Để thực hiện thành công điện khí hóa nông thôn, giúp 100% hộ dân được sử dụng điện vào năm 2020, giải pháp đầu tư năng lượng tái tạo không nối lưới cho khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới chưa có điện đang được cộng đồng quan tâm.
Đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hoàn thành cấp điện cho 100% số xã trên cả nước, với tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng điện đạt gần 99%. Với thành quả này, Việt Nam cũng được Ngân hàng Thế giới đánh giá là quốc gia thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao về đầu tư điện nông thôn. Thực tế, tỉ lệ người dân được sử dụng điện tại Việt Nam đã cao hơn một số quốc gia trong khu vực có điều kiện kinh tế bằng hoặc khá hơn như Indonesia, Philipines, Malaysia...
Hiện trên cả nước còn hơn 1% số hộ dân chưa được sử dụng điện, hầu hết các hộ dân này đều ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn, bị cô lập về địa hình và nằm quá xa lưới điện quốc gia. Vì vậy, việc hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, hầu hết số hộ dân nông thôn trên cả nước sẽ được sử dụng điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020 (Chương trình 2081) vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Đó là chưa kể, ở những khu vực này, dân cư thường sống rải rác, không tập trung, nên suất đầu tư cho một hộ dân khi kéo điện lưới quốc gia rất cao, trong khi mức tiêu thụ điện năng lại quá ít, doanh thu bán điện thấp...
Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo phân tán, độc lập, không nối lưới cho những vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới có thể là một trong những giải pháp phù hợp. Dẫn chứng cụ thể, bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Sáng tạo xanh (Green ID) cho biết, Green ID đã triển khai 2 mô hình năng lượng tái tạo không nối lưới ở Đắk Lắk, An Giang. Đó là mô hình hệ thống cấp điện mặt trời mini không nối lưới tại bản Erot - một bản xa xôi, hẻo lánh của xã Cư Pui, huyện Krongbong, tỉnh Đắk Lắk (cấp điện cho 23 hộ gia đình, 1 nhà thờ và 1 hệ thống cấp nước uống tinh khiết); và mô hình “Ấp sử dụng 100% tấm pin năng lượng mặt trời” xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (lắp đặt pin năng lượng mặt trời độc lập cho 274 hộ dân ở ấp Vồ Bà và Tà Lọt). Hệ thống điện mặt trời ở những khu vực này đã giúp các hộ dân có đủ điện phục vụ nhu cầu thiết yếu như: Thắp sáng, sử dụng quạt, xem tivi, nghe đài...
Cũng theo bà Khanh, những hộ dân ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nhu cầu sử dụng điện không cao (chỉ khoảng 3 kWh/hộ gia đình/tháng). Do vậy, việc ứng dụng các mô hình năng lượng tái tạo tại chỗ như: Đèn xách tay năng lượng mặt trời, pin năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ..., hoàn toàn có thể đáp ứng được. Giải pháp này vừa giúp người dân có điện sử dụng, vừa có thể giảm được chi phí so với kéo điện lưới quốc gia. Đó là chưa kể, ngành Điện cũng tiết kiệm được nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý, vận hành, thu tiền điện...
Tại Hội thảo “Phát triển năng lượng tái tạo góp phần thực hiện Chương trình điện khí hóa nông thôn và tiếp cận điện cho người nghèo” vừa được tổ chức mới đây, các chuyên gia cũng cho biết, hiện nay, các mô hình năng lượng tái tạo cấp điện không nối lưới cho khu vực nông thôn cũng đang trở thành xu hướng ở các nước trên thế giới. Ông Antoine Vander Elst - Tùy viên Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ: “Năng lượng tái tạo không còn là giấc mơ xa vời hay là loại công nghệ đắt đỏ chỉ có ở các quốc gia giàu có. Nhờ sự phát triển rộng rãi của năng lượng tái tạo, giá thành đã giảm đáng kể trong vài năm gần đây. Năng lượng tái tạo không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng mà còn cung cấp rất nhiều cơ hội nghề nghiệp, giúp cho người nghèo có thể tiếp cận và sử dụng điện”.
Năm 2017, đầu tư toàn cầu cho các giải pháp năng lượng tái tạo không nối lưới đã đạt 284 triệu USD; trong đó khu vực Đông Phi chiếm 57%. Riêng khu vực châu Á, công suất lắp đặt năng lượng tái tạo độc lập không nối lưới đã tăng từ 1,3 GW năm 2008 lên 4,3 GW vào năm 2017. Trên toàn thế giới, cũng đã có hơn 130 triệu người sử dụng các giải pháp năng lượng tái tạo không nối lưới, để đáp ứng các nhu cầu thắp sáng và một số dịch vụ cơ bản, thiết yếu của cuộc sống.
Có thể thấy phát triển năng lượng tái tạo là giải pháp khả thi để Việt Nam hoàn thành mục tiêu điện khí hóa nông thôn, cấp điện cho 100% hộ dân trên toàn quốc. Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, cần phải thúc đẩy xã hội hóa các nguồn lực, đặc biệt trong huy động vốn đầu tư; tăng cường hợp tác công - tư, nhà nước và nhân dân cùng làm. Ngoài ra, cần tăng cường chuyển giao công nghệ, thành lập và đào tạo các đội thợ địa phương để lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng tái tạo tại chỗ...
Đến nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hoàn thành cấp điện cho 100% số xã trên cả nước, với tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng điện đạt gần 99%. Với thành quả này, Việt Nam cũng được Ngân hàng Thế giới đánh giá là quốc gia thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao về đầu tư điện nông thôn. Thực tế, tỉ lệ người dân được sử dụng điện tại Việt Nam đã cao hơn một số quốc gia trong khu vực có điều kiện kinh tế bằng hoặc khá hơn như Indonesia, Philipines, Malaysia...
Hiện trên cả nước còn hơn 1% số hộ dân chưa được sử dụng điện, hầu hết các hộ dân này đều ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn, bị cô lập về địa hình và nằm quá xa lưới điện quốc gia. Vì vậy, việc hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, hầu hết số hộ dân nông thôn trên cả nước sẽ được sử dụng điện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020 (Chương trình 2081) vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Đó là chưa kể, ở những khu vực này, dân cư thường sống rải rác, không tập trung, nên suất đầu tư cho một hộ dân khi kéo điện lưới quốc gia rất cao, trong khi mức tiêu thụ điện năng lại quá ít, doanh thu bán điện thấp...
Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia cho rằng, việc ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo phân tán, độc lập, không nối lưới cho những vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới có thể là một trong những giải pháp phù hợp. Dẫn chứng cụ thể, bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Sáng tạo xanh (Green ID) cho biết, Green ID đã triển khai 2 mô hình năng lượng tái tạo không nối lưới ở Đắk Lắk, An Giang. Đó là mô hình hệ thống cấp điện mặt trời mini không nối lưới tại bản Erot - một bản xa xôi, hẻo lánh của xã Cư Pui, huyện Krongbong, tỉnh Đắk Lắk (cấp điện cho 23 hộ gia đình, 1 nhà thờ và 1 hệ thống cấp nước uống tinh khiết); và mô hình “Ấp sử dụng 100% tấm pin năng lượng mặt trời” xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang (lắp đặt pin năng lượng mặt trời độc lập cho 274 hộ dân ở ấp Vồ Bà và Tà Lọt). Hệ thống điện mặt trời ở những khu vực này đã giúp các hộ dân có đủ điện phục vụ nhu cầu thiết yếu như: Thắp sáng, sử dụng quạt, xem tivi, nghe đài...
Cũng theo bà Khanh, những hộ dân ở đây chủ yếu là người dân tộc thiểu số, nhu cầu sử dụng điện không cao (chỉ khoảng 3 kWh/hộ gia đình/tháng). Do vậy, việc ứng dụng các mô hình năng lượng tái tạo tại chỗ như: Đèn xách tay năng lượng mặt trời, pin năng lượng mặt trời, thủy điện nhỏ..., hoàn toàn có thể đáp ứng được. Giải pháp này vừa giúp người dân có điện sử dụng, vừa có thể giảm được chi phí so với kéo điện lưới quốc gia. Đó là chưa kể, ngành Điện cũng tiết kiệm được nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý, vận hành, thu tiền điện...
Tại Hội thảo “Phát triển năng lượng tái tạo góp phần thực hiện Chương trình điện khí hóa nông thôn và tiếp cận điện cho người nghèo” vừa được tổ chức mới đây, các chuyên gia cũng cho biết, hiện nay, các mô hình năng lượng tái tạo cấp điện không nối lưới cho khu vực nông thôn cũng đang trở thành xu hướng ở các nước trên thế giới. Ông Antoine Vander Elst - Tùy viên Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ: “Năng lượng tái tạo không còn là giấc mơ xa vời hay là loại công nghệ đắt đỏ chỉ có ở các quốc gia giàu có. Nhờ sự phát triển rộng rãi của năng lượng tái tạo, giá thành đã giảm đáng kể trong vài năm gần đây. Năng lượng tái tạo không chỉ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng mà còn cung cấp rất nhiều cơ hội nghề nghiệp, giúp cho người nghèo có thể tiếp cận và sử dụng điện”.
Năm 2017, đầu tư toàn cầu cho các giải pháp năng lượng tái tạo không nối lưới đã đạt 284 triệu USD; trong đó khu vực Đông Phi chiếm 57%. Riêng khu vực châu Á, công suất lắp đặt năng lượng tái tạo độc lập không nối lưới đã tăng từ 1,3 GW năm 2008 lên 4,3 GW vào năm 2017. Trên toàn thế giới, cũng đã có hơn 130 triệu người sử dụng các giải pháp năng lượng tái tạo không nối lưới, để đáp ứng các nhu cầu thắp sáng và một số dịch vụ cơ bản, thiết yếu của cuộc sống.
Có thể thấy phát triển năng lượng tái tạo là giải pháp khả thi để Việt Nam hoàn thành mục tiêu điện khí hóa nông thôn, cấp điện cho 100% hộ dân trên toàn quốc. Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, cần phải thúc đẩy xã hội hóa các nguồn lực, đặc biệt trong huy động vốn đầu tư; tăng cường hợp tác công - tư, nhà nước và nhân dân cùng làm. Ngoài ra, cần tăng cường chuyển giao công nghệ, thành lập và đào tạo các đội thợ địa phương để lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống điện năng lượng tái tạo tại chỗ...
Nguồn: EVN