giavatlieuxaydungcom
Thành viên
- Tham gia
- 5/5/2021
- Bài viết
- 1
Giá xăng dầu tăng quá cao và liên tục thời gian qua khiến mọi mặt đời sống, hoạt động của người dân, doanh nghiệp đều chật vật. Trong đó có những người chịu ảnh hưởng rất nhiều do công việc, ngành nghề kinh doanh liên quan trực tiếp giá xăng dầu.
Sau nhiều ngày tăng sốc, tại kỳ điều chỉnh chiều 1/7, giá xăng dầu đã ghi nhận giảm nhẹ. Mức giảm của xăng E5 RON 92 là 410 đồng/lít; xăng RON 95 là 110 đồng/lít. Dầu diesel giảm 400 đồng/lít, dầu hỏa 430 đồng/lít; dầu mazut giảm 1.010 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giảm này không đáng kể so với những lần tăng giá mạnh trước đó. Hiện giá xăng E5 RON 92 tối đa là 30.890 đồng/lít; RON 95 là 32.760 đồng/lít - vẫn cao chót vót so với thời gian trước.
Từ quả trứng, gói mì tôm, tô bún đến ly cà phê đồng loạt tăng giá
Tô bún ngan tại quán đầu con phố trên đường Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) của chị Hạnh mới tăng 5 nghìn đồng, lên 35 nghìn đồng sau khi bún tăng giá khoảng 20%, rau thơm tăng giá hơn 100%, thịt tăng khoảng 10%...
Chị Hạnh bày tỏ, mỗi lần nghe thông báo giá xăng hôm nay lên là chị lại thấp thỏm lo âu khi giá đầu vào “cái gì cũng tăng theo giá xăng”.
Tô bún ngan, gói mì tôm, trứng gà, ly cà phê, cước taxi,... đều đồng loạt tăng giá để “đuổi” kịp giá xăng tăng liên tiếp.
Tại các siêu thị và cửa hàng tạp hóa, gói mì tôm trước đây có giá 3.500 đồng thì nay cũng đồng loạt tăng giá, lên 4.000 đồng/gói; giá trứng gà hiện tại ở ngưỡng 40-45 nghìn đồng một chục, tăng khoảng 10-15 nghìn đồng (khoảng 30-50%) so với cuối năm ngoái.
Tại các chợ dân sinh ở Hà Nội giá trứng gà ta và công nghiệp cũng ghi nhận tăng vọt. Đơn cử, tại chợ Nghĩa Tân, trứng gà ta có giá từ 40-45 nghìn đồng/chục, tăng khoảng 5-10 nghìn đồng/chục. Còn trứng gà công nghiệp loại mầu trắng và vàng đều có mức giá 35-37 nghìn đồng/chục. Chị Lý, một tiểu thương giải thích, giá bán lẻ tăng do mua từ mối buôn tăng.
Cách đây ít ngày, một thương hiệu cà phê quen thuộc và nổi tiếng cũng thông báo tăng giá bán. Cụ thể, từ 1/7, Highlands Coffee thông báo, tăng giá bán sản phẩm. Theo khảo sát mức giá tăng sản phẩm của thương hiệu này dao động từ 4.000-10.000 đồng/sản phẩm, tương đương tăng giá 18%.
Theo đơn vị này, giá đầu vào như cà phê tăng 25%, mặt bằng tăng 10 - 20%, các loại ly, bịch, ống hút tăng giá từ 10 - 20%... Và để bảo đảm chất lượng, dịch vụ chuỗi đồ uống này buộc phải tăng giá bán từng ly cà phê.
Nhà nhà thắt lưng buộc bụng bởi giá xăng
Giá các mặt hàng xăng, dầu tăng mạnh thời gian qua đã đẩy giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, đặc biệt là nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình.
Chị Minh Hà (một giáo viên, Hà Đông – Hà Nội) luôn miệng than vãn, nào là giá gạo, giá dầu ăn tăng; bánh sữa, mắm muối mì chính cái gì cũng tăng...
“Xăng tăng, mọi chi phí sinh hoạt tăng, tiền đi chợ cũng tăng hơn nhiều so với trước. Ngày trước, tiền xăng hàng tháng của gia đình chỉ vào khoảng 700.000 - 9000.000 đồng, nay tăng lên 1.000.000 đến gần 1.200.000 đồng” – chị Hà nói.
Chưa kể, giá xăng tăng kéo theo các mặt hàng thiết yếu tăng trong khi lương của hai vợ chồng không tăng. Bây giờ, chi tiêu hàng ngày vợ chồng tôi đều phải tính toán, "cân đo đong đếm" sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất. “Vợ chồng tôi mới có con nhỏ, những tháng có nhiều đám tiệc hầu như chúng tôi đều phải rút thêm tiền tiết kiệm tích lũy trước đó ra để bù vào xoay xở. Chúng tôi chỉ mong giá xăng giảm để chi phí sinh hoạt giảm, cuộc sống đỡ vất vả hơn” - chị Minh Hà chia sẻ.
“Mỗi tháng vé xe buýt hết 200.000 đồng, trong khi nếu đi ô tô thì riêng tiền đổ xăng đã là 2.000.000 đồng, chưa kể tiền gửi xe. Khá nhiều đồng nghiệp cũng tạm cất ô tô giống tôi” – anh Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội).
Gia đình nhà anh Thanh, chị Tình (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho hay, dù thu nhập của vợ chồng anh Thanh được hơn 40 triệu đồng/tháng, nhưng thay vì đi ô tô đi làm, anh Thanh chuyển sang đi xe buýt hơn tháng nay. Mỗi tháng vé xe buýt hết 200.000 đồng/vé, trong khi nếu đi ô tô thì riêng tiền đổ xăng đã là 2.000.000 đồng, chưa tính tiền gửi xe.
“Đi xe buýt mấy hôm mới hay, cũng khá nhiều người chuyển từ đi xe riêng sang đi xe buýt. Đi xe buýt vất vả, đông đúc hơn nhưng đi ô tô lúc giá xăng ngất ngưởng như thế này cũng khá căng. “Bão giá” thực sự đã gõ cửa mọi gia đình” – anh Thanh chia sẻ.
Không chỉ ủng hộ việc chồng đi xe buýt đi làm, chị Tình còn chủ động mang cơm nhà theo để ăn trưa thay vì gọi đồ ăn tới văn phòng như trước. “Trung bình mỗi ngày, tôi gọi đồ ăn từ 60.000 đồng đến 80.000 cho bữa ăn trưa nhưng hiện tại, do giá xăng tăng, mọi mặt hàng đều tăng chóng mặt, tôi phải chịu thêm nhiều áp lực kinh tế mới. Hai tuần nay tôi đã thử thay đổi thói quen, ráng dậy sớm nấu đồ ăn mang đến công ty. Thực sự là một cách cắt giảm chi tiêu khá hiệu quả”.
Bão giá ảnh hưởng đến đời sống của mọi gia đình. Có thể thấy, "bão giá" gây ảnh hưởng mạnh tới đời sống của mọi người trong xã hội, nhất là những người có thu nhập cố định ở thành thị. Trước tình hình hiện tại, việc thiết lập kế hoạch chi tiêu, cắt giảm các nhu cầu là rất cần thiết đối với mọi gia đình để đối phó với tình hình lạm phát. Tuy nhiên, chuyện thắt chặt chi tiêu tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng nhà.
>>> Giá sắt thép, giá gas cũng biến động không kém
Doanh nghiệp và lái xe kiệt sức
Không chỉ người tiêu dùng, những doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh những ngành nghề phụ thuộc vào giá xăng như doanh nghiệp vận tải hay lái xe đều tỏ ra lo lắng trước đà tăng phi mã của giá xăng thời gian gần đây.
Ngày 29/6, Hãng taxi Quê Lụa, quy mô hơn 500 đầu xe tại Hà Nội, cũng buộc phải tăng giá dịch vụ vận tải từ 13.500 đồng/km lên mức 15.000 đồng/km. Anh Tùng, một tài xế taxi Quê Lụa, cho biết từ đầu năm đến nay xăng dầu đã tăng giá cả chục lần nhưng tiền cước taxi chưa tăng.
Thời điểm giữa hè nắng nóng, bước lên xe là phải bật điều hòa, tốn nhiều xăng dầu hơn nên nếu hãng không tăng giá cước thì nhiều tài xế không trụ nổi, buộc phải bỏ nghề vì càng chạy càng lỗ. Một loạt các hãng khác tại Hà Nội cũng tăng giá cước để bù đắp chi phí xăng dầu liên tục tăng cao.
“Tháng 11/2021 tôi vay ngân hàng hơn 2 tỷ đồng để mua 3 xe ô tô cho thuê. Giá xăng dầu liên tiếp tăng mạnh từ đầu năm, khách thuê xe ít khiến tôi không biết xoay sở thế nào. Tôi đang tính phải bán bớt xe, cắt lỗ để trả ngân hàng chứ càng duy trì thì sẽ càng kiệt sức", anh Phong, chủ cửa hàng cho thuê xe tự lái trên đường Trần Khát Chân (Hà Nội) chia sẻ về tác động của giá xăng dầu tăng liên tiếp thời gian qua.
Tôi đang tính phải bán bớt xe, cắt lỗ để trả ngân hàng chứ càng duy trì thì sẽ càng kiệt sức", anh Phong (Hà Nội)
Cùng cảnh ngộ, anh Hoàng (Cầu Giấy) – Giám đốc một công ty chuyên cho thuê xe ô tô dịch vụ cho hay, tôi gắn bó với nghề gần 20 năm nhưng liên tiếp 2 – 3 năm trở lại đây do ảnh hưởng dịch, giờ lại thêm xăng tăng giá khiến doanh nghiệp dịch vụ như tôi thực sự lao đao. “Xăng tăng, thuế phí và nhiều chi phí khác đều tăng, trong khi khách hàng thì giảm, khiến chúng tôi thua lỗ quá nhiều. Hiện gần chục xe đang nằm “đắp chiếu” ở bãi. Thôi thì cố gắng cầm cự một thời gian hy vọng giá xăng sẽ ổn hơn”...
Cùng với việc giá xăng liên tục tăng, trên các hội, nhóm taxi công nghệ tại Hà Nội, nhiều tài xế Gojek hay Be cho biết, giá xăng quá cao khiến khách chọn đi chung xe, sử dụng xe bus… kéo theo thu nhập tài xế sụt giảm mạnh nên không ít tài xế đang tính chuyện bỏ việc, chuyển sang bán hàng online hoặc tìm nghề khác để có nguồn thu nhập ổn định. Theo các tài xế, đây là giai đoạn khó khăn nhất với các tài xế xe công nghệ tính từ năm 2018 đến nay.
“Tài xế chạy Grab, Gojek hay Be tắt app, hủy cuộc gọi gia tăng thời gian gần đây cũng một phần do chịu không nổi áp lực tăng giá của giá xăng dầu” - Anh Vũ M.H., tài xế chạy xe công nghệ
Anh Vũ M.H, tài xế chạy xe công nghệ tại Hà Nội cho biết, tình trạng các tài xế chạy Grab, Gojek hay Be tắt app, hủy cuộc gọi gia tăng thời gian gần đây cũng một phần do chịu không nổi áp lực tăng giá của giá xăng dầu. “Trời nắng gắt như thế này nếu chạy vào giờ cao điểm thì hầu hết các tài xế đều chọn những cuốc đi ngắn và chỉ chạy quanh khu vực ít có nguy cơ tắc đường. Nhiều tài xế đã chọn chạy đêm, dù ít khách hơn, nhưng không phải đối mặt với nguy cơ tắc đường, tiêu hao nhiều xăng khi di chuyển... Với thu nhập hiện nay, trừ chi phí xăng, hao mòn xe, tiền chiết khấu, thu nhập của tài xế giờ giảm rất mạnh so với trước và chỉ đủ tiền để thuê phòng trọ và tiền ăn uống”, anh H. chia sẻ.
Nói thêm về tình trạng này, ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM - cho rằng, nhiều doanh nghiệp sau dịch đã bán tháo xe, tài xế nghỉ làm vì khó khăn nên giờ các đơn vị chỉ phục hồi ở mức 30-40%. Những doanh nghiệp này hiện đang “gồng” lên để cầm cự.
Nguồn: 24h
Sau nhiều ngày tăng sốc, tại kỳ điều chỉnh chiều 1/7, giá xăng dầu đã ghi nhận giảm nhẹ. Mức giảm của xăng E5 RON 92 là 410 đồng/lít; xăng RON 95 là 110 đồng/lít. Dầu diesel giảm 400 đồng/lít, dầu hỏa 430 đồng/lít; dầu mazut giảm 1.010 đồng/kg. Tuy nhiên, mức giảm này không đáng kể so với những lần tăng giá mạnh trước đó. Hiện giá xăng E5 RON 92 tối đa là 30.890 đồng/lít; RON 95 là 32.760 đồng/lít - vẫn cao chót vót so với thời gian trước.
Từ quả trứng, gói mì tôm, tô bún đến ly cà phê đồng loạt tăng giá
Tô bún ngan tại quán đầu con phố trên đường Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) của chị Hạnh mới tăng 5 nghìn đồng, lên 35 nghìn đồng sau khi bún tăng giá khoảng 20%, rau thơm tăng giá hơn 100%, thịt tăng khoảng 10%...
Chị Hạnh bày tỏ, mỗi lần nghe thông báo giá xăng hôm nay lên là chị lại thấp thỏm lo âu khi giá đầu vào “cái gì cũng tăng theo giá xăng”.
Tô bún ngan, gói mì tôm, trứng gà, ly cà phê, cước taxi,... đều đồng loạt tăng giá để “đuổi” kịp giá xăng tăng liên tiếp.
Tại các siêu thị và cửa hàng tạp hóa, gói mì tôm trước đây có giá 3.500 đồng thì nay cũng đồng loạt tăng giá, lên 4.000 đồng/gói; giá trứng gà hiện tại ở ngưỡng 40-45 nghìn đồng một chục, tăng khoảng 10-15 nghìn đồng (khoảng 30-50%) so với cuối năm ngoái.
Tại các chợ dân sinh ở Hà Nội giá trứng gà ta và công nghiệp cũng ghi nhận tăng vọt. Đơn cử, tại chợ Nghĩa Tân, trứng gà ta có giá từ 40-45 nghìn đồng/chục, tăng khoảng 5-10 nghìn đồng/chục. Còn trứng gà công nghiệp loại mầu trắng và vàng đều có mức giá 35-37 nghìn đồng/chục. Chị Lý, một tiểu thương giải thích, giá bán lẻ tăng do mua từ mối buôn tăng.
Cách đây ít ngày, một thương hiệu cà phê quen thuộc và nổi tiếng cũng thông báo tăng giá bán. Cụ thể, từ 1/7, Highlands Coffee thông báo, tăng giá bán sản phẩm. Theo khảo sát mức giá tăng sản phẩm của thương hiệu này dao động từ 4.000-10.000 đồng/sản phẩm, tương đương tăng giá 18%.
Theo đơn vị này, giá đầu vào như cà phê tăng 25%, mặt bằng tăng 10 - 20%, các loại ly, bịch, ống hút tăng giá từ 10 - 20%... Và để bảo đảm chất lượng, dịch vụ chuỗi đồ uống này buộc phải tăng giá bán từng ly cà phê.
Nhà nhà thắt lưng buộc bụng bởi giá xăng
Giá các mặt hàng xăng, dầu tăng mạnh thời gian qua đã đẩy giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân, đặc biệt là nhiều hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình.
Chị Minh Hà (một giáo viên, Hà Đông – Hà Nội) luôn miệng than vãn, nào là giá gạo, giá dầu ăn tăng; bánh sữa, mắm muối mì chính cái gì cũng tăng...
“Xăng tăng, mọi chi phí sinh hoạt tăng, tiền đi chợ cũng tăng hơn nhiều so với trước. Ngày trước, tiền xăng hàng tháng của gia đình chỉ vào khoảng 700.000 - 9000.000 đồng, nay tăng lên 1.000.000 đến gần 1.200.000 đồng” – chị Hà nói.
Chưa kể, giá xăng tăng kéo theo các mặt hàng thiết yếu tăng trong khi lương của hai vợ chồng không tăng. Bây giờ, chi tiêu hàng ngày vợ chồng tôi đều phải tính toán, "cân đo đong đếm" sao cho hợp lý, tiết kiệm nhất. “Vợ chồng tôi mới có con nhỏ, những tháng có nhiều đám tiệc hầu như chúng tôi đều phải rút thêm tiền tiết kiệm tích lũy trước đó ra để bù vào xoay xở. Chúng tôi chỉ mong giá xăng giảm để chi phí sinh hoạt giảm, cuộc sống đỡ vất vả hơn” - chị Minh Hà chia sẻ.
“Mỗi tháng vé xe buýt hết 200.000 đồng, trong khi nếu đi ô tô thì riêng tiền đổ xăng đã là 2.000.000 đồng, chưa kể tiền gửi xe. Khá nhiều đồng nghiệp cũng tạm cất ô tô giống tôi” – anh Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội).
Gia đình nhà anh Thanh, chị Tình (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho hay, dù thu nhập của vợ chồng anh Thanh được hơn 40 triệu đồng/tháng, nhưng thay vì đi ô tô đi làm, anh Thanh chuyển sang đi xe buýt hơn tháng nay. Mỗi tháng vé xe buýt hết 200.000 đồng/vé, trong khi nếu đi ô tô thì riêng tiền đổ xăng đã là 2.000.000 đồng, chưa tính tiền gửi xe.
“Đi xe buýt mấy hôm mới hay, cũng khá nhiều người chuyển từ đi xe riêng sang đi xe buýt. Đi xe buýt vất vả, đông đúc hơn nhưng đi ô tô lúc giá xăng ngất ngưởng như thế này cũng khá căng. “Bão giá” thực sự đã gõ cửa mọi gia đình” – anh Thanh chia sẻ.
Không chỉ ủng hộ việc chồng đi xe buýt đi làm, chị Tình còn chủ động mang cơm nhà theo để ăn trưa thay vì gọi đồ ăn tới văn phòng như trước. “Trung bình mỗi ngày, tôi gọi đồ ăn từ 60.000 đồng đến 80.000 cho bữa ăn trưa nhưng hiện tại, do giá xăng tăng, mọi mặt hàng đều tăng chóng mặt, tôi phải chịu thêm nhiều áp lực kinh tế mới. Hai tuần nay tôi đã thử thay đổi thói quen, ráng dậy sớm nấu đồ ăn mang đến công ty. Thực sự là một cách cắt giảm chi tiêu khá hiệu quả”.
Bão giá ảnh hưởng đến đời sống của mọi gia đình. Có thể thấy, "bão giá" gây ảnh hưởng mạnh tới đời sống của mọi người trong xã hội, nhất là những người có thu nhập cố định ở thành thị. Trước tình hình hiện tại, việc thiết lập kế hoạch chi tiêu, cắt giảm các nhu cầu là rất cần thiết đối với mọi gia đình để đối phó với tình hình lạm phát. Tuy nhiên, chuyện thắt chặt chi tiêu tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của từng nhà.
>>> Giá sắt thép, giá gas cũng biến động không kém
Doanh nghiệp và lái xe kiệt sức
Không chỉ người tiêu dùng, những doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh những ngành nghề phụ thuộc vào giá xăng như doanh nghiệp vận tải hay lái xe đều tỏ ra lo lắng trước đà tăng phi mã của giá xăng thời gian gần đây.
Ngày 29/6, Hãng taxi Quê Lụa, quy mô hơn 500 đầu xe tại Hà Nội, cũng buộc phải tăng giá dịch vụ vận tải từ 13.500 đồng/km lên mức 15.000 đồng/km. Anh Tùng, một tài xế taxi Quê Lụa, cho biết từ đầu năm đến nay xăng dầu đã tăng giá cả chục lần nhưng tiền cước taxi chưa tăng.
Thời điểm giữa hè nắng nóng, bước lên xe là phải bật điều hòa, tốn nhiều xăng dầu hơn nên nếu hãng không tăng giá cước thì nhiều tài xế không trụ nổi, buộc phải bỏ nghề vì càng chạy càng lỗ. Một loạt các hãng khác tại Hà Nội cũng tăng giá cước để bù đắp chi phí xăng dầu liên tục tăng cao.
“Tháng 11/2021 tôi vay ngân hàng hơn 2 tỷ đồng để mua 3 xe ô tô cho thuê. Giá xăng dầu liên tiếp tăng mạnh từ đầu năm, khách thuê xe ít khiến tôi không biết xoay sở thế nào. Tôi đang tính phải bán bớt xe, cắt lỗ để trả ngân hàng chứ càng duy trì thì sẽ càng kiệt sức", anh Phong, chủ cửa hàng cho thuê xe tự lái trên đường Trần Khát Chân (Hà Nội) chia sẻ về tác động của giá xăng dầu tăng liên tiếp thời gian qua.
Tôi đang tính phải bán bớt xe, cắt lỗ để trả ngân hàng chứ càng duy trì thì sẽ càng kiệt sức", anh Phong (Hà Nội)
Cùng cảnh ngộ, anh Hoàng (Cầu Giấy) – Giám đốc một công ty chuyên cho thuê xe ô tô dịch vụ cho hay, tôi gắn bó với nghề gần 20 năm nhưng liên tiếp 2 – 3 năm trở lại đây do ảnh hưởng dịch, giờ lại thêm xăng tăng giá khiến doanh nghiệp dịch vụ như tôi thực sự lao đao. “Xăng tăng, thuế phí và nhiều chi phí khác đều tăng, trong khi khách hàng thì giảm, khiến chúng tôi thua lỗ quá nhiều. Hiện gần chục xe đang nằm “đắp chiếu” ở bãi. Thôi thì cố gắng cầm cự một thời gian hy vọng giá xăng sẽ ổn hơn”...
Cùng với việc giá xăng liên tục tăng, trên các hội, nhóm taxi công nghệ tại Hà Nội, nhiều tài xế Gojek hay Be cho biết, giá xăng quá cao khiến khách chọn đi chung xe, sử dụng xe bus… kéo theo thu nhập tài xế sụt giảm mạnh nên không ít tài xế đang tính chuyện bỏ việc, chuyển sang bán hàng online hoặc tìm nghề khác để có nguồn thu nhập ổn định. Theo các tài xế, đây là giai đoạn khó khăn nhất với các tài xế xe công nghệ tính từ năm 2018 đến nay.
“Tài xế chạy Grab, Gojek hay Be tắt app, hủy cuộc gọi gia tăng thời gian gần đây cũng một phần do chịu không nổi áp lực tăng giá của giá xăng dầu” - Anh Vũ M.H., tài xế chạy xe công nghệ
Anh Vũ M.H, tài xế chạy xe công nghệ tại Hà Nội cho biết, tình trạng các tài xế chạy Grab, Gojek hay Be tắt app, hủy cuộc gọi gia tăng thời gian gần đây cũng một phần do chịu không nổi áp lực tăng giá của giá xăng dầu. “Trời nắng gắt như thế này nếu chạy vào giờ cao điểm thì hầu hết các tài xế đều chọn những cuốc đi ngắn và chỉ chạy quanh khu vực ít có nguy cơ tắc đường. Nhiều tài xế đã chọn chạy đêm, dù ít khách hơn, nhưng không phải đối mặt với nguy cơ tắc đường, tiêu hao nhiều xăng khi di chuyển... Với thu nhập hiện nay, trừ chi phí xăng, hao mòn xe, tiền chiết khấu, thu nhập của tài xế giờ giảm rất mạnh so với trước và chỉ đủ tiền để thuê phòng trọ và tiền ăn uống”, anh H. chia sẻ.
Nói thêm về tình trạng này, ông Tạ Long Hỷ - Chủ tịch Hiệp hội Taxi TP.HCM - cho rằng, nhiều doanh nghiệp sau dịch đã bán tháo xe, tài xế nghỉ làm vì khó khăn nên giờ các đơn vị chỉ phục hồi ở mức 30-40%. Những doanh nghiệp này hiện đang “gồng” lên để cầm cự.
Nguồn: 24h