Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì?

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
I. Pháp chế XHCN

1. Khái niệm:

• Là một chế độ đặc biệt của đời sống chính trị xã hội
• Trong đó các cơ quan, đơn vị, tổ chức và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện những quy định của pháp luật một cách bình đẳng, tự giác, nghiêm minh và thống nhất

2. Đặc điểm:

• Pháp chế XHCN là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy NN
• Pháp chế XHCN là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội và các đoàn thể quần chúng và là nguyên tắc xử sự của mọi công dân
• Pháp chế XHCN có quan hệ mật thiết với chế độ dân chủ XHCN
• Pháp chế XHCN cóp mối quan hệ mật thiết với hệ thống pháp luật XHCN

3. Những yêu cầu cơ bản của pháp chế XHCN

• Bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và Luật
• Bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trong toàn quốc
• Các cơ quan xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật phải hoạt động tích cực, chủ động và có hiệu quả
• Gắn liền công tác pháp chế với công tác văn hoá

4. Tăng cường pháp chế XHCN

• Tăng cường công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật XHCN
• Tăng cường công tác tổ chức, thực hiện pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người
• Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh những hành vi VPPL
• Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác pháp chế

II. Nhà nước pháp quyền

1. Khái niệm:
1.1 Một số quan điểm về NN pháp quyền:

• NN pháp quyền không phải là một tổ chức quyền lực mà chỉ là một trật tự pháp luật
• NN pháp quyền là sự phục tùng NN vào pháp luật
• NN pháp quyền là NN có sự phân chia quyền lực và thừa nhận sự phục tùng của tất cả các cơ quan NN vào pháp luật
• NN pháp quyền có đặc điểm quan trọng là pháp luật giữ vị trí thống trị trong đời sống NN và XH, có sự phân công quyền lực, có cơ chế hữu hiệu chống lại sự vi phạm quyền con người, công chức thông thạo, tích cực về phương diện chính trị pháp lý

Có ý kiến khác cho rằng NN pháp quyền có 5 dấu hiệu cơ bản:

• NN bị ràng buộc bởi pháp luật
• Các quan hệ xã hội do chính các đạo luật điều chỉnh, đảm bảo tính tối cao của luật đối với văn bản QPPL khác
• NN quan tâm đến việc mở rộng các quyền tự do của con người
• NN có cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền của các chủ thể tham gia vào các QHXH
• Công dân chịu trách nhiệm trước NN và ngược lại NN cũng chịu trách nhiệm trước công dân

1.2 Khái niệm:

• Là hình thức tổ chức và hoạt động của quyền lực chính trị công khai và các mối quan hệ tương hỗ của nó với các cá nhân, với tư cách là những chủ thể pháp luật, những người mang các quyền tự do của con người và công dân

2. Khái quát dấu hiệu đặc trưng cơ bản của NN pháp quyền

• NN pháp quyền là N trong đó pháp luật, đặc biệt Hiến pháp và luật giữ địa vị tối cao

• Quyền lực NN được tổ chức theo nguyên tắc có sự phân công rành mạch trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

• Trong NN pháp quyền, giá trị con người là giá trị cao quý, là mục tiêu cao nhất

• Quyền lực NN là thuộc về nhân dân
ST
 
×
Quay lại
Top Bottom