HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI – THỦ PHẠM CHÍNH GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

tolilom

Banned
Tham gia
7/11/2016
Bài viết
0
Hiện nay, hoạt động giao thông vận tải (GTVT) đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Tuy nhiên, việc tăng cường các hoạt động GTVT làm phát sinh không ít các vấn đề môi trường không khí.

Lượng khí thải, bụi… gây ô nhiễm đang tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng các phương tiện giao thông đường bộ. Hằng ngày, từ hoạt động của các loại xe khách, xe tải, xe môtô, xe gắn máy,… đã thải vào không khí một khối lượng lớn các loại khói, khí độc như CO, CO2, NO2, SO2, khói đen, chì và các dạng hạt khác. Cụ thể, nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… tại các nút giao thông cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 – 5 lần; nồng độ khí CO, NO2 trung bình ngày ở một số nút giao thông lớn đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 – 1,5 lần.

Theo cục đăng kiểm Việt Nam, số lượng phương tiện đăng ký tham gia giao thông ngày càng tăng cao. Sự phát thải của các phương tiện cơ giới đường bộ phụ thuộc rất nhiều vào loại xe và chất lượng xe. Đối với các phương tiện như xe ô tô, xe máy qua nhiều năm sử dụng có chất lượng thấp, hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc hại, bụi trong khí xả cao… là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong đó, xe máy là nguồn đóng góp chính các loại khí ô nhiễm, đặc biệt là các khí thải CO, VOC… Xe tải và xe khách các loại lại thải nhiều NO2.Đây đều là những thành phần gây nên hiệu ứng nhà kính, gây ra các loại bệnh như: Viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, viêm mũi…

Đặc biệt, tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động giao thông cũng đóng vai trò chủ yếu trong việc gây ô nhiễm. Có 60 – 80% các nguyên nhân do tiếng ồn từ động cơ như: Do ống xả, do rung động các bộ phận xe, đóng cửa xe, còi xe, phanh xe, do sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường… Tiếng ồn gây tác hại rất lớn đến toàn bộ cơ thể nói chung và cơ quan thính giác nói riêng. Tiếng ồn mạnh, thường xuyên gây nên bệnh đau đầu, chóng mặt, trạng thái tâm thần bất ổn, mệt mỏi…

Bên cạnh đó, hoạt động phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bao gồm các hoạt động xây dựng mới; Cải tạo, nâng cấp, mở rộng đường bộ, cảng biển và sông, ga hàng không và đường sắt, sân bay, cầu và hầm đường bộ, đường sắt... các hoạt động này tùy thuộc và quy mô mà tác động ít, nhiều đến môi trường. Hoạt động thi công xây dựng còn tác động đến chất lượng môi trường như: Không khí, tiếng ồn, rung, nước mặt, nước ngầm. Những tác động này diễn ra rất rõ đối với các dự án vừa thi công vừa tiến hành khai thác. Với không khí thì ô nhiễm bụi vì bụi phát sinh từ các hoạt động đào, đắp đất đá, vận chuyển nguyên vật liệu, nồng độ ô nhiễm bụi thường biến thiên, không ổn định tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và tiến độ, khối lượng thực hiện. Ngoài ra, hoạt động xây dựng dự án giao thông đường bộ tác động đến môi trường nước bởi rác và phế thải tràn đổ hoặc bồi lắng, xói mòn do mưa. Không chỉ vậy, việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tác động rất lớn đến tài nguyên đất, rõ ràng nhất là chiếm dụng đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Để các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động GTVT hiệu quả hơn, công tác quan trắc môi trường thường phải được tiến hành với chương trình giám sát môi trường. Quan trắc là thực hiện các công tác đo đạc, định lượng các thông số theo chương trình, kế hoạch và tần suất nhất định để định lượng các thông số theo các tiêu chuẩn hiện hành, trên cơ sở đó theo dõi, hỗ trợ trong quá trình giám sát môi trường. Đối với hoạt động xây dựng các dự án giao thông đường bộ, công tác quan trắc thường được tiến hành đối với môi trường xung quanh chủ yếu là: Bụi, ồn, rung, nước mặt, nước ngầm. Quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2011/TT-BTNMT ngày 1/8/2011.

Thực tế hiện nay, công tác báo cáo về việc triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thực hiện dự án, kết quả quan trắc, giám sát môi trường định kỳ vẫn chưa được thực hiện thường xuyên. Chủ dự án chưa thực sự quan tâm đến công tác quan trắc, giám sát môi trường, chưa linh hoạt trong công tác giám sát để có điều chỉnh kịp thời các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cho phù hợp với điều kiện thực tế của dự án.

Quan trắc là công cụ chính để giám sát môi trường và đánh giá chất lượng môi trường, do vậy nó cần phải được quy định chặt chẽ trong tất cả các khâu. Để chuẩn hóa công tác này tại các cơ quan doanh nghiệp, tư vấn môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành Nghị định 27/2012/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 5/6/2013 về công tác Quan trắc môi trường. Hy vọng trong thời gian tới, thông qua các quy định này, công tác quan trắc môi trường sẽ giúp các nhà quản lý thực hiện hiệu quả hơn các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong thi công xây dựng công trình giao thông.


Công ty Môi trường Phong Phú

Phương Thanh – 0918787205

Đ/c: 217 Nguyễn Thái Sơn, Phường 7, Quận Gò Vấp

Email: Congtyphongphujsc@gmail.com

ĐT: 08.38942589-82
 
×
Quay lại
Top