- Tham gia
- 9/8/2011
- Bài viết
- 1.603
Trong ánh sáng lờ mờ, xung quanh bốn bức tường nồng nặc mùi hôi hám, một người đàn ông chợt chồm dậy, hú lên những tiếng kêu man dại như con thú hoang khi thấy chúng tôi vào thăm.
Không một tia sáng, không một anh đèn điện, trong gian phòng vỏn vẹn hơn 10 mét vuông là nơi giam giữ đứa con mang nặng đẻ đau. 32 năm qua, người con trai Vũ Xuân Việt, SN 1960 chưa một lần được nhìn thấy ánh mặt trời. Sau bốn bức tường hôi hám là cánh cửa sắt chỉ đủ chỗ để đưa một cánh tay lọt vào. Một tương lai u ám, xám xịt còn mãi trong ngôi nhà bi thương này.
32 năm trong ngục tối
NhìnVũ Xuân Việt ngồi khép mình trong trong bốn bức tường tối tăm, ẩm thấp, không ai có thể tin được chàng trai trẻ trước đây từng được biết đến bởi nét khôi ngô trắng trẻo, khỏe mạnh giờ lại trở nên người không giống người, ma không giống ma. Suốt 32 năm qua, anh sống trong một thế giới của “thú vật”. Không một tiếng nói nên lời, không một cử chỉ hành động, không nhận biết được mọi vật xung quanh. Âm thanh duy nhất của Việt giao lưu với thế giới bên ngoài là tiếng kêu rùng rợn cứ rít lên từng hồi nghe đến lạnh cả người.
Theo lời người mẹ, Việt cũng có một tuổi thơ, hồn nhiên ngây ngô như bao chàng trai khác. Được đến trường, được thả hồn vào những trò chơi như bao bạn bè đồng trang lứa. Nhưng vì gia cảnh túng thiếu nên bỏ học. Sau đó, Việt theo thanh niên trong làng đi lang bạt kiếm tiền, làm đủ thứ nghề nhưng nghề nào cũng chỉ được một thời gian. Cuối cùng, sau bao nhiêu năm lăn lội, Việt quyết định tìm đến công việc lái máy xúc, công việc vả nhưng với dáng vóc của một thanh niên đang tuổi sung sức lúc bấy giờ thì không hề hấn gì.
Vừa chân ướt chân ráo học nghề được vài tháng, khi công việc đã trở nên dần quen thuộc, thành thạo thì tai ương ập đến làm đảo lộn cuộc sống của một con người. Đang yên đang lành bỗng dưng đổ bệnh và biến Việt thành một con người hoàn toàn khác.
Không nhận biết được mọi vật xung quanh, lay động thế nào Việt cũng không có cử độngNhững ngày nghỉ ngơi đối với Việt lại là những ngày kinh hoàng. Trận sốt đột ngột làm anh như không còn sức lực. Mấy người bạn cùng phòng thấy anh nằm vật vã trong phòng rên ư ử nên nhiều lần gọi điện về cho gia đình nhưng Việt không đồng ý. “Ý nghĩ dại dột đó mãi sau này khi bạn nó nói tôi mới biết. Việt nó không muốn gia đình phải lo lắng vì nó, ai ngờ …” Bà Nhạn chỉ biết giàn giụa nước mắt khi nghĩ về con.
Chỉ đến khi không còn chịu đựng được nữa, mọi người mới hốt hoảng kéo nhau đưa Việt lên viện, khi đó gia đình mới biết tin. Thế là bao nhiêu công việc nơi quê nhà phải bỏ lên trông nom Việt. Nhưng thật đau đớn khi bác sĩ nói Việt bị bệnh cảm nhập tâm, miệng không thể cất lên lời. Gia đình huy động tất cả những gì có thể để có tiền điều trị cho việt, nhưng tiền mất tật mang, Việt vẫn không được làm người đàng hoàng .
Trải qua hết các bệnh viện tuyến trong lại ra tuyến ngoài. Những bệnh viện lớn Bạch Mai, Việt Đức đến Thường Tín vẫn không hề bỏ qua, chỉ có một chút hi vọng, gia đình lại rồng rắn đưa anh đi chữa bệnh nhưng cực chẳng đã. Việt vẫn không thể nói lên một tiếng và tai ương bất đầu từ đây.
Chuỗi những ngày nằm viện, Việt thường trốn đi lang thang, thậm chí còn đánh người, gặp người nào cũng đánh. Căn bệnh thần kinh làm anh điên điên dại dại. Thấy bệnh của anh ngày càng nặng, các bác sĩ cũng không dám chữa trị, chỉ nói một câu duy nhất, Việt bị bệnh hung dữ, có biểu hiện của người tâm thần gia đình nên đưa đi trại để tránh những sự cố rủi ro.
Hơn 32 năm giam trong căn phòng, sống một cuộc sống như con vật.Để con ở ngoài sợ con gây tai nạn, gia đình quyết định đưa Việt vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hà Nam. Nhưng vào được một thời gian Việt lại trốn ra ngoài, rồi lưu lạc khắp nơi khi thì lên Yên Bái, lúc thì Lào Cai. Gia đình lại trăm mối tơ vò. Bao đêm thổn thức vì con. May nhờ bố Việt, ông Vũ Xuân Tý là bộ đội kháng chiến, nên có nhiều bạn bè người thân giúp đỡ báo tin. Thế là gia đình lại tất bật lên tận nơi đưa anh về. Không còn cách nào khác, gia đình để Việt tại nhà chăm sóc.
Cứ tưởng đã yên ai ngờ, về nhà Việt trở nên hung dữ, đáng sợ hơn. Cứ thấy người là lao vào đấm túi bụi. Biết bao người phải vạ vì cơn thú tính đó, nhưng biết Việt mang bệnh nên họ cũng không chấp vặt và tìm cách tránh xa.
Bà Nhạn đau đớn kể: “Mùa thu hoạch, tôi làm bở hơi tai, nó thì không làm được gì đã đành, đằng này mẹ nó nó cũng giết. Cũng may mạng tôi lớn, được hàng xóm cứu giúp, nếu không thì giờ này…
Chuyện là trong một lần đang chuẩn bị đổ thóc lúa ra phơi, bỗng dưng Việt nổi cơn điên khùng lao vào bà Nhạn, đè ngửa ra, bóp cổ bà không tiếc tay. Cũng may bà Nhạn cố sức kêu cứu, người hàng xóm thấy vậy vội vàng lao vào hủi thật mạnh Việt ra. Sau lần ấy, gia đình đã phải nhốt Việt trong một căn phòng ẩm thấp sau nhà.
Nếu để con ở đây thì có ngày nó giết người lúc nào không hay. Vậy là Việt bắt đầu chuỗi ngày bị giam h.ãm trong căn phòng đáng sợ.
Như một con thú
Nhà có tất cả 4 người con, hai người con gái đều đi lấy chồng xa. Chỉ duy nhất người con trai cả đi làm trên thành phố nai lưng làm ăn, đến tháng lại gửi cho bà một vài trăm nghìn nuôi người em điên dại đã 32 năm và không biết còn đến bao giờ nữa.
Nói về đứa con mang nặng đẻ đau, bà Nhạn chỉ biết khóc, khóc trong xấu hổ, trong nhục nhã. Ở cái tuổi của bà, cái tuổi an dưỡng tuổi già, cái tuổi con cái báo ơn cha mẹ. Nhưng bà vẫn một nắng hai sương chăm lo cho đứa con 32 năm qua không được sống một kiếp người đang hoàng. Bốn bức vách đều được bịt kín, ngay cả một tia nắng chiếu qua khe cửa cũng là hiếm hoi.
Sự tồn tại của Việt giống như một loại thú bị giam cầm
“Đáng lẽ nó nuôi tôi, giờ già rồi tôi vẫn nuôi nó, trước kia hai vợ chồng nuôi, giờ ông ấy cũng mất rồi còn một mình tôi nuôi nó đến lúc chết”. Người mẹ ấy thốt lên những câu nói thấu tận tân cảm”.
Bao nhiêu năm qua, người mẹ ấy cắm cúi cặm cụi nuôi con trong cằn phòng rách nát. Mỗi khi chứng kiến những tiếng kêu gào thảm thiết, bà lại như đau thắt lòng,.
Mỗi khi ngồi một mình trong khoẳng lặng, bà lại khóc. Bi đát là thế nhưng bà biết chia sẻ với ai. Nước mắt của bà không thể cảm hóa được căn bệnh điên dại kỳ lạ khó hiểu của người con.
Lúc chúng tôi đến đã chiều muộn, nhưng người mẹ gia ấy vẫn ngồi tựa cửa thẫn thờ dưới mái hiên nhà.
Khuôn mặt nhàu nát ưu tư trước nỗi lo tuổi xế chiềuTrong ngục tối, người đàn ông ngồi thu mình sau song sắt, mặt cúi gằm, bà Nhạn lay động thế nào cũng không phản ứng gì. Tôi tiến lại gần, mùi hôi hám sộc thẳng vào mũi đến nôn mửa. Vừa giơ máy ảnh lên chụp, bỗng giật bắn mình, khựng lại. Người đàn ông chồm dậy, hú lên những tiếng kêu man dại như con thú hoang…
Thú thật, lúc đó tôi như rụng rời tay chân khi chứng kiến tiếng kêu rùng rợn đến thảm thiết đó. Nhìn người đàn ông tuổi tứ tuần, bị giam h.ãm trong căn phòng chật hẹp, trống hươ trống hoắc không chăn màn, gi.ường chiếu. Dưới nên đất, phân lênh láng khắp nơi tôi thực sự cũng không dám tin một con người ấy đã sống như vậy suốt 32 năm qua.
Không nhận biết được gì, không tự chủ được bản thân, chuyện sinh hoạt cá nhân của Việt không khác gì cảnh một con vật nuôi trong nhà. Không dám vào trong, người con trai cả của bà Nhạn thiết kế cho bà một chiếc vòi phun nước. Cứ thế, ngày một lần bà lại dùng nó xối thẳng nước vào đứa con của mình để xua tan mùi hôi hám.
“Nó nằm dưới nên đất lạnh lắm, thương con, đưa chăn vào nhưng khổ nỗi nó cắn xé rách bươm, nên không dám để một thứ gì vào trong đấy cả. Đến bữa cơm tôi lại luồn qua khe cửa sắt cứ đặt vào đấy, lâu rồi cũng thành quen, nó ăn xong rồi lại “” luôn tại chỗ. Khổ lắm có ngày phải tắm cho nó vài lần mà mùi hôi thối vẫn không hết mùi”.
Phút cuối đời vẫn còn canh cánh nỗi lo cho người con bạc mệnh. Cái bất hạnh bao trùm lên ngôi nhà ấy, nơi có người mẹ già không biết đến bao giờ…!?
Đỗ Việt
Theo Bưu Điện Việt Nam
Không một tia sáng, không một anh đèn điện, trong gian phòng vỏn vẹn hơn 10 mét vuông là nơi giam giữ đứa con mang nặng đẻ đau. 32 năm qua, người con trai Vũ Xuân Việt, SN 1960 chưa một lần được nhìn thấy ánh mặt trời. Sau bốn bức tường hôi hám là cánh cửa sắt chỉ đủ chỗ để đưa một cánh tay lọt vào. Một tương lai u ám, xám xịt còn mãi trong ngôi nhà bi thương này.
32 năm trong ngục tối
NhìnVũ Xuân Việt ngồi khép mình trong trong bốn bức tường tối tăm, ẩm thấp, không ai có thể tin được chàng trai trẻ trước đây từng được biết đến bởi nét khôi ngô trắng trẻo, khỏe mạnh giờ lại trở nên người không giống người, ma không giống ma. Suốt 32 năm qua, anh sống trong một thế giới của “thú vật”. Không một tiếng nói nên lời, không một cử chỉ hành động, không nhận biết được mọi vật xung quanh. Âm thanh duy nhất của Việt giao lưu với thế giới bên ngoài là tiếng kêu rùng rợn cứ rít lên từng hồi nghe đến lạnh cả người.
Theo lời người mẹ, Việt cũng có một tuổi thơ, hồn nhiên ngây ngô như bao chàng trai khác. Được đến trường, được thả hồn vào những trò chơi như bao bạn bè đồng trang lứa. Nhưng vì gia cảnh túng thiếu nên bỏ học. Sau đó, Việt theo thanh niên trong làng đi lang bạt kiếm tiền, làm đủ thứ nghề nhưng nghề nào cũng chỉ được một thời gian. Cuối cùng, sau bao nhiêu năm lăn lội, Việt quyết định tìm đến công việc lái máy xúc, công việc vả nhưng với dáng vóc của một thanh niên đang tuổi sung sức lúc bấy giờ thì không hề hấn gì.
Vừa chân ướt chân ráo học nghề được vài tháng, khi công việc đã trở nên dần quen thuộc, thành thạo thì tai ương ập đến làm đảo lộn cuộc sống của một con người. Đang yên đang lành bỗng dưng đổ bệnh và biến Việt thành một con người hoàn toàn khác.
Chỉ đến khi không còn chịu đựng được nữa, mọi người mới hốt hoảng kéo nhau đưa Việt lên viện, khi đó gia đình mới biết tin. Thế là bao nhiêu công việc nơi quê nhà phải bỏ lên trông nom Việt. Nhưng thật đau đớn khi bác sĩ nói Việt bị bệnh cảm nhập tâm, miệng không thể cất lên lời. Gia đình huy động tất cả những gì có thể để có tiền điều trị cho việt, nhưng tiền mất tật mang, Việt vẫn không được làm người đàng hoàng .
Trải qua hết các bệnh viện tuyến trong lại ra tuyến ngoài. Những bệnh viện lớn Bạch Mai, Việt Đức đến Thường Tín vẫn không hề bỏ qua, chỉ có một chút hi vọng, gia đình lại rồng rắn đưa anh đi chữa bệnh nhưng cực chẳng đã. Việt vẫn không thể nói lên một tiếng và tai ương bất đầu từ đây.
Chuỗi những ngày nằm viện, Việt thường trốn đi lang thang, thậm chí còn đánh người, gặp người nào cũng đánh. Căn bệnh thần kinh làm anh điên điên dại dại. Thấy bệnh của anh ngày càng nặng, các bác sĩ cũng không dám chữa trị, chỉ nói một câu duy nhất, Việt bị bệnh hung dữ, có biểu hiện của người tâm thần gia đình nên đưa đi trại để tránh những sự cố rủi ro.
Cứ tưởng đã yên ai ngờ, về nhà Việt trở nên hung dữ, đáng sợ hơn. Cứ thấy người là lao vào đấm túi bụi. Biết bao người phải vạ vì cơn thú tính đó, nhưng biết Việt mang bệnh nên họ cũng không chấp vặt và tìm cách tránh xa.
Bà Nhạn đau đớn kể: “Mùa thu hoạch, tôi làm bở hơi tai, nó thì không làm được gì đã đành, đằng này mẹ nó nó cũng giết. Cũng may mạng tôi lớn, được hàng xóm cứu giúp, nếu không thì giờ này…
Chuyện là trong một lần đang chuẩn bị đổ thóc lúa ra phơi, bỗng dưng Việt nổi cơn điên khùng lao vào bà Nhạn, đè ngửa ra, bóp cổ bà không tiếc tay. Cũng may bà Nhạn cố sức kêu cứu, người hàng xóm thấy vậy vội vàng lao vào hủi thật mạnh Việt ra. Sau lần ấy, gia đình đã phải nhốt Việt trong một căn phòng ẩm thấp sau nhà.
Nếu để con ở đây thì có ngày nó giết người lúc nào không hay. Vậy là Việt bắt đầu chuỗi ngày bị giam h.ãm trong căn phòng đáng sợ.
Như một con thú
Nhà có tất cả 4 người con, hai người con gái đều đi lấy chồng xa. Chỉ duy nhất người con trai cả đi làm trên thành phố nai lưng làm ăn, đến tháng lại gửi cho bà một vài trăm nghìn nuôi người em điên dại đã 32 năm và không biết còn đến bao giờ nữa.
Nói về đứa con mang nặng đẻ đau, bà Nhạn chỉ biết khóc, khóc trong xấu hổ, trong nhục nhã. Ở cái tuổi của bà, cái tuổi an dưỡng tuổi già, cái tuổi con cái báo ơn cha mẹ. Nhưng bà vẫn một nắng hai sương chăm lo cho đứa con 32 năm qua không được sống một kiếp người đang hoàng. Bốn bức vách đều được bịt kín, ngay cả một tia nắng chiếu qua khe cửa cũng là hiếm hoi.
“Đáng lẽ nó nuôi tôi, giờ già rồi tôi vẫn nuôi nó, trước kia hai vợ chồng nuôi, giờ ông ấy cũng mất rồi còn một mình tôi nuôi nó đến lúc chết”. Người mẹ ấy thốt lên những câu nói thấu tận tân cảm”.
Bao nhiêu năm qua, người mẹ ấy cắm cúi cặm cụi nuôi con trong cằn phòng rách nát. Mỗi khi chứng kiến những tiếng kêu gào thảm thiết, bà lại như đau thắt lòng,.
Mỗi khi ngồi một mình trong khoẳng lặng, bà lại khóc. Bi đát là thế nhưng bà biết chia sẻ với ai. Nước mắt của bà không thể cảm hóa được căn bệnh điên dại kỳ lạ khó hiểu của người con.
Lúc chúng tôi đến đã chiều muộn, nhưng người mẹ gia ấy vẫn ngồi tựa cửa thẫn thờ dưới mái hiên nhà.
Thú thật, lúc đó tôi như rụng rời tay chân khi chứng kiến tiếng kêu rùng rợn đến thảm thiết đó. Nhìn người đàn ông tuổi tứ tuần, bị giam h.ãm trong căn phòng chật hẹp, trống hươ trống hoắc không chăn màn, gi.ường chiếu. Dưới nên đất, phân lênh láng khắp nơi tôi thực sự cũng không dám tin một con người ấy đã sống như vậy suốt 32 năm qua.
Không nhận biết được gì, không tự chủ được bản thân, chuyện sinh hoạt cá nhân của Việt không khác gì cảnh một con vật nuôi trong nhà. Không dám vào trong, người con trai cả của bà Nhạn thiết kế cho bà một chiếc vòi phun nước. Cứ thế, ngày một lần bà lại dùng nó xối thẳng nước vào đứa con của mình để xua tan mùi hôi hám.
“Nó nằm dưới nên đất lạnh lắm, thương con, đưa chăn vào nhưng khổ nỗi nó cắn xé rách bươm, nên không dám để một thứ gì vào trong đấy cả. Đến bữa cơm tôi lại luồn qua khe cửa sắt cứ đặt vào đấy, lâu rồi cũng thành quen, nó ăn xong rồi lại “” luôn tại chỗ. Khổ lắm có ngày phải tắm cho nó vài lần mà mùi hôi thối vẫn không hết mùi”.
Phút cuối đời vẫn còn canh cánh nỗi lo cho người con bạc mệnh. Cái bất hạnh bao trùm lên ngôi nhà ấy, nơi có người mẹ già không biết đến bao giờ…!?
Đỗ Việt
Theo Bưu Điện Việt Nam