vimaxpharma
Thành viên
- Tham gia
- 28/4/2020
- Bài viết
- 0
Canxi là một trong những khoáng chất cần thiết của cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Quá trình mang thai khiến cơ thể phụ nữ thiếu hụt một lượng canxi rất lớn. Nếu không được bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, không những ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà còn tác động không tốt đến sự phát triển bình thường của thai nhi.
1. Vai trò của canxi khi mang thai
Phụ nữ có thai cần bổ sung canxi để cung cấp cho thai nhi, giúp ích cho quá trình hình thành xương, hộp sọ, răng, cơ của em bé. Mẹ bầu thiếu canxi thường có các biểu hiện như:
Nhu cầu canxi khi mang thai tăng lên rõ rệt theo tuổi thai. Trong 3 tháng đầu, phụ nữ có thai cần 800mg canxi, 3 tháng giữa là 1000mg và 3 tháng cuối là 1500mg.
Phụ nữ cho con bú cần cần được bổ sung canxi sau sinh với lượng cần thiết ngang bằng với 3 tháng cuối của thai kỳ vì các dưỡng chất của trẻ đều được cung cấp từ nguồn sữa mẹ. Nếu người mẹ thiếu canxi thì trẻ cũng sẽ bị thiếu khoáng chất này.
Trong 100ml sữa mẹ cần có đủ 34mg canxi cho trẻ. Nếu thiếu canxi, trẻ sẽ dễ bị giật mình, hay quấy khóc, co giật, ngủ không yên giấc. Người mẹ cho con bú thiếu canxi cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn như: ốm yếu, dễ đau lưng, đau nhức vai, đau nhức xương khớp, đổ mồ hôi trộm, tăng nguy cơ bị loãng xương khi đến tuổi mãn kinh.
Phụ nữ có thai không những phải ăn nhiều thực phẩm chứa canxi mà cần phải bổ sung canxi bằng thuốc. Nên sử dụng loại canxi có chứa vitamin D3 để tăng khả năng hấp thụ.
Không tự ý bổ sung canxi mà cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá mức độ thiếu hụt canxi của cơ thể trước, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn loại canxi, liều lượng canxi phù hợp với thai phụ. Tránh việc bổ sung thừa canxi có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu đến dạ dày, thận...
2. Bà bầu mấy tháng nên uống canxi?
Nhu cầu canxi của bà bầu tăng cao trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Nếu không được cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ tự “rút” canxi từ cơ thể của người mẹ để phục vụ quá trình hình thành xương, hộp sọ.
Như đã nói, 3 tháng giữa thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ bầu là 1200mg/ngày và tăng lên 1500mg/ngày ở 3 tháng cuối. Do đó, thông thường, thai phụ khi mang bầu đến tháng thứ 4 của thai kỳ nên bắt đầu uống canxi để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và con.
Bổ sung canxi cho bà bầu rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không được bổ sung tùy tiện vì nếu cơ thể không thể hấp thụ toàn bộ lượng canxi được nạp vào, một phần sẽ đào thải ra ngoài, có thể tăng áp lực cho dạ dày và hệ tiết niệu.
Việc dư thừa canxi cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Phụ nữ mang thai cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định mức độ canxi hiện có của cơ thể, từ đó mới đưa ra kết luận có cần uống canxi hay không, bổ sung canxi với lượng bao nhiêu là vừa đủ.
3. Những lưu ý khi uống canxi trong quá trình mang thai
1. Vai trò của canxi khi mang thai
Phụ nữ có thai cần bổ sung canxi để cung cấp cho thai nhi, giúp ích cho quá trình hình thành xương, hộp sọ, răng, cơ của em bé. Mẹ bầu thiếu canxi thường có các biểu hiện như:
- Người mệt mỏi
- Đau lưng, đau mỏi xương khớp
- Đau răng, sâu răng
- Tê chân
- Chuột rút
- Mất ngủ
- Chậm phát triển
- Còi xương bẩm sinh
- Khò khè bẩm sinh
- Dị dạng xương
Nhu cầu canxi khi mang thai tăng lên rõ rệt theo tuổi thai. Trong 3 tháng đầu, phụ nữ có thai cần 800mg canxi, 3 tháng giữa là 1000mg và 3 tháng cuối là 1500mg.
Phụ nữ cho con bú cần cần được bổ sung canxi sau sinh với lượng cần thiết ngang bằng với 3 tháng cuối của thai kỳ vì các dưỡng chất của trẻ đều được cung cấp từ nguồn sữa mẹ. Nếu người mẹ thiếu canxi thì trẻ cũng sẽ bị thiếu khoáng chất này.
Trong 100ml sữa mẹ cần có đủ 34mg canxi cho trẻ. Nếu thiếu canxi, trẻ sẽ dễ bị giật mình, hay quấy khóc, co giật, ngủ không yên giấc. Người mẹ cho con bú thiếu canxi cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn như: ốm yếu, dễ đau lưng, đau nhức vai, đau nhức xương khớp, đổ mồ hôi trộm, tăng nguy cơ bị loãng xương khi đến tuổi mãn kinh.
Phụ nữ có thai không những phải ăn nhiều thực phẩm chứa canxi mà cần phải bổ sung canxi bằng thuốc. Nên sử dụng loại canxi có chứa vitamin D3 để tăng khả năng hấp thụ.
Không tự ý bổ sung canxi mà cần thực hiện các xét nghiệm để đánh giá mức độ thiếu hụt canxi của cơ thể trước, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn loại canxi, liều lượng canxi phù hợp với thai phụ. Tránh việc bổ sung thừa canxi có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu đến dạ dày, thận...
2. Bà bầu mấy tháng nên uống canxi?
Nhu cầu canxi của bà bầu tăng cao trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Nếu không được cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ tự “rút” canxi từ cơ thể của người mẹ để phục vụ quá trình hình thành xương, hộp sọ.
Như đã nói, 3 tháng giữa thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ bầu là 1200mg/ngày và tăng lên 1500mg/ngày ở 3 tháng cuối. Do đó, thông thường, thai phụ khi mang bầu đến tháng thứ 4 của thai kỳ nên bắt đầu uống canxi để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và con.
Bổ sung canxi cho bà bầu rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không được bổ sung tùy tiện vì nếu cơ thể không thể hấp thụ toàn bộ lượng canxi được nạp vào, một phần sẽ đào thải ra ngoài, có thể tăng áp lực cho dạ dày và hệ tiết niệu.
Việc dư thừa canxi cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Phụ nữ mang thai cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định mức độ canxi hiện có của cơ thể, từ đó mới đưa ra kết luận có cần uống canxi hay không, bổ sung canxi với lượng bao nhiêu là vừa đủ.
3. Những lưu ý khi uống canxi trong quá trình mang thai
- Uống canxi theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ
- Không tự ý uống quá liều, có thể dẫn đến thừa canxi
- Bổ sung nhiều vitamin C giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ canxi
- Không nên uống chung canxi với sắt. Nên uống cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ vì canxi có thể làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể
- Nên uống canxi vào buổi sáng, sau ăn sáng khoảng 1 giờ
- Phụ nữ có thai mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường... cần lưu ý khi sử dụng canxi. Tuyệt đối nghe theo hướng dẫn, khuyến cáo của bác sĩ