Tấp nập chợ sách lậu

Hero_Man

Thành viên cực thân
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/6/2011
Bài viết
2.953
Nhiều ý kiến cho rằng, trước khi Luật Xuất bản năm 2004 có hiệu lực, sách lậu ít hơn bây giờ. Với sự ra đời của Luật Xuất bản, mọi thủ tục in ấn, phát hành dường như thông thoáng hơn. Nhưng chính việc cấp phép dễ dàng cũng là một trong những nguyên nhân khiến sách lậu được in tràn lan. Nhà sách thua chiếu sách lậu Những chiếu sách lậu luôn trong tình trạng đông khách, trong khi tại các nhà sách, người mua chỉ đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu chỉ đến "hóng mát". Khi được hỏi giữa "sách lậu" và "sách không lậu", đa số độc giả đều có chung lựa chọn "sách lậu"! Thực tế này không khó hiểu, bởi bản thân sách lậu có ưu thế giá rẻ bằng một nửa giá bìa "sách không lậu", mà hình thức cũng không kém sách thật. Điều đáng nói là sách thật chưa ra đến thị trường, sách lậu đã bán được hàng ngàn cuốn. Chính vì thế mà sách lậu tại các tuyến phố Hà Nội được buôn bán một cách công khai, tấp nập, tràn lan đến nỗi đã hình thành nên những "con đường sách lậu" có tiếng. Giá sách thật quá cao, trong khi việc xử lý in ấn, phát hành sách lậu lại không đủ răn đe khiến sách lậu có cơ hội chiếm lĩnh thị trường.
20120630103827_kt-sach.jpg

Những chiếu sách lậu trên các tuyến phố Đinh lễ, Nguyễn Xí luôn đông khách. ( Ảnh: T.Nguyễn)
Đường Phạm Văn Đồng, Trần Quốc Hoàn (quận Cầu Giấy) là 2 trong số nhiều con đường nổi tiếng sách lậu từ vài năm nay. Tại các con đường này, sách được bán phủ kín cả lối đi vốn dành cho người đi bộ. Các đầu sách ở đây vô cùng phong phú, từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến sách nghiên cứu, giáo khoa, truyện thiếu nhi... Thậm chí, có những cuốn sách "độc", chỉ có ở "quầy sách lậu" mà không hề có mặt trong các nhà sách chính thống, như: Sợi xích (tác giả Lê Kiều Như); Sát thủ đầu mưng mủ... là nững cuốn sách đã bị thu hồi. Tại cung đường Láng (quận Đống Đa), đường Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình), đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân)... cũng nhan nhản các chiếu sách lậu bán vỉa hè. Chợ sách lậu vỉa hè tại các điểm này thường tấp nập vào buổi chiều tối, khi những sinh viên và người thu nhập thấp trong giờ tan tầm. Tại các chợ sách lậu này, sách giáo khoa trong chương trình phổ thông gần như không có. Theo lý giải của các chủ hàng, sách giáo khoa thường có giá rất rẻ, công in ấn không được bao nhiêu, trong khi các "thượng đế" đã mặc định sách lậu thường được giảm 40 - 50% giá bìa, thậm chí phải giảm hơn mới có người mua. Lãi "khủng" Theo chủ một cửa hàng sách lậu trên đường Trần Quốc Hoàn, sách lậu được in ấn, thậm chí được dán tem (giả) vào mỗi cuốn sách, giá chỉ bằng 40 - 50% giá bìa nên thu hút được rất nhiều người mua. Điều đó lý giải tại sao chỉ trong 3 năm, sau khi lên Hà Nội với hai bàn tay trắng, chủ cửa hàng này đã mua được nhà Hà Nội cùng với 2 cửa hàng sách với số vốn lên khoảng 600 triệu/cửa hàng. Ngoài việc đầu tư vào các cửa hàng, mỗi chủ bán đều tranh thủ bán vỉa hè vào chiều tối. Việc bán vỉa hè, theo các chủ sách lậu, đôi khi còn lãi nhanh hơn bán trong cửa hàng. Theo bật mí của dân bán sách lậu, thời gian bán được sách nhiều nhất không phải là những ngày đầu năm học mà là các dịp sau Tết (từ mồng 1 - 10 tháng Giêng). Theo một quy định "ngầm", những ngày này, sách được phép bày bán thoải mái trên khắp các tuyến phố mà không sợ bị "bắt". Thế nên, mỗi ngày Tết bán ở vỉa hè, mỗi chiếu sách lậu lãi 3 - 5 triệu. Đối tượng khách hàng bán lẻ của sách lậu chủ yếu là sinh viên, người thu nhập thấp. Ngoài việc bán lẻ, các cửa hàng này còn kiêm cả bán buôn cho những mối khách liên tỉnh, chủ yếu là Hải Phòng, Thái Nguyên... Để đáp ứng thị trường khách tỉnh lẻ, hiện nay rất nhiều chủ sách muốn mở rộng địa bàn chiếm thị phần. Anh Sơn, chủ 2 cửa hàng sách Lâm Sơn trên phố Trần Quốc Hoàn, cho biết sắp tới sẽ tìm hiểu thị trường sách tại Hải Phòng để mở chi nhánh, bởi thời gian gần đây có rất nhiều người lên đánh sách lậu về bán. "Trong khi tại Hà Nội, sách lậu đã bão hòa thì việc tìm về những nơi sách lậu chưa có nhiều sẽ đảm bảo được lợi nhuận, có khi còn ăn gấp nhiều lần ở đây", anh Sơn nói. Theo tìm hiểu, người bán sách lậu chủ yếu là người thuộc huyện Phú Xuyên (Hà Tây cũ), do làm ăn được nên kéo nhau cùng làm, và mối sách thường lấy ở một nhà in lậu tại quận Thanh Xuân. Giá sách thật luôn cao hơn rất nhiều so với sách lậu. Sách từ lúc còn là bản thảo cho đến khi được in và cuối cùng đến tay bạn đọc phải chịu rất nhiều phí (phí mua bản quyền, đăng ký, thiết kế, biên tập, in ấn thành phẩm) khiến giá bị đẩy lên rất cao. Thêm vào đó, các nhà xuất bản và công ty kinh doanh không chịu hạ thấp lợi nhuận của mình càng khiến người đọc khó với tới sách thật.
Theo Đất Việt
 
×
Quay lại
Top Bottom