- Tham gia
- 18/4/2013
- Bài viết
- 12.616
Tự tin giao tiếp với mọi người, không cho rằng bản thân là người kém cỏi, thả lỏng tinh thần,… sẽ giúp bạn thổi bay bản tính nhút nhát.
1. Hiểu rõ sự nhút nhát của bản thân
Cũng giống như bất kì vấn đề nào khác bạn phải đối mặt trong cuộc sống, bạn có thể khắc phục tính nhút nhát của bản thân từ việc hiểu rõ lý do đằng sau sự nhút nhát ấy là gì, cái gì đã gây ra vấn đề này. Sau đó, phải biết được sự nhút nhát đã ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân và công việc của bạn như thế nào.
Việc này chẳng khó một chút nào cả, bạn chỉ cần nghĩ tới những lúc bạn không thoải mái, những khoảng thời gian bạn cảm thấy cô đơn, không ai bên cạnh. Mặc dù nó không hoàn toàn là cách giúp bạn vượt qua sự nhút nhát nhưng bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc về những tình huống mà bạn phải trải qua.
Ảnh minh họa: Favim.
2. Nghĩ về sở trường của bạn
Giống như tất cả mọi người trên hành tinh này được sinh ra với những đăc trưng tính cách khác nhau, bạn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Bạn cũng là một sáng tạo độc đáo của Thượng đế vì vậy bạn không có gì là sai cả kể cả khi bạn tự cảm thấy thế.
Eleanor Roosevelt đã từng nói rằng: "Không ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình kém cỏi mà không được sự cho phép của bạn". Mỗi người sinh ra có cái nhìn, quan điểm về cuộc sống khác nhau và có những khả năng khác nhau. Thậm chí những người bạn luôn cho rằng họ xuất sắc hơn bạn cả về ngoại hình và công việc cũng có những lúc họ mất tự tin về chính mình.
Mặc cảm là lẽ rất tự nhiên nhưng chẳng có ích gì để giải quyết các vấn đề của bạn. Hãy nhớ kĩ rằng dù bạn giỏi ở lĩnh vực gì đi nữa, cũng nên tự tin vào điều đó.
3. Bắt đầu nói chuyện với mọi người nhiều hơn
Nếu như bạn thường xuyên toát mồ hôi khi nói chuyện hay nghĩ tới người khác, bạn phải cố gắng lên và mỉm cười thật nhiều. Trước tiên, hãy tập cười với những người bạn thường xuyên nhìn thấy ở văn phòng hay nơi mà bạn đang làm việc. Bắt đầu nói “xin chào” hay “ Chào buổi sáng” với những người mà bạn vẫn hay gặp. Việc này sẽ giúp bạn quen dần với mọi người trước khi bắt tay vào những bước tiếp theo. Khi nào bạn thấy đã sẵn sàng, hãy nói chuyện với mọi người nhiều hơn.
Có một vấn đề cần phải hiểu rằng sự nhút nhát của bạn có thể khiến nhiều người hiểu nhầm, họ nghĩ bạn kiêu ngạo, hay chỉ thích một mình. Ví như bạn cùng lớp nghĩ rằng bạn là một người khó gần vì bạn chẳng bao giờ thèm nói chuyện với cô ấy. Bởi vì bạn sợ hãi khi tiếp cận với người khác nên người khác cũng ngại nói chuyện với bạn vì sợ bị tổn thương hay không thoải mái.
4. Tập làm quen với các hoàn cảnh khác nhau
Bao nhiêu người trong số các bạn cảm thấy lo lắng khi nói chuyện trước đám đông, chắc chắn sẽ có rất nhiều người giơ tay nếu được hỏi câu hỏi này. Đứng nói chuyện trước đám đông khiến nhiều người sợ hãi và hầu hết mọi người thường cảm thấy lo lắng trước khi phỏng vấn hoặc trước khi thuyết trình trước nhiều người mà họ có thể biết hoặc không.
Vì vậy, hoàn toàn tự nhiên nếu như bạn cũng nằm trong số những người hay sợ hãi trên. Vây, làm thế nào để vượt qua điều đó? Bạn nên nghiên cứu thật kỹ và nâng cao kiến thức cho bản thân. Bất kì điều gì làm bạn sợ, hãy tìm hiểu mọi thứ xung quanh nó. Khi bạn tin rằng bạn đã hiểu rõ mọi thứ thì chẳng có gì có thể làm bạn sợ hãi nữa.
5. Hình dung trước những hoàn cảnh bạn phải đối mặt
Việc hình dung có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi trong những tình huống khó xử. Công việc bạn phải làm là ngồi thiền và hình dung ra những tình huống khiến bạn lo lắng và tức giận ví dụ như là hát trước đám đông hay trả lời câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn. Nghĩ tới những người đang chú ý tới bạn và làm thế nào để gây ấn tượng với họ. Tưởng tượng ra cách tốt nhất để phản ứng lại những tình huống như vậy. Nên làm việc này một cách đều đặn để bạn cảm thấy tự tin khi gặp những tình huống tương tự trong cuộc sống.
6. Tự thưởng cho bản thân
Positive Reinforcement ( Củng cố tích cực) là một thuật ngữ mà các nhà tâm lý học sử dụng trong điều kiện một thói quen mới. Khi bạn tự tạo mục tiêu cho mình như là nói chuyện với một anh chàng cùng lớp, nói xin chào với một người lạ trên xe buýt, sau khi bạn hoàn thành nhiệm vụ này, hãy tự tán dương bản thân mình. Phần thưởng không cần quá giá trị, chỉ cần là một thanh socola, một chiếc váy mà bạn thích từ rất lâu rồi. Những món quà nhỏ như vậy có thể là động lực để bạn cố gắng hơn trong những lần tiếp theo.
7. Tự tin tham gia vào các cuộc nói chuyện
Phương pháp này rất tốt với những người nhút nhát. Rõ ràng, bạn sẽ phải suy nghĩ mình sẽ nói gì tiếp theo sau khi chào hỏi xong. Lời khen có thể là cách hữu hiệu để tiếp tục một cuộc hội thoại. Khen ở đây không phải là vì lợi ích gì cả mà đơn giản chỉ là phá vỡ sự xa cách giữa những người đang nói chuyện với nhau. Mọi người thường thích kể về bản thân họ vì vậy nếu bạn không biết nói gì hãy hỏi họ về cuộc sống, ước mơ hay những đam mê của họ.
8. Thả lỏng tinh thần
Bạn có khi nào thấy tù túng vì bức tường mà bạn tự xây quanh mình? Lời khuyên dành cho bạn là hãy thả lỏng bản thân một chút. Làm điều gì đó bạn mong muốn những lại chưa làm được. Bạn nghĩ thế nào về việc đăng kí một lớp khiêu vũ? Sẽ rất hiệu quả để làm giảm bớt sự tự ti của bạn đấy. Hoặc bất cứ điều gì làm bạn cảm thấy vui như một chuyến thám hiểm hay trượt tuyết gì đó.
Hãy tự mang đến cho mình cơ hội để thoát khỏi cái vỏ ốc mà bạn tạo ra và sống theo cách của riêng bạn. Đừng sống quá căng thẳng và cứng nhắc, nhiều khi cũng nên phá cách một chút.
Thả lỏng tinh thần và tận hưởng cuộc sống, bạn nhé!. Ảnh: Favim.
9. Chấp nhận sự từ chối
Bị từ chối là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Người ngoài chẳng thể hiểu những điều mà bạn đang trải qua. Bạn có thể bị “ra rìa” do những định kiến hoặc thành kiến nhưng bạn phải mạnh mẽ để chấp nhận những điều này. Thế giới này có rất nhiều người khiến bạn mất tinh thần nhưng bạn không được phép để họ có quyền như vậy. Không cần sự thương hại từ ai cả, đó là điều tồi tệ nhất mà bạn làm cho mình. Hãy rút ra bài học cho bản thân và tiến về phía trước.
10. Yêu bản thân mình
Vấn đề lớn nhất của những người nhút nhát là họ không tin vào bản thân mình. Họ không nghĩ rằng họ cũng có những điều mà người khác ngưỡng mộ. Mỗi người đều có những nét đẹp riêng. Đừng so sánh mình với người khác và nghĩ rằng họ hơn mình. Bạn cũng có thể làm tốt như vậy thậm chí còn tốt hơn. Tin rằng bạn cũng là một điều tốt đẹp của tạo hóa. Hãy yêu chính bản thân mình. Đừng mất niềm tin vào bản thân khi bạn thất bại, tập trung vào những mục tiêu nhỏ và dần dần hướng tới những mục tiêu lớn hơn.
1. Hiểu rõ sự nhút nhát của bản thân
Cũng giống như bất kì vấn đề nào khác bạn phải đối mặt trong cuộc sống, bạn có thể khắc phục tính nhút nhát của bản thân từ việc hiểu rõ lý do đằng sau sự nhút nhát ấy là gì, cái gì đã gây ra vấn đề này. Sau đó, phải biết được sự nhút nhát đã ảnh hưởng tới cuộc sống cá nhân và công việc của bạn như thế nào.
Việc này chẳng khó một chút nào cả, bạn chỉ cần nghĩ tới những lúc bạn không thoải mái, những khoảng thời gian bạn cảm thấy cô đơn, không ai bên cạnh. Mặc dù nó không hoàn toàn là cách giúp bạn vượt qua sự nhút nhát nhưng bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc về những tình huống mà bạn phải trải qua.
Ảnh minh họa: Favim.
2. Nghĩ về sở trường của bạn
Giống như tất cả mọi người trên hành tinh này được sinh ra với những đăc trưng tính cách khác nhau, bạn cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Bạn cũng là một sáng tạo độc đáo của Thượng đế vì vậy bạn không có gì là sai cả kể cả khi bạn tự cảm thấy thế.
Eleanor Roosevelt đã từng nói rằng: "Không ai có thể làm cho bạn cảm thấy mình kém cỏi mà không được sự cho phép của bạn". Mỗi người sinh ra có cái nhìn, quan điểm về cuộc sống khác nhau và có những khả năng khác nhau. Thậm chí những người bạn luôn cho rằng họ xuất sắc hơn bạn cả về ngoại hình và công việc cũng có những lúc họ mất tự tin về chính mình.
Mặc cảm là lẽ rất tự nhiên nhưng chẳng có ích gì để giải quyết các vấn đề của bạn. Hãy nhớ kĩ rằng dù bạn giỏi ở lĩnh vực gì đi nữa, cũng nên tự tin vào điều đó.
3. Bắt đầu nói chuyện với mọi người nhiều hơn
Nếu như bạn thường xuyên toát mồ hôi khi nói chuyện hay nghĩ tới người khác, bạn phải cố gắng lên và mỉm cười thật nhiều. Trước tiên, hãy tập cười với những người bạn thường xuyên nhìn thấy ở văn phòng hay nơi mà bạn đang làm việc. Bắt đầu nói “xin chào” hay “ Chào buổi sáng” với những người mà bạn vẫn hay gặp. Việc này sẽ giúp bạn quen dần với mọi người trước khi bắt tay vào những bước tiếp theo. Khi nào bạn thấy đã sẵn sàng, hãy nói chuyện với mọi người nhiều hơn.
Có một vấn đề cần phải hiểu rằng sự nhút nhát của bạn có thể khiến nhiều người hiểu nhầm, họ nghĩ bạn kiêu ngạo, hay chỉ thích một mình. Ví như bạn cùng lớp nghĩ rằng bạn là một người khó gần vì bạn chẳng bao giờ thèm nói chuyện với cô ấy. Bởi vì bạn sợ hãi khi tiếp cận với người khác nên người khác cũng ngại nói chuyện với bạn vì sợ bị tổn thương hay không thoải mái.
4. Tập làm quen với các hoàn cảnh khác nhau
Bao nhiêu người trong số các bạn cảm thấy lo lắng khi nói chuyện trước đám đông, chắc chắn sẽ có rất nhiều người giơ tay nếu được hỏi câu hỏi này. Đứng nói chuyện trước đám đông khiến nhiều người sợ hãi và hầu hết mọi người thường cảm thấy lo lắng trước khi phỏng vấn hoặc trước khi thuyết trình trước nhiều người mà họ có thể biết hoặc không.
Vì vậy, hoàn toàn tự nhiên nếu như bạn cũng nằm trong số những người hay sợ hãi trên. Vây, làm thế nào để vượt qua điều đó? Bạn nên nghiên cứu thật kỹ và nâng cao kiến thức cho bản thân. Bất kì điều gì làm bạn sợ, hãy tìm hiểu mọi thứ xung quanh nó. Khi bạn tin rằng bạn đã hiểu rõ mọi thứ thì chẳng có gì có thể làm bạn sợ hãi nữa.
5. Hình dung trước những hoàn cảnh bạn phải đối mặt
Việc hình dung có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi trong những tình huống khó xử. Công việc bạn phải làm là ngồi thiền và hình dung ra những tình huống khiến bạn lo lắng và tức giận ví dụ như là hát trước đám đông hay trả lời câu hỏi trong một cuộc phỏng vấn. Nghĩ tới những người đang chú ý tới bạn và làm thế nào để gây ấn tượng với họ. Tưởng tượng ra cách tốt nhất để phản ứng lại những tình huống như vậy. Nên làm việc này một cách đều đặn để bạn cảm thấy tự tin khi gặp những tình huống tương tự trong cuộc sống.
6. Tự thưởng cho bản thân
Positive Reinforcement ( Củng cố tích cực) là một thuật ngữ mà các nhà tâm lý học sử dụng trong điều kiện một thói quen mới. Khi bạn tự tạo mục tiêu cho mình như là nói chuyện với một anh chàng cùng lớp, nói xin chào với một người lạ trên xe buýt, sau khi bạn hoàn thành nhiệm vụ này, hãy tự tán dương bản thân mình. Phần thưởng không cần quá giá trị, chỉ cần là một thanh socola, một chiếc váy mà bạn thích từ rất lâu rồi. Những món quà nhỏ như vậy có thể là động lực để bạn cố gắng hơn trong những lần tiếp theo.
7. Tự tin tham gia vào các cuộc nói chuyện
Phương pháp này rất tốt với những người nhút nhát. Rõ ràng, bạn sẽ phải suy nghĩ mình sẽ nói gì tiếp theo sau khi chào hỏi xong. Lời khen có thể là cách hữu hiệu để tiếp tục một cuộc hội thoại. Khen ở đây không phải là vì lợi ích gì cả mà đơn giản chỉ là phá vỡ sự xa cách giữa những người đang nói chuyện với nhau. Mọi người thường thích kể về bản thân họ vì vậy nếu bạn không biết nói gì hãy hỏi họ về cuộc sống, ước mơ hay những đam mê của họ.
8. Thả lỏng tinh thần
Bạn có khi nào thấy tù túng vì bức tường mà bạn tự xây quanh mình? Lời khuyên dành cho bạn là hãy thả lỏng bản thân một chút. Làm điều gì đó bạn mong muốn những lại chưa làm được. Bạn nghĩ thế nào về việc đăng kí một lớp khiêu vũ? Sẽ rất hiệu quả để làm giảm bớt sự tự ti của bạn đấy. Hoặc bất cứ điều gì làm bạn cảm thấy vui như một chuyến thám hiểm hay trượt tuyết gì đó.
Hãy tự mang đến cho mình cơ hội để thoát khỏi cái vỏ ốc mà bạn tạo ra và sống theo cách của riêng bạn. Đừng sống quá căng thẳng và cứng nhắc, nhiều khi cũng nên phá cách một chút.
Thả lỏng tinh thần và tận hưởng cuộc sống, bạn nhé!. Ảnh: Favim.
9. Chấp nhận sự từ chối
Bị từ chối là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Người ngoài chẳng thể hiểu những điều mà bạn đang trải qua. Bạn có thể bị “ra rìa” do những định kiến hoặc thành kiến nhưng bạn phải mạnh mẽ để chấp nhận những điều này. Thế giới này có rất nhiều người khiến bạn mất tinh thần nhưng bạn không được phép để họ có quyền như vậy. Không cần sự thương hại từ ai cả, đó là điều tồi tệ nhất mà bạn làm cho mình. Hãy rút ra bài học cho bản thân và tiến về phía trước.
10. Yêu bản thân mình
Vấn đề lớn nhất của những người nhút nhát là họ không tin vào bản thân mình. Họ không nghĩ rằng họ cũng có những điều mà người khác ngưỡng mộ. Mỗi người đều có những nét đẹp riêng. Đừng so sánh mình với người khác và nghĩ rằng họ hơn mình. Bạn cũng có thể làm tốt như vậy thậm chí còn tốt hơn. Tin rằng bạn cũng là một điều tốt đẹp của tạo hóa. Hãy yêu chính bản thân mình. Đừng mất niềm tin vào bản thân khi bạn thất bại, tập trung vào những mục tiêu nhỏ và dần dần hướng tới những mục tiêu lớn hơn.
Trịnh Dung (theo Listdose)