- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Thiếu vốn, kinh doanh khó khăn đang khiến các doanh nghiệp luôn phải cân nhắc từng xu chi trả cho nhân viên.
Tuy nhiên, không vì thế mà các nhà tuyển dụng giảm bớt những yêu cầu khắt khe đối với kỹ năng cũng như hiệu quả làm việc của người lao động.
Đối với người lao động, muốn có được một vị trí tốt thì năng lực cơ bản sẽ là không đủ. Do đó, để có được một công việc tốt, cơ hội thăng tiến cao trong năm 2013, các chuyên gia tuyển dụng nước ngoài đã đúc kết 4 kỹ năng mà người lao động cần phải có:
Cải thiện năng suất lao động
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng trong năm 2013, người lao động nên tìm những cách thức mới để tăng năng suất lao động của chính bản thân mình.
Riêng đối với Việt Nam vấn đề năng suất lao động lại càng đáng báo động. Theo các doanh nghiệp nước ngoài, mặc dù lao động người Việt được đánh giá cao ở tính chăm chỉ và khéo léo nhưng năng suất lao động lại thuộc hàng đáy của khu vực.
Theo TS. Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế Tp.HCM, năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản tới 135 lần. “Nếu coi lao động giá rẻ như một lợi thế thì sai lầm, bởi yếu tố quyết định đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp chính là năng suất lao động”, ông Hùng nói.
Vậy nên, ngay cả giới chủ cũng đồng ý với các chuyên gia việc làm, rằng “bạn không cần phải quần quật làm việc mà hãy làm việc một cách thông minh”.
Khả năng giao tiếp
Bất kể trình độ của bạn ra sao thì giao tiếp luôn là chìa khóa quan trọng để có thể hướng tới sự thăng tiến trong công việc. Không gì tệ hơn khi bạn luôn lóng ngóng khi phải trình bày một vấn đề nào đó hoặc một lá đơn xin việc chi chít lỗi chính tả.
Một chuyên viên tuyển dụng cấp cao cho biết “Giao tiếp là khả năng bạn có thể trình bày rõ ràng mạch lạc quan điểm của mình và có thể tạo dựng được những mối quan hệ trong công việc”
Đáng lo ngại là cùng với sự bùng nổ của Internet cũng như máy tính đang biến các cuộc giao tiếp hàng ngày trong công việc chủ yếu thông qua những dòng “chat” ngắn ngủi.
Hệ quả là rất nhiều người không đủ khả năng để trình bày rõ ràng một bài thuyết trình, thậm chí nhiều người không thể viết nổi một bài luận một cách mạch lạc và có logic cho dù nó chỉ khoảng 140 ký tự.
Paul McDonald, giám đốc điều hành cấp cao của Robert Half International cho rằng “Công nghệ theo một cách nào đó đã làm giảm khả năng viết lách của nhiều người. Họ luôn vội vàng khi tất bật với công việc và vô tình bỏ qua những lỗi chính tả hay ngữ pháp đơn giản”
Tại Việt Nam, kỹ năng mềm vẫn là điều khá lạ lẫm khi chưa xuất hiện ở một vị trí xứng đáng trong hệ thống giáo dục. Hệ quả là rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp mặc dù rất “cứng” về mảng kiến thức nhưng luôn gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp.
Hãy luôn nhớ rằng nhà tuyển dụng có thể có được ấn tượng tốt và hiểu được khả năng của bạn chỉ trong vòng vài câu phỏng vấn ngắn ngủi trong những lần tiếp xúc đầu tiên. Do đó, cải thiện phong cách giao tiếp cho dù là văn nói hay văn viết sẽ là một yếu tố quan trọng giúp bạn có được cảm tình với nhà tuyển dụng.
Dấu ấn cá nhân
Cá tính của riêng ai đó có thể được biểu hiện qua cách ăn mặc, lời nói hay cảm xúc. Tuy nhiên, rất nhiều giám đốc nhân sự thổ lộ rằng trong thời “thế giới phẳng” như ngày nay, họ rất thích tìm hiểu ứng viên qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Đã có rất nhiều người mất việc chỉ vì để lộ những lời nói hay phong cách cẩu thả trên mạng xã hội.Do đó, hãy thận trọng với những chia sẻ cảm xúc trên blog, facebook, Twetter, Gooogle+ hay Linkedln v.v vì những gì bạn thổ lộ có thể đại diện cho hình ảnh của bản thân.
Ông Peter Handal, giám đốc điều hành Dale Carnegie Training, một trung tâm chuyên đào tạo kỹ năng làm việc cho biết “Khi tham gia mạng xã hội thì tài khoản cá nhân chính là đại diện cho bạn. Nếu bạn viết ra điều gì đó có thể ám ảnh ngược lại chính bản thân minh, mọi người cũng sẽ nhìn thấy điều đó”.
Không gì để lại ấn tượng tốt hơn bằng những chia sẻ hay bài viết hấp dẫn trên Facebook hay Twitter, Google+..
Khả năng thích nghi
Trong môi trường lao động có tính cạnh tranh cao như hiện tại, yêu cầu công việc luôn được đổi mới từng ngày thì khả năng thích nghi của mỗi cá nhân luôn được doanh nghiệp đánh giá cao.
Bạn phải luôn nhớ rằng, công việc ngày hôm nay có thể sẽ hoàn toàn khác vào ngày mai. Do đó, rèn luyện khả năng học các kỹ năng mới là yếu tố quan trọng hàng đầu và để làm được điều này, không có cách nào khác là bạn phải liên tục không ngừng học hỏi cũng như đúc rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại.
Đối với người lao động, muốn có được một vị trí tốt thì năng lực cơ bản sẽ là không đủ. Do đó, để có được một công việc tốt, cơ hội thăng tiến cao trong năm 2013, các chuyên gia tuyển dụng nước ngoài đã đúc kết 4 kỹ năng mà người lao động cần phải có:
Cải thiện năng suất lao động
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng trong năm 2013, người lao động nên tìm những cách thức mới để tăng năng suất lao động của chính bản thân mình.
Riêng đối với Việt Nam vấn đề năng suất lao động lại càng đáng báo động. Theo các doanh nghiệp nước ngoài, mặc dù lao động người Việt được đánh giá cao ở tính chăm chỉ và khéo léo nhưng năng suất lao động lại thuộc hàng đáy của khu vực.
Theo TS. Hồ Đức Hùng, Đại học Kinh tế Tp.HCM, năng suất lao động của lao động Việt Nam hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản tới 135 lần. “Nếu coi lao động giá rẻ như một lợi thế thì sai lầm, bởi yếu tố quyết định đến doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp chính là năng suất lao động”, ông Hùng nói.
Vậy nên, ngay cả giới chủ cũng đồng ý với các chuyên gia việc làm, rằng “bạn không cần phải quần quật làm việc mà hãy làm việc một cách thông minh”.
Khả năng giao tiếp
Một chuyên viên tuyển dụng cấp cao cho biết “Giao tiếp là khả năng bạn có thể trình bày rõ ràng mạch lạc quan điểm của mình và có thể tạo dựng được những mối quan hệ trong công việc”
Đáng lo ngại là cùng với sự bùng nổ của Internet cũng như máy tính đang biến các cuộc giao tiếp hàng ngày trong công việc chủ yếu thông qua những dòng “chat” ngắn ngủi.
Hệ quả là rất nhiều người không đủ khả năng để trình bày rõ ràng một bài thuyết trình, thậm chí nhiều người không thể viết nổi một bài luận một cách mạch lạc và có logic cho dù nó chỉ khoảng 140 ký tự.
Paul McDonald, giám đốc điều hành cấp cao của Robert Half International cho rằng “Công nghệ theo một cách nào đó đã làm giảm khả năng viết lách của nhiều người. Họ luôn vội vàng khi tất bật với công việc và vô tình bỏ qua những lỗi chính tả hay ngữ pháp đơn giản”
Tại Việt Nam, kỹ năng mềm vẫn là điều khá lạ lẫm khi chưa xuất hiện ở một vị trí xứng đáng trong hệ thống giáo dục. Hệ quả là rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp mặc dù rất “cứng” về mảng kiến thức nhưng luôn gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp.
Hãy luôn nhớ rằng nhà tuyển dụng có thể có được ấn tượng tốt và hiểu được khả năng của bạn chỉ trong vòng vài câu phỏng vấn ngắn ngủi trong những lần tiếp xúc đầu tiên. Do đó, cải thiện phong cách giao tiếp cho dù là văn nói hay văn viết sẽ là một yếu tố quan trọng giúp bạn có được cảm tình với nhà tuyển dụng.
Dấu ấn cá nhân
Đã có rất nhiều người mất việc chỉ vì để lộ những lời nói hay phong cách cẩu thả trên mạng xã hội.Do đó, hãy thận trọng với những chia sẻ cảm xúc trên blog, facebook, Twetter, Gooogle+ hay Linkedln v.v vì những gì bạn thổ lộ có thể đại diện cho hình ảnh của bản thân.
Ông Peter Handal, giám đốc điều hành Dale Carnegie Training, một trung tâm chuyên đào tạo kỹ năng làm việc cho biết “Khi tham gia mạng xã hội thì tài khoản cá nhân chính là đại diện cho bạn. Nếu bạn viết ra điều gì đó có thể ám ảnh ngược lại chính bản thân minh, mọi người cũng sẽ nhìn thấy điều đó”.
Không gì để lại ấn tượng tốt hơn bằng những chia sẻ hay bài viết hấp dẫn trên Facebook hay Twitter, Google+..
Khả năng thích nghi
Bạn phải luôn nhớ rằng, công việc ngày hôm nay có thể sẽ hoàn toàn khác vào ngày mai. Do đó, rèn luyện khả năng học các kỹ năng mới là yếu tố quan trọng hàng đầu và để làm được điều này, không có cách nào khác là bạn phải liên tục không ngừng học hỏi cũng như đúc rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại.
Theo NCĐT