Hoang Pham - Teachme
Thành viên
- Tham gia
- 3/1/2017
- Bài viết
- 1
Một số người hay ngại và không thích nói chuyện bằng ngoại ngữ, trong khi nhiều người khác thì cảm thấy việc này khá dễ dàng ngay cả khi có vốn từ hạn chế.
Mình thuộc dạng người cực dễ nản lòng với những cuộc hội thoại đầu tiên kiểu này.
Hiện tại mình đang học tiếng Tây Ban Nha, nhưng hồi cấp 3 thì học chuyên Anh. Thời gian đầu do áp lực điểm số nên cũng gắng tìm người để nói chuyện bằng tiếng Anh cùng, nhưng thử vài lần thì không được suôn sẻ cho lắm, lần nào nói xong cũng tự hành hạ mình vì nói mà không kịp nghĩ, nói sai tóe loe, nói ngu, v.v...
Nhưng dần dần thì mình cũng tự rút ra được một vài kinh nghiệm, và về sau cũng đã thoải mái hơn. Kì diệu ở chỗ là ngay khi bạn bắt đầu thoải mái, cuộc hội thoại tiếng Anh của bạn cũng sẽ tự động trôi chảy hơn rất nhiều.
Dưới đây là các kinh nghiệm mình đã rút ra đó, mọi người xem và cho ý kiến nhé.
1. Tìm hiểu về nỗi sợ nói của bạn
Chính xác là bạn sợ điều gì? Bạn sợ nói sai, hay sợ bị người khác đánh giá, hay sợ làm bản thân xấu hổ? Khi bạn xác định được nỗi sợ, hãy tự hỏi mình rằng nói sai thì làm sao cơ chứ? Bị xấu hổ mà lần sau tốt hơn thì làm sao cơ chứ? Xin việc thất bại để lần sau biết mà học tiếng Anh tốt hơn thì cũng làm sao cơ chứ?
Đồng thời, hãy tự hỏi xem bạn sẽ phản ứng thế nào nếu có người đang cố gắng nói ngôn ngữ của bạn. Hy vọng bạn sẽ thông cảm và tỏ ra giúp đỡ hơn là chế giễu họ. Bạn sẽ thấy rằng người bạn bản xứ đang nói chuyện với bạn cũng hoàn toàn thông cảm và trân trọng nỗ lực bạn đang dành vào cuộc hội thoại này.
2. "Tiên học nghe. Hậu tập nói."
Việc lắng nghe âm thanh của ngôn ngữ mà bạn đang học là rất quan trọng. Nếu bạn là người mới bắt đầu học một ngôn ngữ thì bạn sẽ không hiểu được từng từ của người nói. Bạn có thể thấy khó có thể hiểu được nhiều từ.
Hãy nghe trước để thu nạp thêm vốn từ và các câu cửa miệng quen thuộc, đồng thời ngấm dần cách lên giọng xuống giọng, cách đặt vấn đề của người bản xứ.
3. Đừng theo đuổi sự hoàn hảo
Tôi đã nói tiếng Anh từ lâu, nhưng đến bây giờ vẫn chưa giống 100% người bản xứ. Tuy nhiên cũng không có gì để lo lắng cả.
Quan trọng hơn, nếu bạn không thực hành nói vì bạn sợ rằng mình nói không giống như giọng bản xứ hay bạn sẽ nói sai, thì nhiều khả năng bạn sẽ không bao giờ tiến bộ. Càng xông pha thì càng thắng trận về dài.
Những lỗi mắc phải thường làm cho người học nản lỏng, nhưng tất cả chúng ta đều mắc lỗi cả và mặt tích cực là sau này chúng ta sẽ không mắc phải những lỗi này nữa.
4. Bắt đầu bằng những chủ đề thường ngày
Để có thể tự tin khi nói chuyện bạn cần phải biết nhiều từ vựng, tuy nhiên cũng chẳng có hại ai khi bạn thực hành kỹ năng nói về những chủ đề hàng ngày. Gọi thức ăn, mua sắm, gọi đồ uống ở quán bar là những chủ đề bạn có thể bắt đầu.
Một khi bạn làm chủ để được nỗi sợ và có thể gọi món ở nhà hàng thì sự tự tin của bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ sớm có thể chuyển sang những chủ đề sâu rộng hơn để nói chuyện, nhưng chỉ khi bạn đã có vốn từ vựng đủ để làm việc đó.
5. Nói chậm rãi
Người đang nói chuyện với bạn không vội, nên bạn cứ từ từ. Nghĩ xong đi rồi nói, chậm cũng không sao.
Bạn có thể không có nhiều lựa chọn trong chủ đề bạn nói nếu bạn là người mới bắt đầu học và hạn chế về vốn từ vựng, nhưng việc nói chậm và rõ ràng sẽ khuyến khích người bạn nói chuyện cùng và/hoặc người bản xứ nói chậm và rõ ràng với bạn để bạn có thể theo kịp cuộc hội thoại.
Suy cho cùng, mục đích của một cuộc trò chuyện không phải là để 2 bên choáng ngợp nhau, mà là để 2 bên đưa ra và đón nhận thông tin một cách hiệu quả. Nên bạn không cần nói hay nói nhanh, mà quan trọng là nói được ý của mình một cách dễ hiểu đã là một khởi đầu hoàn hảo rồi.
*Nguồn: Teachme.vn
Mình thuộc dạng người cực dễ nản lòng với những cuộc hội thoại đầu tiên kiểu này.
Hiện tại mình đang học tiếng Tây Ban Nha, nhưng hồi cấp 3 thì học chuyên Anh. Thời gian đầu do áp lực điểm số nên cũng gắng tìm người để nói chuyện bằng tiếng Anh cùng, nhưng thử vài lần thì không được suôn sẻ cho lắm, lần nào nói xong cũng tự hành hạ mình vì nói mà không kịp nghĩ, nói sai tóe loe, nói ngu, v.v...
Nhưng dần dần thì mình cũng tự rút ra được một vài kinh nghiệm, và về sau cũng đã thoải mái hơn. Kì diệu ở chỗ là ngay khi bạn bắt đầu thoải mái, cuộc hội thoại tiếng Anh của bạn cũng sẽ tự động trôi chảy hơn rất nhiều.
Dưới đây là các kinh nghiệm mình đã rút ra đó, mọi người xem và cho ý kiến nhé.
1. Tìm hiểu về nỗi sợ nói của bạn
Chính xác là bạn sợ điều gì? Bạn sợ nói sai, hay sợ bị người khác đánh giá, hay sợ làm bản thân xấu hổ? Khi bạn xác định được nỗi sợ, hãy tự hỏi mình rằng nói sai thì làm sao cơ chứ? Bị xấu hổ mà lần sau tốt hơn thì làm sao cơ chứ? Xin việc thất bại để lần sau biết mà học tiếng Anh tốt hơn thì cũng làm sao cơ chứ?
Đồng thời, hãy tự hỏi xem bạn sẽ phản ứng thế nào nếu có người đang cố gắng nói ngôn ngữ của bạn. Hy vọng bạn sẽ thông cảm và tỏ ra giúp đỡ hơn là chế giễu họ. Bạn sẽ thấy rằng người bạn bản xứ đang nói chuyện với bạn cũng hoàn toàn thông cảm và trân trọng nỗ lực bạn đang dành vào cuộc hội thoại này.
2. "Tiên học nghe. Hậu tập nói."
Việc lắng nghe âm thanh của ngôn ngữ mà bạn đang học là rất quan trọng. Nếu bạn là người mới bắt đầu học một ngôn ngữ thì bạn sẽ không hiểu được từng từ của người nói. Bạn có thể thấy khó có thể hiểu được nhiều từ.
Hãy nghe trước để thu nạp thêm vốn từ và các câu cửa miệng quen thuộc, đồng thời ngấm dần cách lên giọng xuống giọng, cách đặt vấn đề của người bản xứ.

3. Đừng theo đuổi sự hoàn hảo
Tôi đã nói tiếng Anh từ lâu, nhưng đến bây giờ vẫn chưa giống 100% người bản xứ. Tuy nhiên cũng không có gì để lo lắng cả.
Quan trọng hơn, nếu bạn không thực hành nói vì bạn sợ rằng mình nói không giống như giọng bản xứ hay bạn sẽ nói sai, thì nhiều khả năng bạn sẽ không bao giờ tiến bộ. Càng xông pha thì càng thắng trận về dài.
Những lỗi mắc phải thường làm cho người học nản lỏng, nhưng tất cả chúng ta đều mắc lỗi cả và mặt tích cực là sau này chúng ta sẽ không mắc phải những lỗi này nữa.
4. Bắt đầu bằng những chủ đề thường ngày
Để có thể tự tin khi nói chuyện bạn cần phải biết nhiều từ vựng, tuy nhiên cũng chẳng có hại ai khi bạn thực hành kỹ năng nói về những chủ đề hàng ngày. Gọi thức ăn, mua sắm, gọi đồ uống ở quán bar là những chủ đề bạn có thể bắt đầu.

Một khi bạn làm chủ để được nỗi sợ và có thể gọi món ở nhà hàng thì sự tự tin của bạn sẽ tăng lên và bạn sẽ sớm có thể chuyển sang những chủ đề sâu rộng hơn để nói chuyện, nhưng chỉ khi bạn đã có vốn từ vựng đủ để làm việc đó.
5. Nói chậm rãi
Người đang nói chuyện với bạn không vội, nên bạn cứ từ từ. Nghĩ xong đi rồi nói, chậm cũng không sao.
Bạn có thể không có nhiều lựa chọn trong chủ đề bạn nói nếu bạn là người mới bắt đầu học và hạn chế về vốn từ vựng, nhưng việc nói chậm và rõ ràng sẽ khuyến khích người bạn nói chuyện cùng và/hoặc người bản xứ nói chậm và rõ ràng với bạn để bạn có thể theo kịp cuộc hội thoại.
Suy cho cùng, mục đích của một cuộc trò chuyện không phải là để 2 bên choáng ngợp nhau, mà là để 2 bên đưa ra và đón nhận thông tin một cách hiệu quả. Nên bạn không cần nói hay nói nhanh, mà quan trọng là nói được ý của mình một cách dễ hiểu đã là một khởi đầu hoàn hảo rồi.

*Nguồn: Teachme.vn
Hiệu chỉnh bởi quản lý: