"Nghệ Thuật hay Phương Pháp Tách Cụm Từ "

APENG120894

Thành viên
Tham gia
14/9/2023
Bài viết
3
Chuyện là tui muốn sưu tầm "từ' hay "cụm từ" có thể mang nhiều nghĩa nhưng tách được, tôi không biết có ai từng suy nghĩ giống vậy không, không dài dòng tôi sẽ cụ thể hóa nó với vài ví dụ sau :
Đầu tiên tôi đã tìm được 2 từ có thể tách : đó là " Lười biến " =)) sau khi sử dụng phương pháp tách từ ta có "Lười" và "Biến" ok , hay từ chả liên quan gì luôn=))
1. Khi chỉ trích ta thường dùng 2 từ lười biến, nhưng giả sử tôi là cái người bị cho là "Lười biến" này tôi sẽ nảy ra cái ý nghĩ như là , "Ồ! Tui lười thiệt, lười lắm luôn á...vân vân, đoại loại vậy đi, nhưng tui không chấp nhận được cái sự 'biến", rõ là tui có làm mà, nhiều khi còn bớt tốn "time" mà hiệu quả nữa chứ.
2:Xét theo nghĩa riêng lười là vẫn có làm nha không xong cũng chưa xong đi =)), nhưng mà biến nó tác hại lắm, biến là không làm luôn, làm lơ, trốn tránh luôn.
=> Từ đó tui nghĩ chúng ta có thể sử dụng thêm nghệ thuật tách từ theo một cái hướng tích cực =)) (ý kiến thôi), nó sẽ thúc đẩy một số ý thức ủa con người "lười" đúng nghĩa, giờ người ta nói tui lười cũng được, ít làm việc hay suy nghĩ cũng được, miễn sao tui làm xong , tui làm ổn, thậm chí là tốt đúng không? cÁI NÀY DÀNH CHO MẤY THANH NIÊN bị rầy suốt ngày nè , vv... Kiểu như nó sẽ là một loại suy nghĩ hướng cho người lười, mà trường hợp dành cho người lười thiệt sự đôi khi cũng tạo cho họ tính tự cao tự đại, chính xác hơn là hoang tưởng á,trrong đầu mấy thím bà hay than lười , hay bị rầy cứ áp dụng đi mà cũng không được lạm dụng: " Tui lười nhưng tui làm", ừ tui lười đó, "lười là quyền của tui, miễn sao tui làm xong chuyện , để tui lười à !", ai mà không lười, chẳng qua là độ lười mỗi người khác nhau thôi( trừ khi người đó bị bệnh lạ).Từ đó đúc kết ra cho mấy người lười " Lười nhưng không biến" =)) , mà lười ở đây tui chỉ ám chỉ 1 đại bộ phận thôi nha=)) chắc mọi người hiểu mà.
2. "Học hỏi" tách ra được "Học " và "Hỏi" thật ra cụm này tách hơi dư , nghĩa0 lí ổn rồi, nhưng mà tách ra mọi người sẽ có thêm góc nhìn khác, bắt đầu là từ học " chúng ta phải ưu tiên nó hơn hỏi, biết tại sao không, thường thì tự học ai cũng có, tự học là thứ rất quan trọng mặc dù nó rất , rất là khó, cần phải kiên trì lắm, tui chỉ là dùng "tách từ" để giúp mình có thêm phương pháp , tui không kêu là phải bỏ hai chữ đi chung, hay là bắt 'học' không cần "hỏi'.Không phải như vậy nha, ở đây ý của tui là tạo ra sự "tập trung mục tiêu", có bao giờ bạn làm mất vật gì đó không? cho là có đi, tất nhiên bạn sẽ là người đi kiếm, còn khi mà bạn kiếm không thấy bạn sẽ đi hỏi , đi mua,vv, tương tự như "học" và 'hỏi" , bên cạnh đó vẫn có nhiều người thích hỏi hơn là " đi kiếm trước đã"( trừ trường hợp gấp), tui không quơ đũa cả nắm nha!!! , đừng ném đá=)) đấy , nên "học" vốn dĩ đứng trước hỏi, sẽ ok hơn-)), tui còn cái ví dụ cụ thể hơn nè, nó là hai mặt của chat GPT, hay AI gì đó, tất nhiên hữu ít có, nhưng mà để ý dần bạn có phát hiện sự hỏi ở đây trước học không? hỏi nhiều là tốt, hỏi để biết để não nó load nó save ...nhưng mà vô tình làm cho một số người bị " thụ động" riết lồi " lười tư duy" hoặc "sài ké trí tuệ"(nghiêm trọng kiểu lười tư duy á" , từ đó tui dùng tách từ để nhắc nhở mình,nhưng mà phải tích cực nha, lưu ý cho tui!!
Nhưng mà không phải từ nào cũng tách ra ý hay, hợp lí, nên tui cũng muốn mọi người kiếm thêm giúp, còn không thích thì lướt qua thôi, hihi.
Hay tui đang có suy nghĩ ngoài lề, cũng xin ý kiến của mọi người, tui sẽ đề cập đến vài câu nói " Con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biến" hay Cần cù bù thông minh", tui tâm đắc hai câu này lắm nha, giờ tui thấy nó cũng hay nhưng với tất cả mọi người thì chưa chắc đã thích hợp đâu, giờ phân tích câu đầu trước nha, mọi người có cảm thấy thật sự thành công không có dấu chân của kẻ lười biến không, tui thì thấy câu này chính xác nhưng tui cũng thấy có người lười nha, đa phần nhóm người này lười bỏ sức lực, nhưng họ sẽ tiêu hao năng lượng, tìm ra giải pháp để "tối ưu hóa" và "phục vụ cái nhu cầu lười" của họ, câu nói đó không sai, nhưng chúng ta nên có suy nghĩ " thành công đôi khi cũng là để theo đuổi sự lười" lười nó có nhiều trạng thái, ta không thể hiểu theo cách truyền thống, phải hiểu thêm là thích ít làm, thích tiết kiệm thời gian để làm chuyện mình thích hoặc mình muốn làm, mình muốn hưởng thụ,... trên tinh thần luôn muốn được lười thì động lực là "làm", còn mà lười thiệt theo đúng nghĩa gốc á thì hết cứu, thì không có thành công nhiều, nên câu này nó mới hữu dụng như vậy để giáo dục con người.Tiếp theo câu sau, trước khi mà nói tới á, mọi người có từng suy nghĩ tại sao người ta lại chú ý tới chỉ số thông minh không? là vì mặc định những người sỡ hữu nó , người ta làm mấy chuyện về cái mặc Q ghép với từ gì ở trước đại đa phần là giỏi, vậy câu nói này với một số người nó cũng không tốt mấy, muốn sử dụng tốt " Cần cù bù thông minh" thì cái người đó phải xác định được thứ thông thạo, trội hơn, chứ cái người thông minh mặc định vậy rồi, người ta trải qua quá trình rèn giũa sẽ có khoảng cách nhanh hơn người thường, nếu mà bạn xác định sai á, cứ làm riết cần cù cũng thành á, chuyện đó không phải không có, đồng thời cũng không nhiều, ở đó bù thông minh làm gì? hãy nhận ra sự cần cù đó không cần thiết nữa, phải chuyển chủ đề mới mong thông minh, có những người, tui nói thiệt, kể cả tui , dùng cố gắng cũng không giỏi như người ta đâu, nếu có hiếm lắm, suy cho cùng cũng là một câu động viên, khích lệ thôi, thay vì chạy theo cái thông minh, sao chúng ta không khôn khéo hơn?, không thể tráo đổi với ông chủ giỏi kinh doanh với một kỹ sư làm bánh giỏi được, nhưng lại có thể cùng nhau tạo ra chuỗi cung ứng,mà ví dụ mìn không thông minh, mình còn không cần cù thì "vứt" chính mình luôn không, à, chắc là tự đào thải =)) , cho nên chúng ta không nên nghĩ cần cù bù được thông minh, mà phải chuyên tâm với việc tìm ra việc phù hợp rồi cần cù , sẽ hiệu quả hơi "cái gì cũng cần cù" , nhiều khi nhiệt tình quá lại không hợp thời! đôi khi hết lòng không được hết lòng ! Câu "Cần cù bù thông minh" sài đúng cách sẽ rất hiệu quả, còn không đúng cách nó phế lắm, tốn công sức, thời gian, tiền bạc, có đôi khi chúng ta cần phải đi thuê sự thông minh mà ! nên là kiên trì, cần cù là đúng, còn bù thông minh chỉ là cơ hội hay vận may , thành quả của nổ lực, (tất nhiên là có còn hơn không rồi), còn thông minh mà cộng cần cù nữa đố ai vượt bù nổi hay bù theo phần? =)) hãy chấp nhận sự phù hợp, xác định đúng thứ cần cù cần thiết ,cũng nên học cách từ bỏ nếu nó vượt khả năng, tìm ra cái mới, tôi cũng thế, không giỏi. thậm chí ai đọc mấy dòng này sẽ nghĩ tôi khoác loát,vv. ..
Đây chỉ là một ít trong số suy nghĩ của 1 gã đang buồn ngủ, mọi người đừng ném đá ạ. được thì hãy giúp tui khai thông hoặc gạt nó đi...
 
×
Quay lại
Top