- Tham gia
- 24/4/2010
- Bài viết
- 231
Các chuyên gia nghiên cứu sức khỏe con người đưa ra những bí quyết để người sử dụng máy vi tính phòng bệnh như: “Ngồi đúng tư thế trước máy tính; Máy phải được đặt đúng chiều cao của người sử dụng; Giữ khoảng cách thích hợp với màn hình; Tránh sử dụng máy tính quá lâu…”.
Bạn đã ngồi trước máy vi tính đúng tư thế chưa? Các ngón tay, bàn tay của sử dụng chuột và bàn phím đã đúng cách chưa? Nếu bạn đang làm sai các tư thế khi sử dụng những thiết bị trên thì hậu quả lâu dài ảnh hưởng tới cơ thể bạn.
Một căn bệnh thường gặp ở những người sử dụng máy vi tính là Hội chứng ống cổ tay (CTS – Carpal Tunnel Sydrome). Cổ tay được bao quanh bởi những dải sợi, còn gọi là dây chằng, thực hiện chức năng hỗ trợ sự vững chắc cho hoạt động của cổ tay. Khoảng trống giữa những dải sợi này và xương cổ tay gọi là ống cổ tay (carpal tunnel syndrome). Ban đầu bệnh nhân có cảm giác tê, kiến bò ở bàn tay, khu vực chi phối của thần kinh giữa (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và một phần của ngón áp út). Khi bệnh tiến triển lâu, bệnh nhân sẽ có cảm giác nóng cháy, chuột rút hoặc yếu bàn tay. Thỉnh thoảng bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng đau ở cẳng tay. Bệnh mãn tính có thể gây teo cơ lòng bàn tay, thường là ở mô cái.
Theo các chuyên gia Y tế, Hội chứng CTS không đe dọa đến cuộc sống nhưng cũng không hề dễ chịu chút nào. Tùy theo mức độ nặng nhẹ để lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý từ nghỉ ngơi, bất động cổ tay, nẹp cổ tay và nặng hơn nữa có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động của bàn tay thì có thể phải phẫu thuật.
Với những người đang hàng ngày làm việc với máy vi tính, những sai lầm về động tác tay khi điều khiển chuột và bàn phí là nguyên nhân gây ra Hội chứng CTS
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy sử dụng chuột và bàn phím đúng cách theo chỉ dẫn dưới đây:
Vùng 1: Khoảng cách từ màn hình đến người sử dụng (~ 60 cm +)
Vùng 2: Khoảng cách từ màn hình đến bàn phím (~ 20 – 50 cm)
Vùng 3: Khoảng cách từ chuột và bàn phím đến người sử dụng (~ 25 cm)
Bài tập thể dục tay cho những người mắc phải Hội chứng CTS