- Tham gia
- 25/11/2011
- Bài viết
- 6.101
Vẫn còn nhiều lắm những em nhỏ bất hạnh khiến chúng ta phải nhói lòng khi chứng kiến hoàn cảnh của các em.
Cuộc sống khó khăn, tập tục lạc hậu khiến việc học hành của nhiều trẻ em dân tộc miền núi ở nước ta vẫn còn khó khăn thiếu thốn. Ở các bản nghèo trên Sơn La, Lai Châu, Điện Biên nhiều học sinh vẫn phải trần trụi đến trường. Không quần, không váy, không áo che chắn cơ thể, các em cứ thiếu thốn như thế hết mùa đông lại tới mùa hè.
Những bữa cơm, giấc ngủ của các em cũng nghèo đói và vô cùng đạm bạc. Mỗi bữa ở trường chỉ có một món mặn ăn lẫn với cơm, chiếc gi.ường ngủ cũng chỉ là 1-2 chiếc bàn học được kê sát lại. May mắn hơn có được một chỗ ở trong phòng nội trú thì lại phải chen chúc nhau trong những chiếc gi.ường chật hẹp. Căn phòng chỉ có 10 chiếc gi.ường nhưng có tới 25 học sinh cả nam và nữ.
Cuộc sống của các em khó khăn, thiếu thốn như vậy làm sao đủ sức nhét con chữ vào đầu. Càng nhìn những hình ảnh của các em, người xem càng xót xa, rơi lệ.
Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì khi nhìn thấy những hình ảnh dưới đây:
Khuôn mặt lem luốc, chiếc áo hoen bẩn vì thiếu thốn
Uống nước bẩn từ những bể dự trữ nước mưa
Mới 5 tuổi em đã phải làm thay vai trò của cả cha và mẹ.
Vất vả ra đồng kiếm ăn nhưng những bữa cơm cũng chỉ có ếch nhái với côn trùng
Bữa trưa đạm bạc và ít ỏi theo bước các em trong những cặp lồng cơm
Bàn học kiêm bàn ăn
Bàn ghế thay gi.ường ngủ
Phòng nội trú bé xíu xiu nhưng phải chứa tới 25 người
Con đường tới lớp với đầy những hiểm nguy rình rập
Tuy cuộc sống có khó khăn vất vả, nhưng những nụ cười hồn nhiên vẫn luôn rạng rỡ trên môi. Có lẽ sống lâu trong cái khổ, các em ấy đã quen khổ rồi.
Vì quá đói em phải nhặt ăn cả những mẩu bánh mì đã hỏng
Những em học sinh dân tộc nội trú tới lớp với chiếc cặp lồng cơm chỉ có nước rau và lạc muối
Chiếc bát em bé cầm trên tay là món mèn mén, đây là một đặc sản của núi rừng Tây Bắc nhưng khi ăn nó thì ứ nghẹn chẳng khác gì bát "chè khoán" của bà cụ Tứ trong truyện "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân
Miếng cơm đã chẳng đủ ăn tới ngụm nước sạch em cũng không được uống
Những đứa trẻ ngủ thiếu chân trên tấm ván được chắp vá từ những thanh gỗ nhỏ
Giấc ngủ của các em liệu có được no tròn?
Hoàn cảnh của các anh chị lớn cũng chẳng khá hơn
Nhiều trẻ em vẫn phải trần truồng trong cái rét dưới 10 độ ở miền Tây Bắc
Cũng không ít em bị đen cháy da dưới sự thiêu đốt của nắng Tây Nguyên
Các em phải tới trường với bộ dạng quần áo lấm lem, bụi bặm
Những em may mắn hơn đủ quần áo, cơm ăn thì lại phải lao động đầy vất vả
Những trẻ em dưới 10 tuổi ở miền núi phải gồng mình tìm kiếm củi đun
Những em lớn hơn may mắn ở đồng bằng phải bốc vác, đẩy xe trọng tải gấp nhiều lần cân nặng
Thay vì những giờ ngồi trên lớp học bài, các em phải lặn lội nơi bãi rác tìm kiếm cơm ăn
Nếu không làm những công việc nặng nhọc ấy, các em không có tiền sinh sống
Ngày 1/6, ngày Tết của các em đang chuẩn bị đến gần. Tôi tự hỏi có bao nhiêu em biết được ý nghĩa của ngày lễ ấy?
(Sưu tầm)Theo Tiin Heo ú/Đất Việt
Cuộc sống khó khăn, tập tục lạc hậu khiến việc học hành của nhiều trẻ em dân tộc miền núi ở nước ta vẫn còn khó khăn thiếu thốn. Ở các bản nghèo trên Sơn La, Lai Châu, Điện Biên nhiều học sinh vẫn phải trần trụi đến trường. Không quần, không váy, không áo che chắn cơ thể, các em cứ thiếu thốn như thế hết mùa đông lại tới mùa hè.
Những bữa cơm, giấc ngủ của các em cũng nghèo đói và vô cùng đạm bạc. Mỗi bữa ở trường chỉ có một món mặn ăn lẫn với cơm, chiếc gi.ường ngủ cũng chỉ là 1-2 chiếc bàn học được kê sát lại. May mắn hơn có được một chỗ ở trong phòng nội trú thì lại phải chen chúc nhau trong những chiếc gi.ường chật hẹp. Căn phòng chỉ có 10 chiếc gi.ường nhưng có tới 25 học sinh cả nam và nữ.
Cuộc sống của các em khó khăn, thiếu thốn như vậy làm sao đủ sức nhét con chữ vào đầu. Càng nhìn những hình ảnh của các em, người xem càng xót xa, rơi lệ.
Còn bạn, bạn có suy nghĩ gì khi nhìn thấy những hình ảnh dưới đây:

Khuôn mặt lem luốc, chiếc áo hoen bẩn vì thiếu thốn

Uống nước bẩn từ những bể dự trữ nước mưa

Mới 5 tuổi em đã phải làm thay vai trò của cả cha và mẹ.

Vất vả ra đồng kiếm ăn nhưng những bữa cơm cũng chỉ có ếch nhái với côn trùng

Bữa trưa đạm bạc và ít ỏi theo bước các em trong những cặp lồng cơm

Bàn học kiêm bàn ăn

Bàn ghế thay gi.ường ngủ

Phòng nội trú bé xíu xiu nhưng phải chứa tới 25 người

Con đường tới lớp với đầy những hiểm nguy rình rập

Tuy cuộc sống có khó khăn vất vả, nhưng những nụ cười hồn nhiên vẫn luôn rạng rỡ trên môi. Có lẽ sống lâu trong cái khổ, các em ấy đã quen khổ rồi.

Vì quá đói em phải nhặt ăn cả những mẩu bánh mì đã hỏng

Những em học sinh dân tộc nội trú tới lớp với chiếc cặp lồng cơm chỉ có nước rau và lạc muối

Chiếc bát em bé cầm trên tay là món mèn mén, đây là một đặc sản của núi rừng Tây Bắc nhưng khi ăn nó thì ứ nghẹn chẳng khác gì bát "chè khoán" của bà cụ Tứ trong truyện "Vợ Nhặt" của nhà văn Kim Lân

Miếng cơm đã chẳng đủ ăn tới ngụm nước sạch em cũng không được uống

Những đứa trẻ ngủ thiếu chân trên tấm ván được chắp vá từ những thanh gỗ nhỏ

Giấc ngủ của các em liệu có được no tròn?

Hoàn cảnh của các anh chị lớn cũng chẳng khá hơn

Nhiều trẻ em vẫn phải trần truồng trong cái rét dưới 10 độ ở miền Tây Bắc

Cũng không ít em bị đen cháy da dưới sự thiêu đốt của nắng Tây Nguyên

Các em phải tới trường với bộ dạng quần áo lấm lem, bụi bặm

Những em may mắn hơn đủ quần áo, cơm ăn thì lại phải lao động đầy vất vả


Những trẻ em dưới 10 tuổi ở miền núi phải gồng mình tìm kiếm củi đun

Những em lớn hơn may mắn ở đồng bằng phải bốc vác, đẩy xe trọng tải gấp nhiều lần cân nặng

Thay vì những giờ ngồi trên lớp học bài, các em phải lặn lội nơi bãi rác tìm kiếm cơm ăn

Nếu không làm những công việc nặng nhọc ấy, các em không có tiền sinh sống
Ngày 1/6, ngày Tết của các em đang chuẩn bị đến gần. Tôi tự hỏi có bao nhiêu em biết được ý nghĩa của ngày lễ ấy?
(Sưu tầm)Theo Tiin Heo ú/Đất Việt