- Tham gia
- 9/12/2010
- Bài viết
- 2.416
Muốn trừ được những căn bệnh trầm kha trong xã hội, phải bắt đầu từ cái nền của nó. Văn hoá có hàng trăm định nghĩa, nhưng chung quy lại vẫn chỉ là một: Chúng ta đã và đang ứng xử với cuộc đời như thế nào?
Ở Huế đang xôn xao về đề thi và đáp án cao học môn lịch sử có những sai sót rất cơ bản và... ngớ ngẩn. Đề thi tuyển sinh vào cao học, tức là "tinh hoa" lựa chọn những tinh hoa, mà ngay cả những từ như Đảng Cộng sản Đông Dương, Cách mạng Tháng Tám mà lại viết thành Đảng cộng sản Đông Dương, cách mạng tháng Tám thì quả là sai hết biết.
Đó là chưa kể không ít hơn 30 lỗi sai khác từ đáp án, từ cách chấm... Người ta còn nói rằng có những PGS không biết đặt câu, không biết phân tích vẫn có thể ngang nhiên ngồi vào hội đồng để phong học hàm PGS cho người khác(!). Và trong đợt phong này, có những người quanh năm ngồi "đọc chép", vẫn "dũng cảm" làm hồ sơ để được tấn phong.
Ngày trước Khổng Tử dạy: Biết thì nói là biết...
Xem ra lời của Tử chỉ là Trí giả nhạo thuỷ mà thôi. Có thể nói, nhiều sai lầm, tắc trách trong xã hội thời nay đều bắt nguồn từ cái nền là: Những người ấy không biết rõ mình là ai. Nếu sợ pháp luật thì đã không tham nhũng. Nếu cho rằng chữ sĩ là đáng quý thì không thể chấp nhận việc doanh nghiệp áp đặt ý muốn, ngang nhiên gạt ra rìa những "con tép, cái riu" theo sự "thẩm định" của doanh nghiệp về tài năng của nhạc sĩ.
Là lãnh đạo, không thể đánh trống xong là thanh thản thả dùi vào im lặng. Là TS, PGS thì nhất thiết phải để cho những người dân bình thường tâm phục, khẩu phục. Viết "hay" đến mức báo chí tặng giải Trái cóc xanh thì làm sao đủ khả năng để bênh, để phong học hàm cho người khác? Tại sao có thể xung phong vào cái "đồn" cao chót vót là PGS mà lại không biết cái tầm của mình đến mức nào?
Các vị thượng thừa của nền giáo dục nghĩ sao khi có không ít những TS và PGS chưa phân biệt nổi đâu là động từ, đâu là danh từ? (trích đề thi cao học: "Hãy trình bày về những chuẩn bị của Đảng cộng sản Đông Dương... (chúng tôi nhấn mạnh)". Phong học hàm, học vị như thế, biết đến bao giờ nền giáo dục nước ta tiến kịp bạn bè?
Hôm trước có thông tin một học sinh người Việt, tên là Nguyễn Lê Vân (ở Đức), thi đỗ học bổng của 6 trường đại học ở Mỹ (trong đó có Đại học Harvard). Hôm nay lại nghe chuyện một học sinh 14 tuổi, cũng người Việt, là Scott Thương thi đỗ vào Đại học Missouri Columbia ở Mỹ...
Rõ ràng, người Việt có thừa thông minh và khả năng. Tại sao ở nước ngoài, nhiều người Việt giỏi thế? Câu trả lời dành cho Bộ GDĐT. Nếu như bộ chủ quản không biết mình là ai, mình đang ở đâu, mình phải thay đổi như thế nào..., thì chắc chắn, Việt Nam vẫn tụt hậu dài dài...
Ở Huế đang xôn xao về đề thi và đáp án cao học môn lịch sử có những sai sót rất cơ bản và... ngớ ngẩn. Đề thi tuyển sinh vào cao học, tức là "tinh hoa" lựa chọn những tinh hoa, mà ngay cả những từ như Đảng Cộng sản Đông Dương, Cách mạng Tháng Tám mà lại viết thành Đảng cộng sản Đông Dương, cách mạng tháng Tám thì quả là sai hết biết.
Đó là chưa kể không ít hơn 30 lỗi sai khác từ đáp án, từ cách chấm... Người ta còn nói rằng có những PGS không biết đặt câu, không biết phân tích vẫn có thể ngang nhiên ngồi vào hội đồng để phong học hàm PGS cho người khác(!). Và trong đợt phong này, có những người quanh năm ngồi "đọc chép", vẫn "dũng cảm" làm hồ sơ để được tấn phong.
Ngày trước Khổng Tử dạy: Biết thì nói là biết...
Xem ra lời của Tử chỉ là Trí giả nhạo thuỷ mà thôi. Có thể nói, nhiều sai lầm, tắc trách trong xã hội thời nay đều bắt nguồn từ cái nền là: Những người ấy không biết rõ mình là ai. Nếu sợ pháp luật thì đã không tham nhũng. Nếu cho rằng chữ sĩ là đáng quý thì không thể chấp nhận việc doanh nghiệp áp đặt ý muốn, ngang nhiên gạt ra rìa những "con tép, cái riu" theo sự "thẩm định" của doanh nghiệp về tài năng của nhạc sĩ.
Là lãnh đạo, không thể đánh trống xong là thanh thản thả dùi vào im lặng. Là TS, PGS thì nhất thiết phải để cho những người dân bình thường tâm phục, khẩu phục. Viết "hay" đến mức báo chí tặng giải Trái cóc xanh thì làm sao đủ khả năng để bênh, để phong học hàm cho người khác? Tại sao có thể xung phong vào cái "đồn" cao chót vót là PGS mà lại không biết cái tầm của mình đến mức nào?
Các vị thượng thừa của nền giáo dục nghĩ sao khi có không ít những TS và PGS chưa phân biệt nổi đâu là động từ, đâu là danh từ? (trích đề thi cao học: "Hãy trình bày về những chuẩn bị của Đảng cộng sản Đông Dương... (chúng tôi nhấn mạnh)". Phong học hàm, học vị như thế, biết đến bao giờ nền giáo dục nước ta tiến kịp bạn bè?
Hôm trước có thông tin một học sinh người Việt, tên là Nguyễn Lê Vân (ở Đức), thi đỗ học bổng của 6 trường đại học ở Mỹ (trong đó có Đại học Harvard). Hôm nay lại nghe chuyện một học sinh 14 tuổi, cũng người Việt, là Scott Thương thi đỗ vào Đại học Missouri Columbia ở Mỹ...
Rõ ràng, người Việt có thừa thông minh và khả năng. Tại sao ở nước ngoài, nhiều người Việt giỏi thế? Câu trả lời dành cho Bộ GDĐT. Nếu như bộ chủ quản không biết mình là ai, mình đang ở đâu, mình phải thay đổi như thế nào..., thì chắc chắn, Việt Nam vẫn tụt hậu dài dài...