- Tham gia
- 21/4/2010
- Bài viết
- 1.232
Con đỗ đại học là niềm tự hào của bất cứ ông bố bà mẹ nào nhưng nhiều phụ huynh cũng không khỏi khổ sở vì những “quái chiêu” của các tân sinh viên.
Phụ huynh méo mặt vì teen “đòi nợ”
Hầu hết, trước khi thi đại học, để tăng thêm quyết tâm cho các sĩ tử mà các bậc phụ huynh đều có những “phương pháp” động viên, khích lệ con. Không ít phụ huynh tiến hành “treo giải thưởng” như mua điện thoại, xe máy, đi du lịch… để con có thêm động lực. Bởi vậy nhiều ông bố bà mẹ sẵn sàng gật đầu khi con thỏ thẻ: “Con đỗ đại học thì bố mẹ sẽ….nhé”.
Nhà anh Tuấn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có cô "con gái rượu" thi đỗ vào Đại học Thương mại. Anh vừa xây nhà, khoản tiền tiết kiệm không còn nhiều, lúc treo phần thưởng anh cũng không nói rõ là xe ga hay xe số nên cô con gái cứ nằng nặc: “Bố phải mua xe ga cho con, bạn bè con toàn đi Lead với SCR, chả ai đi xe số nữa”.
Sĩ tử miệt mài ôn thi đại học —–
Chiều con, anh chị cũng đành chạy vạy thêm để làm vừa lòng tân sinh viên. Anh Tuấn tặc lưỡi: “Thôi, cố gom góp trả nợ sau vậy, thiên hạ có phải ai cũng có con đỗ đại học như nhà mình đâu”.
Không ít người điểm thi chỉ vừa đỗ một trường bình thường hoặc nhờ thêm điểm cộng mới vào trường cũng tranh thủ dịp này để “đòi nợ” phụ huynh. Nhiều bạn hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cũng đòi bố mẹ những chuyến du lịch tốn kém với hội bạn vừa đỗ đại học. M.V vừa biết điểm thi đã nhanh chóng đòi bố mẹ cho đi một chuyến du lịch vào Vũng Tàu một tuần với nhóm bạn thân của cậu cũng vừa biết kết quả.
Chiều niềm vui của con, cha mẹ M.V cũng gật đầu. Cậu đâu biết rằng đằng sau chuyến đi của mình là cả bao nỗi lo toan của cha mẹ. Mẹ V. lo lắng vì sắp tới đây lại phải chuẩn bị một khoản tiền không nhỏ cho cậu ra Hà Nội trọ học, trong khi điều kiện gia đình không khá giả gì. Bên cạnh đó, gia đình V. cũng đang đau đầu vì khoản tiền xin việc cho chị gái vừa tốt nghiệp đại học.
Tâm lí chung của các bậc phụ huynh là muốn làm vừa lòng con sau những ngày tháng vất vả đèn sách. Họ muốn con cái thật thoải mái để có thể bước vào giảng đường đại học. Nhưng thực tế cũng cho thấy, nhiều người năm đầu đại học còn mải mê với chiến thắng và thành quả hoặc có tư tưởng “xả hơi” sau mười hai năm đèn sách nên kết quả không mấy sáng sủa.
Nửa đêm cha mẹ tá hỏa tìm con
Những cậu ấm cô chiêu ở thời cấp ba khi nói đến chuyện yêu đương đều gặp phải sự phản đối của phía gia đình khi cho rằng đấy là chuyện trẻ con, hay: “Học thì không học lo mà yêu với đương, bao giờ đỗ đại học mới nghĩ đến ch.uyện ấy cũng chưa muộn”. Bởi vậy, khi có đối tượng hầu hết các teen đều giấu giếm cha mẹ và vừa có kết quả đại học đã vội…công khai ngay.
Chị Hằng (nhân viên văn phòng, nhà ở quận Đống Đa, Hà Nội) cũng đang sốt vó vì cậu con trai mình. Khi bạn bè thắc mắc vì cậu con trai chị vừa đỗ cao vào trường Đại học Bách Khoa mà chị vẫn lo thì chị méo xệch mặt than thở: Hưng, con chị vốn có tình cảm với cô bé bí thư của lớp từ năm lớp 11 nhưng vì chuyện học hành nên bị anh chị cấm tiệt chuyện yêu đương. Vợ chồng chị Hằng giao hẹn với con là khi nào đỗ đại học mới được nghĩ đến chuyện tình cảm.
Cánh cổng ĐH đã mở gánh thêm nhiều nỗi lo —–
Hưng và cô bạn gái cũng vì chuyện này đều cố gắng học. Tuy nhiên khi biết kết quả bạn gái của Hưng lại thiếu mất một điểm. Cô bạn gái này từ ngày biết điểm đã đóng cửa trong nhà khóc lóc, không chịu gặp ai và nhất quyết đòi chia tay. Con trai chị Hằng suốt ngày ủ rũ vì gọi điện liên lạc bạn gái đều không nghe máy, đến nhà thì không chịu gặp.
Chị Hằng bảo: “Nó đỗ đại học mà cứ rầu rĩ suốt ngày, thỉnh thoảng cứ nhìn điện thoại lại thở dài, đêm qua còn đi uống rượu say xỉn tận nửa đêm phải nhờ mấy thằng bạn đưa về”.
Khi bố mẹ nhắc nhở, Hưng còn cãi lại: “Bố mẹ đã hứa con đỗ đại học thì không xen vào chuyện riêng của con, bố mẹ nên giữ lời”. Chị than thở: “Nó vô tình làm bố mẹ mất vui”.
Không chỉ có Hưng, nhiều cặp đôi tuổi teen "kết nhau" đều hứa nếu đỗ đại học sẽ thưa chuyện với bố mẹ hoặc công khai tình yêu. Bởi vậy, khi có kết quả đại học, không ít tình yêu tuổi ô mai này đều nói lời từ biệt phần vì bị cha mẹ chì chiết: “Nói rồi không nghe, không lo học mà nứt mắt đã yêu đương”. Thêm vào đó, lí do tự ti cảm thấy mình thua kém, hoặc không xứng với nửa kia nên “hậu thi đại học” nhiều cặp đôi đã phải nói lời chia tay.
Nhà anh Bình cũng lo lắng hơn khi cô con gái cưng của anh cũng ngày càng có nhiều yêu sách với phụ huynh vì đã đỗ đại học. Thấy con gái từ ngày có kết quả đi liên miên với bạn bè, vợ chồng anh cũng lo. Nhiều hôm đến bữa cơm không thấy con về, anh chị gọi điện thì cô con gái bảo đang đi liên hoan với bạn bè.
Anh chị sợ nhất là có hôm cô bé đi chơi với người yêu qua đêm không về. Anh chị tá hỏa đi tìm con, đưa cô bé về thì cô tân sinh viên này còn càu nhàu với bố mẹ, bởi trước đây anh trót hứa "nếu con đỗ đại học sẽ không can thiệp vào việc riêng của con gái nữa"!
Chị Minh, vợ anh tâm sự: “Nó viện vào cớ đỗ đại học rồi thản nhiên đi lại với thằng người yêu, có biết là cha mẹ lo như ngồi trên đống lửa đâu. Ở nhà đã thế này rồi sau nó thuê phòng trọ đi học không biết sẽ thế nào nữa. Xa nhà, cám dỗ nhiều bố mẹ không ở gần được chỉ sợ con dại cái mang”.
Đỗ đại học là thành công đầu đời, như một điều kiện thuận lợi để cho các tân sinh viên bước vào cuộc sống mới. Đấy là thành quả mà cũng là một thử thách mới, nhưng nhiều teen vô tình sớm thỏa mãn với mình làm lo lắng nỗi lòng người làm cha làm mẹ.
Theo VNN
Phụ huynh méo mặt vì teen “đòi nợ”
Hầu hết, trước khi thi đại học, để tăng thêm quyết tâm cho các sĩ tử mà các bậc phụ huynh đều có những “phương pháp” động viên, khích lệ con. Không ít phụ huynh tiến hành “treo giải thưởng” như mua điện thoại, xe máy, đi du lịch… để con có thêm động lực. Bởi vậy nhiều ông bố bà mẹ sẵn sàng gật đầu khi con thỏ thẻ: “Con đỗ đại học thì bố mẹ sẽ….nhé”.
Nhà anh Tuấn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) có cô "con gái rượu" thi đỗ vào Đại học Thương mại. Anh vừa xây nhà, khoản tiền tiết kiệm không còn nhiều, lúc treo phần thưởng anh cũng không nói rõ là xe ga hay xe số nên cô con gái cứ nằng nặc: “Bố phải mua xe ga cho con, bạn bè con toàn đi Lead với SCR, chả ai đi xe số nữa”.
Sĩ tử miệt mài ôn thi đại học
Chiều con, anh chị cũng đành chạy vạy thêm để làm vừa lòng tân sinh viên. Anh Tuấn tặc lưỡi: “Thôi, cố gom góp trả nợ sau vậy, thiên hạ có phải ai cũng có con đỗ đại học như nhà mình đâu”.
Không ít người điểm thi chỉ vừa đỗ một trường bình thường hoặc nhờ thêm điểm cộng mới vào trường cũng tranh thủ dịp này để “đòi nợ” phụ huynh. Nhiều bạn hoàn cảnh gia đình không quá dư dả nhưng cũng đòi bố mẹ những chuyến du lịch tốn kém với hội bạn vừa đỗ đại học. M.V vừa biết điểm thi đã nhanh chóng đòi bố mẹ cho đi một chuyến du lịch vào Vũng Tàu một tuần với nhóm bạn thân của cậu cũng vừa biết kết quả.
Chiều niềm vui của con, cha mẹ M.V cũng gật đầu. Cậu đâu biết rằng đằng sau chuyến đi của mình là cả bao nỗi lo toan của cha mẹ. Mẹ V. lo lắng vì sắp tới đây lại phải chuẩn bị một khoản tiền không nhỏ cho cậu ra Hà Nội trọ học, trong khi điều kiện gia đình không khá giả gì. Bên cạnh đó, gia đình V. cũng đang đau đầu vì khoản tiền xin việc cho chị gái vừa tốt nghiệp đại học.
Tâm lí chung của các bậc phụ huynh là muốn làm vừa lòng con sau những ngày tháng vất vả đèn sách. Họ muốn con cái thật thoải mái để có thể bước vào giảng đường đại học. Nhưng thực tế cũng cho thấy, nhiều người năm đầu đại học còn mải mê với chiến thắng và thành quả hoặc có tư tưởng “xả hơi” sau mười hai năm đèn sách nên kết quả không mấy sáng sủa.
Nửa đêm cha mẹ tá hỏa tìm con
Những cậu ấm cô chiêu ở thời cấp ba khi nói đến chuyện yêu đương đều gặp phải sự phản đối của phía gia đình khi cho rằng đấy là chuyện trẻ con, hay: “Học thì không học lo mà yêu với đương, bao giờ đỗ đại học mới nghĩ đến ch.uyện ấy cũng chưa muộn”. Bởi vậy, khi có đối tượng hầu hết các teen đều giấu giếm cha mẹ và vừa có kết quả đại học đã vội…công khai ngay.
Chị Hằng (nhân viên văn phòng, nhà ở quận Đống Đa, Hà Nội) cũng đang sốt vó vì cậu con trai mình. Khi bạn bè thắc mắc vì cậu con trai chị vừa đỗ cao vào trường Đại học Bách Khoa mà chị vẫn lo thì chị méo xệch mặt than thở: Hưng, con chị vốn có tình cảm với cô bé bí thư của lớp từ năm lớp 11 nhưng vì chuyện học hành nên bị anh chị cấm tiệt chuyện yêu đương. Vợ chồng chị Hằng giao hẹn với con là khi nào đỗ đại học mới được nghĩ đến chuyện tình cảm.
Cánh cổng ĐH đã mở gánh thêm nhiều nỗi lo
Hưng và cô bạn gái cũng vì chuyện này đều cố gắng học. Tuy nhiên khi biết kết quả bạn gái của Hưng lại thiếu mất một điểm. Cô bạn gái này từ ngày biết điểm đã đóng cửa trong nhà khóc lóc, không chịu gặp ai và nhất quyết đòi chia tay. Con trai chị Hằng suốt ngày ủ rũ vì gọi điện liên lạc bạn gái đều không nghe máy, đến nhà thì không chịu gặp.
Chị Hằng bảo: “Nó đỗ đại học mà cứ rầu rĩ suốt ngày, thỉnh thoảng cứ nhìn điện thoại lại thở dài, đêm qua còn đi uống rượu say xỉn tận nửa đêm phải nhờ mấy thằng bạn đưa về”.
Khi bố mẹ nhắc nhở, Hưng còn cãi lại: “Bố mẹ đã hứa con đỗ đại học thì không xen vào chuyện riêng của con, bố mẹ nên giữ lời”. Chị than thở: “Nó vô tình làm bố mẹ mất vui”.
Không chỉ có Hưng, nhiều cặp đôi tuổi teen "kết nhau" đều hứa nếu đỗ đại học sẽ thưa chuyện với bố mẹ hoặc công khai tình yêu. Bởi vậy, khi có kết quả đại học, không ít tình yêu tuổi ô mai này đều nói lời từ biệt phần vì bị cha mẹ chì chiết: “Nói rồi không nghe, không lo học mà nứt mắt đã yêu đương”. Thêm vào đó, lí do tự ti cảm thấy mình thua kém, hoặc không xứng với nửa kia nên “hậu thi đại học” nhiều cặp đôi đã phải nói lời chia tay.
Nhà anh Bình cũng lo lắng hơn khi cô con gái cưng của anh cũng ngày càng có nhiều yêu sách với phụ huynh vì đã đỗ đại học. Thấy con gái từ ngày có kết quả đi liên miên với bạn bè, vợ chồng anh cũng lo. Nhiều hôm đến bữa cơm không thấy con về, anh chị gọi điện thì cô con gái bảo đang đi liên hoan với bạn bè.
Anh chị sợ nhất là có hôm cô bé đi chơi với người yêu qua đêm không về. Anh chị tá hỏa đi tìm con, đưa cô bé về thì cô tân sinh viên này còn càu nhàu với bố mẹ, bởi trước đây anh trót hứa "nếu con đỗ đại học sẽ không can thiệp vào việc riêng của con gái nữa"!
Chị Minh, vợ anh tâm sự: “Nó viện vào cớ đỗ đại học rồi thản nhiên đi lại với thằng người yêu, có biết là cha mẹ lo như ngồi trên đống lửa đâu. Ở nhà đã thế này rồi sau nó thuê phòng trọ đi học không biết sẽ thế nào nữa. Xa nhà, cám dỗ nhiều bố mẹ không ở gần được chỉ sợ con dại cái mang”.
Đỗ đại học là thành công đầu đời, như một điều kiện thuận lợi để cho các tân sinh viên bước vào cuộc sống mới. Đấy là thành quả mà cũng là một thử thách mới, nhưng nhiều teen vô tình sớm thỏa mãn với mình làm lo lắng nỗi lòng người làm cha làm mẹ.
Theo VNN