- Tham gia
- 20/7/2012
- Bài viết
- 2.255
Trong tiếng Anh, Ông già Noel được gọi là Santa Claus (Thánh Nicolas), xuất phát từ truyền thuyết về một nhân vật có thật, sống ở thế kỷ thứ 4 tên là Nicolas.
Tiếng Pháp gọi là Le Père Noel (nghĩa là Ông cha Noel) vì liên hệ nhiều đến lễ Noel.
Còn trong tiếng Việt, do không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình ảnh cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện vào Noel thì gọi là Ông già Noel cho tiện. Nhiều khi còn được gọi là Ông già Tuyết.
Người ta (đặc biệt là trẻ em) cho rằng Ông già Noel sống và làm việc ở Bắc Cực, nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood như The Polar Express lại càng củng cố niềm tin thơ ngây này. Các quốc gia ở Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland đều tự nhận rằng, xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel nằm ở quốc gia họ. Tuy nhiên, Phần Lan lại một mực cho rằng nhà ở thực sự của ông già Noel là tại Greenland nhưng cũng nhận ông già Noel về phần mình.
Ngày nay, người ta chấp nhận thông tin: Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Myra, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng, hình ảnh đầu tiên về Ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên: A visit from Saint Nicholas (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu, với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sỹ Thomas Nast.
Được biết nhân vật lịch sử lâu đời này có thật. Người Pháp gọi là: Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel), người Anh gọi trực tiếp là SANTA CLAUS (Thánh Nicôla) Thánh giám mục, mừng lễ ngày 6 tháng 12 mỗi năm, trước lễ Giáng Sinh gần hai chục ngày.
Người Pháp thân mật gọi Ngài là “Le Père Noel” (ông cha Noel) vì ngài liên hệ nhiều đến lễ Noel, nhất là với trẻ em, đến nỗi sau khi Ngài qua đời đã lâu rồi, mà hình ảnh Ngài còn được lưu truyền cho hậu thế, đầu tiên là ở Châu Âu, rồi tới toàn thế giới qua bóng dáng một cụ già đẹp lão, râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng đỏ, đội mũ chóp đỏ, lưng vác một giỏ lớn đây đồ chơi, bánh kẹo.
Người ta còn bày đặt để thi vị hóa, để mua vui cho trẻ em, bằng cách “bắt ông cha Noel đêm 24-12 phải chui qua lò sưởi vào phòng ngủ của các em, bỏ đồ chơi, bánh kẹo vào những chiếc giày các em để bên lò sưởi, hay bỏ vào những chiếc vớ (biết tất) mà các em treo ở chân gi.ường”. Đúng ra là cha mẹ các em bỏ vào đó để khuyên dụ các em phải ngoan thì “Cha Noel” mới cho quà! Một kiểu giáo dục!
Song tới Việt Nam, bà con không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình cụ già râu tóc bạc phơ, gọi là Ông già cho tiện.
Minh Tân
Tiếng Pháp gọi là Le Père Noel (nghĩa là Ông cha Noel) vì liên hệ nhiều đến lễ Noel.
Còn trong tiếng Việt, do không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình ảnh cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện vào Noel thì gọi là Ông già Noel cho tiện. Nhiều khi còn được gọi là Ông già Tuyết.
Người ta (đặc biệt là trẻ em) cho rằng Ông già Noel sống và làm việc ở Bắc Cực, nhiều bộ phim nổi tiếng của Hollywood như The Polar Express lại càng củng cố niềm tin thơ ngây này. Các quốc gia ở Bắc Âu như: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Iceland đều tự nhận rằng, xưởng chế tạo đồ chơi của ông già Noel nằm ở quốc gia họ. Tuy nhiên, Phần Lan lại một mực cho rằng nhà ở thực sự của ông già Noel là tại Greenland nhưng cũng nhận ông già Noel về phần mình.
Ngày nay, người ta chấp nhận thông tin: Ông già Noel là hóa thân của Thánh Nicolas ở thành Myra, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều sử gia cho rằng, hình ảnh đầu tiên về Ông già Noel xuất hiện trong một bài thơ có tên: A visit from Saint Nicholas (Chuyến thăm của Thánh Nicholas) được xuất bản năm 1823. Còn hình ảnh một ông già phúc hậu, với một bộ râu trắng dài trong bộ đồ màu đỏ có viền trắng thì xuất hiện đầu tiên trên báo vào năm 1860 qua nét bút tưởng tượng của nghệ sỹ Thomas Nast.
Được biết nhân vật lịch sử lâu đời này có thật. Người Pháp gọi là: Le Père Noel (ông Cha, linh mục Noel), người Anh gọi trực tiếp là SANTA CLAUS (Thánh Nicôla) Thánh giám mục, mừng lễ ngày 6 tháng 12 mỗi năm, trước lễ Giáng Sinh gần hai chục ngày.
Người Pháp thân mật gọi Ngài là “Le Père Noel” (ông cha Noel) vì ngài liên hệ nhiều đến lễ Noel, nhất là với trẻ em, đến nỗi sau khi Ngài qua đời đã lâu rồi, mà hình ảnh Ngài còn được lưu truyền cho hậu thế, đầu tiên là ở Châu Âu, rồi tới toàn thế giới qua bóng dáng một cụ già đẹp lão, râu tóc bạc phơ, mặc áo choàng đỏ, đội mũ chóp đỏ, lưng vác một giỏ lớn đây đồ chơi, bánh kẹo.
Người ta còn bày đặt để thi vị hóa, để mua vui cho trẻ em, bằng cách “bắt ông cha Noel đêm 24-12 phải chui qua lò sưởi vào phòng ngủ của các em, bỏ đồ chơi, bánh kẹo vào những chiếc giày các em để bên lò sưởi, hay bỏ vào những chiếc vớ (biết tất) mà các em treo ở chân gi.ường”. Đúng ra là cha mẹ các em bỏ vào đó để khuyên dụ các em phải ngoan thì “Cha Noel” mới cho quà! Một kiểu giáo dục!
Song tới Việt Nam, bà con không hiểu rõ nguồn gốc, thấy hình cụ già râu tóc bạc phơ, gọi là Ông già cho tiện.
Minh Tân