy không phải là đang ghen đó chứ?”

– Cậu ấy là bạn thôi mà.

Ngay lập tức, tin nhắn mới tới:

– Bạn kiểu gì? Bạn trai hả?

Tôi phì cười. Lần đầu tiên thấy ghen mà hỏi trống không vậy.

– “Bạn thân,” tôi gõ xong rồi lại nhìn vào màn hình.

Chưa kịp thở ra, cậu ấy đã rep tiếp:

– Lần đầu tiên thấy có kiểu bạn thân hẹn hò ngày Valentine.

Tim tôi đập mạnh hơn. Ghen thật rồi.

– Không phải như u nghĩ đâu.

Tôi gõ, vừa bực vừa muốn xoa dịu.

– U biết t đang nghĩ gì à?

– T đoán là … u đang giận

– Giận hả? Không. Chỉ là thấy… mình đâu quan trọng đến mức để người ta phải giải thích.


Câu đó như chạm đúng tim đen. Tôi khựng lại. Cố gõ tiếp:

– Không phải vậy. T chỉ… không biết phải bắt đầu từ đâu.

– Vậy giờ muốn bắt đầu chưa?


Tôi nuốt nước bọt. Tim đập loạn xạ.

– U… tha lỗi cho t được không?

– Lỗi gì?


Trời đất. Sao cứ vặn vẹo hoài vậy? Cậu ấy cứ như cảnh sát điều tra còn tôi thì như tội phạm đang bị lấy khẩu cung, cảm giác lo lắng, tội lỗi mà rốt cuộc lỗi ở đâu thì chính tôi cũng không biết chắc.

– Lỗi vì... để u cảm thấy bản thân mình không quan trọng.

Tin nhắn “seen”. Nhưng bên kia im lặng. Tôi nín thở. Chờ toà tuyên án.

Một phút… hai phút…

– U nhớ đấy. Lần sau... không được để t có cảm giác đó nữa.

Tôi thở phào, rồi cười nhẹ. Tự dưng thấy mắt hơi cay.
Chỉ vậy thôi. Chỉ một dòng vậy thôi, mà như được tha thứ cả mùa đông.

Tôi ôm điện thoại sát ngực. Ngoài trời, gió xuân khe khẽ thổi qua ô cửa.

Cậu ấy vẫn còn ở đây.

Và tôi... vẫn còn kịp giữ lấy cậu ấy.

Chiều muộn, tôi đạp xe chậm chậm dọc bờ kè ven làng, gió xuân mơn man lùa qua tóc, mang theo mùi ngai ngái của đồng cỏ vừa gặt. Mặt trời đang xuống dần phía sau lũy tre, nhuộm cả con đường thành một màu vàng dịu.

– Tớ tưởng tuần này cậu không về.
Tiếng Tôn Vũ vang lên sau lưng, làm tôi hơi khựng lại. Cậu ấy đạp xe song song, nở nụ cười quen thuộc.

– “Không định, mà rồi lại về.” Tôi đáp, cố giữ giọng nhẹ tênh.

Chúng tôi đi một đoạn dài mà chẳng ai nói gì thêm. Tiếng lốp xe cọ vào đất cát lạo xạo, nghe như nhịp tim đang phân vân.

– “Cậu vẫn ổn chứ?” Vũ hỏi, mắt nhìn thẳng về phía trước.

Tôi khẽ gật. “Ổn… kiểu gì đó.”

Vũ cười khẽ, rồi dừng xe dưới một gốc cây bàng trơ trụi. Tôi cũng dừng theo. Cả hai ngồi xuống bậc đá ven đường. Cậu ấy không nhìn tôi. Giọng nói rất nhẹ, nhưng lại khiến tôi thấy nặng lòng.

– Tớ biết mà. Ngay từ khi tớ nhận ra bản thân mình thích cậu, thì tớ cũng đã biết cậu thích thầm Quang Minh rồi. Cậu thích Quang Minh bao nhiêu ngày… thì cũng là từng ấy ngày tớ thích cậu.

Tôi ngẩn ra. Những lời đó — không bất ngờ, nhưng lại khiến tim tôi thắt lại.

– Nguyệt này! Nếu giờ bảo cậu đừng thích Quang Minh nữa, cậu có làm được không?
Tôi không trả lời. Câu hỏi đó… giống như soi thẳng vào tim tôi.
– “...Tớ cũng vậy.”

Tôi quay sang nhìn cậu ấy. Đôi mắt Vũ không buồn, cũng không trách móc. Chỉ có ánh nhìn dịu dàng, như từ rất lâu rồi đã chấp nhận mọi chuyện.

– Cậu biết không… Tớ quý cậu. Nhiều lắm. Nhưng nếu như cậu đang nghĩ khác, thì tớ xin lỗi. Tớ chưa sẵn sàng. Và tớ cũng không muốn cậu chờ một điều không chắc.

Vũ im lặng một lúc rồi mới lên tiếng. –“Tớ biết. Nhưng… cho tớ thêm chút nữa được không? Đến khi tớ tự hết thương cậu.”

Tôi nhìn vào khoảng trời cam rực phía xa. Có những tình cảm không thể đền đáp, nhưng nhất định phải trân trọng.​


Tối đó, tôi trở lại ký túc xá. Trong lòng cứ trống rỗng. Tôi nằm nghiêng trên gi.ường, mở khung chat với Chàng thơ. Sau những dòng tin đã nguội đi, tôi gõ một câu không liên quan gì đến bài học, cũng chẳng cần mở đầu:

– Nếu có một người bạn thích t… nhưng t lại không thích cậu ấy theo cách đó, thì t nên … thành thật hay im lặng?”

Tôi không gửi ngay. Đắn đo. Rồi lại xóa. Rồi lại gõ lại đúng câu đó, một lần nữa.
Vì tôi biết, nếu là cậu — người hay im lặng khi giận, hay lạnh lùng khi tổn thương — thì chắc chắn sẽ hiểu được cảm giác của một người vừa muốn giữ, vừa sợ làm tổn thương người khác.

Tin nhắn “đã gửi”. Tôi thở ra thật khẽ. Chỉ vài phút sau, điện thoại rung nhẹ.
– Từ chối nhẹ nhàng. Nhưng đừng áy náy. Không yêu lại không có nghĩa là phản bội.

Tôi đọc đi đọc lại câu đó. Có điều gì đó trong lòng như vừa được gỡ ra, nhưng lại cũng buộc chặt thêm một nút mới. Ngón tay hơi run, rồi lại gõ tiếp:
– Cậu ấy tốt lắm. Và luôn ở bên t. T sợ làm cậu ấy tổn thương.
– Nhưng nếu cứ mập mờ… thì còn tổn thương hơn.


Một lát sau, tin nhắn từ Chàng thơ lại đến.
– T không bao giờ bắt u phải từ bỏ một người bạn tốt. Nhưng t muốn biết: trái tim u đang đặt ở đâu?

Tôi cắn môi. Tim đập rất nhanh.

– Ở cạnh u. Chắc chắn là vậy.

Bên kia im lặng rất lâu. Tôi nghĩ cậu ấy đang mỉm cười. Và trong lòng tôi, lần đầu tiên sau nhiều ngày, có thứ gì đó dịu lại.
 

Chương 15 — Những ngày bình yên như gió​

“Hóa ra, có những người chẳng cần đến thật gần, vẫn đủ khiến mình thấy ấm áp mỗi ngày.”



Những ngày tháng trôi qua nhẹ nhàng như mây mùa hạ. Không ồn ào, không quá nhiều sóng gió, nhưng trong lòng tôi lại cảm nhận rõ ràng một sự ấm áp kỳ lạ, một sự yên bình chưa bao giờ có. Cái cảm giác đó cứ tựa như một luồng gió mát mẻ giữa mùa hè oi ả, một luồng gió mà tôi không thể chạm vào nhưng lại cảm nhận rõ ràng.

Tôi vẫn đều đặn nhận tin nhắn từ Chàng thơ – lúc thì hỏi han bài vở, khi thì chỉ đơn giản là một câu chúc ngủ ngon lơ đãng. Cậu ấy dần trở thành một phần trong thói quen mỗi ngày của tôi, như ánh đèn hành lang quen thuộc mỗi tối khuya, như tiếng chuông báo thức mỗi sáng. Tôi vẫn nhớ rõ mỗi lần mở điện thoại lên, nhìn thấy tin nhắn của cậu ấy, lòng tôi lại cảm thấy nhẹ nhõm. Những lúc căng thẳng với bài vở, chỉ cần đọc vài dòng của Chàng thơ là mọi thứ như vơi đi bớt.

Chúng tôi trao đổi bài tập, cùng giải những câu toán khó dài ngoằn.

– Đề số 3 khó không?

– Khó.

– Phần nào?

– Câu hình. Ghét hình kinh lên được. Nhìn vào thấy toàn tam giác chồng tam giác.

– Gửi hình đi. T giải được.


Những lúc tôi bí quá, chỉ cần chụp đề gửi qua, vài phút sau đã có lời giải kèm lời nhắn đùa: “Đổi lại, u phải viết thơ khen thầy giáo đi.”

Và cứ thế, từng bài toán tôi tưởng chừng không thể hiểu, lại dần hiện ra rõ ràng qua lời giải giản dị của cậu ấy. Chàng thơ của tôi, hóa ra giỏi cả Toán. Cậu ấy không chỉ biết làm thơ, không chỉ biết trêu chọc tôi bằng những dòng chữ ngọt ngào, mà còn kiên nhẫn chỉ tôi cách chứng minh hai tam giác bằng nhau, cách tìm tọa độ điểm M sao cho đoạn thẳng MN vuông góc với AB…

Thỉnh thoảng, tôi giả vờ không hiểu một chút, chỉ để được nhắn thêm vài câu với cậu ấy. Không biết cậu ấy có nhận ra không. Có thể là có. Nhưng lại chẳng nói gì cả. Mỗi khi nhận được tin nhắn của cậu ấy, trái tim tôi lại bỗng dưng đập nhanh hơn một nhịp.

Một buổi tối, tôi gửi cho cậu ấy chủ đề thi thơ 20/11 của trường.

– Viết hộ t bài thơ ngắn đi. T định nộp cho có thôi. Đừng làm nó sến quá là được.

Năm phút sau, bài thơ ba khổ nhẹ tênh được gửi lại. Chỉ là vài câu lục bát nhẹ như gió, nhưng đọc xong tôi bất giác mỉm cười. Ở đoạn cuối, có một câu lửng:

– Mỗi ngày em lớn hơn một chút
Vẫn mong có ai dịu dàng nhắc nhở rằng em đã làm rất tốt rồi.


Tôi đọc đi đọc lại câu đó suốt cả buổi tối. Và cuối cùng quyết định nộp luôn bài thơ ấy. Một tuần sau, tôi được gọi lên văn phòng nhận giấy khen giải Ba toàn trường. Lúc nhận xong, tôi nhắn cho cậu ấy một dòng:

– Cảm ơn. Chia giải với u 50:50 nhé?

Cậu ấy trả lời đúng một chữ:

– 50 là nụ cười.

Tôi gõ lại:

– Còn 50 kia?

– Là người khiến u cười.




Ngoài Chàng thơ, thế giới quanh tôi cũng bắt đầu dịch chuyển. Sang học kỳ 2 lớp 11, tôi dần bước ra khỏi chiếc kén lặng lẽ những ngày đầu cấp ba. Cảm giác xa lạ, đơn độc hồi năm đầu như giờ đã lùi lại phía sau. Thay vào đó, tôi bắt đầu cảm thấy mình là một phần của nơi này, dần hòa vào những thói quen, những cuộc trò chuyện rôm rả ở lớp, và cả những hoạt động ngoại khóa mà trước đây tôi luôn lúng túng mỗi khi tham gia. Mỗi ngày tôi lại được làm quen với những gương mặt mới, những câu chuyện mới, những tiếng cười rộn ràng vang vọng trong lớp học.

Có thêm vài người bạn mới, không phải những người đặc biệt thân thiết nhưng đủ để khiến mỗi giờ ra chơi không còn trống vắng nữa. Chúng tôi cùng nhau ôn bài, cùng nhau tranh luận về mấy đề thi đại học, hay thậm chí là chẳng cần lý do gì cũng ngồi trò chuyện về những chuyện không đâu, cười đùa chẳng nghĩ ngợi gì. Nhớ có lần, khi tôi đang ngồi im lặng trong giờ tự học, một cô bạn trong lớp bỗng dưng rủ tôi đi ăn kem sau giờ học. Cái cảm giác được mời đi mà không phải lo nghĩ gì, thật sự rất dễ chịu.

Điều bất ngờ nhất là tôi bắt đầu tham gia nhiều hơn vào các hoạt động lớp, cái mà trước đây tôi luôn né tránh. Dần dần, tôi nhận ra mình không còn là cô gái lặng lẽ ngồi một mình ở góc bàn như trước nữa. Những hoạt động này không chỉ giúp tôi kết nối với mọi người mà còn khiến tôi cảm thấy thoải mái, tự tin hơn. Đúng là đôi khi, chỉ cần một chút dũng cảm bước ra khỏi vỏ bọc của chính mình, thế giới xung quanh cũng sẽ mở ra một cách bất ngờ.

Quan hệ của tôi với Vũ và Thanh Vy cũng rất tốt. Mỗi lần về quê, ba đứa lại dính nhau như Sam. Chúng tôi vẫn giữ nguyên thói quen ngồi dưới gốc phượng trường cũ, kể nhau nghe đủ thứ chuyện linh tinh, từ mấy câu chuyện cười ngớ ngẩn đến những điều chẳng ai hiểu. Có lần, Vũ rủ cả Vy lên trường chuyên thăm tôi, mang theo một bịch bánh rán to oạch và những câu chuyện hài hước đến mức cô bạn cùng phòng cũng bật cười. Mặc dù chúng tôi đã học ở những nơi khác nhau, nhưng tình bạn vẫn không hề phai nhạt.

Chúng tôi vẫn vui vẻ như vậy, vẫn là những đứa bạn tinh nghịch của nhau, chẳng hề thay đổi. Cứ như thể thời gian đã bỏ qua chúng tôi, để chúng tôi kịp giữ lại sự ngây ngô, tinh khôi nhất của tuổi mười bảy.

Chỉ có Quang Minh – cậu ấy dường như dần biến mất khỏi thế giới của tôi. Chúng tôi vẫn là bạn trên Facebook, vẫn chúc nhau những lời chúc dịp lễ Tết, vẫn gặp nhau đôi lần trong năm – nhưng những ngày ngồi dưới bóng cây phượng, hay những lần đi lang thang ngoài sân trường vào chiều muộn, đã mãi chỉ là ký ức. Tôi không còn nhớ rõ lần cuối cùng thấy ánh mắt cậu ấy nhìn tôi là khi nào… Có lẽ, ký ức cũng biết tự nhạt đi khi người ta đã thôi chờ đợi.

Đôi khi, tôi tự hỏi liệu tôi có thật sự đã quên được Quang Minh chưa? Liệu tình cảm đó có còn đọng lại trong tôi hay không? Thực sự thì, có phải tôi đang cảm thấy một thứ cảm giác trống rỗng, giống như khi Minh không còn ở bên, và chỉ còn lại những ký ức lấp đầy phần nào đó? Chàng thơ, với những lời nhắn nhẹ nhàng và những câu chuyện đơn giản, lại làm tôi cảm thấy một sự quen thuộc không rõ ràng. Giữa cậu ấy và Minh, tôi có cảm giác gì đó giống nhau, một sự dịu dàng, một sự bảo vệ không thể tả thành lời, nhưng lại không thể so sánh nổi.

Có đôi lần, tôi muốn hỏi Chàng thơ một câu: “U là ai trong thế giới của t vậy?” . Nhưng rồi lại thôi. Bởi đôi khi, chỉ cần có một người ở cạnh, khiến mình không còn cảm thấy cô đơn… là đủ rồi.

Cuối năm lớp 11, tôi và Chàng thơ lại bước vào một giai đoạn bận rộn mới. Cả hai đều dồn hết tâm sức cho việc học, vừa lo bài vở trên lớp, vừa cố gắng ôn thi đội tuyển học sinh giỏi lớp 12. Chưa bao giờ tôi thấy mình lại cuống cuồng như thế, thức dậy từ 5 giờ sáng, chạy vội đến lớp, rồi suốt cả buổi chiều, tối lại ngồi miệt mài trong thư viện, giảng đường đến tận 2–3 giờ sáng.

Những buổi tối trước đây, khi tôi và Chàng thơ vẫn còn thì thầm những câu chuyện dài, bây giờ như bị thay thế bởi sự im lặng của sách vở. Không còn những dòng tin nhắn dài lê thê nữa, không còn những câu trò chuyện đùa cợt, thay vào đó là những buổi tối yên tĩnh, chỉ tập trung vào bài vở.

Vào những đêm muộn lặng thinh, tôi hay tưởng tượng về Chàng thơ, không biết cậu ấy có đang thức khuya như tôi không, có cảm thấy mệt mỏi như tôi không.

Mọi thứ thay đổi, nhưng có một thứ vẫn luôn tồn tại – đó là sự hiện diện của cậu ấy, dù chỉ là một dòng tin nhắn ngắn ngủi, nhưng lại đủ làm cho tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Không còn là những câu nói đùa vui, những cuộc trò chuyện không có điểm dừng, mà là những tin nhắn ngắn gọn, đơn giản, nhưng lại có sức mạnh đặc biệt.

Có khi chỉ là một câu chào buổi sáng ngắn gọn, mà lại làm tôi cảm thấy như mọi thứ đều ổn. Có khi là một tin nhắn lúc 2 giờ sáng, khi tôi đang chuẩn bị ngủ: “Chúc ngủ ngon, Nguyệt. Ngày mai cố gắng nhé.” Lúc ấy, tôi mỉm cười một mình, dù cả ngày ấy có thể sẽ là một chuỗi những giờ học mệt nhoài. Nhưng chỉ cần biết rằng cậu ấy vẫn ở đâu đó, gửi lời chào nhẹ nhàng như vậy, tôi lại có một động lực để tiếp tục bước tiếp. Những tin nhắn ấy như một làn gió nhẹ, xoa dịu đi cái không khí căng thẳng của những ngày ôn luyện thi cử.

Chỉ đơn giản thế thôi, nhưng nó đủ làm tôi thấy ấm áp. Tôi không cần thêm bất kỳ điều gì khác nữa, vì ngay lúc ấy, tôi biết rằng dù chúng tôi không gặp nhau mỗi ngày, nhưng cậu ấy vẫn luôn ở đó, bên cạnh tôi theo cách riêng biệt của mình.
 

Chương 16: “T là Phạm Quang Minh”​

Thời gian trôi nhanh thật.
Vậy mà đã hai năm kể từ khi tôi nhận được tin nhắn đầu tiên từ Chàng thơ – một cái tên chẳng hề tồn tại ngoài đời thật, nhưng lại là người đã ở bên tôi dai dẳng hơn bất kỳ ai khác suốt những năm trung học.

Chúng tôi vừa hoàn thành kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 và trở về nghỉ Tết.
Đêm Giao thừa, lúc 11 giờ 45 phút, khi nhà nhà đều đã bật tivi chờ thời khắc đếm ngược, tôi và cậu ấy vẫn nhắn tin cho nhau.
Chúng tôi hẹn nhau cùng đón giao thừa, rồi mới ngủ.

Bỗng nhiên, Chàng thơ nhắn:
– “U có muốn biết tên thật của t không?”

Tôi khựng lại.
Lạ thật. Đã lâu rồi tôi không còn nghĩ đến điều đó nữa.

Tôi còn nhớ, lần đầu tôi hỏi tên cậu, cậu chỉ cười và bảo tôi thử đoán.
Ngoài cái tên “Phạm Quang Minh” – người mà tôi vẫn mang theo trong lòng suốt những năm tháng ấy – tôi chẳng nghĩ đến ai khác. Nhưng cậu đã phủ nhận. Rõ ràng, dứt khoát.

Ban đầu tôi còn tò mò lắm.
Tôi đã cố gắng ghép giọng văn, cách nhắn tin, từng sở thích lặt vặt, để truy ra danh tính thật của cậu. Nhưng rồi, theo thời gian, khi Chàng thơ trở thành một thói quen không thể thiếu, tôi cũng thôi tìm kiếm.
Chỉ cần cậu vẫn là cậu.
Vẫn chúc tôi ngủ ngon mỗi tối.
Vẫn gửi một lời “Chào ngày mới” vào sáng sớm.
Không cần biết gương mặt, không cần danh tính. Như vậy… đã đủ an toàn để tôi yêu thương.

Nhưng câu hỏi ấy, lại đến vào đúng lúc tôi không ngờ nhất.

Tôi gõ một chữ.
“Có.”

Rồi chờ.

Tôi tưởng mình sẽ háo hức. Nhưng khi đã trả lời rồi, tôi lại thấy tim đập nhanh bất thường.
Là hồi hộp, là mong đợi, nhưng cũng là … sợ hãi.
Tôi đã yêu một “người không tên” quá lâu – một thế giới chỉ có hai người và những dòng tin nhắn.
Nếu cậu có tên thật, có gương mặt cụ thể, liệu tôi còn giữ được những cảm xúc nguyên vẹn như xưa?

Tôi sợ. Nếu đó là một người quen, liệu tôi có đủ dũng cảm để đối diện?

Nếu là người tôi chưa từng biết, liệu có hụt hẫng?

Tôi sợ.

Sợ khoảnh khắc thế giới mộng mơ bị kéo bật ra ánh sáng, hiện thực sẽ làm mọi thứ vỡ vụn.

Tôi chờ mãi…
Pháo hoa đã nổ.
Đã sang năm mới.
Tin nhắn vẫn chưa tới.

Một khoảnh khắc ngắn, tôi thoáng nghĩ:
“Cậu đang đùa tôi à?
Hay là…
Cậu hối hận rồi?”


Có gì đó hơi nhói. Chút hụt hẫng không tên.

Từ trước đến nay, dù muộn đến đâu, dù mệt mỏi thế nào, cậu ấy cũng luôn nói “Chúc ngủ ngon” với tôi trước khi đi ngủ. Nhưng đêm nay… không có.

Lần đầu tiên.

Tôi ngủ thiếp đi lúc nào chẳng hay.

Hôm sau, khi trời còn chưa sáng rõ, điện thoại bất ngờ rung lên liên tục, kéo tôi ra khỏi giấc mơ còn dang dở.

Tôi mắt nhắm mắt mở sờ tìm điện thoại. Tin nhắn từ Chàng thơ.

“T là Phạm Quang Minh.”
“Mạng bị lag rồi, tin nhắn không gửi đi được.”


Và rồi…
Là một tràng tin nhắn giống hệt nhau, hiện lên không dứt.

“T là Phạm Quang Minh.”
“T là Phạm Quang Minh.”
“T là Phạm Quang Minh.”

... hơn một trăm lần.

Khoảnh khắc đó, tôi như chết lặng.

Cả người đông cứng, tim bỏ mất vài nhịp.

Phạm Quang Minh

Cái tên quen thuộc đến đau lòng. Cái tên tôi đã lặp đi lặp lại cả nghìn lần trong những câu chuyện kể với Chàng thơ – chính cậu – mà không hề biết người đọc lại chính là người được kể đến.

Hẳn là hơn 100 lần.

Tôi tưởng tượng ra cảnh Quang Minh lúc đó đã hoang mang thế nào khi tin nhắn đầu tiên không thể gửi đi. Ai bảo cậu lại chọn lộ mặt đúng cái thời điểm giao thừa khi nhà nhà người người tranh nhau gửi tin nhắn chúc mừng năm mới chứ. Có lẽ là cậu đã cố gắng thử đi thử lại đến lúc điện thoại hết sạch tiền.

Vừa buồn cười… lại vừa thương.

Một sự cố ngẫu nhiên, nhưng lại biến phút giây “thú tội” ấy trở nên ấn tượng như vậy. Đúng là Quang Minh, người duy nhất vẫn luôn biết cách làm tôi không thể quên được tên của cậu ấy.

Hóa ra vẫn luôn là cậu – người tôi đã tưởng rằng đã lùi lại phía sau, nhưng thật ra chưa từng rời xa.
Người đã bước vào cuộc đời tôi hai lần

Một lần bằng ánh mắt

Một lần bằng những dòng tin.

Tôi mỉm cười dù chính tôi cũng chưa thực sự hiểu rõ những cảm xúc rối ren trong lòng mình ngay lúc đó.

Tôi cầm điện thoại.

Không hỏi “tại sao”, cũng không trách cậu một lời.

“Ừm, t biết rồi.
Hôm qua ngủ ngon không?”


Mùng Một Tết


Sau câu hỏi:
“Hôm qua ngủ có ngon không?”
Tôi vẫn nhắn tin cho Quang Minh như bình thường. Nhưng mỗi chữ… đều run rẩy.

Minh trả lời rất nhẹ nhàng, như thể chẳng có gì thay đổi:
“T chưa từng thấy giao thừa nào dài như hôm qua.”

Cách nhắn tin vẫn vậy – dịu dàng, xen chút trêu chọc.

Nhưng tôi cảm nhận được một điều gì đó… đã khác.

Giữa hai chúng tôi, hình như đang có một khoảng lặng mỏng manh.

Một ranh giới mờ – mỗi người đứng ở một bên, thận trọng.

Không biết ai sẽ là người bước qua trước, hay sẽ cùng lùi lại.

Và tôi… lại bắt đầu thấy sợ.

Trong đầu tôi, những đoạn ký ức tua đi tua lại.
Từng tin nhắn, từng dòng tôi kể về “Quang Minh” cho Chàng thơ, từng mảnh cảm xúc vụn vỡ…

Tôi đã làm gì nhỉ? Kể về cậu với chính cậu?

Giờ nghĩ lại, tôi thấy mình thật sự ngốc.
Và xấu hổ đến mức muốn độn thổ.

Nếu có nút quay ngược thời gian, tôi thề sẽ không bao giờ viết:

“Không phải Quang Minh thì ai cũng như nhau.”

Tôi sẽ không kể chuyện từng trốn ở góc bàn cuối để nhìn cậu trong giờ học.
Không kể chuyện đã lén viết tên cậu sau mỗi dòng nhật ký, rồi tự tay gạch đi.
Không kể chuyện đã đau đến nghẹt thở khi thấy cậu đi bên người khác.

Nhưng làm gì có cái “nếu” nào cho hai năm đã qua.

Hai năm ấy, tôi sống trong một thế giới chỉ có Chàng thơ.
Không gương mặt, không hiện diện, không sợ bị tổn thương.
Một người tôi tưởng là… an toàn tuyệt đối.
Một người không phải Quang Minh.

Vậy mà, chỉ một dòng tin nhắn, mọi ranh giới tôi từng dựng nên đều tan biến.

Tôi không biết cảm xúc nào đang trào lên trong mình.
Xấu hổ?
Sợ hãi?
Hay là… cả hai?

Tôi sợ nếu gặp lại cậu, tôi sẽ không thể nhìn thẳng vào mắt.
Sợ cậu sẽ đọc được tất cả những điều tôi từng cố giấu, từng vùi sâu dưới lớp mặt nạ bình thản.
Sợ cậu sẽ nhìn ra cả những câu chữ chưa từng được viết – nhưng luôn hiện rõ trong từng tin nhắn tôi gửi cho Chàng thơ.

Cậu nói cậu là Phạm Quang Minh.

Nhưng tôi… vẫn chưa thể ghép hai người ấy thành một.

Chàng thơ – người lặng lẽ bước vào tim tôi không báo trước.
Và Quang Minh – người tôi từng thương theo kiểu trẻ con, ngốc nghếch, và đau đến nghẹn ngào.

Tôi không biết... phải tiếp tục yêu cậu thế nào nữa.

 

Chương 17: Lần đầu tiên – Lại gặp cậu​

Mùng 3 Tết – 2014

Tôi không nhớ ai là người nhắc đến chuyện họp lớp, chỉ biết lúc nhìn thấy thông báo trong nhóm, tay tôi bất giác siết chặt điện thoại.

“10h sáng mùng 3, quán quen, đủ mặt nha!”

Có một thời, tôi từng rất thích những cuộc họp lớp – nơi được gặp lại bạn bè, được cười đùa, được nhìn lén cậu trong bộ đồng phục thể dục nhàu nhĩ và nụ cười không bao giờ chịu đúng lúc.

Nhưng năm nay thì khác.

Đây là lần đầu tiên tôi gặp lại Quang Minh – sau tất cả.

Sau câu thú nhận giản dị mà chấn động:

“T là Phạm Quang Minh.”

Từ mùng 1 đến giờ, chúng tôi vẫn nhắn tin. Vẫn nói chuyện như thể không có gì thay đổi. Nhưng tôi biết, đã có điều gì đó rơi xuống – như một lớp màn bất ngờ bị kéo ra, để lộ ánh sáng gắt đến khó nhìn.

Và tôi chưa sẵn sàng để đối diện.

Từ tờ mờ sáng, tôi đã tỉnh. Không rõ vì tiếng chim ngoài hiên hay vì lòng tôi chẳng yên. Ánh sáng điện thoại hắt lên khuôn mặt bối rối của cô gái 17 tuổi.

Tôi mở tủ, đóng lại. Rồi lại mở.

Sơ mi trắng đơn giản, hay chiếc váy hoa hôm bữa Vy khen xinh?

Tết thì nên dịu dàng một chút? Hay dễ thương như ngày đầu tiên cậu ấy ngồi cạnh tôi?

Tôi không biết.

Chỉ biết, tôi muốn trông ổn hơn thường ngày một chút.

Muốn cậu ấy nhìn thấy.

Muốn cậu ấy nhận ra.

Tôi chải tóc ba lần. Trang điểm nhẹ một chút. Chọn đôi bông tai nhỏ xíu, nhưng xinh xắn.

10h kém 15, tôi mới rời khỏi nhà. Bước đi chậm rãi, như thể muốn kéo dài thêm chút thời gian trốn tránh.

Đám bạn cũ đã có mặt gần hết. Quán cà phê vẫn như xưa – bàn dài quen thuộc, tiếng nhạc xuân rộn rã, mùi trà đào thoảng nhẹ trong không khí. Bàn tay tôi lạnh ngắt, tim run từng nhịp.

Chưa kịp bước vào, tôi đã nghe thấy tiếng gọi rôm rả:

– Ê ê ê Ánh Nguyệt tới kìa!

Thanh Vy vẫy tay như cờ, chạy ra kéo tôi vào, giọng không quên trêu chọc:

– Người đẹp xuất hiện rồi, né ra né ra cho tôi khoe bạn thân!

Tôn Vũ ngồi cạnh cũng góp lời:

– Ghế này giữ cho Nguyệt từ sáng nha. Ghế VIP đó – giữa hai cây hài quốc dân, cười mỏi miệng luôn.

Tôi chưa kịp phản ứng thì đã bị đẩy ngồi xuống chính giữa. Bàn tay vẫn chưa hết lạnh, lòng còn chộn rộn chưa yên.

Tôi ngẩng lên…

Ánh mắt Quang Minh đang nhìn tôi.

Cậu chỉ cười nhẹ, gật đầu chào – một cái gật đầu rất bình thường, đúng kiểu bạn cũ lâu ngày gặp lại.

Tôi cũng gật đầu lại, nhẹ như gió thoảng.

Không ai nói gì thêm.

Vẫn là cậu – gương mặt ấy, ánh mắt từng khiến tôi hoang mang suốt những năm cấp hai. Nhưng chỉ cần một cái liếc nhẹ thôi, tôi đã thấy cả những điều chưa nói.

Cửa lại mở. Một cô gái bước vào.

– “Nguyệt Nga tới rồi kìa!” – ai đó reo lên.

Không khí lại sôi lên. Cô ấy vẫn vậy – dịu dàng, kín đáo, và có gì đó khiến người ta khó rời mắt. Chẳng biết vô tình hay cố ý, cái ghế trống cạnh Quang Minh được nhường cho cô.

Họ ngồi cạnh nhau. Một lần nữa.

Tôi nghe thấy tiếng Thanh Vy thì thầm vào tai tôi, cố tình đủ lớn để ai cũng nghe được:

– Ủa, bộ hai người đó vẫn chưa là một cặp hả trời? Căng vậy…

Tôn Vũ cười khùng khục:

– Vẫn chưa chính thức thôi chứ gì. Cả lớp này ai chả biết, từ hồi xưa tới giờ tụi nó là định mệnh rồi.

Tôi cười. Như mọi lần. Nhưng không ai biết tim tôi đã đập lệch đi một nhịp.

Tôi ngồi im, lặng lẽ nhìn về phía bên kia bàn.

Minh và Nguyệt Nga đang trò chuyện. Tự nhiên, nhẹ nhàng, như thể chẳng có khoảng cách nào từng tồn tại. Cậu ấy cười – nụ cười mà tôi từng nghĩ là chỉ dành riêng cho một người nào đó đặc biệt. Hóa ra... cũng dễ dàng trao đi như thế.

Nguyệt Nga thì vẫn vậy, chẳng bao giờ cần cố gắng cũng khiến người khác phải ngoảnh lại. Cô ấy nói không nhiều, nhưng luôn đủ để người ta lắng nghe. Và có lẽ, đủ để giữ ánh mắt của một người ở lại.

Tôi không ghét cô ấy. Thật lòng. Nhưng sao vẫn thấy …. mình quá thừa trong bức tranh đang đẹp đẽ kia.

Chỉ một chút thôi, tôi quay đi. Giả vờ bận rót nước.

Đúng lúc đó, giọng Thanh Vy vang lên:

— Ê ê, Tôn Vũ! Mày nói thiệt đi, tới giờ này còn không chịu công khai crush Ánh Nguyệt là định bụng để qua đại học mới quỳ gối hả?

Tôi còn chưa kịp phản ứng, thì Tôn Vũ đã đứng phắt dậy, chống tay lên bàn, quay sang nhìn tôi với vẻ mặt nghiêm trọng một cách rất… không nghiêm túc:

— Ánh Nguyệt! Hôm nay, trước sự chứng kiến của toàn thể lớp 9A thân yêu, tớ muốn hỏi cậu: Làm bạn gái tớ nha!

Cả bàn cười ồ. Ai đó hú hét, ai đó huýt sáo, ai đó còn giả vờ gõ muỗng vào ly như trong phim cưới.

Tôi chỉ biết úp mặt xuống bàn. Má đỏ tới tận mang tai.

— Ngại kìa ngại kìa! – Vy cười nghiêng ngả – Con gái người ta đỏ hết mặt rồi mà còn không chịu gật đầu, Vũ à!

Tôi chưa kịp đáp, chỉ liếc mắt sang Minh.

Cậu không cười. Không nói gì. Chỉ cụp mắt, xoay nhẹ ly nước trong tay.

…Và tôi lại thấy tim mình lệch đi một nhịp nữa.​


Một lúc sau, có ai đó đề xuất chơi trò “Ghép đôi thời đi học”.

Mỗi người ghi tên một bạn khác giới bất kỳ vào giấy, gấp lại bỏ vào một cái mũ, sau đó bốc ngẫu nhiên hai mảnh ra xem cặp nào “thuộc về nhau”.

Ai mà trùng tên là định mệnh đó nha! – Thanh Vy xung phong làm MC, gương mặt hí hửng như thể sắp được phát hiện bí mật quốc gia.

Tôi không định tham gia. Nhưng dưới ánh mắt thúc giục của cả lớp, tôi đành cầm bút, viết một cái tên… an toàn.

Không phải Minh.

Tất nhiên không phải Minh.

Tôi gấp giấy lại, cẩn thận hơn mức cần thiết.

Chiếc mũ lưỡi trai của Tôn Vũ được chuyền tay khắp lượt, giấy bên trong được đảo đều. Không khí sôi nổi như những ngày cuối cấp năm nào.

Thanh Vy nhắm mắt rút hai mảnh đầu tiên:

– Ghép đôi đầu tiên của ngày hôm nay là… Trần Nhật Quân và Bích Thảo!

Tiếng cười vang lên khi Nhật Quân giả vờ đứng dậy cúi chào Thảo như MC trong lễ cưới. Lớp học sôi động như vừa trở lại những ngày cuối cấp.

Cặp tiếp theo:

– “Tôn Vũ và Trần Nguyệt Nga!”

Cả lớp vỗ tay rần rần. Vũ thì cười tít mắt:

– “Mọi người nghe rõ chưa? Tôn Vũ – Nguyệt Nga nha, chớ không phải Tôn Vũ – Ánh Nguyệt nữa đâu đó!”

Cả bàn lớp đồng loạt “Ồ!!!”

Một tràng pháo tay nổi lên. Có tiếng huýt sáo. Có người còn trêu: “Đẹp đôi ghê chưa kìa!”

Vũ cười toe, đứng dậy quay sang Nguyệt Nga, cúi đầu lịch thiệp:

– “Rất hân hạnh được làm bạn trai của cậu, ít nhất là trong hôm nay.”

Cả lớp cười ồ. Nguyệt Nga cũng mỉm cười, khẽ nghiêng đầu – kiểu dịu dàng, kín đáo vốn đã quen thuộc.

Tôi cười theo. Nhưng trong lòng không biết vì sao lại có chút... khựng lại.

Như thể vừa nghe thấy điều gì mình chưa từng nghĩ đến.

Tôi liếc sang Quang Minh.

Cậu ấy vẫn im lặng. Không cười. Cũng không buồn. Chỉ ngồi đó, xoay nhẹ ly nước trong tay. Nét mặt nghiêng của cậu ánh lên dưới nắng xuân – không quá gần, cũng chẳng thật xa.

Tôi tự hỏi, nếu lát nữa tên mình được gọi chung với ai đó… cậu ấy có chút để tâm nào không?

Hay từ đầu đến cuối, tôi vẫn là người duy nhất bận lòng?

Sau vài cặp đôi “hề hước” được ghép bừa, mũ giấy lại tiếp tục được đảo.

Thanh Vy rút ra hai mảnh. Mở ra.

– Trùng tên nè!!! Ghép đôi tiếp theo của ngày hôm nay là... Ánh Nguyệt và... Phạm Quang Minh!!!

Tôi chết đứng.
Tay siết chặt mảnh váy dưới bàn.

Còn Minh thì… vẫn ngồi im, nhưng lần này, môi cậu ấy hơi nhếch lên.

– Ai mà gian dữ vậy trời, biết chắc hai người này ngại nên tự ghi tên nhau đúng không? – ai đó trong lớp la lớn.

– Hay là... người ta còn chưa công khai á... trời ơi trời!

Tôi chỉ biết cúi gằm mặt. Tai nóng ran. Mắt nhìn mũi, mũi nhìn bàn.

Minh quay sang nhìn tôi. Lần này, cậu ấy không tránh nữa. Cũng không lảng đi.

– “Cũng trùng hợp ghê ha”. – Cậu nói, rất nhỏ.

– “Ừm... ha.” – Tôi đáp, cũng rất nhỏ.

Và một chút xíu gì đó, không tên, không rõ ràng… vừa nảy lên giữa hai nhịp tim.​


Thanh Vy đập tay xuống bàn, giọng hào hứng như sắp phát minh ra định luật mới:

– Có đôi rồi thì phải chơi trò cho ra trò chứ! Mỗi người kể một điều về người kia mà không ai biết – nhưng mình từng nhận ra. Ai kể xàm hay không thật thì bị phạt uống hết ly trà đào Tôn Vũ order cho hồi nãy!

– “Ủa rồi ly đó giờ ai uống?”
– Tôn Vũ chen ngang.

– “Ai thua thì uống, anh trai.” – Vy vỗ vai Vũ, cười ranh mãnh.

Cả lớp gật gù hưởng ứng, một vài người đã bắt đầu đỏ mặt khi nhìn sang “người được ghép đôi” của mình.

Cặp đầu tiên:

– “Nhật Quân và Bích Thảo!”

Quân gãi đầu cười, rồi quay sang Thảo:

– Hồi lớp 9, có lần Thảo bị điểm kém môn Toán mà vẫn cười toe toét. Lúc đó tôi thấy kỳ cục lắm, mà sau mới biết là vì hôm đó mẹ Thảo lần đầu tới họp phụ huynh đúng giờ.

Cả lớp ồ lên. Bích Thảo bật cười, hơi bất ngờ:

– Sao bạn biết vậy trời… tưởng không ai để ý.

Tiếp theo: Tôn Vũ – Nguyệt Nga.
Vũ chống cằm, liếc Nga kiểu “tôi đâu biết gì đâu”:

– Thật ra á, bảo tôi kể về Nguyệt Baby thì tôi kể được nguyên series, chứ Nguyệt Nga thì… tôi chịu.

Cả lớp phá lên cười. Ai đó la: “Lại thả thính công khai nữa kìa!”

Nguyệt Nga khẽ cười, nhấc ly trà nhấp một ngụm rồi đặt xuống:

– Tôn Vũ luôn nhường phần nước nhiều đá cho người khác. Kể cả là món cậu ấy thích nhất.

– “Trời đất ơi… có vậy mà cũng bị soi được!”
– Vũ kêu lên, xoa trán, rồi lẩm bẩm: “Con gái đáng sợ thật…”

Và rồi đến lượt tôi và Minh.
Tôi cảm thấy mọi ánh mắt đang đổ dồn về phía mình.

Minh quay sang nhìn tôi, hơi nghiêng đầu:

– “Tôi nói trước nhé?”

Tôi gật nhẹ. Nhịp tim như đang đánh trống sau lồng ngực.

Minh chống tay lên bàn, mắt nhìn vào xa xăm một chút – như thể đang nhớ lại điều gì đó rất cũ:

– “Một lần trong giờ Toán... tôi thấy Nguyệt viết gì đó vào mép vở, rồi vội vàng gạch đi.”

Cả lớp bắt đầu “ồ” lên.

– “Tôi không đọc được hết. Nhưng vẫn kịp thấy một dòng.” – Cậu dừng lại, rồi cụp mắt xuống.

Không ai nói gì. Không khí chợt chùng xuống.

– “Ghi gì vậy Nguyệt?” – Tôn Vũ gặng hỏi, mắt sáng rỡ.

Tôi cười nhẹ, rồi đáp như chưa hề run rẩy:

– “Bí mật.”

Một nhịp trôi qua.

Tôi quay sang nhìn Minh.

– “Giờ tới tôi đúng không?”

Cậu gật đầu.

Tôi hít vào thật khẽ.

– “Cậu ấy không thích uống trà sữa. Nhưng lần đó vẫn mua để đợi ai đó ở cổng trường.”

Minh hơi nhướng mày.

– “Hôm trời mưa.”

Một thoáng gì đó vụt qua trong mắt cậu. Như bất ngờ. Như bị lật tẩy. Nhưng vẫn cố giấu bằng một cái mím môi rất nhẹ.

Thanh Vy đập bàn:

– “Quá chuẩn! Cả hai đều qua vòng! Tiếp đi tiếp đi!”

Không ai bị phạt. Nhưng tôi thì đang tự hỏi — sao mình lại thấy nghẹn ở ngực?​


Trời đã về chiều. Quán cà phê dần vắng hơn. Một vài bạn đứng dậy chào tạm biệt, nhóm nhỏ tụ lại chụp vài tấm hình kỷ niệm, tiếng cười vẫn vang, nhưng lòng tôi thì như vừa bỏ quên điều gì đó quan trọng trên bàn cũ năm xưa.

Tôi định ra về trước. Nhưng lúc vừa bước ngang qua lối nhỏ cạnh cửa sổ, một giọng nói gọi khẽ phía sau:

— “Ánh Nguyệt.”

Tôi quay đầu lại.

Quang Minh đứng đó, tay bỏ vào túi áo khoác, ánh mắt dừng ở tôi như thể đã suy nghĩ rất lâu trước khi lên tiếng. Cậu im một nhịp, rồi nói, vẫn là giọng trầm quen thuộc – nhưng lần này, có gì đó rất lạ:

— “Lúc nãy… tớ đọc được dòng chữ cậu ghi trên mép vở năm ấy rồi.”

Tôi khựng lại.

— “Là tên tớ… bị gạch chéo ba lần.”

Trái tim tôi hẫng đi một nhịp.

Cậu ấy… vẫn nhớ. Một chi tiết tưởng như vô nghĩa mà chính tôi cũng ngỡ mình đã quên.

Tôi mím môi, không biết phải nói gì. Cổ họng đột nhiên nghèn nghẹn. Nhưng ánh mắt cậu vẫn không rời khỏi tôi – ánh nhìn lần đầu tiên khiến tôi có cảm giác như mình… bị thấy thật sự.

Rất khẽ, cậu ấy nói tiếp – giọng gần như chỉ đủ cho một người nghe:

— “Tớ không biết… vì sao cậu lại gạch tên tớ. Nhưng… tớ thì chưa từng làm thế với tên cậu.”

Tôi đứng lặng.

Lòng bỗng vỡ ra thành vô số mảnh cảm xúc – không gọi tên được. Chỉ biết là vừa ấm, vừa nhói, vừa tiếc… mà cũng nhẹ hẫng như vừa được tha thứ.

Vì ra là…

Không chỉ mình tôi từng thích một người trong lặng lẽ.

Cậu ấy – cũng từng giữ tôi ở một góc nào đó trong tim.

Có thể… là thật.

Và nếu như vậy — thì như thế, đã là đủ rồi.
 

Chương 18

Tôi trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết với một tâm thế rất khác. Vẫn là sân trường cũ, lớp học cũ, mùi bảng phấn quen thuộc... nhưng tôi thì không còn là cô gái mơ hồ của năm trước nữa. Có điều gì đó trong tôi đã dịch chuyển — âm thầm, nhưng mãnh liệt. Như thể một ngọn sóng lặng lẽ, nhưng đủ sức cuốn trôi mọi do dự.

Tôi bắt đầu dậy từ 5 giờ sáng mỗi ngày. Bàn học phủ đầy giấy nhớ, kín mít những cụm từ mới, cấu trúc khó, và cả những đoạn văn lắt léo từng khiến tôi nhíu mày cả buổi mới hiểu. Tôi tự in đề ôn thi đại học từ các năm trước, luyện đi luyện lại đến mức các ngón tay cũng bắt đầu chai sần.
Lũ bạn trong lớp bắt đầu gọi tôi là “mọt Nguyệt”. Mỗi lần như vậy, tôi chỉ cười – nụ cười giấu kín một bí mật bé con:
“Tôi muốn đậu Ngoại ngữ Hà Nội. Muốn được ở cùng một thành phố với cậu.”

Lúc nào tôi cũng tự nhắc mình: phải giỏi hơn nữa, chăm chỉ hơn nữa, xuất sắc hơn nữa. Không phải để được ai công nhận.
Mà là để khi đứng trước cậu, tôi có đủ dũng khí để nói rằng tôi thích cậu — thẳng thắn, không vòng vo, không giấu giếm.

Có những buổi tối học đến mụ mị, tôi chỉ cần một dòng “Cố lên” của cậu cũng thấy tim ấm lại.

Quang Minh… luôn là một người tôi không thể bắt kịp.
Từ năm lớp 9 đã có học bổng thành phố, từng vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, là cái tên thường xuyên được nhắc đến trong các diễn đàn của dân chuyên. Thậm chí, tôi từng thấy cậu trong một đoạn clip phỏng vấn ở trại hè khoa học — nụ cười điềm tĩnh, ánh mắt kiên định.
Còn tôi... ở một thế giới khác.
Trường chuyên tỉnh nhỏ, đội tuyển Anh thiếu tài liệu, giáo viên vừa lo ôn thi, vừa lo điểm số đủ để duy trì biên chế. Tôi mới chỉ có giải Nhì tỉnh. Nhưng tôi đã cày ngày cày đêm để giành hạng Nhất khối trong kỳ thi thử vừa rồi.
Lúc nào tôi cũng tự nhủ: cố thêm chút nữa, giỏi hơn chút nữa — không để chứng minh với ai, mà để xứng đáng với ánh mắt của cậu.

Có những ngày, tôi ước gì mình được học chung trường với cậu.
Để mỗi sáng vô tình gặp nhau ở hành lang, để giờ ra chơi chỉ cần quay đầu là thấy một gương mặt quen, để không phải đợi đến những buổi họp lớp hiếm hoi mới có thể nhìn thấy cậu ngoài đời thật.
Nhưng thực tế là… tôi học ở một trường chuyên tỉnh. Còn cậu thì ở tận Hà Nội. Gần trăm cây số.
Một khoảng cách đủ xa để tôi phải học cách quen với việc nhớ một người… qua màn hình điện thoại.

Chúng tôi vẫn nhắn tin mỗi ngày. Không còn là những tin nhắn cụt lủn như hồi lớp 10 nữa.
Cậu hỏi tôi ăn sáng chưa, tôi kể chuyện lớp mình vừa có “drama” giữa hai bạn nữ vì một chàng trai lớp bên. Cậu gửi tôi ảnh một trang sách hay, tôi gửi lại tấm ảnh bình minh chụp vội qua ô cửa phòng ký túc.
Có hôm, tôi thi giữa kỳ căng thẳng, cậu lặng lẽ gửi một dòng tin:
“Cố lên. Hôm nay không giỏi cũng không sao. Ngày mai vẫn là chính mình.”
Tôi lưu lại tất cả những dòng tin nhắn như thế. Như thể sợ một ngày nào đó, chúng sẽ biến mất.

Có lần tôi than thở:

– Dạo này áp lực quá Minh ạ. Cứ thấy mình học mãi mà chẳng đâu vào đâu.

Cậu nhắn lại gần như ngay lập tức:

– Nguyệt mà còn thấy thế thì chắc cả nước này ai cũng nên bỏ thi mất. Cậu đang làm tốt lắm, đừng nghi ngờ bản thân nữa.

Chỉ một câu nói đơn giản vậy thôi, tôi cũng có thể mỉm cười cả buổi. Quang Minh luôn biết cách khiến tôi cảm thấy đặc biệt. Nhưng chính vì vậy mà tôi lại càng hoang mang. Tôi là gì trong lòng cậu? Có những lúc, tôi đã gần như tin rằng mình là người duy nhất.

Như khi cậu gửi cho tôi bản thu âm đọc đoạn tiếng Anh tôi yêu thích, giọng trầm và ấm đến mức tôi nghe đi nghe lại không biết chán.
Hay khi cậu gửi ảnh góc học tập của mình, khoe chiếc đèn bàn giống hệt tôi, rồi nhắn kèm:
“Thấy đèn giống ai không? Cho dễ có cảm hứng học bài.”
Những điều nhỏ như vậy… khiến trái tim tôi chao đảo. Và càng chao đảo, tôi lại càng sợ — sợ rằng mình đang tự vẽ nên một câu chuyện mà chỉ có mỗi mình là nhân vật chính.

Nhưng rồi, mỗi lần họp lớp, tôi lại nhìn thấy một Quang Minh rất khác — cởi mở, thân thiện, gần gũi với tất cả mọi người. Cậu trò chuyện với Vy rất vui vẻ, chụp ảnh cùng nhóm bạn, thậm chí còn trêu đùa với mấy bạn gái cùng lớp cũ.

Lúc ấy, tôi thấy mình thật ngốc.

Hoá ra tôi cũng chỉ là một trong số rất nhiều người mà Minh đối xử tốt như vậy.

“Cậu có thích tôi không?”
Đã bao lần tôi tự hỏi. Bao lần ngón tay gõ dòng ấy trong khung chat, rồi lại lặng lẽ xoá đi.
Có lẽ… vì tôi sợ câu trả lời.
Sợ nếu cậu nói “không”, tôi sẽ không còn lý do để giữ lấy niềm tin mong manh ấy nữa.
Còn nếu cậu im lặng… tôi cũng chẳng biết phải tiếp tục cuộc trò chuyện như chưa từng có gì xảy ra bằng cách nào.

Có mấy lần gọi điện cho Vy, tôi đã kể về nỗi bận tâm ấy. Rằng đôi khi tôi thấy mình thật đặc biệt trong mắt cậu — nhưng cũng có lúc, tôi lại như thể chỉ là một trong số rất nhiều người cậu đối xử tốt.
Ở mỗi buổi họp lớp, tôi từng thấy Minh nói chuyện thoải mái với bất kỳ ai. Ánh mắt cậu sáng lên mỗi khi kể một câu chuyện hài hước, hoặc chăm chú lắng nghe ai đó chia sẻ điều gì thú vị.
Có những người con gái xinh hơn tôi, nổi bật hơn tôi, chủ động hơn tôi…
Mỗi lần như thế, tôi lại tự hỏi:
Liệu mình có thực sự là người duy nhất?
Hay chỉ là một lựa chọn tạm thời, giữa những ngày chông chênh của tuổi trẻ?

Tôi không kể điều đó cho Vũ. Nhưng hình như… cậu ấy vẫn nhận ra tâm trạng của tôi, mỗi lần gọi điện hỏi thăm.
Vũ chẳng bao giờ vòng vo, cậu luôn thẳng thắn theo cái cách rất đặc trưng của riêng mình:

– Cậu lại nghĩ về cậu ta à?

– Gì mà nghĩ…
– Tớ không biết cậu ta có gì hay ho mà khiến cậu cứ bận tâm mãi như vậy.

Tôi bật cười: “Cậu ta học giỏi, nói chuyện hay, lại còn thơ ca …”
Vũ nhếch môi bên kia đầu dây.

– Ừ, chắc tại tớ chỉ biết pha trò chọc cậu cười nên không được tính là ‘hay ho’.

– Không phải vậy.

– Nguyệt này!

Vũ gọi tên tôi — lần này không còn giọng đùa cợt nữa.
– Tớ biết cậu không thích tớ. Nhưng điều đó không ngăn được tớ thích cậu. Tớ vẫn sẽ thích, dù cậu có chọn ai đi nữa.

Tôi im lặng.
Có thứ gì đó chạm nhẹ vào lòng. Như một nhành cỏ đung đưa qua hàng rào ký ức.

Cả Vy và Vũ đều là những người rất quan trọng với tôi.
Chúng tôi không còn học cùng trường từ khi vào cấp ba, mỗi đứa một hướng, một guồng quay.
Nhưng tôi biết: chỉ cần tôi cần, họ vẫn sẽ có mặt.

Tôi vẫn chưa biết chuyện giữa tôi và Minh sẽ đi đến đâu.
Nhưng tôi đã hạ quyết tâm — sau kỳ thi đại học, tôi sẽ hỏi cậu ấy một lần cho rõ.
Nếu Minh không phải là người bước tới trước, thì tôi sẽ là người chủ động.
Để một lần trong đời, tôi không còn phải đoán nữa.
Không còn lửng lơ giữa những điều nửa vời.
Dù kết quả là gì, tôi muốn khép lại chương thanh xuân này một cách trọn vẹn — không bỏ ngỏ, không tiếc nuối.

Bởi vì… có những người, chỉ cần lỡ một lần, là lỡ cả một đời.

Tháng Ba.
Nắng đã bắt đầu hanh hao hơn.
Hoa bàng đầu mùa rụng kín sân trường.
Mỗi sáng đi học, tôi lại tưởng tượng đến viễn cảnh mình đứng trước cổng trường Đại học, tay cầm bảng điểm, và mỉm cười nói với cậu:

“Tớ thích cậu.
Từ rất lâu rồi.”



Càng bước vào giai đoạn nước rút, tôi càng cảm thấy áp lực đè nặng lên vai mình. Tôi nhất định phải bắt kịp Quang Minh, phải xứng đáng để đi bên cạnh cậu ấy.

Quang Minh đặt mục tiêu vào top 3 Đại học Y Hà Nội để giành học bổng du học. Tôi đặt cược cả tương lai vào mục tiêu đỗ thủ khoa Ngoại ngữ Quốc gia. Thanh Vy thì hồ hởi với giấc mơ trở thành MC nổi tiếng, đang luyện nói mỗi ngày để thi vào Học viện Báo chí. Còn Tôn Vũ – người mà tôi vẫn quen gọi là “thằng bạn không chịu lớn” – lại có một lựa chọn hoàn toàn khác biệt: không thi đại học, mà theo đuổi sự nghiệp Esports chuyên nghiệp, cùng ước mơ học thiết kế game để tạo ra một thế giới riêng của mình.

Chúng tôi – bộ tứ bàn cuối năm nào – mỗi đứa đã có một hướng đi, một hành trình.
Nhưng vào những ngày mỏi mệt nhất… tôi lại hay nhớ về những buổi trưa ngủ gục trên bàn, những trò chọc ghẹo của Vũ, những lần Vy kéo tay tôi đi trốn tiết — và ánh mắt Quang Minh lặng lẽ nhìn tôi qua khung cửa lớp…

Tôi không dám nói rằng mình mạnh mẽ. Cũng không dám chắc rằng tình cảm tôi dành cho Quang Minh sẽ có một kết thúc đẹp. Nhưng tôi biết rõ một điều: nếu không bước tới, tôi sẽ tiếc cả đời.

Tôi học ngày học đêm, đến mức nhiều đêm nằm xuống mà đầu vẫn quay cuồng trong mớ từ vựng và công thức, mắt cay xè, tay mỏi nhừ. Tôi bắt đầu mất ngủ. Có hôm cả đêm chỉ chợp mắt được một tiếng, sáng ra lại đến lớp với đôi mắt sưng mọng.

Minh dường như nhận ra điều đó. Tin nhắn của cậu gửi đến đều đặn mỗi tối:
“Đừng ôn tới khuya quá.”
“Mai có tiết tiếng Anh à? Đọc trước cho đỡ áp lực.”
“Ngủ sớm chút đi, tốt cho trí nhớ.”


Nhưng tất cả những lời động viên ấy, dù nhẹ nhàng đến đâu, cũng không thể chữa được sự mệt mỏi âm ỉ trong lòng tôi.

Tôi kể điều đó cho Thanh Vy trong một cuộc gọi lúc nửa đêm. Vy thì thở dài như thể chẳng còn gì ngạc nhiên:
— Mày mê người ta quá rồi, Nguyệt ơi. Mê đến mức hành xác bản thân.
Tôi cười khẽ:
— Ừ. Nhưng mà không phải kiểu mê kiểu mù quáng đâu. Tao chỉ muốn... tốt hơn. Để nếu có ngày đứng cạnh cậu ấy, tao sẽ không phải thấy mình nhỏ bé.

Vy im lặng một lát, rồi nói bằng giọng trầm lại:
— Tao hiểu. Nhưng cũng phải giữ sức nữa. Chứ thi chưa xong mà sụp trước thì có giỏi mấy cũng vô ích.

Tôi biết Vy nói đúng. Nhưng cảm xúc thì đâu phải lúc nào cũng nghe lời.

Thế rồi, vào một buổi chiều thứ Bảy, khi tôi đang gục mặt trên bàn sau một đêm trắng vì căng thẳng, tôi nhận được tin nhắn:

“Ra ngoài một lát đi. Minh đang đứng trước cổng ký túc.”

Tôi tưởng mình hoa mắt. Mắt nhòe đi, còn tim thì đập loạn, như muốn nhảy khỏi lồng ngực. Tôi nắm vội áo khoác, chạy như bay xuống cầu thang. Và ở đó, giữa ánh nắng tháng ba vàng rực, Quang Minh đang đứng, tay đút túi áo, mắt cụp xuống như thể ngại ngùng.

Cậu đã đến. Từ Hà Nội về đây.

Chỉ để gặp tôi.

Dưới hàng hoa bàng đang rụng trắng sân, tôi nghe thấy tiếng trái tim mình khẽ thốt lên — như thể đã đợi khoảnh khắc này từ rất lâu rồi.

— Cậu... sao cậu lại ở đây?

Minh cười, nhẹ như nắng xuân:
— Không phải vì có người ốm mãi không chịu khỏi à?

Tôi cười.
Mọi cảm xúc trong tôi như vỡ oà — không rõ vì mệt mỏi, vì vui sướng, hay vì bất ngờ nữa.

Chúng tôi ngồi cạnh nhau trên ghế đá trước sân ký túc. Tôi pha trà gừng, Minh mang theo một túi giấy đựng toàn các loại vitamin và chocolate đen. Cậu bảo: đắng một chút mới tỉnh. Rồi dúi vào tay tôi thanh chocolate như thể đó là phương thuốc bí mật dành riêng cho tôi. Cậu ngồi đó, kể chuyện về lớp ôn thi đội tuyển Toán quốc gia, về lần bị thầy giáo chỉnh giữa lớp vì sơ suất nhỏ. Tôi nghe, vừa thấy buồn cười, vừa thấy cậu gần gũi biết bao. Cậu không hoàn hảo như tôi tưởng. Nhưng chính điều đó khiến tôi càng thích cậu hơn.

Trước khi về, Minh dặn:
— Nếu thấy mệt quá, đừng cố gồng. Cậu mà sụp xuống thật thì... tớ chẳng biết phải làm sao đâu.

Tôi cười nhẹ:
— Ừ. Cảm ơn cậu đã đến.

Tối hôm đó, tôi học lại bài cũ với tinh thần khác hẳn. Có lẽ, sự xuất hiện của Minh, dù chỉ là một buổi chiều, cũng đủ làm dịu lại những hoảng loạn trong tôi.

Vài ngày sau, trong một lần nói chuyện với Tôn Vũ, tôi kể lại chuyện Minh đến thăm.

Vũ nghe xong, chỉ gật đầu, rồi cười lém lỉnh:
— Ờ, cũng được đấy. Đỡ mất công tớ phải bắt xe lên thăm trước.
Tôi bật cười:
— Tớ mà ốm vì cảm lạnh thì được. Chứ cái này là ốm vì cạn serotonin ấy.
Vũ chép miệng:
— Cậu cứ thế này, người ta không thương thì uổng thật.

Tôi ngập ngừng:
— Vũ này... nếu sau này tớ và Minh không ...

Vũ nhìn tôi, lần hiếm hoi không đùa cợt. Giọng cậu trầm xuống, khác hẳn mọi lần:
— Tớ không mong cậu thất bại để được chen vào đâu. Nhưng tớ vẫn ở đây. Lúc nào cũng ở đây.

Tim tôi khẽ nhói. Không phải vì áy náy… mà vì tôi hiểu — giữa những hoang mang không tên, vẫn luôn có người lặng lẽ ở lại.
 

Chương 19 - Ngày định mệnh​

Chiếc vali màu hồng được kéo ra từ gầm gi.ường, bụi phủ lấm tấm. Mỗi tiếng kẹt kẹt của bánh kéo vang lên khô khốc, nghe như chạm vào một đoạn ký ức cũ. Tôi lau sạch nó bằng một chiếc khăn cũ, rồi tỉ mẩn xếp từng món đồ vào trong—tài liệu luyện đề đã sờn gáy, chiếc áo sơ mi đồng phục mà tôi luôn xem là bùa may, và một tập thơ nhỏ, mềm nhũn ở gáy, chưa từng dám cho ai biết mình luôn giấu mang theo.

Mọi thứ đều quen thuộc, nhưng hôm nay chúng lại mang một cảm giác khác hẳn—rạo rực, mong chờ, và một chút hồi hộp không rõ ràng, như thể điều gì đó lớn lao sắp đến.

Ba tháng cuối cấp trôi qua như một cuộc đua đường dài. Tôi học, ghi nhớ, luyện đề như thể đang cố gắng vươn tới ai đó đứng ở phía trước—cậu học sinh xuất sắc của một trường chuyên Hà Nội, người từng được gọi là “Chàng thơ” của tôi, người mà tôi vẫn không ngừng ngưỡng mộ và cố gắng để trở nên xứng đáng – Quang Minh.
Cậu chưa từng nói một lời nào yêu tôi, nhưng trong từng tin nhắn muộn, từng lần xuất hiện bất ngờ giữa mùa ôn thi, tôi đều cảm thấy trái tim mình đang lớn dần lên vì ai đó.

– Ê, đã chuẩn bị xong chưa thủ khoa tương lai? Không đem cả cái tủ quần áo theo à?
Giọng Tôn Vũ vang lên ngoài cửa phòng. Tôi ngẩng đầu nhìn ra, thấy cậu đang đứng khoanh tay, cười cợt nhả như thường lệ.
– Cậu đến đây làm gì? Có thi đâu mà xuống Hà Nội?
– Không thi thì không được đi chắc? Người ta là hộ vệ riêng cho Ánh Nguyệt mà.

Tôi khựng lại một chút rồi bật cười. Vũ luôn như vậy—lầy lội, ồn ào, nhưng cũng là người duy nhất luôn ở cạnh tôi mà chẳng cần lý do.

Buổi tối hôm ấy, “bộ tứ bàn cuối” hẹn nhau ăn lẩu ở một quán quen trong thị trấn trước khi đứa nào đứa nấy lên đường đi thi.
Thanh Vy đến trễ nhất, tay cầm hộp khẩu trang màu hồng in chữ “Good Luck” dúi vào tay tôi, giọng oang oang:
– Đeo cái này vào, để lỡ trúng tủ đề còn có cái lấy vía!
Vũ phá lên cười:
– Vía thi mà để Vy phụ trách thì kiểu gì cũng lạc đề.
– Lạc còn hơn tạch!

Tiếng nói tiếng cười rộn ràng cả góc phố. Dù đứa nào cũng đã học đến muốn ói, nhưng lúc ấy, trong lòng tôi chỉ thấy nhẹ tênh. Có lẽ, vì tôi đang được ở giữa những người mình thương.

Sau khi ăn xong, Vy và Vũ bị tôi đuổi về trước để “tự kỷ” ôn bài. Chỉ còn lại tôi và Quang Minh, hai đứa đi dọc con đường ven hồ đã bắt đầu thưa người.

– “Cậu vẫn áp lực à?” – Minh hỏi, mắt không nhìn tôi mà dõi ra mặt nước.
– Ít hơn trước rồi. Nhưng vẫn lo.
– Tớ tin cậu làm được mà. Không cần đứng đầu, chỉ cần đừng gục giữa chặng đường là đủ.
– Còn cậu thì sao? Không định dành quán quân Y Hà Nội à?
– Ừ. Tớ muốn lọt top 3 để săn học bổng. Nhưng nếu không được thì… cũng không sao.


Tôi quay sang nhìn cậu, ánh đèn đường rọi qua mái tóc làm nổi bật những đường nét góc cạnh đến lạnh lùng. Thế nhưng giọng nói ấy, với tôi, chưa bao giờ là lạnh.

– “Thi xong rồi… gặp lại nhé?” – Tôi ngập ngừng, không dám nhìn thẳng vào mắt cậu.
– Ừ. Tớ cũng có chuyện muốn nói với cậu.
Hai đứa nhìn nhau, như thể trong tim đã vang lên cùng một nhịp hẹn.​


Buổi sáng đầu tiên của kỳ thi Đại học, Hà Nội đón tôi bằng một cơn mưa nhẹ. Bầu trời phủ sương mỏng, nhưng không làm nhạt đi niềm háo hức trong lòng. Tôi đứng giữa sân trường thi, trong bộ đồng phục giản dị, tay cầm phiếu dự thi mà tim đập rộn ràng.

“Nhớ ăn sáng. Đừng uống cà phê. Tập trung làm đề, đừng quan tâm người khác làm gì.”
Tin nhắn của Minh đến lúc tôi đang lót dạ bằng bánh mì. Dòng chữ ngắn thôi, nhưng ấm áp lạ thường. Tôi mỉm cười. Có người âm thầm dõi theo mình như thế, thật sự là một đặc ân.

Ngày thi đầu trôi qua nhẹ nhàng. Đề Anh văn không khó. Tôi làm hết, còn dư cả mười phút để soát lại. Lúc bước ra khỏi cổng, tôi thấy Vũ đứng chờ từ bao giờ.

– Tớ đã bảo là cậu không cần phải theo xuống đây mà.
– Không theo, lỡ cậu lạc đường thì ai kéo về?
– Không ai lạc bằng cậu đâu.

Cậu cười toe toét, dúi vào tay tôi một chai nước lạnh:
– Giỏi lắm, chiến binh của tớ.


[separate]


Tối hôm đó, tôi nhắn tin cho Minh.

– Thi xong rồi nè. Cảm giác như chạm một tay vào giấc mơ.
– Tớ biết mà. Tớ tin cậu.
– Còn hai môn nữa, mong sao mọi chuyện vẫn suôn sẻ…


Tôi chẳng ngờ, lời cầu mong nhỏ nhoi ấy… lại là lần cuối cùng trong đời, tôi được ước một điều gì đó, cho riêng mình.


[separate]


Ngày thi cuối.
Bầu không khí trong phòng chờ căng như dây đàn.
Tôi mở tập công thức ra, mắt lướt qua từng dòng chữ đã thuộc làu thì điện thoại rung lên.
Một cuộc gọi từ số lạ.
Tôi định tắt đi. Nhưng không hiểu vì sao… ngón tay lại ấn nghe.

– “Cháu là Nguyệt, con gái bố Lâm đúng không?”

Giọng đàn ông khàn đặc, sắc lạnh.

“Bố cháu bị bắt sáng nay. Tin đã lên báo. Giờ đang tạm giữ ở trại giam tỉnh. Dân làng và đám xã hội đen nghe tin đang kéo tới vây kín nhà, đòi siết nợ.

Chú đã sắp xếp cho mẹ cháu về quê ngoại lánh một thời gian.

Cháu thi xong thì về đó luôn.

Đừng quay lại trên này nữa.”


Từng câu, từng chữ, như cú đấm dồn vào giữa trán tôi.

Cổ họng nghẹn lại.

Chân tay như rụng rời.

Tôi không tin nổi.

Mọi thứ, trong khoảnh khắc ấy… như đổ sụp.

Tôi muốn nói gì đó.
Nhưng cổ họng như bị bóp nghẹt.
Không một lời nào bật ra nổi.

Mọi thứ xung quanh bắt đầu quay cuồng.
Bàn ghế, sách vở, những tiếng cười, tiếng gọi bài—tất cả đều mờ đi.

Như thể tôi đang rơi.
Rơi vào một giấc mộng méo mó, nơi thực tại vỡ vụn từng mảnh mà tôi không cách nào thức dậy được.

Tôi đứng dậy. Không biết đi đâu.
Lảo đảo bước ra hành lang, chân bước mà đầu thì trống rỗng.

Và rồi…
Một giọng nói vô tình lọt vào tai.

– “Minh dạo này thân với con Nguyệt Nga lắm. Hôm trước còn chở nhau về nữa. Hình như chính thức luôn rồi đó.”

– “…Ủa, còn cô bạn tên gì, Ánh Nguyệt phải không? Mấy lần họp lớp thấy cũng tình cảm ghê mà?”

– “Ừ, nghe nói Minh sợ Nga hiểu lầm nên bảo thi xong sẽ… dứt điểm với bé đó.”

“Ánh Nguyệt.”


Tên tôi, thốt ra hờ hững, không thương tiếc.

Như nhát dao cuối cùng cắm sâu vào lòng ngực.

Trong khoảnh khắc ấy…

Tôi không biết điều gì đau hơn—người cha bị bắt, hay tình cảm bao năm qua… hóa ra chỉ là một trò hiểu nhầm, một vai phụ mà tôi không hề hay biết.


[separate]


Tôi bước ra khỏi điểm thi như người mất hồn.
Không biết mình đang đi đâu.
Không biết mình muốn gì.
Chỉ thấy một cơn buốt lạnh chạy dọc sống lưng, len lỏi vào từng kẽ máu, khiến mọi giác quan đều tê dại.

Thành phố vẫn ồn ào. Người ta vẫn cười nói.
Nhưng tôi thì không còn nghe thấy gì nữa.

Tôi chỉ muốn biến mất.
Biến mất khỏi nơi này. Khỏi ký ức này.
Khỏi giấc mơ đã nứt toạc không cách nào hàn gắn.​
Phòng trọ tối om khi tôi mở cửa bước vào.
Không bật đèn.
Chỉ có ánh sáng lờ mờ hắt từ ô cửa nhỏ, đủ để thấy bóng người đang ngồi co ro ở góc bàn.

Tôn Vũ.

Cậu bật dậy ngay khi thấy tôi.
Ánh mắt cuống quýt, rồi lo lắng, rồi dừng lại ở đôi mắt hoe đỏ của tôi.

– Nguyệt… Cậu về sớm vậy? Thi xong rồi à?

Tôi không đáp.
Chỉ đứng đó.
Nước mắt bắt đầu rơi, không kịp ngăn.

– …Bố tớ… bị bắt rồi. Cả kỳ thi… cũng bỏ rồi.

– Nguyệt …


Không một tiếng động.
Vũ bước tới, siết chặt tôi vào lòng.
Không nói. Không hỏi gì thêm.

Chỉ ôm tôi thật chặt—như thể chỉ cần buông ra, tôi sẽ tan biến trong đêm Hà Nội lạnh đến thắt tim này.




[separate]


Đêm nay, mưa phùn lại rơi.
Từng giọt nước nhỏ như kim, rơi trên mái hiên, trên phiến tim tôi, từng nhịp, từng nhịp.
Tôi nằm im trong góc gi.ường. Không buồn bật đèn.
Chiếc vali hồng vẫn mở toang ra bên chân, nhưng giờ đây, nó không còn chứa đựng ước mơ nào nữa.
Chỉ là một cái hộp rỗng—chứa đầy ký ức không còn lối quay về.

Tôi không dám mở điện thoại.
Không dám đọc tin nhắn.
Không dám nhìn lại những bức ảnh từng lưu giữ cả bầu trời trong veo.

Vì tôi sợ.
Chỉ một lời từ Minh thôi… cũng đủ để tôi không thể buông tay.

Trong một khoảnh khắc yếu lòng, tôi từng muốn viết vài dòng tạm biệt.
“Cảm ơn vì đã đến.”
“Xin lỗi vì đã mộng mơ.”
“Tạm biệt, Chàng thơ.”


Nhưng rồi tôi lại xóa.

Tôi không muốn là người kết thúc.
Tôi chỉ muốn lặng lẽ biến mất.
Như thể chưa từng tồn tại trong giấc mơ của ai đó.

Tôi từng nghĩ, nếu thi xong rồi gặp lại, tôi sẽ nói:

“Tớ thích cậu. Rất thích.”

Nhưng… tôi không còn cơ hội để nói điều đó nữa.

Và rồi, tôi rời đi.
Không một lời từ biệt.
Không một tin nhắn nào gửi lại.
Không một ai biết rằng...

Ánh Nguyệt của năm mười tám tuổi
đã vĩnh viễn rời khỏi thế giới ấy
vào ngày cuối cùng của kỳ thi Đại học.
 
Quay lại
Top Bottom