1.Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu là gì?
Chọn mẫu (sampling) là hoạt động tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một bộ phận thu nhỏ của một mẫu tổng thể nghiên cứu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại có khả năng suy rộng ra cho cả ổng thể đối tượng nghiên cứu, tương đồng với các đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.
Chọn mẫu là quá trình lựa chọn một bộ phận tương đối nhỏ từ tổng thể với tích cách là đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu.
Dựa trên kết quả thu được từ mẫu, nhà nghiên cứu sẽ suy diễn rộng ra cho tổng thể.
phuong-phap-chon-mau
2. Ý nghĩa của nghiên cứu chọn mẫu
Chọn mẫu là hoạt động vô cùng cần thiết trong nghiên cứu khoa học, nó có những ý nghĩa to lớn:
– Thứ nhất, trong nghiên cứu chọn mẫu, khảo sát không nhiều đơn vị nghiên cứu nên thông thường chọn mẫu được tiến hành trong thời gian ngắn. Dữ liệu được xử lý và phân tích nhanh nên thông tin thu được từ hoạt động chọn mẫu có tính thời sự, cập nhật.
– Chi phí cho công tác tổ chức nghiên cứu thấp, vì vậy, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu tiết kiệm được cả nhân lực, vật lực và tài chính.
– Chúng ta có thể mở rộng nội dung nghiên cứu hoặc đi sâu tìm hiểu mặt nào đó của đối tượng nghiên cứu.
– Bên cạnh đó có thể tuyển chọn những điều tra viên tốt: Người có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm, điều kiện tập huấn thì thông tin thu được có tính chính xác cao.
Quá trình chọn mẫu:
– B1: Định nghĩa tổng thể và phần tử
– B2: Xác định khung lấy mẫu
– B3: Xác định kích thước mẫu
– B4: Xác định phương pháp chọn mẫu
– B5: Tiến hành lấy mẫu theo phương pháp đã chọn
Vì sao phải chọn mẫu?
– Để có thông tin nhanh hơn và tiết kiệm hơn.
Ví dụ: muốn có số liệu về thu nhập của các hộ gia đình ở Việt Nam thì nên điều tra toàn bộ hay điều tra chọn mẫu?
– Trường hợp khi tiến hành điều tra làm biến dạng hay phá hủy thuộc tính của đơn vị.
Ví dụ: Thử độ bền của vỏ xe sản xuất
– Trường hợp số đơn vị của hiện tượng vô hạn hoặc không xác định
Ví dụ: Muốn có số liệu về những người bệnh cao huyết áp tại thành phố Hồ Chí Minh
– Khi muốn so sánh các hiện tượng với nhau mà chưa có thông tin cụ thể hoặc khi muốn kiểm định một giả thuyết đặt ra, người ta thường dùng điều tra chọn mẫu để thu thập dữ liệu.
Ví dụ: Kiểm tra tác dụng của một loại thuốc đối với điều trị tim mạch
Ngoài ra các đề tài nghiên cứu khoa học về môi trường, giáo dục, kinh tế thì phương pháp chọn mẫu là yếu tố quyết định của công trình nghiên cứu.
Xem thêm tin: mẫu đơn xin việc bằng tiếng anh, dịch vụ công là gì
Chúc bạn học tập tốt hơn với những kiến thức về “phương pháp chọn mẫu” trong bài viết này!
Xem đầy đủ tại đây:https://trithuccongdong.net/ly-luan-chung-ve-phuong-phap-chon-mau-cho-de-tai-nghien-cuu-hoa-hoc.html
Chọn mẫu (sampling) là hoạt động tiến hành nghiên cứu, thu thập thông tin từ một bộ phận thu nhỏ của một mẫu tổng thể nghiên cứu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu lại có khả năng suy rộng ra cho cả ổng thể đối tượng nghiên cứu, tương đồng với các đặc trưng và cơ cấu của tổng thể.
Chọn mẫu là quá trình lựa chọn một bộ phận tương đối nhỏ từ tổng thể với tích cách là đại diện cho tổng thể cần nghiên cứu.
Dựa trên kết quả thu được từ mẫu, nhà nghiên cứu sẽ suy diễn rộng ra cho tổng thể.
phuong-phap-chon-mau
2. Ý nghĩa của nghiên cứu chọn mẫu
Chọn mẫu là hoạt động vô cùng cần thiết trong nghiên cứu khoa học, nó có những ý nghĩa to lớn:
– Thứ nhất, trong nghiên cứu chọn mẫu, khảo sát không nhiều đơn vị nghiên cứu nên thông thường chọn mẫu được tiến hành trong thời gian ngắn. Dữ liệu được xử lý và phân tích nhanh nên thông tin thu được từ hoạt động chọn mẫu có tính thời sự, cập nhật.
– Chi phí cho công tác tổ chức nghiên cứu thấp, vì vậy, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu tiết kiệm được cả nhân lực, vật lực và tài chính.
– Chúng ta có thể mở rộng nội dung nghiên cứu hoặc đi sâu tìm hiểu mặt nào đó của đối tượng nghiên cứu.
– Bên cạnh đó có thể tuyển chọn những điều tra viên tốt: Người có trình độ cao, kinh nghiệm lâu năm, điều kiện tập huấn thì thông tin thu được có tính chính xác cao.
Quá trình chọn mẫu:
– B1: Định nghĩa tổng thể và phần tử
– B2: Xác định khung lấy mẫu
– B3: Xác định kích thước mẫu
– B4: Xác định phương pháp chọn mẫu
– B5: Tiến hành lấy mẫu theo phương pháp đã chọn
Vì sao phải chọn mẫu?
– Để có thông tin nhanh hơn và tiết kiệm hơn.
Ví dụ: muốn có số liệu về thu nhập của các hộ gia đình ở Việt Nam thì nên điều tra toàn bộ hay điều tra chọn mẫu?
– Trường hợp khi tiến hành điều tra làm biến dạng hay phá hủy thuộc tính của đơn vị.
Ví dụ: Thử độ bền của vỏ xe sản xuất
– Trường hợp số đơn vị của hiện tượng vô hạn hoặc không xác định
Ví dụ: Muốn có số liệu về những người bệnh cao huyết áp tại thành phố Hồ Chí Minh
– Khi muốn so sánh các hiện tượng với nhau mà chưa có thông tin cụ thể hoặc khi muốn kiểm định một giả thuyết đặt ra, người ta thường dùng điều tra chọn mẫu để thu thập dữ liệu.
Ví dụ: Kiểm tra tác dụng của một loại thuốc đối với điều trị tim mạch
Ngoài ra các đề tài nghiên cứu khoa học về môi trường, giáo dục, kinh tế thì phương pháp chọn mẫu là yếu tố quyết định của công trình nghiên cứu.
Xem thêm tin: mẫu đơn xin việc bằng tiếng anh, dịch vụ công là gì
Chúc bạn học tập tốt hơn với những kiến thức về “phương pháp chọn mẫu” trong bài viết này!
Xem đầy đủ tại đây:https://trithuccongdong.net/ly-luan-chung-ve-phuong-phap-chon-mau-cho-de-tai-nghien-cuu-hoa-hoc.html