2. Đời sống tinh thần
Đây, nỗi niềm bức xúc mang tên SMART PHONE đây.
Bố mẹ chăm con theo cái kiểu sáng đưa đi học, chiều đón về, ném cho cái đt hoặc mở tivi cho con xem, ăn cơm xong đá vào phòng, bắt học bài, học xong lại cắm mặt vào đt hoặc TV, xong đi ngủ. Ôi giời ơi chướng mắt. Nuôi con sướng quá ha!!!!
Đợt vừa rồi mình về mình cáu sườn mắng nhà Ú một hồi về cái kiểu chăm con. Thế ai là bố mẹ? Là người hay là cái smart phone?
Bản thân mình cũng là một con nghiện smart phone, nhưng đã về nhà, đặc biệt là nhà có trẻ con thì mình lại cực kỳ quan trọng việc giáo dục về những thứ xung quanh cho trẻ. Không thể biến con cháu mình thành một con gà công nghiệp được.
Điều mình thích nhất khi về nhà đấy là ôm thằng cháu ra hành hạ
Cụ thể:
+ Bê ra vườn chơi. Chuyên gia dụ cháu ra vườn chơi, hỏi các loại cây cối, chỉ đơn giản những câu hỏi như quả như thế nào, to hay nhỏ, màu sắc ra làm sao, ăn vị gì, ai thích ăn. Hoa thì sẽ là màu gì, to hay nhỏ, lá ra làm sao. Rau củ thì sẽ là có ngon không, làm món gì, nấu ra làm sao. Minh Khôi rất giỏi trong việc nhớ rằng rau ngải cứu rán với trứng rất ngon và giúp đỡ đau đầu ^^
+ Chơi bài: Vì con không biết mặt số nên dì thường chơi với con trò đếm xem đó là số mấy, rồi so sánh hai số với nhau.
+ Kể chuyện: Con thích xem hoạt hình. Oke, chơi! Xem những chuyện cổ tích nhé? Nhưng sau khi con xem xong, thì con phải nhớ xem câu chuyện đó như thế nào rồi kể cho dì, nếu đồng ý thì dì mở, không thì thôi. Dần dà thì Minh Khôi cũng biết kể chuyện, dù chẳng đâu với đâu
Dì cũng xem cùng, thỉnh thoảng hai dì cháu sẽ diễn lại câu chuyện cho cả nhà xem. Con cũng rất linh hoạt trong việc này, rất đáng yêu.
+ Miêu tả: Con thích xem youtube? Đồng ý! Dì bật cho con xem những tập phim ngắn giới thiệu về những chủ đề xung quanh con, chủ động hỏi con xem trên lớp cô đang nói về chủ đề gì, rồi mình sẽ cùng xem về chủ đề ấy. Sau đó sẽ có bài hỏi đáp. Ví dụ:
- Xe gì giúp các chú công nhân cẩu các vật nặng lên?
- Xe cần cẩu!
- Xe cần cẩu ở đâu nhỉ?
- Ở chỗ xây dựng
- Vậy bạn cần cẩu giúp các chú công nhân đỡ gì?
- Đỡ mệt!!
Hoặc là chơi trò chơi đố vui:
- Giờ Minh Khôi nghĩ một con vật, rồi đố gì xem gì có biết không nhé?
- Con đố dì con gì tooooo
- Chà, khó nhỉ? Tả thêm nữa dì xem nào
- Nó có cái đuôi dàiiiiiiiiiiii
- Eo ơi dì ko biết, thế nó kêu như thế nào?
- chít chít
- Ối giời, thế dì biết rồi nhé, là con chuột đúng không?
- Đúng rồi...
- Thế con chuột sợ con gì?
- Con mèo!!
- Minh Khôi giỏi quá ^^
Như vậy, kiến thức ngấm vào các con rất dễ!
Còn một vấn đề nữa, đó là vấn đề làm bạn với con. Minh Khôi đi học, rất hay có vết ở trên mặt, cào cấu gì đấy. Mình không hề thích việc bố mẹ ông bà về có vấn đề gì với con là đè con ra hỏi: "Ối giời ơi, đứa nào đánh con thế này??". Thứ nhất, chưa biết lỗi của ai thì đừng có loạn lên,. Thứ 2, thái độ vậy rồi trẻ con nào dám nói thật??
Thường thì mình sẽ hỏi bâng quơ: "Ơ, Minh Khôi có cái gì trên mặt thế nhỉ?". Rồi câu chuyện sẽ dần dần theo các câu hỏi như: "Thế sao bạn lại cào con?", "Thế con có đau không?", "Thế sao bạn lại cào con?", "Sau đó con có mách cô không?", "Thế trước đó con với bạn chơi gì? Sao bạn lại cào con nhỉ?", "Con có làm gì bạn không?"
Và quan trọng nhất là, con nói gì thì mình cũng làm ra vẻ mặt tin con, để con quen với thói quen trò chuyện.
Mình rất hay mua đồ xàm xí cho Minh Khôi, cái đó thì không sửa được
Nhưng đồ mua thường là đồ cho Khôi chơi và chạy nhảy. Trẻ con phải nghịch, được nghịch, được khỏe mạnh, và được yêu thương.
Bố mẹ ơi, thế hệ trước ơi, đừng để tuổi thơ con chỉ quanh quẩn với smartphone...