- Tham gia
- 25/3/2015
- Bài viết
- 73
Các em thân mến!
Một trong ba yếu tố làm ta mất tự tin khi muốn nói Tiếng Anh là SỢ ĐẶT CÂU SAI. Nên các em thường ra sức học ngữ pháp. Thật lòng mà nói, các em không cần nhiều hơn ngữ pháp của ba năm cấp 3 để nói được Tiếng Anh đâu, vấn đề là lúc còn ở trường phổ thông, có thể vì lo chuyện “quốc gia đại sự” không tập trung học nên quên hết trơn. Không sao! Quên thì học lại vậy.
Theo thực tế giao tiếp với khách du lịch từ năm 2007- 2014 lúc làm tourguide ở Saigon tourist co, thầy nhận thấy rằng không ai sử dụng ngữ pháp phức tạp để nói chuyện với thầy hay nói chuyện với nhau cả cho dù họ là những du khách Đài Loan, Srilanca, Mông Cổ không giỏi Tiếng Anh hay khách Úc, Canada, Anh, hoặc Mỹ.
Thực tế chứng minh rằng,trong giao tiếp hằng ngày, trong công việc hoặc cuộc sống, ta tuyệt đối không cần ngữ pháp quá bài bản và phức tạp vì mục đích của tiếng anh giao tiếp là để nói cho người ta (đối tượng giao tiếp) nghe hiểu; không phải bắt bí họ,làm cho họ phục ta vì ta có lối nói Tiếng Anh phức tạp, hàn lâm học thuật.
Kinh nghiệm thuyết minh giúp thầy nhận rõ rằng, mỗi lần thuyết minh tuyến điểm hoặc đề tài, thầy chỉ cần nói làm sao cho rỏ ràng dễ hiểu, đúng và thú vị mà thôi
RỎ RÀNG vì du khách không có sự chuẩn bị trước khi nghe, và đề tài thì rất rộng: văn hóa, lịch sử, địa lý, du lịch, tôn giáo, chính trị, kinh tế, giao thông, đời sống…Nên đòi hỏi phải dùng từ vựng thật đúng, đơn giản, sát nghĩa. Ngữ pháp cũng vậy, đa số là câu đơn, mệnh đề đơn giản. Không sử dụng những lối nói tu từ, so sánh, ẩn dụ , hoán dụ, bàng thái cách, phủ định tịnh tiến, đảo ngữ phức tạp, phối hợp các thì thật chuẩn mực…
ĐÚNG ĐẮN vì khách du lịch vốn có trình độ và thẳng tính. Khác với thính giả người Việt thường không chấp nhất, “chín bỏ làm mười”, “dĩ hòa vi quý”; khách tây sẽ bộc lộ quan điểm ý kiến của họ ngay khi họ không đồng ý, sẽ bổ sung, chỉnh sửa hoặc phê bình ngay và luôn. Nên nói thông tin không chính xác, hoặc không dẫn nguồn là bị “ăn đòn” ngay.
THÚ VỊ VÀ VUI vì nói như thế khách mới muốn nghe và quan trọng là họ mới cho tiền “tip” lúc cuối tour.
Vậy ngữ pháp tiếng Anh có gì:
1. Tám loại từ
2. 12 thì
3. câu chủ động- bị động
4. câu trực tiếp – gián tiếp
5 các form
6 câu mệnh đề
‘ câu mệnh đề tính từ ( m/đ liên hệ)
‘ câu mệnh đề danh từ
‘ câu mệnh đề trạng từ.
Nội dung đề mục ngữ pháp Tiếng Anh thì có bao nhiêu thôi, nếu em học cao thì chỉ đào sâu thêm mà thôi.
Các em hãy mua một quyển sách ngữ pháp nào cũng được, ví dụ: ngữ pháp ứng dụng của Trần Văn Điền chẳng hạn, đọc công thức và cách dùng của 4 thì hiện tại ,tương lai đơn, và quá khứ đơn là đủ “chiến” rồi.
Tuyệt đối đừng cố nhớ tất tần tật những điểm lắt léo của từng thì, những ghi chú, sự phối hợp các thì, cách dùng phái sinh hay đặc biệt…kệ “cha” nó, không quan tâm.
Nói tiếng bồi( Tiếng Anh kiểu bồi) là chỉ dùng từ, cụm từ, không có ngữ pháp, hoặc sai ngữ pháp cơ bản. Các em cố gắng đừng nói tiếng bồi thôi chứ đừng nghe theo giáo viên mà cố gắng đặc câu thật chuẩn ngữ pháp làm gì.
Ví dụ: Tôi sống ở Thủ Đức được 10 năm
Dịch đúng phải dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn:
I have bên living in thủ đức for 10 years
Ngữ pháp của em hơi “cùi”, em nói thế này:
I live in Thủ Đức 10 years.
Tất nhiên nếu trong bài thi, em dịch vậy là sai nhưng trong văn nói, nói vậy là đủ nghĩa, và không sai ngữ pháp cơ bản thì chấp nhận được. Còn nếu em nói:“I living in Thủ Đức 10 years” là sai và không chấp nhận được vì đã sai ngữ pháp cơ bản.
Hoặc nếu người ta dùng câu mệnh đề ( tức là câu ghép) để đặt câu thì mình dùng nhiều câu đơn để nói cũng được vậy.
Nếu có một người bạn nước ngoài nói được Tiếng Việt, dở thôi, miễn là phát âm đừng quá sai và có một chút ngữ pháp thì họ nói cái gì em cũng hiểu được, đúng chưa? Vì ta là người bản xứ, ta đủ sự am tường ngôn ngữ Tiếng Việt để đoán biết ý họ, ta sẽ luôn khuyến khích họ nói bằng cách nói Tiếng Việt với họ thật chậm , thật rõ ràng, luôn khen ngợi động viên họ, gợi ý cho họ cách dùng từ, ngữ pháp chính xác hơn.
Cũng y như vậy khi mình nói Tiếng Anh với người nước ngoài thôi ( với mục đích giao lưu) nên đừng ngại gì cả.
Cách phổ thông và truyền thống để học giỏi ngữ pháp là làm thật nhiều bài tập, ôn tập tới lui hoài. Với yêu cầu này, chỉ có một loại người giỏi ngữ pháp Tiếng Anh thôi đó là giáo viên dạy ngữ pháp Tiếng Anh nhưng khi yêu cầu học nói Tiếng Anh xem họ sẽ nói như “gà ăn sỏi, cọp nhai bắp rang” cho xem.
Thầy thường nói với học trò thầy rằng khi họ nói Tiếng Anh với ai mà bị sửa phát âm và ngữ pháp với thái độ mỉa mai coi thường không có ý xây dựng thì bảo với những người đó rằng: “Tôi đang học Tiếng Anh nên còn dở lắm, còn muốn đấu Tiếng Anh thì tìm thầy tôi, ông ấy tự tin nói giỏi Tiếng Anh gấp đôi anh chị và dạy nói Tiếng Anh giỏi gấp 5 lần anh chị.”
Tóm lại, khi bắt đầu học nói Tiếng Anh, em chỉ học ngữ pháp cơ bản: công thức và cách dùng cơ bản nhất của 6 thì cơ bản là được, ai có ý kiến gì kêu họ tìm người giỏi hơn mà tranh luận. Vậy nhé.
Chúc các em vui học.
Thủ Đức Friday April 26, 2019
Một trong ba yếu tố làm ta mất tự tin khi muốn nói Tiếng Anh là SỢ ĐẶT CÂU SAI. Nên các em thường ra sức học ngữ pháp. Thật lòng mà nói, các em không cần nhiều hơn ngữ pháp của ba năm cấp 3 để nói được Tiếng Anh đâu, vấn đề là lúc còn ở trường phổ thông, có thể vì lo chuyện “quốc gia đại sự” không tập trung học nên quên hết trơn. Không sao! Quên thì học lại vậy.
Theo thực tế giao tiếp với khách du lịch từ năm 2007- 2014 lúc làm tourguide ở Saigon tourist co, thầy nhận thấy rằng không ai sử dụng ngữ pháp phức tạp để nói chuyện với thầy hay nói chuyện với nhau cả cho dù họ là những du khách Đài Loan, Srilanca, Mông Cổ không giỏi Tiếng Anh hay khách Úc, Canada, Anh, hoặc Mỹ.
Thực tế chứng minh rằng,trong giao tiếp hằng ngày, trong công việc hoặc cuộc sống, ta tuyệt đối không cần ngữ pháp quá bài bản và phức tạp vì mục đích của tiếng anh giao tiếp là để nói cho người ta (đối tượng giao tiếp) nghe hiểu; không phải bắt bí họ,làm cho họ phục ta vì ta có lối nói Tiếng Anh phức tạp, hàn lâm học thuật.
Kinh nghiệm thuyết minh giúp thầy nhận rõ rằng, mỗi lần thuyết minh tuyến điểm hoặc đề tài, thầy chỉ cần nói làm sao cho rỏ ràng dễ hiểu, đúng và thú vị mà thôi
RỎ RÀNG vì du khách không có sự chuẩn bị trước khi nghe, và đề tài thì rất rộng: văn hóa, lịch sử, địa lý, du lịch, tôn giáo, chính trị, kinh tế, giao thông, đời sống…Nên đòi hỏi phải dùng từ vựng thật đúng, đơn giản, sát nghĩa. Ngữ pháp cũng vậy, đa số là câu đơn, mệnh đề đơn giản. Không sử dụng những lối nói tu từ, so sánh, ẩn dụ , hoán dụ, bàng thái cách, phủ định tịnh tiến, đảo ngữ phức tạp, phối hợp các thì thật chuẩn mực…
ĐÚNG ĐẮN vì khách du lịch vốn có trình độ và thẳng tính. Khác với thính giả người Việt thường không chấp nhất, “chín bỏ làm mười”, “dĩ hòa vi quý”; khách tây sẽ bộc lộ quan điểm ý kiến của họ ngay khi họ không đồng ý, sẽ bổ sung, chỉnh sửa hoặc phê bình ngay và luôn. Nên nói thông tin không chính xác, hoặc không dẫn nguồn là bị “ăn đòn” ngay.
THÚ VỊ VÀ VUI vì nói như thế khách mới muốn nghe và quan trọng là họ mới cho tiền “tip” lúc cuối tour.
Vậy ngữ pháp tiếng Anh có gì:
1. Tám loại từ
2. 12 thì
3. câu chủ động- bị động
4. câu trực tiếp – gián tiếp
5 các form
6 câu mệnh đề
‘ câu mệnh đề tính từ ( m/đ liên hệ)
‘ câu mệnh đề danh từ
‘ câu mệnh đề trạng từ.
Nội dung đề mục ngữ pháp Tiếng Anh thì có bao nhiêu thôi, nếu em học cao thì chỉ đào sâu thêm mà thôi.
Các em hãy mua một quyển sách ngữ pháp nào cũng được, ví dụ: ngữ pháp ứng dụng của Trần Văn Điền chẳng hạn, đọc công thức và cách dùng của 4 thì hiện tại ,tương lai đơn, và quá khứ đơn là đủ “chiến” rồi.
Tuyệt đối đừng cố nhớ tất tần tật những điểm lắt léo của từng thì, những ghi chú, sự phối hợp các thì, cách dùng phái sinh hay đặc biệt…kệ “cha” nó, không quan tâm.
Nói tiếng bồi( Tiếng Anh kiểu bồi) là chỉ dùng từ, cụm từ, không có ngữ pháp, hoặc sai ngữ pháp cơ bản. Các em cố gắng đừng nói tiếng bồi thôi chứ đừng nghe theo giáo viên mà cố gắng đặc câu thật chuẩn ngữ pháp làm gì.
Ví dụ: Tôi sống ở Thủ Đức được 10 năm
Dịch đúng phải dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn:
I have bên living in thủ đức for 10 years
Ngữ pháp của em hơi “cùi”, em nói thế này:
I live in Thủ Đức 10 years.
Tất nhiên nếu trong bài thi, em dịch vậy là sai nhưng trong văn nói, nói vậy là đủ nghĩa, và không sai ngữ pháp cơ bản thì chấp nhận được. Còn nếu em nói:“I living in Thủ Đức 10 years” là sai và không chấp nhận được vì đã sai ngữ pháp cơ bản.
Hoặc nếu người ta dùng câu mệnh đề ( tức là câu ghép) để đặt câu thì mình dùng nhiều câu đơn để nói cũng được vậy.
Nếu có một người bạn nước ngoài nói được Tiếng Việt, dở thôi, miễn là phát âm đừng quá sai và có một chút ngữ pháp thì họ nói cái gì em cũng hiểu được, đúng chưa? Vì ta là người bản xứ, ta đủ sự am tường ngôn ngữ Tiếng Việt để đoán biết ý họ, ta sẽ luôn khuyến khích họ nói bằng cách nói Tiếng Việt với họ thật chậm , thật rõ ràng, luôn khen ngợi động viên họ, gợi ý cho họ cách dùng từ, ngữ pháp chính xác hơn.
Cũng y như vậy khi mình nói Tiếng Anh với người nước ngoài thôi ( với mục đích giao lưu) nên đừng ngại gì cả.
Cách phổ thông và truyền thống để học giỏi ngữ pháp là làm thật nhiều bài tập, ôn tập tới lui hoài. Với yêu cầu này, chỉ có một loại người giỏi ngữ pháp Tiếng Anh thôi đó là giáo viên dạy ngữ pháp Tiếng Anh nhưng khi yêu cầu học nói Tiếng Anh xem họ sẽ nói như “gà ăn sỏi, cọp nhai bắp rang” cho xem.
Thầy thường nói với học trò thầy rằng khi họ nói Tiếng Anh với ai mà bị sửa phát âm và ngữ pháp với thái độ mỉa mai coi thường không có ý xây dựng thì bảo với những người đó rằng: “Tôi đang học Tiếng Anh nên còn dở lắm, còn muốn đấu Tiếng Anh thì tìm thầy tôi, ông ấy tự tin nói giỏi Tiếng Anh gấp đôi anh chị và dạy nói Tiếng Anh giỏi gấp 5 lần anh chị.”
Tóm lại, khi bắt đầu học nói Tiếng Anh, em chỉ học ngữ pháp cơ bản: công thức và cách dùng cơ bản nhất của 6 thì cơ bản là được, ai có ý kiến gì kêu họ tìm người giỏi hơn mà tranh luận. Vậy nhé.
Chúc các em vui học.
Thủ Đức Friday April 26, 2019