- Tham gia
- 7/10/2011
- Bài viết
- 319
Trong giao tiếp, chuyện hai người bắt tay nhau là một phần quan trọng không thể thiếu. Việc bắt tay không chỉ đơn thuần là vấn đề chào hỏi xã giao, mà qua đó, người khác còn có thể đánh giá được sự chân thành và tính cách của bạn. Vậy bạn đã biết cách bắt tay để gây ấn tượng cho người khác chưa? Sau đây là 4 lưu ý bạn cần ghi nhớ để bắt tay trong giao tiếp.
Những lưu ý khi bắt tay trong giao tiếp
1. Cách bắt tay người khác
Bạn nên đứng cách đối phương một khoảng, hơi nghiêng người về phía trước. Sau đó, bạn đưa tay phải ra, ngón cái xoè và 4 ngón còn lại khép chặt, nắm lấy tay đối phương. Lưu ý, khi bắt tay bạn nên tập trung tinh thần của mình, tránh xao nhãng. Một vài bạn vì e ngại hay nhìn đi nơi khác hoặc cuối gằm mặt xuống. Điều đó sẽ cản trở hiệu quả giao tiếp của bạn. Vì vậy, bạn nên giữ cho gương mặt của mình thật tươi tắn và nhìn thẳng vào đối phương để thể hiện sự chân thành trong giao tiếp.
2. Thứ tự ưu tiên khi bắt tay trong giao tiếp
Bắt tay trong giao tiếp cũng có những thứ tự ưu tiên về tuổi tác, giới tính, địa vị,…mà bạn cần lưu ý để nhận biết và có những cư xử đúng mực:
Về tuổi tác: người nhiều tuổi hơn đưa tay ra bắt trước, sau đó người nhỏ tuổi hơn sẽ đáp lại.
Về cấp bậc, địa vị: cấp trên đưa tay ra bắt trước thì cấp dưới mới được đưa tay ra đáp lại.
Về giới tính: chỉ khi nào phụ nữ đưa tay ra trước thì nam mới có thể bắt tay. Tuy nhiên, trong trường hợp nam giới lại là người lớn tuổi hơn thì lúc này có thể chủ động đưa tay ra trước.
3. Thời gian thích hợp để bắt tay trong giao tiếp
Nghệ thuật khi bắt tay trong giao tiếp là không nên nắm tay người khác quá chặt, như vậy sẽ gây cảm giác khó chịu cho đối phương. Họ sẽ nghĩ bạn đang có ý đồ khác hoặc bạn là một người nóng vội, thô lỗ. Nhưng nếu bạn thể hiện quá hờ hững, vừa mới nắm đã buông tay ra cũng là một kiểu bắt tay thiếu lịch sự. Vì khi ấy đối phương sẽ cho rằng bạn không thích giao tiếp, đang miễn cưỡng và có ý phòng vệ với họ. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên dành thời gian để bắt tay trong khoảng từ ba đến năm giây.
4. Những điều không nên khi bắt tay trong giao tiếp
Thứ nhất, khi bắt tay người khác, bạn không nên đeo găng tay hoặc kính đen. Bạn nên tháo găng tay và kính đen ra trước khi đến bắt tay người khác. Trừ trường hợp bạn và đối phương gặp nhau giữa trời giá rét, khi đó bạn có thể vẫn đeo găng tay và nói “xin lỗi” rồi hai người bắt tay nhau.
Thứ hai, nhiều bạn có thói quen dùng một tay bắt tay còn tay kia đút vào túi quần hoặc túi áo. Điều này không tốt chút nào vì nó làm giảm đi hình ảnh tốt đẹp ban đầu của bạn trong mắt người khác, họ sẽ cho rằng bạn không thật lòng, đang e dè hay có điều gì giấu họ.
Thứ ba, khi bắt tay người khác trong giao tiếp, bạn nên đứng ngay ngắn, không nên ngồi. Nếu bạn đang ngồi và đối phương tiến đến làm quen, bắt tay bạn, hãy đứng lên đáp lại để thể hiện sự nhiệt tình, niềm nở của mình.
Bắt tay không còn đơn thuần chỉ là một kỹ năng trong giao tiếp, mà đó còn là cả một nghệ thuật. Những cái bắt tay phù hợp có thể làm cho mọi người xích lại gần nhau, từ đó dễ dàng hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp sau này. Do đó, hãy tự tin trao cho người khác những cái bắt tay chân thành bạn nhé. Chúc bạn luôn vui và thành công.
Nguồn: Những lưu ý khi bắt tay trong giao tiếp
Những lưu ý khi bắt tay trong giao tiếp
1. Cách bắt tay người khác
Bạn nên đứng cách đối phương một khoảng, hơi nghiêng người về phía trước. Sau đó, bạn đưa tay phải ra, ngón cái xoè và 4 ngón còn lại khép chặt, nắm lấy tay đối phương. Lưu ý, khi bắt tay bạn nên tập trung tinh thần của mình, tránh xao nhãng. Một vài bạn vì e ngại hay nhìn đi nơi khác hoặc cuối gằm mặt xuống. Điều đó sẽ cản trở hiệu quả giao tiếp của bạn. Vì vậy, bạn nên giữ cho gương mặt của mình thật tươi tắn và nhìn thẳng vào đối phương để thể hiện sự chân thành trong giao tiếp.
2. Thứ tự ưu tiên khi bắt tay trong giao tiếp
Bắt tay trong giao tiếp cũng có những thứ tự ưu tiên về tuổi tác, giới tính, địa vị,…mà bạn cần lưu ý để nhận biết và có những cư xử đúng mực:
Về tuổi tác: người nhiều tuổi hơn đưa tay ra bắt trước, sau đó người nhỏ tuổi hơn sẽ đáp lại.
Về cấp bậc, địa vị: cấp trên đưa tay ra bắt trước thì cấp dưới mới được đưa tay ra đáp lại.
Về giới tính: chỉ khi nào phụ nữ đưa tay ra trước thì nam mới có thể bắt tay. Tuy nhiên, trong trường hợp nam giới lại là người lớn tuổi hơn thì lúc này có thể chủ động đưa tay ra trước.
3. Thời gian thích hợp để bắt tay trong giao tiếp
Nghệ thuật khi bắt tay trong giao tiếp là không nên nắm tay người khác quá chặt, như vậy sẽ gây cảm giác khó chịu cho đối phương. Họ sẽ nghĩ bạn đang có ý đồ khác hoặc bạn là một người nóng vội, thô lỗ. Nhưng nếu bạn thể hiện quá hờ hững, vừa mới nắm đã buông tay ra cũng là một kiểu bắt tay thiếu lịch sự. Vì khi ấy đối phương sẽ cho rằng bạn không thích giao tiếp, đang miễn cưỡng và có ý phòng vệ với họ. Do đó, cách tốt nhất là bạn nên dành thời gian để bắt tay trong khoảng từ ba đến năm giây.
4. Những điều không nên khi bắt tay trong giao tiếp
Thứ nhất, khi bắt tay người khác, bạn không nên đeo găng tay hoặc kính đen. Bạn nên tháo găng tay và kính đen ra trước khi đến bắt tay người khác. Trừ trường hợp bạn và đối phương gặp nhau giữa trời giá rét, khi đó bạn có thể vẫn đeo găng tay và nói “xin lỗi” rồi hai người bắt tay nhau.
Thứ hai, nhiều bạn có thói quen dùng một tay bắt tay còn tay kia đút vào túi quần hoặc túi áo. Điều này không tốt chút nào vì nó làm giảm đi hình ảnh tốt đẹp ban đầu của bạn trong mắt người khác, họ sẽ cho rằng bạn không thật lòng, đang e dè hay có điều gì giấu họ.
Thứ ba, khi bắt tay người khác trong giao tiếp, bạn nên đứng ngay ngắn, không nên ngồi. Nếu bạn đang ngồi và đối phương tiến đến làm quen, bắt tay bạn, hãy đứng lên đáp lại để thể hiện sự nhiệt tình, niềm nở của mình.
Bắt tay không còn đơn thuần chỉ là một kỹ năng trong giao tiếp, mà đó còn là cả một nghệ thuật. Những cái bắt tay phù hợp có thể làm cho mọi người xích lại gần nhau, từ đó dễ dàng hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp sau này. Do đó, hãy tự tin trao cho người khác những cái bắt tay chân thành bạn nhé. Chúc bạn luôn vui và thành công.
Nguồn: Những lưu ý khi bắt tay trong giao tiếp