Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/11/2008
Bài viết
9.441
Nợ Xấu Ngân Hàng Là Gì? Nợ Khó Đòi Là Gì?

Nợ xấu hay nợ khó đòi là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Nợ xấu gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Theo Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa – Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau:

“Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).”

Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.

Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố:
  1. Đã quá hạn trên 90 ngày
  2. Khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của VAS.

Còn theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc, “Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.

Như vậy, nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (I) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của IAS đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới.

Và khi khách hàng bị nợ xấu từ nhóm 3 trở lên sẽ rất khó được ngân hàng duyệt vay lại ít nhất là 5 năm.

KenhSinhVien-bad-debt-no-xau-1.jpg

no xau | no xau ngan hang | no kho doi​

—————
Cách tính nợ xấu

Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ kể một câu chuyện một anh đi đẩy xe bán hủ tiếu gõ. Mỗi ngày, anh đẩy xe ra bán, dự trù 100 tô @ 10 ngàn/tô, ngày nào bán được, hết vèo 100 tô, thu về 1 triệu, trừ chi phí, lãi 300 ngàn. Ngày nào mưa, bán 30 tô, thâu vào 300 ngàn, hủ tiếu thiu, đổ đi…sau khi trừ chi phí, lỗ 50 ngàn. Đó là rủi ro trong kinh doanh.

Với nhà băng, hôm nay họ cho vay 200 khách hàng, mỗi người 1 tỉ là 200 tỉ trong thời hạn 24 tháng. Khi tới ngày tính lợi nhuận nhà băng, họ tính luôn tiền lãi thu được tới thời điểm đó và tiền vốn cho vay. Từ đó mới phân chia lợi nhuận cho cổ đông, thưởng phong bì mập ú cho Ban Quản Trị. (TGD Techcom bank, Nguyễn Đức Vinh vừa từ chức tháng 5.2012 với lương và thưởng 2 triệu usd/năm).

Nhưng họ không tính rủi ro kinh doanh đủ, là khi kinh tế khủng hoảng, khoản vay 1 tỉ có thể mất trắng, đó là nợ xấu, đó là phải để một phần lãi ngày hôm nay vào quỹ dự phòng. Tôi xin nói về cách tính nợ xấu của Basel III quốc tế so với VN.

Một khoản vay quốc tế 1 tỉ, khi trả tháng đầu 50 triệu (24 kỳ, mỗi kỳ 50 triệu), tháng thứ 2, không trả được, khi trể 3 tháng là toàn số nợ đọng là 950 triệu là nợ xấu.

Nhà băng Việt Nam… càng làm thấp nợ xấu thì càng được chia lời nhanh… Sau tháng thứ 2, 3, 4 không trả được, thì nợ xấu chỉ là 3 X 50 triệu= 150 triệu thôi. Còn nữa, số 150 triệu này của 200 cty còn phân loại thêm nữa, cty đóng cửa và hấp hối là loại 4, cty không trả nổi bây giờ nhưng với ý kiến chủ quan của nhà băng cho vay thì 12 tháng sau trả được (???) v.v…Vậy thì 150 triệu X 200 (giả sử 200 cty đều chậm trả)= 30 tỉ, sau khi phân loại thì chỉ có 10% là mất trắng, thì nợ xấu theo NH VN là 3 tỉ.

Trong khi đó, 1 NH Úc thì nợ xấu sẽ là 950 triệu X 200 cty= 190 tỉ, không phân loại thêm gì nữa, và NH phải trích dự phòng từ lợi nhuận hay ngay cả lỗ lã cũng phải trích 190 tỉ. Khi nào DN này bắt đầu trả được nợ mới lấy ra khỏi danh sách nợ xấu mà credit (giảm) lại cho dự phòng.

Chính vì vậy dự phòng của quốc tế không tăng đột xuất theo tháng ngày trong thời hạn vay, của VN thì cứ thêm mỗi tháng mỗi nhiều nhưng bất cứ lúc nào, không ai biết là bao nhiêu vì tháng sau, sau nữa sẽ thêm nữa.

Ngân Hàng Việt Nam đưa số nợ xấu thấp để họ chia nhau lợi nhuận trước, lấy tiền thưởng, lương rồi từ chúc, qua NH khác làm, đâu ai trừ lương lại được. Còn rủi ro 100 hay 200 ngàn tỉ nợ xấu thì để NHNN lo. …….. Anh bán hủ tiếu thì phải tự chịu rủi ro, rủi ro hoài, mưa nhiều thì vợ con anh ấy chết đói, vậy mà cũng phải đóng thuế để cho có đủ 200 ngàn tỉ trả cho rủi ro của NH. Hết trả nợ cho tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì tới trả nợ cho Ngân Hàng.

Thanh tra nói nợ xấu là 200 ngàn tỉ, tôi nghĩ rằng nếu tính đúng, tính đủ như anh bán hủ tiếu, phải là ít nhất 740 ngàn tỉ, hãy để ý con số này và kiểm chứng cuối năm 2012…

Theo Góc Nhìn Alan
 
Hiệu chỉnh:
Vẫn có cách nhé. mình làm ngân hàng Vpbank. Nếu bạn cần xử lý nợ xấu có thể liên hệ mình qua số 0968839292 nhé
 
Một số bank vẫn hỗ trợ cho KH bị nợ nhóm 2 đã tất toán hoặc nợ nhóm 3 đã chìm sau 12 tháng.
 
×
Quay lại
Top Bottom