HoangNgocLinh
Thành viên
- Tham gia
- 24/5/2019
- Bài viết
- 0
Thấy người khác chuyển nhầm tiền vào thẻ ATM, bạn không trả lại mà tự ý sử dụng thì có thể phải đi tù.
Cù Chi Nguyên (19 tuổi) đang bị Công an quận 1 (TP HCM) tạm giữ để điều tra hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. Hồi tháng 3, Nguyên đăng ký mở tài khoản, do hệ thống máy tính của ngân hàng bị lỗi nên số tài khoản của anh được cấp trùng với số của công ty ở Đồng Nai.
Đầu tháng 4, Nguyên bất ngờ nhận được gần 5 tỷ đồng trong tài khoản. Biết ngân hàng chuyển nhầm nhưng Nguyên đã đi rút gần 200 lần ở nhiều trụ ATM, tổng cộng được gần 1,5 tỷ đồng. Phát hiện sự việc, ban pháp chế ngân hàng mời Nguyên lên làm việc nhưng anh ta nói không có khả năng chi trả.
6 năm trước, với cáo buộc nhận nhầm tiền của ngân hàng mà không trả lại, một người đàn ông ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã bị phạt 9 tháng tù về tội Cố ý chiếm giữ trái phép tài sản, buộc trả lại 45 triệu đồng cho ngân hàng. Theo bản án của TAND huyện Quốc Oai, người đàn ông đến phòng giao dịch một ngân hàng rút 5 triệu đồng tiền tiết kiệm song được nhân viên ngân hàng giao ông 50 triệu đồng. Chiều cùng ngày, cán bộ Phòng giao dịch phát hiện đưa thừa, đến nhà ông xin lại nhưng bị từ chối.
Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, pháp luật quy định chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Người khác nếu sử dụng, định đoạt tài sản phải được sự đồng ý của chủ sở hữu.
Do đó, chủ sở hữu số tiền nếu phát hiện chuyển khoản nhầm có quyền yêu cầu người đang chiếm giữ phải trả lại. Nếu cố tình không trả lại hoặc sử dụng trái phép tài sản đó, người chiếm giữ sẽ bị xử lý hình sự về tội Chiếm giữ trái phép tài sản theo điều 176 Bộ luật Hình sự 2015. Nếu vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác, người chiếm giữ sẽ bị xử lý theo tội Sử dụng trái phép tài sản, điều 177 Bộ luật Hình sự 2015.
Luật sư Cường khuyến cáo: Khi biết người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, bạn phải thông báo công khai cho ngân hàng và nhà chức trách địa phương được biết để tìm lại chủ sở hữu số tiền đó và trả lại. Với số tiền trên 10 triệu đồng, nếu chủ sở hữu yêu cầu trả lại mà bạn cố tình không thực hiện, bạn có nguy cơ phải đi tù theo một trong hai tội danh trên.
Theo Bộ luật Dân sự 2015, nếu tài sản nhặt được, tìm thấy do người khác đánh rơi, bỏ quên, chôn giấu... hoặc vật không xác định được chủ sở hữu, người tìm thấy phải có trách nhiệm thông báo công khai và báo cho chính quyền địa phương chứ không được tự ý sử dụng, định đoạt.
Trường hợp biết rõ tài sản không phải của mình mà vẫn cố ý sử dụng thì là sử dụng trái phép tài sản.
Cù Chi Nguyên (19 tuổi) đang bị Công an quận 1 (TP HCM) tạm giữ để điều tra hành vi chiếm giữ trái phép tài sản. Hồi tháng 3, Nguyên đăng ký mở tài khoản, do hệ thống máy tính của ngân hàng bị lỗi nên số tài khoản của anh được cấp trùng với số của công ty ở Đồng Nai.
Đầu tháng 4, Nguyên bất ngờ nhận được gần 5 tỷ đồng trong tài khoản. Biết ngân hàng chuyển nhầm nhưng Nguyên đã đi rút gần 200 lần ở nhiều trụ ATM, tổng cộng được gần 1,5 tỷ đồng. Phát hiện sự việc, ban pháp chế ngân hàng mời Nguyên lên làm việc nhưng anh ta nói không có khả năng chi trả.
6 năm trước, với cáo buộc nhận nhầm tiền của ngân hàng mà không trả lại, một người đàn ông ở huyện Quốc Oai (Hà Nội) đã bị phạt 9 tháng tù về tội Cố ý chiếm giữ trái phép tài sản, buộc trả lại 45 triệu đồng cho ngân hàng. Theo bản án của TAND huyện Quốc Oai, người đàn ông đến phòng giao dịch một ngân hàng rút 5 triệu đồng tiền tiết kiệm song được nhân viên ngân hàng giao ông 50 triệu đồng. Chiều cùng ngày, cán bộ Phòng giao dịch phát hiện đưa thừa, đến nhà ông xin lại nhưng bị từ chối.
Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, pháp luật quy định chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Người khác nếu sử dụng, định đoạt tài sản phải được sự đồng ý của chủ sở hữu.
Do đó, chủ sở hữu số tiền nếu phát hiện chuyển khoản nhầm có quyền yêu cầu người đang chiếm giữ phải trả lại. Nếu cố tình không trả lại hoặc sử dụng trái phép tài sản đó, người chiếm giữ sẽ bị xử lý hình sự về tội Chiếm giữ trái phép tài sản theo điều 176 Bộ luật Hình sự 2015. Nếu vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác, người chiếm giữ sẽ bị xử lý theo tội Sử dụng trái phép tài sản, điều 177 Bộ luật Hình sự 2015.
Luật sư Cường khuyến cáo: Khi biết người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, bạn phải thông báo công khai cho ngân hàng và nhà chức trách địa phương được biết để tìm lại chủ sở hữu số tiền đó và trả lại. Với số tiền trên 10 triệu đồng, nếu chủ sở hữu yêu cầu trả lại mà bạn cố tình không thực hiện, bạn có nguy cơ phải đi tù theo một trong hai tội danh trên.
Theo Bộ luật Dân sự 2015, nếu tài sản nhặt được, tìm thấy do người khác đánh rơi, bỏ quên, chôn giấu... hoặc vật không xác định được chủ sở hữu, người tìm thấy phải có trách nhiệm thông báo công khai và báo cho chính quyền địa phương chứ không được tự ý sử dụng, định đoạt.
Trường hợp biết rõ tài sản không phải của mình mà vẫn cố ý sử dụng thì là sử dụng trái phép tài sản.