- Tham gia
- 20/7/2015
- Bài viết
- 1.309
Tiếng Nhật được xếp hàng ngôn ngữ khó nhất thế giới. Chưa nói đến chuyện chia động từ hay cấu trúc dịch ngược ngạo, Kanji cũng trở thành "mối đe dọa" cho bất kì ai muốn làm bạn với tiếng Nhật. Bằng chút kinh nghiệm của mình, tôi xin được mô tả cách học Kanji thông thường của những ai bước đầu chinh phục tiếng Nhật, để trắc nghiệm xem chúng ta thường hay mắc phải những sai lầm đáng tiếc nào nhé!
Sai lầm 1: MẤT TINH THẦN
Có thể nói đây là sai lầm đầu tiên và cũng là sai lầm không nên có nhất. Khi chinh phục xong hai thử thách không kém phần cam go là bảng chữ hiragana và katanaka, tôi vẫn còn hừng hực trong mình hào khí để tiếp tục tiến lên. Nhưng lần đầu đối diện với Kanji quả thực là trải nghiệm đầy thách thức. Thế giới quan về tiếng Nhật của tôi như được mở ra một chân trời mới, đến nỗi tôi cảm thấy đầu óc mình quá bé nhỏ để chứa đựng đủ khối lượng những kí tự lạ lẫm và phức tạp đến vậy. Mới chạm ngõ tiếng Nhật mà ngọn núi Kanji đã làm tôi lung lay quyết tâm. Cứ ngỡ bản thân mình kém cỏi, nhìn quanh nghe những lời than thở làm tôi lại càng ngao ngán hơn. Không ít người quen học ở những trung tâm Nhật ngữ khác đã bỏ cuộc và câu trả lời tôi nhận được khi tôi hỏi họ lý do là “Kanji khó quá!”. Tôi tự nhủ mình không thể chọn một con đường nào khác. Đã quyết định thì phải đi tiếp. Thế rồi dần trở thành quen, tôi tự đặt cho mình những mục tiêu đơn giản nhất. Và cho đến nay đã hơn 6 năm trôi qua, tôi ngỡ ngàng nhận ra sự thật rằng: mình vẫn còn trên con đường chinh phục từng kí tự. Tôi rút ra bài học cho riêng mình: đừng hỏi bao giờ mới xong, nhưng cứ nhất quyết không khi nào dừng lại. Cũng giống như chữ Kanji đầu tiên mà tôi mà hay bất kì ai khởi đầu đều phải học: chữ NHẤT (一), nó chỉ duy một nét mà thôi! Nó nhắc tôi nhớ rằng chỉ duy một con đường mình đã chọn, không thể bỏ cuộc dù có thế nào. Và với tôi, đó là chữ Kanji dễ nhất nhưng cũng là khó nhất.
Sai lầm 2: HỌC VẸT
Thời gian đầu, tôi cố gắng tìm cho riêng mình một phương pháp nào đó thật khoa học để rút ngắn thời gian và tăng số lượng kí tự sao cho nhanh nhất. Tôi biết mình giỏi tưởng tượng, nên đã tìm kiếm tất cả những tài liệu Kanji nào giúp nhớ nhanh bằng phương pháp tượng hình. Quả thật, phương pháp này khá hiệu quả, nó làm tôi cảm thấy Kanji không còn khô khan nữa nhưng khiến tôi có cảm giác như đang vẽ tranh mỗi lần tập viết. Khi đó, mỗi chữ Kanji trở thành một câu chuyện nào đó được mô tả bằng hình. Tôi đã vẽ ngập tràn trên tất cả chỗ trống của cuốn sổ nháp. Tôi tự tin với phương pháp này cho đến khi tôi nhận ra bất cập của nó khi mình đã quá lạm dụng và không để ý tới những yếu tố quan trọng khác. Đó là lúc số lượng nét tăng cao, không phải kí tự nào cũng năm hay sáu nét như sơ cấp nữa mà đến mười thậm chí hơn hai mươi nét với một kí tự ở mức trung và cao cấp. Với tôi, phương pháp tượng hình chỉ thích hợp trong giai đoạn đầu. Nếu cứ cố bám theo suy nghĩ mỗi kí tự là một bức tranh thì chẳng khác nào tôi tự làm khó mình khi phải cố nhớ đến cả trăm bức tranh khác nhau. Vậy là tôi chiêm nghiệm lại và quyết định đi tìm cách khác. Ánh sáng mới mở đường cho tôi khi tôi lật ra cuốn sổ tay Kanji (quyển THƯỜNG DỤNG HÁN TỰ), tất cả Kanji được xếp theo bộ, có trật tự và khoa học. Tôi tự đặt mình trong một vị thế khác, không còn học vẽ Kanji nữa nhưng học Kanji như một người đang nghiên cứu về cấu trúc và quy luật của nó. Thực ra suốt thời gian đầu, tôi nghĩ viết càng nhiều càng tốt, nhưng không biết nếu viết càng nhiều mà không hiểu cấu tạo của nó thì tôi lại mất thời gian càng nhiều. Tất cả Kanji đều là sự kết hợp của 214 bộ thủ. Tôi nhận ra: Học bộ thủ không có nghĩa là mất thêm thời gian và thêm cái để ghi nhớ nhưng là phương tiện để rút ngắn thời gian và giúp ghi nhớ Kanji một cách khoa học. Một phép toán so sánh giản đơn làm tôi nhẹ nhõm hơn khi nghĩ về Kanji: tại sao phải cố nhớ cả nghìn “bức tranh” trong khi chỉ cần nhớ 214 bộ nét cấu tạo nên chúng. Không những thế, bộ thủ còn giúp tôi gợi nhớ về chủ đề và ngầm phân loại Kanji về mặt ngữ nghĩa. Đến lúc này, với tôi, Kanji không khác gì một trò chơi xếp hình thú vị.
Sai lầm 3: KHÔNG HỌC ÂM HÁN VIỆT
Tâm lý dễ có khi học Kanji là không muốn nhớ thêm yếu tố nào nữa vì đã có quá nhiều kiến thức cần nắm bắt chỉ trong một chữ Kanji. Tôi hoàn toàn hiểu điều đó. Nhưng chính suy nghĩ đó lại gây cản trở để nhiều bạn bè tôi bỏ qua một lợi thế rất lớn mà những bạn ngoại quốc khác không thể có được. Đó là âm Hán – Việt. Các thầy cô của tôi thường không kiểm tra âm Hán – Việt trong các bài kiểm tra Kanji, điểm số chỉ tính cho cách viết và cách đọc âm ON hay âm KUN mà thôi. Có lẽ điều này càng tạo thêm lý do chính đáng để âm Hán – Việt bị cho là vô dụng và dư thừa. Tuy nhiên, trên thực tế, nhớ cả âm Hán – Việt đem lại vô vàn lợi ích cho người học Kanji. Âm Hán – Việt không chỉ giúp tôi nhớ cách phát âm ON qua một số quy luật, đôi khi trong những bài đọc hiểu mà xuất hiện từ mới được ghép từ Kanji, tôi lại suy đoán nghĩa của đó bằng nghĩa của từ được phát âm Hán – Việt. Âm Hán – Việt giúp tôi gọi tên những bộ thủ và chữ Kanji mình đã nhớ, tôi không thể nào nhớ nó mà không biết nó tên gì? Việc nhớ và gọi tên từng chữ Kanji khiến tôi thích thú và liên tưởng mỗi kí tự như một con người nào đó có tên gọi đàng hoàng. Bạn đã bao giờ viết tên mình bằng Kanji chưa? Không dừng lại đó, tìm hiểu về âm Hán – Việt tôi có cảm giác như được trở về cội nguồn của ngôn ngữ dân tộc, tôi không chỉ được bổ sung vốn từ Kanji, mà còn được trao dồi những tinh hoa của chính ngôn ngữ mẹ đẻ.
Sai lầm 4: CÔ LẬP CHỮ KANJI
Cho đến giờ tôi vẫn còn giữ cuốn tập nháp mà mình cùng bạn bè ngồi cạnh thi nhau viết tràn lan Kanji. Thực chất, nó vẫn có tác dụng nào đó nhưng nguy cơ mà nó đem lại là khiến tôi nhớ nhầm nét hay nhầm bộ khi đối diện với nhiều Kanji gần giống nhau, nhất là trong các bài thi năng lực Nhật ngữ. Nguyên nhân chính là tôi đã cô lập chữ Kanji đó mà không viết nó đứng chung với một Kanji khác để tạo nên một từ có nghĩa. Về sau, tôi cố gắng thể hiện Kanji ngay trong bài sakubun cô giáo giao cho. Tôi vẫn không quên được cảm giác phấn khích khi tự tay viết được đọan văn dài với rất nhiều chỗ hiragana đã được Kanji thay thế. Dần dần, tôi không chỉ không ngại khi nhìn thấy Kanji, mà còn mong muốn sự xuất hiện của Kanji vì như vậy sẽ làm cho bài đọc hiểu trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơn là chỉ toàn xuất hiện con chữ hiragana. Mỗi lần muốn học thêm Kanji mới, thay vì mở ra từ điển Kanji hay danh sách Kanji, tôi mở ra một đoạn văn nào đó có chứa Kanji, thậm chí một bài báo copy từ Internet, rồi cố đọc và khám phá chữ Kanji trong chính ngữ cảnh của nó.
Sai lầm 5: KHÔNG TRA KHI KHÔNG NHỚ
Tôi nhận thấy không có lý do nào đủ thuyết phục để biện minh rằng người học Kanji không tiến bộ được vì thiếu nhiều phương tiện. Bạn có thể tra cứu bất lúc nào bằng ứng dụng trên điện thoại hoặc cứ kè kè trong cặp cuốn sổ tay Kanji như tôi. Sở dĩ tôi nhắc đến điều này vì tôi không thể nào quên được cảm giác tức tối khi trong giờ thi lại nhìn thấy một chữ kanji nào đó mà có lần mình đã bỏ trôi không thèm tra cứu.
Có thể những điều trên giống hoặc không giống với bạn, và thậm chí ngay cả khi tôi khắc phục được những sai lầm này cũng không phải tôi đã chinh phục xong ngọn núi Kanji. Đến khi đi làm dù tiếp xúc với văn bản tiếng Nhật hằng ngày tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm khi nhìn thấy chữ Kanji nào đó mình chưa biết. Nhưng như tôi đã nói ngay từ đầu, quan trọng không phải bao giờ mới xong mà là không bao giờ dừng lại.
Sai lầm 1: MẤT TINH THẦN
Có thể nói đây là sai lầm đầu tiên và cũng là sai lầm không nên có nhất. Khi chinh phục xong hai thử thách không kém phần cam go là bảng chữ hiragana và katanaka, tôi vẫn còn hừng hực trong mình hào khí để tiếp tục tiến lên. Nhưng lần đầu đối diện với Kanji quả thực là trải nghiệm đầy thách thức. Thế giới quan về tiếng Nhật của tôi như được mở ra một chân trời mới, đến nỗi tôi cảm thấy đầu óc mình quá bé nhỏ để chứa đựng đủ khối lượng những kí tự lạ lẫm và phức tạp đến vậy. Mới chạm ngõ tiếng Nhật mà ngọn núi Kanji đã làm tôi lung lay quyết tâm. Cứ ngỡ bản thân mình kém cỏi, nhìn quanh nghe những lời than thở làm tôi lại càng ngao ngán hơn. Không ít người quen học ở những trung tâm Nhật ngữ khác đã bỏ cuộc và câu trả lời tôi nhận được khi tôi hỏi họ lý do là “Kanji khó quá!”. Tôi tự nhủ mình không thể chọn một con đường nào khác. Đã quyết định thì phải đi tiếp. Thế rồi dần trở thành quen, tôi tự đặt cho mình những mục tiêu đơn giản nhất. Và cho đến nay đã hơn 6 năm trôi qua, tôi ngỡ ngàng nhận ra sự thật rằng: mình vẫn còn trên con đường chinh phục từng kí tự. Tôi rút ra bài học cho riêng mình: đừng hỏi bao giờ mới xong, nhưng cứ nhất quyết không khi nào dừng lại. Cũng giống như chữ Kanji đầu tiên mà tôi mà hay bất kì ai khởi đầu đều phải học: chữ NHẤT (一), nó chỉ duy một nét mà thôi! Nó nhắc tôi nhớ rằng chỉ duy một con đường mình đã chọn, không thể bỏ cuộc dù có thế nào. Và với tôi, đó là chữ Kanji dễ nhất nhưng cũng là khó nhất.
Sai lầm 2: HỌC VẸT
Thời gian đầu, tôi cố gắng tìm cho riêng mình một phương pháp nào đó thật khoa học để rút ngắn thời gian và tăng số lượng kí tự sao cho nhanh nhất. Tôi biết mình giỏi tưởng tượng, nên đã tìm kiếm tất cả những tài liệu Kanji nào giúp nhớ nhanh bằng phương pháp tượng hình. Quả thật, phương pháp này khá hiệu quả, nó làm tôi cảm thấy Kanji không còn khô khan nữa nhưng khiến tôi có cảm giác như đang vẽ tranh mỗi lần tập viết. Khi đó, mỗi chữ Kanji trở thành một câu chuyện nào đó được mô tả bằng hình. Tôi đã vẽ ngập tràn trên tất cả chỗ trống của cuốn sổ nháp. Tôi tự tin với phương pháp này cho đến khi tôi nhận ra bất cập của nó khi mình đã quá lạm dụng và không để ý tới những yếu tố quan trọng khác. Đó là lúc số lượng nét tăng cao, không phải kí tự nào cũng năm hay sáu nét như sơ cấp nữa mà đến mười thậm chí hơn hai mươi nét với một kí tự ở mức trung và cao cấp. Với tôi, phương pháp tượng hình chỉ thích hợp trong giai đoạn đầu. Nếu cứ cố bám theo suy nghĩ mỗi kí tự là một bức tranh thì chẳng khác nào tôi tự làm khó mình khi phải cố nhớ đến cả trăm bức tranh khác nhau. Vậy là tôi chiêm nghiệm lại và quyết định đi tìm cách khác. Ánh sáng mới mở đường cho tôi khi tôi lật ra cuốn sổ tay Kanji (quyển THƯỜNG DỤNG HÁN TỰ), tất cả Kanji được xếp theo bộ, có trật tự và khoa học. Tôi tự đặt mình trong một vị thế khác, không còn học vẽ Kanji nữa nhưng học Kanji như một người đang nghiên cứu về cấu trúc và quy luật của nó. Thực ra suốt thời gian đầu, tôi nghĩ viết càng nhiều càng tốt, nhưng không biết nếu viết càng nhiều mà không hiểu cấu tạo của nó thì tôi lại mất thời gian càng nhiều. Tất cả Kanji đều là sự kết hợp của 214 bộ thủ. Tôi nhận ra: Học bộ thủ không có nghĩa là mất thêm thời gian và thêm cái để ghi nhớ nhưng là phương tiện để rút ngắn thời gian và giúp ghi nhớ Kanji một cách khoa học. Một phép toán so sánh giản đơn làm tôi nhẹ nhõm hơn khi nghĩ về Kanji: tại sao phải cố nhớ cả nghìn “bức tranh” trong khi chỉ cần nhớ 214 bộ nét cấu tạo nên chúng. Không những thế, bộ thủ còn giúp tôi gợi nhớ về chủ đề và ngầm phân loại Kanji về mặt ngữ nghĩa. Đến lúc này, với tôi, Kanji không khác gì một trò chơi xếp hình thú vị.
Sai lầm 3: KHÔNG HỌC ÂM HÁN VIỆT
Tâm lý dễ có khi học Kanji là không muốn nhớ thêm yếu tố nào nữa vì đã có quá nhiều kiến thức cần nắm bắt chỉ trong một chữ Kanji. Tôi hoàn toàn hiểu điều đó. Nhưng chính suy nghĩ đó lại gây cản trở để nhiều bạn bè tôi bỏ qua một lợi thế rất lớn mà những bạn ngoại quốc khác không thể có được. Đó là âm Hán – Việt. Các thầy cô của tôi thường không kiểm tra âm Hán – Việt trong các bài kiểm tra Kanji, điểm số chỉ tính cho cách viết và cách đọc âm ON hay âm KUN mà thôi. Có lẽ điều này càng tạo thêm lý do chính đáng để âm Hán – Việt bị cho là vô dụng và dư thừa. Tuy nhiên, trên thực tế, nhớ cả âm Hán – Việt đem lại vô vàn lợi ích cho người học Kanji. Âm Hán – Việt không chỉ giúp tôi nhớ cách phát âm ON qua một số quy luật, đôi khi trong những bài đọc hiểu mà xuất hiện từ mới được ghép từ Kanji, tôi lại suy đoán nghĩa của đó bằng nghĩa của từ được phát âm Hán – Việt. Âm Hán – Việt giúp tôi gọi tên những bộ thủ và chữ Kanji mình đã nhớ, tôi không thể nào nhớ nó mà không biết nó tên gì? Việc nhớ và gọi tên từng chữ Kanji khiến tôi thích thú và liên tưởng mỗi kí tự như một con người nào đó có tên gọi đàng hoàng. Bạn đã bao giờ viết tên mình bằng Kanji chưa? Không dừng lại đó, tìm hiểu về âm Hán – Việt tôi có cảm giác như được trở về cội nguồn của ngôn ngữ dân tộc, tôi không chỉ được bổ sung vốn từ Kanji, mà còn được trao dồi những tinh hoa của chính ngôn ngữ mẹ đẻ.
Sai lầm 4: CÔ LẬP CHỮ KANJI
Cho đến giờ tôi vẫn còn giữ cuốn tập nháp mà mình cùng bạn bè ngồi cạnh thi nhau viết tràn lan Kanji. Thực chất, nó vẫn có tác dụng nào đó nhưng nguy cơ mà nó đem lại là khiến tôi nhớ nhầm nét hay nhầm bộ khi đối diện với nhiều Kanji gần giống nhau, nhất là trong các bài thi năng lực Nhật ngữ. Nguyên nhân chính là tôi đã cô lập chữ Kanji đó mà không viết nó đứng chung với một Kanji khác để tạo nên một từ có nghĩa. Về sau, tôi cố gắng thể hiện Kanji ngay trong bài sakubun cô giáo giao cho. Tôi vẫn không quên được cảm giác phấn khích khi tự tay viết được đọan văn dài với rất nhiều chỗ hiragana đã được Kanji thay thế. Dần dần, tôi không chỉ không ngại khi nhìn thấy Kanji, mà còn mong muốn sự xuất hiện của Kanji vì như vậy sẽ làm cho bài đọc hiểu trở nên dễ đọc và dễ hiểu hơn là chỉ toàn xuất hiện con chữ hiragana. Mỗi lần muốn học thêm Kanji mới, thay vì mở ra từ điển Kanji hay danh sách Kanji, tôi mở ra một đoạn văn nào đó có chứa Kanji, thậm chí một bài báo copy từ Internet, rồi cố đọc và khám phá chữ Kanji trong chính ngữ cảnh của nó.
Sai lầm 5: KHÔNG TRA KHI KHÔNG NHỚ
Tôi nhận thấy không có lý do nào đủ thuyết phục để biện minh rằng người học Kanji không tiến bộ được vì thiếu nhiều phương tiện. Bạn có thể tra cứu bất lúc nào bằng ứng dụng trên điện thoại hoặc cứ kè kè trong cặp cuốn sổ tay Kanji như tôi. Sở dĩ tôi nhắc đến điều này vì tôi không thể nào quên được cảm giác tức tối khi trong giờ thi lại nhìn thấy một chữ kanji nào đó mà có lần mình đã bỏ trôi không thèm tra cứu.
Có thể những điều trên giống hoặc không giống với bạn, và thậm chí ngay cả khi tôi khắc phục được những sai lầm này cũng không phải tôi đã chinh phục xong ngọn núi Kanji. Đến khi đi làm dù tiếp xúc với văn bản tiếng Nhật hằng ngày tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác lạ lẫm khi nhìn thấy chữ Kanji nào đó mình chưa biết. Nhưng như tôi đã nói ngay từ đầu, quan trọng không phải bao giờ mới xong mà là không bao giờ dừng lại.
Nguồn: kilala.vn