- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Thử tưởng tượng bạn đang lái xe, buồn ngủ, bỗng có một thiết bị tự động phát hiện để đập tan cơn buồn ngủ ấy, giúp bạn tỉnh táo, lái xe an toàn.
Câu chuyện thú vị này là một trong số những đề tài “độc” và “lạ” được sinh viêngửi về chương trình Olympia dành cho sinh viên đại học đang được tổ chức chosinh viên cả nước thuộc hai khối Khoa học tự nhiên và Kinh tế.“Thiết bị chống ngủ gật dành cho lái xe ô tô” được xem là một sự thú vị bất ngờ trong số những đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) gửi về chương trình. Nhóm thực hiện đề tài là các sinh viên đến từ trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Đề tài này gây ngạc nhiên với ngay cả chính những tài xế khi được nhóm sinh viên tìm gặp để khảo sát, phỏng vấn. Họ khá bất ngờ khi nghe về một thiết bị độc đáo và rất hữu dụng như thế.Trưởng nhóm thực hiện, sinh viên Nguyễn Quang Trường chia sẻ: “Thiết bị này rất nhỏ gọn, có khả năng phát hiện điều kiện gây ngủ gật qua các yếu tố về thời gian lái xe, quãng đường đã đi…, từ đó thiết bị sẽ định lượng mức tỉnh táo của lái xe qua việc đo thời gian trả lời câu hỏi trắc nghiệm phát ra từ thiết bị. Thời gian trả lời câu hỏi tỷ lệ nghịch với độ tỉnh táo của lái xe. Khi phát hiện tài xế mất tỉnh táo, thiết bị sẽ tạo ra các tín hiệu ánh sáng chớp, âm thanh, dòng diện xung để báo hiệu và cảnh báo chống ngủ gật”. Với tỷ lệ tai nạn giao thông gây thương vong rất lớn tại Việt Nam trong những năm gần đây mà phần lớn do người lái xe ngủ gật, thiết bị này nếu thành hiện thực trong tương lai sẽ là một đóng góp hữu ích cho cuộc sống.
Ngoài ra, trong số gần 100 đề tài gửi về chương trình, còn có các đề tài như câu chuyện phối trộn dầu mỡ thải với nhiên liệu (dầu mỡ thải từng là đề tài gây sốt trong xã hội về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường), hay các đề tài xử lý ô nhiễm môi trường bằng cỏ, cây lưỡi hổ. Bên cạnh đó, đằng sau những yếu tố độc đáo, mới lạ của đề tài, còn là những câu chuyện gắn liền với nhu cầu thực tiễn của xã hội, gắn với nhu cầu dân sinh. Đây là một góc nhìn rất mới, mang tính thực tiễn cao thấy được ở chương trình Olympia dành cho sinh viên đại học.
PGS-TS Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa Điện tử Viễn thông - ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, thành viên Hội đồng khoa học, chia sẻ về chất lượng các đề tài tham gia dự thi: “Có rất nhiều những công trình nghiên cứu đề xuất được giải pháp, đem lại hiệu quả tốt cho xã hội. Có quá trình thực nghiệm rõ ràng như đề tài thiết kế hệ thống giữ xe bằng thẻ sinh viên, nhờ vậy tính thực tiễn của các đề tài được nâng cao hơn, và dễ ứng dụng rộng rãi”.
Nguyễn Quang Trường - sinh viên tham dự chương trình - chia sẻ: “Từ lâu tôi đã thường xuyên theo dõi và yêu thích chương trình Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh PTTH do công ty LG tài trợ, thế nên khi biết có chương trình Olimpia dành cho sinh viên đại học, tôi cùng nhóm bạn tham gia ngay. Với sinh viên chúng tôi, đây là một sân chơi thực sự bổ ích và thú vị, giúp chúng tôi có thể tự do thể hiện những ý tưởng của mình về lĩnh vực nghiên cứu, và mong muốn được ứng dụng những nghiên cứu này vào thực tiễn cuộc sống”.
Câu chuyện thú vị này là một trong số những đề tài “độc” và “lạ” được sinh viêngửi về chương trình Olympia dành cho sinh viên đại học đang được tổ chức chosinh viên cả nước thuộc hai khối Khoa học tự nhiên và Kinh tế.“Thiết bị chống ngủ gật dành cho lái xe ô tô” được xem là một sự thú vị bất ngờ trong số những đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) gửi về chương trình. Nhóm thực hiện đề tài là các sinh viên đến từ trường ĐH Bách Khoa Hà Nội.
Đề tài này gây ngạc nhiên với ngay cả chính những tài xế khi được nhóm sinh viên tìm gặp để khảo sát, phỏng vấn. Họ khá bất ngờ khi nghe về một thiết bị độc đáo và rất hữu dụng như thế.Trưởng nhóm thực hiện, sinh viên Nguyễn Quang Trường chia sẻ: “Thiết bị này rất nhỏ gọn, có khả năng phát hiện điều kiện gây ngủ gật qua các yếu tố về thời gian lái xe, quãng đường đã đi…, từ đó thiết bị sẽ định lượng mức tỉnh táo của lái xe qua việc đo thời gian trả lời câu hỏi trắc nghiệm phát ra từ thiết bị. Thời gian trả lời câu hỏi tỷ lệ nghịch với độ tỉnh táo của lái xe. Khi phát hiện tài xế mất tỉnh táo, thiết bị sẽ tạo ra các tín hiệu ánh sáng chớp, âm thanh, dòng diện xung để báo hiệu và cảnh báo chống ngủ gật”. Với tỷ lệ tai nạn giao thông gây thương vong rất lớn tại Việt Nam trong những năm gần đây mà phần lớn do người lái xe ngủ gật, thiết bị này nếu thành hiện thực trong tương lai sẽ là một đóng góp hữu ích cho cuộc sống.
|
Nhóm thực hiện đề tài “Thiết bị chống ngủ gật dành cho lái xe ô tô” là các sinh viên đến từ trường ĐH Bách Khoa Hà Nội. |
PGS-TS Nguyễn Văn Tuấn, Trưởng khoa Điện tử Viễn thông - ĐH Bách Khoa Đà Nẵng, thành viên Hội đồng khoa học, chia sẻ về chất lượng các đề tài tham gia dự thi: “Có rất nhiều những công trình nghiên cứu đề xuất được giải pháp, đem lại hiệu quả tốt cho xã hội. Có quá trình thực nghiệm rõ ràng như đề tài thiết kế hệ thống giữ xe bằng thẻ sinh viên, nhờ vậy tính thực tiễn của các đề tài được nâng cao hơn, và dễ ứng dụng rộng rãi”.
|
“Phát triển làng rau trà quế với du lich của thành phố Hội An, Quảng Nam”. (Hình minh họa) |
Theo Zing