- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác có rất nhiều những quán nhỏ vỉa hè. Có lẽ so với nhiều địa phương lân cận khác, Hà Nội là nhiều nhất, chưa có ai thông kê, kiểm, đếm nhưng con số những quán vỉa nước vỉa hè mà ta hay gọi là quán cóc có lẽ phải đến hàng vạn, hàng triệu quán.
Hiện diện trên mọi ngả đường, mọi ngóc ngách, những quán nước vỉa hè góp phần làm nên diện mạo một nét văn hoá Hà Nội. Những quán cóc này đã thân quen và gần gũi đến mức chỉ cần nói "ra quán nước đi" thì sẽ có rất nhiều người hiểu đấy là quán nước vỉa hè.
Có chuyện gì mà không thể mang ra quán cóc ngồi buôn với nhau. Nhiều khi chỉ mấy người bạn, gọi mấy cốc nước mà ngồi được với nhau đến hàng giờ đồng hồ để nói về những chuyện trên trời dưới bể; nhưng cũng nhiều khi chỉ một người, gọi cốc nước, thêm điếu thuốc cũng có thể ngồi hàng giờ để nghe mọi người xung quanh nói chuyện, để ngắm đường phố, ngắm dòng đời chảy trôi, hoặc để bắt chuyện với một ai đó.
Không có gì giản đơn hơn mấy quán nước vỉa hè. Chỉ một cái bàn con trên bày mấy món lặt vặt như thuốc, kẹo cao su, thêm mấy chai nước ngọt, mấy quả xoài, ổi... thế là thành một quán nước. Tất nhiên không thể thiếu cái quan trọng nhất hình thành nên tên gọi của quán nước là nước. Thường thường các quán chỉ có 2 món truyền thống và quen thuộc là nhân trần và trà. Từ nhân trần và trà có thể biến thể thêm ra thành trà nóng, trà đá, nhiều quán còn h.ãm cả trà xanh, nhân trần cũng có nóng và đá.
Nhiều lúc ngồi quán ngẫm mà thấy lạ, tại sao chỉ cái quán bé con con với đồ uống đơn gảin mà hút khách, mà tạo thành thói quen đến thế. Có lẽ đúng là có cả một nền văn hóa vỉa hè thật. Chưa thấy ai đả động hay nghiên cứu về vấn đề này nhưng có lẽ để nghiên cứu về nó có lẽ phải có một luận văn dày cộp cấp tiến sĩ cũng chưa thể nghiên cứu hết...
Chẳng biết có nền văn hoá này không nhưng thấy dân ta cứ quán vỉa hè là ngồi, lâu lâu không ngồi lại thấy nhớ nhớ, dù có ngồi quán nước máy lạnh, uống bia rượu ê hề như nào thì cũng vấn nhớ quán cóc vỉa hè, vẫn lại thi thoảng rời xa những quán máy lạnh, mò ra quán cóc ven đường chỉ để " U ới, cho con chén nước ".
Những quán cóc bên vỉa hè thường là những quán đơn sơ và giản dị. Nhièu khi giản dị đến không ngờ. Chỉ một bao thuốc, vài cái kẹo lạc, kẹo cao su, vài quả ổi, quả xoài, thêm ấm nước... nhiều khi cả cái quán nhỏ, cộng thêm bàn ghế cũng chỉ vài trăn ngàn, thậm chí những quán đơn sơ, lặt vặt vài món đồ đơn giản, bàn ghế chỉ là miếng gỗ ghép thì còn rẻ hơn nhiều, thậm chí còn chẳng đến trăm ngàn.
Thế nhưng, có rất nhiều chuyện diệu kỳ được làm nên từ bàn nước đơn sơ ấy. Mình đã nghe chuyện một bà mẹ quê nghèo miền Trung theo chân con lên thủ đô. Con học đại học, mẹ ra vỉa hè gần trường mở quán nước. Rõng rã gần 4 năm trời, cái quán nước ấy đã nuôi được một cử nhân đại học. Câu chuyện này điễn ra ở một quán nước nhỏ gần trường ĐH KTQD, nếu vào khu KT hỏi chắc ai cũng biết.
Mình biết thêm một câu chuyện tương tự thế khi nhà mình xây nhà. Những lúc nghỉ trưa, tranh thủ hỏi thăm, buôn chuyện với mấy bác làm công cho nhà mình mới biết có một bác quê Nghĩa Hưng - Nam Định. Có mỗi cậu con trai, mà cậu ấy lại đỗ Bách Khoa năm rồi, nhà cũng hoàn cảnh, với lại sợ con đua đòi nên cả nhà quyết định theo con lên HN. Con học ở trong, bên ngoài bác gái bán chè chén, còn bác trai đi làm phu xe kéo cát cho các công trình xây dựng. Cả nhà bác trọ ở dưới gần nhà mình vì ở gần đấy có cái nhà thờ, chủ nhật nào cả nhà cũng nghỉ đi lễ. Rất hạnh phúc. Chắc chắn cái quán nước chè nhỏ của bác gái sẽ góp phần đào tạo được một cử nhân Bách Khoa.
Cũng vậy, cái quán nước đầu tư đơn giản, ít tốn kém ấy đã nuôi được bao gia đình. Sau khi NN và thành phố quy hoạch khu Mỹ Đình, Mễ Trì, rất nhiều nông dân mất ruộng đất sản xuất nông nghiệp, được đền bù chút ít đã bỏ ra để xây, sửa lại nhà cho chắc chắn. Khi không biết làm gì: nghề chính không có, nghề phụ càng không thì cái quán nước mở ra ở khu vực quảng trường Mỹ Đình hàng tối lại là nguồn thu nhập chính nuôi gia đình...
Ngồi với các bậc tiền nhân
Ngồi bên quán nước vỉa hè ta còn được biết bao chuyện hay, bao chuyện xã hội, những vấn đề thời sự nóng hổi, nhất là ngồi quán nước khu tập thể, nơi có nhiều các cụ về hưu, ngồi nghe các cụ nói chuyện thì có hết ngày cũng không hết, mà lại toàn chuyện hay. Cứ ngồi nghe 1 cụ về hưu phân tích về tình hình thời sự thế giới chắc sẽ thấy nhiều điều hay và sâu sắc, nhiều khi giở báo Nhân dân, Hà Nội mới hay một tờ báo nào đấy đọc những bài chính luận hay xã luận về tình hình thời sự thấy cũng không thể hay và sâu sắc như các cụ được.
Cứ chịu khó tìm quán nước nào đó có đông các cụ ngồi, ta còn học được bao điều. Mỗi cụ là một quyển sách sống để ta học tập. Tất cả mọi vấn đề các cụ đều biết và chỉ bảo cặn kẽ nếu ta có nhu cầu tìm hiểu.
Tớ đã mất 3 buổi chiều ngồi ở quán nước bụi trên phố Hàng Bồ để " tán " một cụ, mất 3 buổi chiều nhưng tớ thu được ối chuyện hay, nhất là những chuyện về Hà Nội xưa, những chuyện xã hội, chuyện ngoài đường, ngoài chợ.
Ông cụ này tên Cường, lúc nào ra quán nước cũng chỉ gọi chén rượu, thỉnh thoảng cũng làm chén với cụ, vui phết, cụ bẩu: sẽ gả cô cháu gái cực ngoan, cực xinh cho. Sướng!
Không phải chỉ Hà Nội mới có quán nước, ở bất kỳ một địa phương, một vùng đất nào trên mảnh đất nhỏ hẹp hình chữ S đèu có những quán nước vỉa hè, nhưng đúng là ngồi quán nước Hà Nội mới thấy được những nét đẹp, những cảm xúc rất riêng
Hiện diện trên mọi ngả đường, mọi ngóc ngách, những quán nước vỉa hè góp phần làm nên diện mạo một nét văn hoá Hà Nội. Những quán cóc này đã thân quen và gần gũi đến mức chỉ cần nói "ra quán nước đi" thì sẽ có rất nhiều người hiểu đấy là quán nước vỉa hè.
Có chuyện gì mà không thể mang ra quán cóc ngồi buôn với nhau. Nhiều khi chỉ mấy người bạn, gọi mấy cốc nước mà ngồi được với nhau đến hàng giờ đồng hồ để nói về những chuyện trên trời dưới bể; nhưng cũng nhiều khi chỉ một người, gọi cốc nước, thêm điếu thuốc cũng có thể ngồi hàng giờ để nghe mọi người xung quanh nói chuyện, để ngắm đường phố, ngắm dòng đời chảy trôi, hoặc để bắt chuyện với một ai đó.
Không có gì giản đơn hơn mấy quán nước vỉa hè. Chỉ một cái bàn con trên bày mấy món lặt vặt như thuốc, kẹo cao su, thêm mấy chai nước ngọt, mấy quả xoài, ổi... thế là thành một quán nước. Tất nhiên không thể thiếu cái quan trọng nhất hình thành nên tên gọi của quán nước là nước. Thường thường các quán chỉ có 2 món truyền thống và quen thuộc là nhân trần và trà. Từ nhân trần và trà có thể biến thể thêm ra thành trà nóng, trà đá, nhiều quán còn h.ãm cả trà xanh, nhân trần cũng có nóng và đá.
Nhiều lúc ngồi quán ngẫm mà thấy lạ, tại sao chỉ cái quán bé con con với đồ uống đơn gảin mà hút khách, mà tạo thành thói quen đến thế. Có lẽ đúng là có cả một nền văn hóa vỉa hè thật. Chưa thấy ai đả động hay nghiên cứu về vấn đề này nhưng có lẽ để nghiên cứu về nó có lẽ phải có một luận văn dày cộp cấp tiến sĩ cũng chưa thể nghiên cứu hết...
Chẳng biết có nền văn hoá này không nhưng thấy dân ta cứ quán vỉa hè là ngồi, lâu lâu không ngồi lại thấy nhớ nhớ, dù có ngồi quán nước máy lạnh, uống bia rượu ê hề như nào thì cũng vấn nhớ quán cóc vỉa hè, vẫn lại thi thoảng rời xa những quán máy lạnh, mò ra quán cóc ven đường chỉ để " U ới, cho con chén nước ".
Thế nhưng, có rất nhiều chuyện diệu kỳ được làm nên từ bàn nước đơn sơ ấy. Mình đã nghe chuyện một bà mẹ quê nghèo miền Trung theo chân con lên thủ đô. Con học đại học, mẹ ra vỉa hè gần trường mở quán nước. Rõng rã gần 4 năm trời, cái quán nước ấy đã nuôi được một cử nhân đại học. Câu chuyện này điễn ra ở một quán nước nhỏ gần trường ĐH KTQD, nếu vào khu KT hỏi chắc ai cũng biết.
Mình biết thêm một câu chuyện tương tự thế khi nhà mình xây nhà. Những lúc nghỉ trưa, tranh thủ hỏi thăm, buôn chuyện với mấy bác làm công cho nhà mình mới biết có một bác quê Nghĩa Hưng - Nam Định. Có mỗi cậu con trai, mà cậu ấy lại đỗ Bách Khoa năm rồi, nhà cũng hoàn cảnh, với lại sợ con đua đòi nên cả nhà quyết định theo con lên HN. Con học ở trong, bên ngoài bác gái bán chè chén, còn bác trai đi làm phu xe kéo cát cho các công trình xây dựng. Cả nhà bác trọ ở dưới gần nhà mình vì ở gần đấy có cái nhà thờ, chủ nhật nào cả nhà cũng nghỉ đi lễ. Rất hạnh phúc. Chắc chắn cái quán nước chè nhỏ của bác gái sẽ góp phần đào tạo được một cử nhân Bách Khoa.
Cũng vậy, cái quán nước đầu tư đơn giản, ít tốn kém ấy đã nuôi được bao gia đình. Sau khi NN và thành phố quy hoạch khu Mỹ Đình, Mễ Trì, rất nhiều nông dân mất ruộng đất sản xuất nông nghiệp, được đền bù chút ít đã bỏ ra để xây, sửa lại nhà cho chắc chắn. Khi không biết làm gì: nghề chính không có, nghề phụ càng không thì cái quán nước mở ra ở khu vực quảng trường Mỹ Đình hàng tối lại là nguồn thu nhập chính nuôi gia đình...
Quán cóc đơn sơ
Ngồi với các bậc tiền nhân
Ngồi bên quán nước vỉa hè ta còn được biết bao chuyện hay, bao chuyện xã hội, những vấn đề thời sự nóng hổi, nhất là ngồi quán nước khu tập thể, nơi có nhiều các cụ về hưu, ngồi nghe các cụ nói chuyện thì có hết ngày cũng không hết, mà lại toàn chuyện hay. Cứ ngồi nghe 1 cụ về hưu phân tích về tình hình thời sự thế giới chắc sẽ thấy nhiều điều hay và sâu sắc, nhiều khi giở báo Nhân dân, Hà Nội mới hay một tờ báo nào đấy đọc những bài chính luận hay xã luận về tình hình thời sự thấy cũng không thể hay và sâu sắc như các cụ được.
Cứ chịu khó tìm quán nước nào đó có đông các cụ ngồi, ta còn học được bao điều. Mỗi cụ là một quyển sách sống để ta học tập. Tất cả mọi vấn đề các cụ đều biết và chỉ bảo cặn kẽ nếu ta có nhu cầu tìm hiểu.
Tớ đã mất 3 buổi chiều ngồi ở quán nước bụi trên phố Hàng Bồ để " tán " một cụ, mất 3 buổi chiều nhưng tớ thu được ối chuyện hay, nhất là những chuyện về Hà Nội xưa, những chuyện xã hội, chuyện ngoài đường, ngoài chợ.
Ông cụ này tên Cường, lúc nào ra quán nước cũng chỉ gọi chén rượu, thỉnh thoảng cũng làm chén với cụ, vui phết, cụ bẩu: sẽ gả cô cháu gái cực ngoan, cực xinh cho. Sướng!
Không phải chỉ Hà Nội mới có quán nước, ở bất kỳ một địa phương, một vùng đất nào trên mảnh đất nhỏ hẹp hình chữ S đèu có những quán nước vỉa hè, nhưng đúng là ngồi quán nước Hà Nội mới thấy được những nét đẹp, những cảm xúc rất riêng