- Tham gia
- 21/6/2013
- Bài viết
- 205
Những căn lều vá víu bằng tranh tre, lồ ô, tấm tôn cũ... là chỗ trọ học khắc nghiệt của hàng chục học sinh trường THCS Trà Thọ, huyện miền núi Tây Trà.
Huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) chi 60 triệu đồng mỗi năm thuê nhà dân dạy 1.500 học sinh các cấp. Các trường học do chưa có nhà bán trú nên hàng trăm học sinh ở huyện miền núi Tây Trà phải dựng lều tạm trọ học.
Ông Nguyễn Công Hòa, Hiệu trưởng trường THPT Tây Trà cho biết, hai khu ký túc xúc của trường chỉ đáp ứng nơi ở cho 176 học sinh, còn 100 học sinh nhà ở xa trường đành phải tìm những khoảnh đồi núi trống quanh trường dựng lều để ở khi vào đầu năm học mới.
"Cuộc sống ở lều của các em có nhiều thiếu thốn. Do mái quá thấp lại tạm bợ nên nắng thì nóng hầm hập còn mưa thì nước tạt vào ướt sũng khắp nơi", thầy Hiệu trưởng Hoà nói.
Những căn lều tạm vá víu bằng tranh tre, lồ ô, tấm tôn cũ, mái lợp bạt của hàng chục học sinh trọ học bên cạnh trường THCS Trà Thọ, huyện miền núi Tây Trà. Do nhà ở cách xa trường hơn 10 km và phải băng rừng, vượt suối nên năm nay có hơn 40 học sinh phải dựng lều tạm ở trọ để "bám lớp, bám trường" học tập.
Trung bình mỗi căn lều tạm có 5-7 học sinh trọ học. Có lều học sinh nam, nữ cùng thôn ở bản làng huyện Tây Trà rủ nhau ở chung thế này.
Góc treo quần áo trong căn lều tạm của nữ sinh trường THPT huyện Tây Trà.
Ngoài giờ học, các bạn nhỏ cùng nhau lên núi hái rau rừng về cải thiện bữa ăn.
Ra suối lấy nước về nấu ăn.
Vào mỗi dịp cuối tuần, các cô cậu học trò thường về nhà lấy gạo lúa rẫy (gạo đỏ) do cha mẹ trồng trên nương mang về lều nấu ăn.
Trong khi học sinh ở huyện miền núi Tây Trà dựng lều tạm trọ học thì ở huyện miền núi Sơn Tây, hơn 1.500 học sinh đang phải học nhờ ở nhà dân, học xen ghép. Thầy Lê Hoài Thạnh, Trưởng phòng giáo dục & đào tạo huyện Sơn Tây nhẩm tính, trung bình mỗi năm đơn vị này chi hơn 60 triệu đồng thuê nhà dân mở 13 lớp cho học sinh học tập. Toàn huyện có 31 điểm trường, học sinh phải học nhờ, học tạm, xen ghép bậc mầm non trong trường tiểu học.
Các học sinh nam ngủ trưa trên bàn học trong căn lều tạm trọ học ở trường THCS Trà Thọ. Ông Lê Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện miền núi Sơn Tây thừa nhận, việc thiếu trường lớp là thực tế tồn tại ở địa phương từ nhiều năm qua. Giải pháp tình thế là hỗ trợ kinh phí thuê nhà dân hoặc xen ghép vào trường tiểu học cho các em học tập. Chỉ tính sơ bộ xây 12 điểm trường cần đến 4 tỷ đồng nhưng ngân sách địa phương hạn hẹp nên gặp nhiều khó khăn.
Thiếu thốn là vậy nhưng nhiều học sinh vùng cao Quảng Ngãi vẫn quyết tâm dựng lều ở trọ kiên trì học tập, nỗ lực vươn lên với ước mơ thoát khỏi cuộc sống nhọc nhằn, đói nghèo.
Huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) chi 60 triệu đồng mỗi năm thuê nhà dân dạy 1.500 học sinh các cấp. Các trường học do chưa có nhà bán trú nên hàng trăm học sinh ở huyện miền núi Tây Trà phải dựng lều tạm trọ học.
Ông Nguyễn Công Hòa, Hiệu trưởng trường THPT Tây Trà cho biết, hai khu ký túc xúc của trường chỉ đáp ứng nơi ở cho 176 học sinh, còn 100 học sinh nhà ở xa trường đành phải tìm những khoảnh đồi núi trống quanh trường dựng lều để ở khi vào đầu năm học mới.
"Cuộc sống ở lều của các em có nhiều thiếu thốn. Do mái quá thấp lại tạm bợ nên nắng thì nóng hầm hập còn mưa thì nước tạt vào ướt sũng khắp nơi", thầy Hiệu trưởng Hoà nói.
Những căn lều tạm vá víu bằng tranh tre, lồ ô, tấm tôn cũ, mái lợp bạt của hàng chục học sinh trọ học bên cạnh trường THCS Trà Thọ, huyện miền núi Tây Trà. Do nhà ở cách xa trường hơn 10 km và phải băng rừng, vượt suối nên năm nay có hơn 40 học sinh phải dựng lều tạm ở trọ để "bám lớp, bám trường" học tập.
Trung bình mỗi căn lều tạm có 5-7 học sinh trọ học. Có lều học sinh nam, nữ cùng thôn ở bản làng huyện Tây Trà rủ nhau ở chung thế này.
Góc treo quần áo trong căn lều tạm của nữ sinh trường THPT huyện Tây Trà.
Ngoài giờ học, các bạn nhỏ cùng nhau lên núi hái rau rừng về cải thiện bữa ăn.
Ra suối lấy nước về nấu ăn.
Vào mỗi dịp cuối tuần, các cô cậu học trò thường về nhà lấy gạo lúa rẫy (gạo đỏ) do cha mẹ trồng trên nương mang về lều nấu ăn.
Trong khi học sinh ở huyện miền núi Tây Trà dựng lều tạm trọ học thì ở huyện miền núi Sơn Tây, hơn 1.500 học sinh đang phải học nhờ ở nhà dân, học xen ghép. Thầy Lê Hoài Thạnh, Trưởng phòng giáo dục & đào tạo huyện Sơn Tây nhẩm tính, trung bình mỗi năm đơn vị này chi hơn 60 triệu đồng thuê nhà dân mở 13 lớp cho học sinh học tập. Toàn huyện có 31 điểm trường, học sinh phải học nhờ, học tạm, xen ghép bậc mầm non trong trường tiểu học.
Các học sinh nam ngủ trưa trên bàn học trong căn lều tạm trọ học ở trường THCS Trà Thọ. Ông Lê Văn Tùng, Chủ tịch UBND huyện miền núi Sơn Tây thừa nhận, việc thiếu trường lớp là thực tế tồn tại ở địa phương từ nhiều năm qua. Giải pháp tình thế là hỗ trợ kinh phí thuê nhà dân hoặc xen ghép vào trường tiểu học cho các em học tập. Chỉ tính sơ bộ xây 12 điểm trường cần đến 4 tỷ đồng nhưng ngân sách địa phương hạn hẹp nên gặp nhiều khó khăn.
Thiếu thốn là vậy nhưng nhiều học sinh vùng cao Quảng Ngãi vẫn quyết tâm dựng lều ở trọ kiên trì học tập, nỗ lực vươn lên với ước mơ thoát khỏi cuộc sống nhọc nhằn, đói nghèo.
Theo Ione