Có mặt trên thị trường VGA gần 2 năm nay, series HD 7000 vẫn giữ được cho AMD vị trí khá vững chắc trong thị trường phần cứng. Cho tới Q4 - 2013, AMD muốn định vị lại phân khúc sản phẩm của mình trong khi vẫn sử dụng lại nền tảng cũ của HD 7000, một bước đi rất giống đối thủ NVIDIA với series GTX 700.
Theo nhiều thông tin hành lang mà có lẽ bây giờ anh em chúng ta cũng đã biết rồi thì R9 280X ra đời nhằm để thay thế HD 7870 GHz Edition. Nhưng nếu nhìn vào cái bảng thông số mà mình lấy từ TechPowerUp thì mọi chuyện lại khác:
Khoan hãy nhìn vào model của ASUS mà hãy nhìn vào con ref của AMD, chúng ta có thể thấy rõ là cấu hình của con R9 280X này giống hệt như HD 7970 GHz Edition chỉ có điều xung nhịp core/mem nhỏ hơn mà thôi. Một nước cờ khá táo bạo của AMD. Vì sao mình nói vậy thì anh em hãy nhìn vào cái giá của nó.
Giá của con R9 280X ref ở thị trường nước ngoài là $300 tương đương với con HD 7970 thường. Với cái mức giá này thì AMD góp phần tiễn HD 7970 về vườn khá nhẹ nhàng, người dùng sẽ được lợi hơn khi mua một con card màn hình với sức mạnh gần tương đương với HD 7970 GHz Edition nhưng với giá chỉ bằng HD 7970 như R9 280X.
Trở lại với model ASUS một chút thì do đây là dòng Top nên xung nhịp core/mem được hãng ép lên mức 1070/1600 MHz cao hơn cả con ref HD 7970 GHz Edition. Giá con này ở thị trường nước ngoài là $310, không biết là con này có về VN chưa nhưng hy vọng là giá nó dưới $400 để còn chơi với con hàng đối thủ GTX 770 ở mặt trận giá nữa.
Phía trước và sau hộp là vài dòng thông tin quảng cáo chức năng của con R9 280X DC2T này. Hãy skip qua nếu anh em cảm thấy không cần thiết lắm.
Cũng giống như các sản phẩm tầm cao khác của ASUS thì phụ kiện của con này được đặt trong cái hộp đen phía trái và bên phải có mút để đóng khuôn cho hộp (có lẽ vậy).
Mở hộp ra xem có gì vui nào. Phụ kiện bao gồm các thứ sau:
Sách hướng dẫn và dĩa driver.
Cầu CrossFire.
Dây chuyển 2 đầu 4 pin thành 1 đầu 6 pin (Không biết hàng bán ra có không chứ mình search trên Google thì hình như trong phụ kiện của R9 280X DC2T không có dây này)
Tiếc là vẫn không có đầu chuyển DVI-VGA
Về ngoại hình thì con này có bộ tản DCII được modified lại rất giống với GTX 780 DC2 OC với 1 ống heatpipe đồng mạ nikel 10mm to tổ bố lòi ở phía trên. Ngoài ra 2 quạt 10cm của nó cũng y hệt GTX 780 DC2 OC khi được design với 2 style khác nhau, không rõ là ASUS có ý đồ gì với 2 quạt này hay đây chỉ là dựng hàng mã lên cho đẹp nữa?
Phía sau không hẳn là lừa tình khi bộ tản không dài hơn bo mạch cả khúc như R9 270 mà mình từng review.
Phía trên, các bác có thể thấy rõ là cái heatpipe này nó khá là nạc khi nó có đường kính 10mm, tương đối to đối với tản VGA, đồng nghĩa với con R9 280X này khá là nặng cân, do đó nếu có lắp trong case thì hãy siết chặt ốc vào đừng để tình trạng con này lâm vào cảnh “thân lừa ưa nặng”. Tội nó lắm.
Phía dưới là 4 heatpipe 10mm nữa chồng lên bộ tản càng khiến cho R9 280X DC2T trở nên to nạc và nặng nề, nhưng nếu hiệu năng tản nhiệt tốt thì yếu tố này có thể được bỏ qua. Sau đây là hình bộ tản được tháo ra khỏi card mình lấy trên TechPowerUp do ASUS không cho mình mổ con hàng này.
Nhìn từ góc độ này thì con R9 280X này sẽ ngốn mất 2 slot PCI trên mainboard của các bác. Có thể nói đây là sự điều chỉnh tốt của ASUS khi chúng ta đều đã biết là ngày xưa tản nhiệt DCII trên mấy card tầm cao của hãng này đều bị chê là thường ăn tới 3 slot PCI so với các hãng khác. (Điển hình là con HD 7970 DC2T)
Khu vực cổng kết nối của con này bao gồm 2 cổng DVI, 2 cổng HDMI và Display Port full size cho phép các bác có thể chạy chế độ 3 màn hình khi chơi game hay xem phim. Thế thì đỡ cho các bác đang có sẵn dây HDMI hay Display Port full size rồi, còn bác nào còn xài dây VGA xuất hình thì hãy tìm mua cho mình adapter chuyển DVI-VGA nhé. Tại sao thì hãy nhìn phần phụ kiện ở phía trên.
R9 280X DC2T cung cấp 2 cổng CF cho phép bác nào đại gia có thể chạy chế độ đa card 4-way CrossFire với 3 con R9 280X DC2T nữa để cải thiện hiệu năng hoặc chơi Bitcoin hay đại loại thế.
Để cấp nguồn thì con này đòi 1 đầu 6 pin và 1 đầu 8 pin trên PSU của các bác. Nhắc tới vụ nguồn, nếu nguồn không có sẵn đầu 8 pin thì R9 280X DC2T buộc các bác phải đi mua đầu chuyển 2 đầu 6 pin thành 1 đầu 8 pin để sử dụng. Khá là phiền phức nếu chuyện đó xảy ra. Phải chi ASUS thêm vào dây chuyển đó thì đỡ cho người mua biết mấy.
Cấu hình test của mình như sau:
Tiếp đến là một đống benchmark trình đồ họa và game ngốn của mình 2h đồng hồ.

Theo nhiều thông tin hành lang mà có lẽ bây giờ anh em chúng ta cũng đã biết rồi thì R9 280X ra đời nhằm để thay thế HD 7870 GHz Edition. Nhưng nếu nhìn vào cái bảng thông số mà mình lấy từ TechPowerUp thì mọi chuyện lại khác:

Khoan hãy nhìn vào model của ASUS mà hãy nhìn vào con ref của AMD, chúng ta có thể thấy rõ là cấu hình của con R9 280X này giống hệt như HD 7970 GHz Edition chỉ có điều xung nhịp core/mem nhỏ hơn mà thôi. Một nước cờ khá táo bạo của AMD. Vì sao mình nói vậy thì anh em hãy nhìn vào cái giá của nó.
Giá của con R9 280X ref ở thị trường nước ngoài là $300 tương đương với con HD 7970 thường. Với cái mức giá này thì AMD góp phần tiễn HD 7970 về vườn khá nhẹ nhàng, người dùng sẽ được lợi hơn khi mua một con card màn hình với sức mạnh gần tương đương với HD 7970 GHz Edition nhưng với giá chỉ bằng HD 7970 như R9 280X.
Trở lại với model ASUS một chút thì do đây là dòng Top nên xung nhịp core/mem được hãng ép lên mức 1070/1600 MHz cao hơn cả con ref HD 7970 GHz Edition. Giá con này ở thị trường nước ngoài là $310, không biết là con này có về VN chưa nhưng hy vọng là giá nó dưới $400 để còn chơi với con hàng đối thủ GTX 770 ở mặt trận giá nữa.


Phía trước và sau hộp là vài dòng thông tin quảng cáo chức năng của con R9 280X DC2T này. Hãy skip qua nếu anh em cảm thấy không cần thiết lắm.


Cũng giống như các sản phẩm tầm cao khác của ASUS thì phụ kiện của con này được đặt trong cái hộp đen phía trái và bên phải có mút để đóng khuôn cho hộp (có lẽ vậy).


Mở hộp ra xem có gì vui nào. Phụ kiện bao gồm các thứ sau:
Sách hướng dẫn và dĩa driver.
Cầu CrossFire.
Dây chuyển 2 đầu 4 pin thành 1 đầu 6 pin (Không biết hàng bán ra có không chứ mình search trên Google thì hình như trong phụ kiện của R9 280X DC2T không có dây này)
Tiếc là vẫn không có đầu chuyển DVI-VGA

Về ngoại hình thì con này có bộ tản DCII được modified lại rất giống với GTX 780 DC2 OC với 1 ống heatpipe đồng mạ nikel 10mm to tổ bố lòi ở phía trên. Ngoài ra 2 quạt 10cm của nó cũng y hệt GTX 780 DC2 OC khi được design với 2 style khác nhau, không rõ là ASUS có ý đồ gì với 2 quạt này hay đây chỉ là dựng hàng mã lên cho đẹp nữa?

Phía sau không hẳn là lừa tình khi bộ tản không dài hơn bo mạch cả khúc như R9 270 mà mình từng review.

Phía trên, các bác có thể thấy rõ là cái heatpipe này nó khá là nạc khi nó có đường kính 10mm, tương đối to đối với tản VGA, đồng nghĩa với con R9 280X này khá là nặng cân, do đó nếu có lắp trong case thì hãy siết chặt ốc vào đừng để tình trạng con này lâm vào cảnh “thân lừa ưa nặng”. Tội nó lắm.

Phía dưới là 4 heatpipe 10mm nữa chồng lên bộ tản càng khiến cho R9 280X DC2T trở nên to nạc và nặng nề, nhưng nếu hiệu năng tản nhiệt tốt thì yếu tố này có thể được bỏ qua. Sau đây là hình bộ tản được tháo ra khỏi card mình lấy trên TechPowerUp do ASUS không cho mình mổ con hàng này.


Nhìn từ góc độ này thì con R9 280X này sẽ ngốn mất 2 slot PCI trên mainboard của các bác. Có thể nói đây là sự điều chỉnh tốt của ASUS khi chúng ta đều đã biết là ngày xưa tản nhiệt DCII trên mấy card tầm cao của hãng này đều bị chê là thường ăn tới 3 slot PCI so với các hãng khác. (Điển hình là con HD 7970 DC2T)

Khu vực cổng kết nối của con này bao gồm 2 cổng DVI, 2 cổng HDMI và Display Port full size cho phép các bác có thể chạy chế độ 3 màn hình khi chơi game hay xem phim. Thế thì đỡ cho các bác đang có sẵn dây HDMI hay Display Port full size rồi, còn bác nào còn xài dây VGA xuất hình thì hãy tìm mua cho mình adapter chuyển DVI-VGA nhé. Tại sao thì hãy nhìn phần phụ kiện ở phía trên.

R9 280X DC2T cung cấp 2 cổng CF cho phép bác nào đại gia có thể chạy chế độ đa card 4-way CrossFire với 3 con R9 280X DC2T nữa để cải thiện hiệu năng hoặc chơi Bitcoin hay đại loại thế.

Để cấp nguồn thì con này đòi 1 đầu 6 pin và 1 đầu 8 pin trên PSU của các bác. Nhắc tới vụ nguồn, nếu nguồn không có sẵn đầu 8 pin thì R9 280X DC2T buộc các bác phải đi mua đầu chuyển 2 đầu 6 pin thành 1 đầu 8 pin để sử dụng. Khá là phiền phức nếu chuyện đó xảy ra. Phải chi ASUS thêm vào dây chuyển đó thì đỡ cho người mua biết mấy.
Cấu hình test của mình như sau:

Tiếp đến là một đống benchmark trình đồ họa và game ngốn của mình 2h đồng hồ.