- Tham gia
- 12/6/2010
- Bài viết
- 1.010
- Mỗi lần đi qua phòng trọ cuối là nơi đặt hai sọt rác dùng chung cho cả xóm, ai nấy đều phải hãi hồn bịt mũi rồi chạy ra thật nhanh vì không chịu nổi ruồi muỗi và mùi bốc lên. Thế nhưng, không một ai có ý khắc phục…
Ngay cả hai cô sinh viên thuê ở căn phòng trọ cuối, nơi gần thùng rác, phải “chịu đựng” cảnh tưởng trên nhiều nhất cũng mặc kệ. Nguyễn Thị Hiền, SV Trường CĐ Bách Việt (TPHCM) cho biết, cô và người bạn cùng phòng chuyển đến khu trọ ở đường Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp) này đầu năm với giá một triệu đồng. “Chỉ còn phòng cuối cùng này người ta “chừa” lại nên bọn em đành phải thuê”.
Lúc hai cô mới chuyển đến, những sọt rác bằng tre trên còn được đặt trước phòng, ngay lối đi lại. Như thế thì “đập ngay vào mắt” nên hai cô chuyển chúng sang mép phải của phòng trọ.
“Cả dãy trọ hơn 10 phòng, lúc đổ rác, chỉ cần qua cửa phòng nhà mình, đứng từ xa vậy là mọi người đưa tay ném mạnh vào sọt. Thế nên lúc nào cơm canh thừa cũng vương vãi từ chỗ rác đến cửa phòng mình thế này đây!”, Hiền kể.
Hai sọt rác của khu trọ bốc mùi và đầy ruồi muỗi nằm “sát sườn” phòng trọ của Hiền.
Đúng như Hiền nói, ngay trước phòng trọ của cô, đủ thứ vương vãi, đặc ruồi muỗi. Nhiều người đổ canh, cháo hay nước rác mà không gói vào bịch nên đủ thứ nước cứ chảy lêng láng. Hay những hôm rơi mưa, nước đọng làm rác thải trôi lềnh bềnh.
“Hôm đầu bọn em còn dọn bây giờ thì mặc, dọn đâu cho xuể. Có ra đổ rác cũng ném cho lẹ rồi vào phòng đóng kín cửa. Đúng là phòng hai đứa em chịu cảnh “nặng mùi” nhất nhưng của chung mà, lo sao nổi”, cô bạn cùng phòng với Hiền bày tỏ.
Chẳng những ở khu vực “của chung” này mới có cảnh tượng này mà ngay ở lối đi lại trước các phòng trọ cũng đã thấy rõ “đường đi chung chẳng ai dọn”. Sinh viên quét bụi, rác cho trong phòng mình hất ra ngoài rồi để vậy. Rất ít phòng mà sinh viên ý thức quét dọn lối đi trước phòng mình. Lâu lâu, cô chủ nhà lại phải đến “tổng vệ sinh”.
“Chẳng hiếu mấy đứa nó nghĩ gì nữa, cứ sạch trong phòng còn ngoài, dù là đường chúng đi chúng cũng có bao giờ quét đâu. Một hai tuần tôi lại phải đến đây dọn”, cô Nga, chủ dãy trọ này tỏ ra ngán ngẩm.
“Ngoài nhìn thế này nhưng trong phòng sạch lắm!”
Đến dãy trọ mà H.V.A, nữ sinh viên năm thứ 3 ĐH Công nghiệp, trong một con hẻm sâu ở đường Phan Văn Trị (Q. Bình Thạnh), tôi phải rùng mình để bước ra những vũng nước pha lẫn đủ thứ rác rưởi ngay ở lối đi chung vào khu trọ. Nhiều bịch rác được treo sơ sài trên chiếc đinh được đóng ngay trước phòng trọ, có bịch bị rách, rác văng tung tóe. Khi được hỏi, lối đi lại thì ai quét dọn, V.A cười: “Có người dọn mà dơ thế này được sao? Lối đi của cả xóm mà, có ai dọn đâu. Bạn nào chăm lắm thì quét ngay trước phòng mình thôi”.
Lối đi lại cũng nhếch nhác vì quần áo phơi chằng khắp nơi và ít khi được quét dọn.
Trên đầu là quần áo phơi đặc, nước nhỏ xuống tong tong. V.A đưa tay đập đập vào một lớp quần áo còn ẩm thì cả đàn muỗi từ đó túa ra. “Mùa mưa, quần áo lâu khô nên sinh viên sống chung với muỗi thế này đây”.
Khi thấy người đối diện có vẻ “ớn” trước vấn đề vệ sinh tại khu trọ, V.A nói: “Bên ngoài nhìn thế này thôi nhưng trong phòng em sạch sẽ lắm”. Rồi cô mở cửa phòng mình chứng minh lời mình nói: Căn phòng ngay trước lối đi nhếch nhác đó đúng là gọn gàng và tươm tất.
“Sinh viên mà, mấy ai chịu được bẩn đâu nhưng cái gì của riêng mình thì sạch còn của chung thì bẩn thế nào cũng mặc. Hồi đầu, thấy sân mấy phòng trước dơ quá, mình còn lên tiếng nhắc thì mấy bạn ấy nói: “Sân trước phòng tui nhưng cả làng đi qua, ai muốn sạch thì đi mà dọn”, Ngọc, cô sinh viên trường Ngoại thương, cạnh phòng trọ của V.A kể.
Rồi Ngọc khẳng định, đến xóm trọ sinh viên nào cũng vậy thôi. Những khu vực nào thuộc “cả làng sử dụng” thì sẽ chẳng ai động tay động chân đến. Theo Ngọc, điều kiện sống của sinh viên vốn bị hạn chế lại kèm theo ý thức chung rất kém nên bệnh tật lây nhiễm như sốt xuất huyến, tiêu chảy… sinh viên thường là người “dính” đầu tiên.
Ngay cả hai cô sinh viên thuê ở căn phòng trọ cuối, nơi gần thùng rác, phải “chịu đựng” cảnh tưởng trên nhiều nhất cũng mặc kệ. Nguyễn Thị Hiền, SV Trường CĐ Bách Việt (TPHCM) cho biết, cô và người bạn cùng phòng chuyển đến khu trọ ở đường Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp) này đầu năm với giá một triệu đồng. “Chỉ còn phòng cuối cùng này người ta “chừa” lại nên bọn em đành phải thuê”.
Lúc hai cô mới chuyển đến, những sọt rác bằng tre trên còn được đặt trước phòng, ngay lối đi lại. Như thế thì “đập ngay vào mắt” nên hai cô chuyển chúng sang mép phải của phòng trọ.
“Cả dãy trọ hơn 10 phòng, lúc đổ rác, chỉ cần qua cửa phòng nhà mình, đứng từ xa vậy là mọi người đưa tay ném mạnh vào sọt. Thế nên lúc nào cơm canh thừa cũng vương vãi từ chỗ rác đến cửa phòng mình thế này đây!”, Hiền kể.
Hai sọt rác của khu trọ bốc mùi và đầy ruồi muỗi nằm “sát sườn” phòng trọ của Hiền.
Đúng như Hiền nói, ngay trước phòng trọ của cô, đủ thứ vương vãi, đặc ruồi muỗi. Nhiều người đổ canh, cháo hay nước rác mà không gói vào bịch nên đủ thứ nước cứ chảy lêng láng. Hay những hôm rơi mưa, nước đọng làm rác thải trôi lềnh bềnh.
“Hôm đầu bọn em còn dọn bây giờ thì mặc, dọn đâu cho xuể. Có ra đổ rác cũng ném cho lẹ rồi vào phòng đóng kín cửa. Đúng là phòng hai đứa em chịu cảnh “nặng mùi” nhất nhưng của chung mà, lo sao nổi”, cô bạn cùng phòng với Hiền bày tỏ.
Chẳng những ở khu vực “của chung” này mới có cảnh tượng này mà ngay ở lối đi lại trước các phòng trọ cũng đã thấy rõ “đường đi chung chẳng ai dọn”. Sinh viên quét bụi, rác cho trong phòng mình hất ra ngoài rồi để vậy. Rất ít phòng mà sinh viên ý thức quét dọn lối đi trước phòng mình. Lâu lâu, cô chủ nhà lại phải đến “tổng vệ sinh”.
“Chẳng hiếu mấy đứa nó nghĩ gì nữa, cứ sạch trong phòng còn ngoài, dù là đường chúng đi chúng cũng có bao giờ quét đâu. Một hai tuần tôi lại phải đến đây dọn”, cô Nga, chủ dãy trọ này tỏ ra ngán ngẩm.
“Ngoài nhìn thế này nhưng trong phòng sạch lắm!”
Đến dãy trọ mà H.V.A, nữ sinh viên năm thứ 3 ĐH Công nghiệp, trong một con hẻm sâu ở đường Phan Văn Trị (Q. Bình Thạnh), tôi phải rùng mình để bước ra những vũng nước pha lẫn đủ thứ rác rưởi ngay ở lối đi chung vào khu trọ. Nhiều bịch rác được treo sơ sài trên chiếc đinh được đóng ngay trước phòng trọ, có bịch bị rách, rác văng tung tóe. Khi được hỏi, lối đi lại thì ai quét dọn, V.A cười: “Có người dọn mà dơ thế này được sao? Lối đi của cả xóm mà, có ai dọn đâu. Bạn nào chăm lắm thì quét ngay trước phòng mình thôi”.
Lối đi lại cũng nhếch nhác vì quần áo phơi chằng khắp nơi và ít khi được quét dọn.
Trên đầu là quần áo phơi đặc, nước nhỏ xuống tong tong. V.A đưa tay đập đập vào một lớp quần áo còn ẩm thì cả đàn muỗi từ đó túa ra. “Mùa mưa, quần áo lâu khô nên sinh viên sống chung với muỗi thế này đây”.
Khi thấy người đối diện có vẻ “ớn” trước vấn đề vệ sinh tại khu trọ, V.A nói: “Bên ngoài nhìn thế này thôi nhưng trong phòng em sạch sẽ lắm”. Rồi cô mở cửa phòng mình chứng minh lời mình nói: Căn phòng ngay trước lối đi nhếch nhác đó đúng là gọn gàng và tươm tất.
“Sinh viên mà, mấy ai chịu được bẩn đâu nhưng cái gì của riêng mình thì sạch còn của chung thì bẩn thế nào cũng mặc. Hồi đầu, thấy sân mấy phòng trước dơ quá, mình còn lên tiếng nhắc thì mấy bạn ấy nói: “Sân trước phòng tui nhưng cả làng đi qua, ai muốn sạch thì đi mà dọn”, Ngọc, cô sinh viên trường Ngoại thương, cạnh phòng trọ của V.A kể.
Rồi Ngọc khẳng định, đến xóm trọ sinh viên nào cũng vậy thôi. Những khu vực nào thuộc “cả làng sử dụng” thì sẽ chẳng ai động tay động chân đến. Theo Ngọc, điều kiện sống của sinh viên vốn bị hạn chế lại kèm theo ý thức chung rất kém nên bệnh tật lây nhiễm như sốt xuất huyến, tiêu chảy… sinh viên thường là người “dính” đầu tiên.
Bài và ảnh:Hoài Nam