Ô nhiễm môi trường đất – Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục.

Nhom 6

Thành viên
Tham gia
13/2/2023
Bài viết
0
1. Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất là tình trạng môi trường đất đã xuất hiện nhiều chất xenobiotic gây độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của con người và động vật. Các chất độc này được hình thành trong quá trình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu theo nguồn gốc phát sinh có:

Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.

Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.

Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

Tuy nhiên, môi trường đất có những đặc thù và một số tác nhân gây ô nhiễm có thể cùng một nguồn gốc nhưng lại gây tác động bất lợi rất khác biệt. Do đó, người ta còn phân loại ô nhiễm đất theo các tác nhân gây ô nhiễm:

Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin, photpho hữu cơ v.), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ axit v.v...).

Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại ký sinh trùng (giun, sán v...).

Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (U ran, Thori, Sr90, I131, Cs137).

Chất ô nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào có nhiều vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người trực tiếp "tặng" cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến.



Đầu ra rất ít vì nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất là gì?

Ô nhiễm môi trường đất bắt nguồn từ rất nhiều những nguyên nhân khác nhau, nhưng có lẽ nhiều nhất là phải kể đến các tác động cụ thể dưới đây:

Do lượng chất thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp: Hiện nay, có rất nhiều nhà máy và khu công nghiệp bất chấp các quy định về an toàn nước thải mà xả thẳng chúng ra bên ngoài môi trường khi chưa được qua xử lý. Từ đó, dẫn đến những hệ lụy vô cùng nguy hại cho môi trường đất.

Chẳng hạn như tại các nhà máy nhiệt điện, lượng than hằng ngày được đốt cháy rất nhiều, khi này sẽ có một số chất không phân hủy được sẽ tồn tại dưới dạng tro rồi thẩm thấu xuống lòng đất, lâu dần sẽ tích tụ và biến thành các chất thải độc hại.

Do chất thải từ các hoạt động nông nghiệp: Quá trình canh tác trong nông nghiệp thường xuyên phải sử dụng đến các loại hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Tuy nó là phương pháp khá hiệu quả đối với người nông dân, thế nhưng các loại độc tính ở trong các loại hóa chất này có thể gây ra các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường.

Bên cạnh đó, các hóa chất khi ngấm vào trong lòng đất cũng có thể sẽ ngấm xuống các mạch nước ngầm và làm cho toàn bộ nguồn nước bị ô nhiễm, điều này sẽ đặc biệt nguy hại đối với những hộ gia đình đang sử dụng các nguồn nước giếng chưa qua xử lý.

Do tình trạng đất nhiễm mặn, đất nhiễm phèn lan rộng: Nước nhiễm mặn là do lượng muối ở trong biển, nước thủy triều dâng cao hay từ các mỏ muối. Khi này nồng độ Na, Cl, Kali cao làm tăng áp suất thẩm thấu và gây hạn sinh lý ở giới thực vật phát triển.

Bên cạnh đó, nguồn nước nhiễm phèn thì được cho là do nước đã bị nhiễm sắt, làm cho độ Ph ở trong môi trường giảm dẫn đến tình trạng ngộ độc cho cây cũng như động vật sinh sống ở trong môi trường đó.

Với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm.

Đất ô nhiễm bị gây ra bởi sự có mặt của hóa chất xenobiotic (sản phẩm của con người) hoặc do các sự thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Nó được đặc trưng gây nên bởi các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, hoặc do vứt rác thải không đúng nơi quy định. Các hóa chất phổ biến bao gồm: Hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng (như là naphthalene and benzo(a)pyrene),… dung môi, thuốc trừ sâu, chì, và các kim loại nặng. Mức độ ô nhiễm có mối tương quan với mức độ công nghiệp hóa và cường độ sử dụng hóa chất.

Ở Việt Nam hiện nay có 33 triệu ha diên tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đang sử dung là 22.226.830 ha, chiếm 68,83% tổng quỹ đất.

Còn 10.667.577 ha đất chưa sử dụng, chiếm 33,04% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp ít, chỉ có 8,146 triệu ha, chiếm 26,1% diện tích đất tự nhiên.( Theo Tổng cục Địa chính, 1999).

Theo thông tin từ Cục Môi trường Việt Nam, chất lượng đất ở hầu hết các khu vực đô thị đông dân cư đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nguyên nhân chính là do chất thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, sinh hoạt và rác thải từ các hộ dân. Hiện giờ, dọc theo bất cứ con đường, góc phố nào, chúng ta cũng bắt gặp những đống rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vừa gây mất mỹ quan vừa ảnh hưởng đến chất lượng đất xung quanh. Ngay cả những vùng nông thôn thì hiện trạng rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi vẫn xảy ra không kiểm soát.

Bên cạnh thực trạng đó,quỹ đất càng ngày càng thấp và giảm theo thời gian do sức ép tăng dân số, quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam. Quá trình quy hoạch và sử dụng đất của nhiều tỉnh thành vẫn còn bộc lộ những hạn chế và bất hợp lý trong phân bổ quỹ đất cho các ngành và lĩnh vực. Tình trạng phổ biến hiện nay là việc chuyển đổi cơ cấu mục đích sử dụng đất, suy giảm mạnh diện tích đất sản xuất nông nghiệp do đô thị hoá, quỹ đất nông nghiệp được chuyển sang sử dụng vào mục đích xây nhà ở, các khu công nghiệp và thương mại, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông.

Với đặc điểm đất đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ lại nằm trong vùng nhiệt đới mưa nhiều và tập trung, nhiệt độ không khí cao, các quá trình khoáng hóa diễn ra rất mạnh trong đất nên dễ bị rửa trôi, xói mòn, nghèo chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng dẫn đến thoái hóa đất. Đất đã bị thoái hóa rất khó có thể khôi phục lại trạng thái màu mỡ ban đầu.

3. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm đất tại Việt Nam không chỉ diễn ra ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn. Theo thống kê, có 3,3 triệu hecta đất chưa được đưa vào sử dụng đang bị suy thoái, quỹ đất sử dụng cho nông nghiệp cũng đang bị ô nhiễm rất nặng nề.

Điển hình nhất cho thực trạng này chính là đất bị khô cằn, chứa chất xenobiotic, màu đỏ hoặc xám không đồng đều, sủi bọ trắng hoặc các hạt sỏi có lỗ hổng. Tình trạng ô nhiễm đất khác biệt tùy thuộc vào độ ô nhiễm.

4. Cách khắc phục ô nhiễm môi trường đất

Hiện nay cũng chưa có một biện pháp nào để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường đất mà chỉ có các giải pháp để hạn chế cũng như giảm thiểu phần nào vấn đề này.

Trước tiên, các bộ ban ngành cần thực hiện các công tác tư tưởng để người dân có thể hiểu về những tác hại của ô nhiễm môi trường đất. Từ đó, giúp cho mỗi người dân nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường đất nói riêng.

Hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu cũng như các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Bộ Nông Nghiệp nước ta khuyến khích người nông dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ thay cho thuốc trừ sâu để giảm thiểu các độc tố ngấm vào lòng đất.

Trồng cây, phủ xanh đồi trọc: Rừng cây có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Để làm được điều này thì chúng ta phải cần mở rộng diện tích trồng cây, ngăn chặn nạn phá rừng.

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm hữu cơ: Đây cũng được coi là một trong những giải pháp để người nông dân hạn chế sử dụng các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ trong quá trình trồng trọt.

Tiết kiệm năng lượng: Để tạo ra năng lượng điện, con người ta sẽ phải đốt các nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên điều này đã khiến cho lượng nitơ thải vào không khí rất lớn và đọng lại trên mặt đất, từ đó dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất và nước.

Những tác động của bạn sẽ làm cho môi trường thêm xanh, sạch đẹp. Hãy chung tay bảo vệ môi trường nhé.
 

Đính kèm

  • 4.jpg
    4.jpg
    18,5 KB · Lượt xem: 0
  • 3.jpg
    3.jpg
    21,9 KB · Lượt xem: 0
  • 2.jpg
    2.jpg
    27,1 KB · Lượt xem: 0
  • 1.jpg
    1.jpg
    170,8 KB · Lượt xem: 0
×
Quay lại
Top