- Tham gia
- 15/11/2010
- Bài viết
- 356
NHẬN BIẾT THÁI ĐỘ CỦA ĐỐI TÁC.
(Nhận biết & khống chế Ngôn Ngữ Cơ Thể.)
Phần II: Một số thái độ tiêu cực & cách phá giải
Phần III: Cách thức làm tăng giá trị của bản thân.
*****@$@****
Trong kinh doanh cũng như giao tiếp xã hội hằng ngày chắc hẳn các bạn luôn có một khao khát biết được suy nghĩ của đối phương để lựa chọn cách ứng xử hợp lí, mình cũng có cùng tâm trạng đó, để phần nào giúp đỡ các bạn tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể mình xin post loạt bài về cách thức “Nhận biết và khống chế ngôn ngữ cơ thể”. Bài viết mình có tham khảo thêm quyển “The Definitive Book of BODY LANGUAGE” của tác giả Allan và Barbara Pease. aclongsu@yahoo.com.vn
Phần I: Nhận biết sự lừa dối
Như các bạn đã biết, nói dối là hành động nhằm che đậy đi những việc không muốn cho người khác biết. Và cùng với mong muốn đó bộ não sẽ tạo dựng một kịch bản hoàn hảo giúp ta che đậy, nhưng không mai cho chúng ta vì cơ thể lại là một điễn viên tồi, những hành động gượng gạo và các cử chỉ theo thói quen lại làm hỏng hết cả kịch bản.
Sau đây là 7 dấu hiệu nói dối thường gặp nhất để giúp bạn khám phá phần nào đối tác của mình: aclongsu@yahoo.com.vn
1.Che miệng:

Có thể các bạn nghĩ những điều này thật nhảm nhí, những hành động này quá quen thuộc hằng ngày không thể nào xem là hành động che giấu được, nhưng bạn có biết chính vì quá quen thuộc nên nó đã trở thành một điểm yếu của người nói dối. Theo tiềm thức khi nói ra một điều gì đó, bộ não luôn xác minh tính chính xác của sự việc và theo cảm tính bàn tay sẽ che miệng lại để giữ lấy phần bí mật. Ở người lớn điệu bộ này có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức như tay chống càm một hoặc 2 ngón tay che trước miệng, hoặc cũng có thể thay thế bằng việc ho và lấy bàn tay che miệng lại (trừ trường hợp bị bệnh). Điệu bộ này cũng có thể xuất hiện ở người đang nghe bạn nói, ngụ ý nghi ngờ về tính chính xác của điều bạn đang trình bày, khi thuyết trình các bạn hãy chú ý đến những thái độ của người nghe để biết cách thể hiện tốt hơn.
2.Sờ mũi và gãi mũi
Các nhà khoa học thuộc sở nghiên cứu Điều trị Thính giác và Vị giác ở Chicago phát hiện ra khi nói dối một chất hóa học có tên là Catecholamin sẽ được tiết ra làm cho các mô bên trong mũi căng lên đồng thời huyết áp tăng lên. Hai yếu tố này tác động làm cho các dây thần kinh bên trong mũi ngứa lên khiến người nói dối phải dùng tay sờ vào mũi để làm dịu cảm giác “ngứa”, điệu bộ này được thực hiền rất nhanh 1 hoặc hai lần. Chuyên gia thần kinh học Alan Hirsch và chuyên gia tâm thần học Charles Wolf phân tích lời khai của Bill Clinton trước ban hội thẩm về chuyện quan hệ với Monica Lewinsky. Kết quả cho thấy Bill Clinton hiếm khi sờ mũi khi nói thật nhưng khi nói dối ông liên tục sờ mũi cứ 4 phút một lần.(*)

3.Giụi mắt
Các bạn có biết về 3 con khỉ, một con che mắt, một che tai, một che miệng không? Theo mình nhớ, ko biết chính xác không thì nó có xuất xứ từ 400 năm trước tại một bức phù điều ở chùa Toshogu ở Nhật Bản. Con bịt tai tên là Kikazaru ngụ ý là “không nghe điều xấu”, con che miệng tên là Iwazaru ngụ ý “không nói điều xấu” con còn lại bịt mắt tên là Mizaru ngụ ý là “không nhìn điều xấu”. Chúng ta cũng vậy, khi nói dối người nói vô tình đưa bàn tay lên giụi mắt, hoặc chạm nhẹ vào dưới mí mắt. Ở nam giới có khi bạn có thể nhìn thấy hành động giụi mắt rất mạnh và quay mặt đi khi lời nói dối trắng trợn.

4.Vuốt tai
Không như con khỉ Kikazaru,

5.Gãi cổ
Điệu bộ dùng ngón trỏ của bàn tai thuận gãi vào vùng cổ phía sau thể hiện sự không chắc chắn, điệu bộ này thường xuất hiện ở những người có thái độ trung lập, lập trường không vững. Những lời nói dối như “tôi thật sự biết cảm giác của bạn lúc này như thế nào!” thì có thể thấy đi kèm theo sau thương là hành động gãi cổ.

6.Kéo cổ áo
Desmond Morris là người đầu tiên phát hiện ra những lời nói dối sẽ kèm theo cảm giác ngứa ở một số vùng da như cổ và mặt, đồng thời người nói dối thường thấy nóng ở vùng cổ khiến xuất hiện động tác kéo cổ áo cho thoáng. Hành động kéo cổ áo cũng thường xuất hiện khi ai đó tức giận hay sắp xải ra một “cuộc chiến”.

aclongsu@yahoo.com.vn
7.Đưa ngón tay vào miệng
Khi nói dối người ta thường hay tìm cho mình cảm giác quen thuộc mục đích chủ yếu là để trấn tỉnh và tăng thêm tự tin. Ta có thể bắt gặp hình ảnh đưa ngón tay vào miệng dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng thường là đưa ngón cái và ngón trỏ chạm nhẹ vào mội. Hành động này tạo cảm giác an toàn, được che chở như khi đứa trẻ bú vú mẹ.^^

Phần 2 mình sẽ hoàn thành và post lên trong thời gian sớm nhất, hãy cùng khám phá mức độ quan tâm của đối tác với những gì mình nói. “Biết được suy nghĩ trước khi người khác nói bằng lời”
Các bạn có thể liên hệ với mình qua email: aclongsu@yahoo.com.vn để biết thêm về “The Definitive Book of Body Language”
Ghi chú

Hiệu chỉnh bởi quản lý: