tranxuanlan
Banned
- Tham gia
- 25/9/2012
- Bài viết
- 42
"Nếu nợ xấu trên 10%, Chính phủ có thể không đủ nguồn lực giải quyết"
(Gafin.vn) Tái cơ cấu ngân hàng hiện chưa làm được gì, thể hiện ở nợ xấu chưa được giải quyết, TS Vũ Thành Tự Anh nhận định.Tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam trước yêu cầu tái cơ cấu và Cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán” do VCBS tổ chức ngày 12/10, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã đưa ra một số nhận định về chương trình tái cấu trúc ngành ngân hàng nói riêng và tái cấu trúc nền kinh tế nói chung hiện nay.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng thành công của đề án tái cơ cấu ngân hàng?
Tái cơ cấu ngân hàng hiện chưa làm được gì, thể hiện ở nợ xấu chưa được giải quyết. Việc mua bán, sáp nhập diễn ra ở quy mô vừa phải, cách làm không thực sự như kỳ vọng của nhà thực hiện chính sách. Ngoài ra, tín dụng hiện không khai thông được (9 tháng tăng trưởng tín dụng khoảng 2,35% - PV).
Với các chỉ báo nợ xấu, mức độ cạnh tranh, độ an toàn chưa có cải thiện đáng kể thì tái cơ cấu ngân hàng chưa đạt được mục tiêu đề ra như ban đầu. Nhưng cũng phải nói công bằng là một chương trình tái cơ cấu ngân hàng căn cơ khó có thể có hiệu lực trong vài tháng được, do vậy cần phải kiên nhẫn trong một thời gian nữa.
Nguyên tắc tái cơ cấu ngân hàng nên như thế nào, thưa ông?
Ngân hàng là khu vực nhạy cảm nên cần có biện pháp thận trọng là căn cơ. Ở ngắn hạn, không thể vì một vài sức ép mà thay đổi chính sách đột ngột, điều đó có thể tạo ra sự kém tin tưởng của thị trường vào điều hành của chính phủ.
Khi thực hiện cải cách ngân hàng cần nhìn ở góc độ tổng thể, tái cơ cấu ngân hàng cần đi đôi với các cải cách cơ cấu khác như cải cách đầu tư công, cải cách doanh nghiệp nhà nước. Bởi nếu doanh nghiệp Nhà nước vẫn tiếp tục là nơi hút vốn và không tạo ra giá trị gia tăng thì không thể giải quyết được nợ xấu ngân hàng.
Trong trưởng hợp ngân hàng mất vốn, Nhà nước có thể bước vào tiếp quản ngân hàng, thay thế chủ sở hữu, tái cấu trúc ngân hàng và sau đó bán lại khi thị trường thích hợp, vì khi ngân hàng phá sản về mặt kĩ thuật, Nhà nước hoàn toàn có quyền như 1 cơ quan điều tiết ngân hàng đó, rất nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp này và thành công.
Vậy theo ông, nguồn tiền tái cơ cấu ngân hàng sẽ lấy từ đâu?
Khi mà dư địa chính sách không còn nhiều, thâm hụt ngân sách lớn, nếu huy động trái phiếu để có tiền tái cơ cấu ngân hàng thì dẫn đến hậu quả là lấn át khu vực doanh nghiệp, bởi khi Nhà nước vay nợ thì doanh nghiệp khó có thể vay nợ lớn hơn. Thứ hai, có thể gây ra sức ép về lạm phát khi phát hành trái phiếu.
Chi phí tái cơ cấu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên khó có thể ước lượng được tốn bao nhiêu. Tuy nhiên, chắc chắn phải tốn một số chi phí như chi phí mua bán nợ xấu, chi phí liên quan đến kinh tế khi tái cơ cấu có thể làm gián đoạn hoạt động kinh tế, tạo ra xáo trộn môi trường kinh doanh... Do vậy, có nhiều tác động của tái cơ cấu đến nền kinh tế, nên khó có thể ước định chi phí tái cơ cấu là bao nhiêu.
Nhưng nếu xem các quốc gia trong khu vực, chi phí tái cơ cấu ngân hàng có thể tốn khoảng 5-10% GDP. Ở Việt Nam không có thước đo cụ thể, nhưng nếu chúng ta chấp nhận trả giá trong ngắn hạn và có quyết tâm, đề án tái cơ cấu đúng đắn thì trong trung và dài hạn sẽ mang lại lợi ích.
Theo ông, làm cách nào để có thể giải quyết được vấn đề nợ xấu hiện nay?
Để xử lý nợ xấu, trước hết phải nhận định rõ và đo lường chính xác nợ xấu của Việt Nam hiện là bao nhiêu. Nợ xấu Việt Nam nếu đúng như con số chính thức mà Ngân hàng Nhà nước công bố trước đây là trên 4% tổng dư nợ thì con số đó Chính phủ có thế giải quyết, nhưng nếu con số đó trên 10% thì Chính phủ có thể không đủ nguồn lực để giải quyết. Do vậy, điều tiên quyết là xác định đúng quy mô của nợ xấu.
Thứ hai là xem trong quy mô đấy, nguồn gốc của nợ xấu là như thế nào? Giả sử lấy con số nợ xấu là 10% tổng dư nợ theo Thống đốc trả lời chất vấn trước Quốc hội, thì theo tính toán 70% nợ xấu là từ doanh nghiệp Nhà nước (khoảng 200 nghìn tỷ đồng), còn lại là từ các thành phần khác như doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, nợ xấu từ các thành phần còn lại này có thế chấp nên ngân hàng nên có thể xử lý được, đồng thời số nợ của khối này không lớn.
Do vậy, cái khó hiện nay là xử lý nợ của doanh nghiệp nhà nước, bởi nợ xấu của khối này ở quy mô lớn. Thứ hai là khoản nợ này tồn tại chủ yếu do tín dụng chỉ định, khi tín dụng chỉ định thì để xảy ra nợ xấu không phải lỗi của ngân hàng, bởi họ được chỉ định cho vay món đó. Ngoài ra, tín dụng khu vực doanh nghiệp nhà nước phần lớn không có thế chấp.
Để giải quyết nợ xấu, có một số đề xuất. Thứ nhất là để ngân hàng tự xử lý, nhưng theo tôi, gần như việc này không có khả năng bởi nợ xấu hiện ở quy mô lớn. Ngoài ra, hiện có những ngân hàng nợ xấu chiếm khoảng 10-12% tổng dư nợ nhưng không trích lập dự phòng đầy đủ thì lúc đó biện pháp tự xử lý là không thể được.
Thứ hai, dùng công ty mua bán nợ - Bộ Tài chính (DATC), tuy nhiên, vốn điều lệ của công ty nàychỉ 3.000 tỷ đồng thì không có cơ sở để xử lý nợ xấu vài trăm nghìn tỷ đồng.
Thứ ba, thành lập công ty mua bán nợ xấu, điều này đã được đề xuất vài tháng trở lại đây nhưng đến nay chưa có bất kỳ một quyết định nào về việc có hay không thành lập công ty mua bán nợ xấu này.
Vấn đề đặt ra với công ty mua bán nợ xấu là nguồn vốn từ đâu. Nếu quy mô nợ xấu lớn khoảng 4% tổng dư nợ thì nguồn vốn của nó khoảng 100.000 tỷ đồng, nhưng nếu nợ xấu khoảng 10% thì số 100.000 tỷ đồng này cũng chưa chắc giải quyết được.
Thứ hai là cũng phải xác định cơ chế mua bán như thế nào, trong đó quan trọng là cơ chế định giá các khoản nợ.
Đây có thể là những điều khiến công ty mua bán nợ xấu chưa được thành lập.
Quá trình tái cấu trúc ảnh hưởng gì đến thất nghiệp?
Ở Việt Nam không có số liệu chính thức về thất nghiệp, nguyên nhân do hệ thống thống kê chưa đầy đủ, đặc biệt là khu vực phi chính thức đóng góp 90% lực lượng lao động. Trong khi thống kê thất nghiệp chỉ tính ở khu vực chính thức, hoặc chọn theo mẫu mà không phản ánh chính xác.
Do vậy, khó có thể nói về tác động của tái cấu trúc đến thất nghiệp, vì thước đo không đúng nên khó thể nói nó sẽ như thế nào. Nhưng về lý thuyết có thể nói thất nghiệp sẽ tăng trong ngắn hạn nhưng nếu cấu trúc tốt thì thất nghiệp có thể giảm trong trung và dài hạn
Nhưng theo tôi, vấn đề thất nghiệp không phải lo ngại khi tái cấu trúc, đừng để đây trở thành cản trở khi tái cấu trúc.
Ông nhận định viễn cảnh nền kinh tế có gì mới sau tái cơ cấu?
Như tôi đã nói ở trên, trong trung và dài hạn việc tái cơ cấu nhất định sẽ mang lại lợi ích, chỉ cần chúng ta có quyết tâm và đề án tái cơ cấu đúng đắn.
Nguồn: https://gafin.vn/20121013063140885p...-phu-co-the-khong-du-nguon-luc-giai-quyet.htm
(Gafin.vn) Tái cơ cấu ngân hàng hiện chưa làm được gì, thể hiện ở nợ xấu chưa được giải quyết, TS Vũ Thành Tự Anh nhận định.Tại hội thảo "Kinh tế Việt Nam trước yêu cầu tái cơ cấu và Cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán” do VCBS tổ chức ngày 12/10, TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright đã đưa ra một số nhận định về chương trình tái cấu trúc ngành ngân hàng nói riêng và tái cấu trúc nền kinh tế nói chung hiện nay.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng thành công của đề án tái cơ cấu ngân hàng?
Tái cơ cấu ngân hàng hiện chưa làm được gì, thể hiện ở nợ xấu chưa được giải quyết. Việc mua bán, sáp nhập diễn ra ở quy mô vừa phải, cách làm không thực sự như kỳ vọng của nhà thực hiện chính sách. Ngoài ra, tín dụng hiện không khai thông được (9 tháng tăng trưởng tín dụng khoảng 2,35% - PV).
Với các chỉ báo nợ xấu, mức độ cạnh tranh, độ an toàn chưa có cải thiện đáng kể thì tái cơ cấu ngân hàng chưa đạt được mục tiêu đề ra như ban đầu. Nhưng cũng phải nói công bằng là một chương trình tái cơ cấu ngân hàng căn cơ khó có thể có hiệu lực trong vài tháng được, do vậy cần phải kiên nhẫn trong một thời gian nữa.
Nguyên tắc tái cơ cấu ngân hàng nên như thế nào, thưa ông?
Ngân hàng là khu vực nhạy cảm nên cần có biện pháp thận trọng là căn cơ. Ở ngắn hạn, không thể vì một vài sức ép mà thay đổi chính sách đột ngột, điều đó có thể tạo ra sự kém tin tưởng của thị trường vào điều hành của chính phủ.
Khi thực hiện cải cách ngân hàng cần nhìn ở góc độ tổng thể, tái cơ cấu ngân hàng cần đi đôi với các cải cách cơ cấu khác như cải cách đầu tư công, cải cách doanh nghiệp nhà nước. Bởi nếu doanh nghiệp Nhà nước vẫn tiếp tục là nơi hút vốn và không tạo ra giá trị gia tăng thì không thể giải quyết được nợ xấu ngân hàng.
Trong trưởng hợp ngân hàng mất vốn, Nhà nước có thể bước vào tiếp quản ngân hàng, thay thế chủ sở hữu, tái cấu trúc ngân hàng và sau đó bán lại khi thị trường thích hợp, vì khi ngân hàng phá sản về mặt kĩ thuật, Nhà nước hoàn toàn có quyền như 1 cơ quan điều tiết ngân hàng đó, rất nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp này và thành công.
Vậy theo ông, nguồn tiền tái cơ cấu ngân hàng sẽ lấy từ đâu?
Khi mà dư địa chính sách không còn nhiều, thâm hụt ngân sách lớn, nếu huy động trái phiếu để có tiền tái cơ cấu ngân hàng thì dẫn đến hậu quả là lấn át khu vực doanh nghiệp, bởi khi Nhà nước vay nợ thì doanh nghiệp khó có thể vay nợ lớn hơn. Thứ hai, có thể gây ra sức ép về lạm phát khi phát hành trái phiếu.
Chi phí tái cơ cấu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên khó có thể ước lượng được tốn bao nhiêu. Tuy nhiên, chắc chắn phải tốn một số chi phí như chi phí mua bán nợ xấu, chi phí liên quan đến kinh tế khi tái cơ cấu có thể làm gián đoạn hoạt động kinh tế, tạo ra xáo trộn môi trường kinh doanh... Do vậy, có nhiều tác động của tái cơ cấu đến nền kinh tế, nên khó có thể ước định chi phí tái cơ cấu là bao nhiêu.
Nhưng nếu xem các quốc gia trong khu vực, chi phí tái cơ cấu ngân hàng có thể tốn khoảng 5-10% GDP. Ở Việt Nam không có thước đo cụ thể, nhưng nếu chúng ta chấp nhận trả giá trong ngắn hạn và có quyết tâm, đề án tái cơ cấu đúng đắn thì trong trung và dài hạn sẽ mang lại lợi ích.
Theo ông, làm cách nào để có thể giải quyết được vấn đề nợ xấu hiện nay?
Để xử lý nợ xấu, trước hết phải nhận định rõ và đo lường chính xác nợ xấu của Việt Nam hiện là bao nhiêu. Nợ xấu Việt Nam nếu đúng như con số chính thức mà Ngân hàng Nhà nước công bố trước đây là trên 4% tổng dư nợ thì con số đó Chính phủ có thế giải quyết, nhưng nếu con số đó trên 10% thì Chính phủ có thể không đủ nguồn lực để giải quyết. Do vậy, điều tiên quyết là xác định đúng quy mô của nợ xấu.
Thứ hai là xem trong quy mô đấy, nguồn gốc của nợ xấu là như thế nào? Giả sử lấy con số nợ xấu là 10% tổng dư nợ theo Thống đốc trả lời chất vấn trước Quốc hội, thì theo tính toán 70% nợ xấu là từ doanh nghiệp Nhà nước (khoảng 200 nghìn tỷ đồng), còn lại là từ các thành phần khác như doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân.
Tuy nhiên, nợ xấu từ các thành phần còn lại này có thế chấp nên ngân hàng nên có thể xử lý được, đồng thời số nợ của khối này không lớn.
Do vậy, cái khó hiện nay là xử lý nợ của doanh nghiệp nhà nước, bởi nợ xấu của khối này ở quy mô lớn. Thứ hai là khoản nợ này tồn tại chủ yếu do tín dụng chỉ định, khi tín dụng chỉ định thì để xảy ra nợ xấu không phải lỗi của ngân hàng, bởi họ được chỉ định cho vay món đó. Ngoài ra, tín dụng khu vực doanh nghiệp nhà nước phần lớn không có thế chấp.
Để giải quyết nợ xấu, có một số đề xuất. Thứ nhất là để ngân hàng tự xử lý, nhưng theo tôi, gần như việc này không có khả năng bởi nợ xấu hiện ở quy mô lớn. Ngoài ra, hiện có những ngân hàng nợ xấu chiếm khoảng 10-12% tổng dư nợ nhưng không trích lập dự phòng đầy đủ thì lúc đó biện pháp tự xử lý là không thể được.
Thứ hai, dùng công ty mua bán nợ - Bộ Tài chính (DATC), tuy nhiên, vốn điều lệ của công ty nàychỉ 3.000 tỷ đồng thì không có cơ sở để xử lý nợ xấu vài trăm nghìn tỷ đồng.
Thứ ba, thành lập công ty mua bán nợ xấu, điều này đã được đề xuất vài tháng trở lại đây nhưng đến nay chưa có bất kỳ một quyết định nào về việc có hay không thành lập công ty mua bán nợ xấu này.
Vấn đề đặt ra với công ty mua bán nợ xấu là nguồn vốn từ đâu. Nếu quy mô nợ xấu lớn khoảng 4% tổng dư nợ thì nguồn vốn của nó khoảng 100.000 tỷ đồng, nhưng nếu nợ xấu khoảng 10% thì số 100.000 tỷ đồng này cũng chưa chắc giải quyết được.
Thứ hai là cũng phải xác định cơ chế mua bán như thế nào, trong đó quan trọng là cơ chế định giá các khoản nợ.
Đây có thể là những điều khiến công ty mua bán nợ xấu chưa được thành lập.
Quá trình tái cấu trúc ảnh hưởng gì đến thất nghiệp?
Ở Việt Nam không có số liệu chính thức về thất nghiệp, nguyên nhân do hệ thống thống kê chưa đầy đủ, đặc biệt là khu vực phi chính thức đóng góp 90% lực lượng lao động. Trong khi thống kê thất nghiệp chỉ tính ở khu vực chính thức, hoặc chọn theo mẫu mà không phản ánh chính xác.
Do vậy, khó có thể nói về tác động của tái cấu trúc đến thất nghiệp, vì thước đo không đúng nên khó thể nói nó sẽ như thế nào. Nhưng về lý thuyết có thể nói thất nghiệp sẽ tăng trong ngắn hạn nhưng nếu cấu trúc tốt thì thất nghiệp có thể giảm trong trung và dài hạn
Nhưng theo tôi, vấn đề thất nghiệp không phải lo ngại khi tái cấu trúc, đừng để đây trở thành cản trở khi tái cấu trúc.
Ông nhận định viễn cảnh nền kinh tế có gì mới sau tái cơ cấu?
Như tôi đã nói ở trên, trong trung và dài hạn việc tái cơ cấu nhất định sẽ mang lại lợi ích, chỉ cần chúng ta có quyết tâm và đề án tái cơ cấu đúng đắn.
Nguồn: https://gafin.vn/20121013063140885p...-phu-co-the-khong-du-nguon-luc-giai-quyet.htm