- Tham gia
- 21/8/2012
- Bài viết
- 11.918
Buổi “cà phê” với TS Giáp Văn Dương nằm trong hoạt động Salon văn hoá Cà phê thứ bảy do nhạc sĩ Dương Thụ chủ trì. Chủ đề của “buổi cà phê” diễn ra ngày 31.5 này là Nhìn lại việc học để suy nghĩ về một triết lý giáo dục mới.
TS Giáp Văn Dương - diễn giả của buổi nói chuyện – cho rằng, trước đây, khi nói đến giáo dục, người ta thường nghĩ đến việc dạy. Trọng tâm của giáo dục là người thày.
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự mở mang của tri thức với tốc độ nhân đôi mỗi năm, sự phân công lao động sâu sắc, sự xuất hiện và biến mất của những ngành nghề mới, và đặc biệt là sự thay đổi rất nhanh của hoàn cảnh sống, thì không một người thày nào có thể có đủ kiến thức để dạy học trò nữa. Thực tế này dẫn đến một dịch chuyển căn băn bản trong quan niệm về giáo dục: Trọng tâm của giáo dục không còn là việc dạy nữa, mà là việc học.
Với ba câu hỏi của việc học - “Học cái gì?”, “Học thế nào?” và “Học để làm gì?” – Theo ông Dương “Học để làm gì?” được chú trọng hơn cả, và được coi như xuất phát điểm để xây dựng một triết lý giáo dục mới, hầu giúp cho cuộc cải cách giáo dục hiện thời tránh rơi vào bế tắc.
Một khảo sát do TS Giáp Văn Dương thực hiện bằng cách hỏi trực tiếp các em học sinh từ cấp trung học cơ sở (khoảng 80 em) đến sinh viên đại học (khoảng 100 em), và một số phụhuynh (100 phụ huynh), với câu hỏi “Học để làm gì?”. Kết quả là phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng học để mở mang hiểu biết, để có địa vị trong xã hội. Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là học mà không có bất cứ mục tiêu nào.
“Điều ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến hơn 95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình. Xét về logic thì đây là một sự bất hợp lý. Một đầu tư rất lớn về thời gian và tiền bạc như vậy mà mục đích lại không rõ ràng thì thật là kỳ lạ.Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: “Học để làm gì?”.
Xét rộng hơn cho cả hệ thống thì kết luận cũng tương tự. Khi câu hỏi “Học để làm gì?” không được trả lời thì tính hướng đích của hệ thống sẽ không rõ ràng. Hoạt động của hệ thống sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn”.
Cũng theo ông Dương, có chi tiết ẩn phía sau ba câu hỏi trên. Đó là tương ứng với nó sẽ có 3 câu hỏi dành cho người thày: “Dạy cái gì?”, “dạy thế nào?”, và “dạy để làm gì?”. “Tôi nghĩ rằng khi nhận được ba câu hỏi này, tất cả các giáo viên sẽ giật mình” – ông Dương khẳng định.
Cử nhân thất nghiệp cũng… chẳng sao
“Nếu học sinh cấp 3 trả lời được câu hỏi học để làm gì sẽ không có chuyện cử nhân thất nghiệp, thạc sĩ trở lại học nghề. Các em chưa trả lời được câu hỏi mình muốn gì trong tương lai, muốn trở thành ai trong cuộc đời này… nên hoàn toàn bất định, không chỉ mất niềm tin vào xung quanh mà còn mất niềm tin vào bản thân mình” – Ông Dương tiếp mạch câu hỏi “Học để làm gì?”.
Tuy nhiên, ông Trần Xuân Hoài, Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam lại có cái nhìn khác về vấn đề cử nhân thất nghiệp ở Việt Nam. “Cử nhân thất nghiệp là chuyện không chỉ có ở Việt Nam mà xảy ra ở nhiều nước khác, kể cả các nước phát triển.
Chúng ta thường nói Việt Nam không có phát minh sáng chế. Vậy thì nếu có những người có kiến thức vào làm ở các khu công nghiệp, những nơi có công nghệ cao… là điều tốt, càng nhiều càng tốt. Bởi vì từ vài chục nghìn người như vậy vào làm, với trình độ và kiến thức đã có, hy vọng ít nhất 1% học được công nghệ của nơi làm việc. Từ số đó may ra sau này chúng ta mới kiếm được một ít sáng tạo.
Nếu có được người có trình độ đại học vào làm việc của công nhân không có gì tuyệt bằng. Còn hơn để một bà bán thịt đi làm quản đốc.
Xã hội Việt Nam hỏng nhiều vì sĩ diện. Sai lầm của giáo dục Việt Nam ở chỗ sĩ diện là chính chứ không phải thực học thực làm”.
Ông Hoài thẳng thắn nhận định, “nói cho cùng sinh viên giỏi nhất của Việt Nam chỉ bằng trung bình của các nền giáo dục tiên tiến như Đức”.
“Người Việt Nam đi học ở nước ngoài thường cố gắng ở lại bằng cách làm việc đơn giản nhất là trợ giảng trong trường đại học. Theo tôi, làm trợ giảng là bất tài, nếu giỏi thật sự đã được các công ty mời làm.
Kinh nghiệm của bản thân tôi cho thấy, người Việt Nam ra nước ngoài học hàng trăm người mới chỉ có một vào người được các công ty lớn mời làm việc với mức lương tính theo đơn vị trăm nghìn USD/ năm. Trong khi đó, những người làm trợ giảng lương ở mức trung bình 40, 50 nghìn USD/ năm thì nhiều, nhưng người trong nước không hiểu, lại cứ ca ngợi tung hô”.
Lấy người học làm trung tâm là sai lầm?
Một khẩu hiệu hiện đang được tuyên truyền kẻ vẽ tại các trường học trong cả nước nhưng lại không được những người tham gia “buổi cà phê” này đồng tình.
TS Giáp Văn Dương nhận định, lý thuyết lấy người học làm trung tâm sẽ dẫn đến hệ quả: Các cháu con nhà giàu trở nên kênh kiệu, kiêu ngạo, nói không nghe – đây là hiện tượng đã xảy ra, khi giáo viên không dám nặng lời với học sinh.
“Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là thiếu kỷ luật. Một xã hội thiếu kỷ luật sẽ không tránh khỏi mâu thuẫn” – ông Dương nhấn mạnh. Còn một xã hội coi việc học làm trung tâm sẽ giúp cho những người không có điều kiện đi học trong trường.
Nhạc sĩ Dương Thụ đưa ra quan điểm, “Đối với tôi giáo dục là làm mọi cách để cho người ta có thể học được, không chỉ là học trong trường. Một là trường lớp hai là tự học. Tất cả phải tập trung vào việc học. Thầy sinh ra giúp cho người học, phát hiện, khơi gợi người học”.
Ông Trần Xuân Hoài cũng đồng tình rằng cần lấy việc học làm trung tâm, chứ không phải người học làm trung tâm. Bên cạnh đó, ông chia sẻ những kinh nghiệm khá chua xót khi giảng dạy ở Việt Nam.
“Những năm đầu mới về Việt Nam, tôi nghĩ phải dạy thật, chấm bài thật, hướng dẫn thật. Sau mới nhận ra mình sai lầm. Sinh viên chỉ cần ở mình điểm 8, 9, 10 và cái bằng, chứ không cần kiến thức. Vì vậy mà sau một thời gian, tôi đã không dạy nữa vì thấy việc dạy học của mình là lãng phí. Chuẩn bị công phu cho người học, nhưng người ta không muốn học thì vô ích”.
“Muốn thay đổi toàn diện, làm toàn diện phải nhìn thẳng vào chỗ nào cần sửa. Nghị quyết viết hay nhưng tôi thấy ngành giáo dục đang làm sai hoàn toàn. Tôi ngạc nhiên vì sao toàn ngành cứ tập trung vào thi cử mà không bàn xem trình độ phổ thông của người Việt Nam là như thế nào? Không bàn xem hệ thống giáo dục cần phải thiết kế ra sao?
Hệ thống giáo dục có nhiều phần, như triết lý giáo dục, phương pháp giáo dục, chương trình và sách giáo khoa… thuộc về phần hồn, là tâm hồn của giáo dục. Một tâm hồn tốt chỉ có thể phát triển tốt nếu được nuôi dưỡng trong một cơ thể khỏe mạnh, đó chính là phần cứng, là kiến trúc của hệ thống giáo dục. Phần cứng là phần không thể một lúc mà bỏ đi được nên phải thiết kế cho tốt. Nếu chạy trên một nền móng hỏng, sẽ không có điều gì tốt đẹp cả”.
Bà Nguyễn Lê Hằng, TS ngành Tâm lý, nhận xét “Vai trò của người thầy hiện nay đi chệch hướng. Thầy giáo là người hỗ trợ và tham gia vào quá trình học của trẻ em, chứ không phải là người truyền đạt tri thức - học cái gì – phô bày kiến thức, sự uyên bác. Thế giới đã không còn đi theo con đường này nữa. Nếu còn tồn tại ở đâu đó, thì đó là… Việt Nam”. Với góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, theo bà Hằng “Cái gì ra đời cũng có cái lý của nó, giá trị của nó. Một diễn giả nói chuyện hay có thể thu hút khán giả hai, ba tiếng đồng hồ mà người nghe không chán. Nhưng với đứa trẻ có sự tập trung không quá 15 phút, thì một tiết học mà thầy giáo rao giảng kiến thức suốt 45 phút là phản khoa học so với sự phát triển tự nhiên của trẻ”.
Học để làm gì?
TS Giáp Văn Dương - diễn giả của buổi nói chuyện – cho rằng, trước đây, khi nói đến giáo dục, người ta thường nghĩ đến việc dạy. Trọng tâm của giáo dục là người thày.
Ngày nay, do sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự mở mang của tri thức với tốc độ nhân đôi mỗi năm, sự phân công lao động sâu sắc, sự xuất hiện và biến mất của những ngành nghề mới, và đặc biệt là sự thay đổi rất nhanh của hoàn cảnh sống, thì không một người thày nào có thể có đủ kiến thức để dạy học trò nữa. Thực tế này dẫn đến một dịch chuyển căn băn bản trong quan niệm về giáo dục: Trọng tâm của giáo dục không còn là việc dạy nữa, mà là việc học.
Với ba câu hỏi của việc học - “Học cái gì?”, “Học thế nào?” và “Học để làm gì?” – Theo ông Dương “Học để làm gì?” được chú trọng hơn cả, và được coi như xuất phát điểm để xây dựng một triết lý giáo dục mới, hầu giúp cho cuộc cải cách giáo dục hiện thời tránh rơi vào bế tắc.
Một khảo sát do TS Giáp Văn Dương thực hiện bằng cách hỏi trực tiếp các em học sinh từ cấp trung học cơ sở (khoảng 80 em) đến sinh viên đại học (khoảng 100 em), và một số phụhuynh (100 phụ huynh), với câu hỏi “Học để làm gì?”. Kết quả là phần lớn các bậc phụ huynh đặt mục tiêu cho việc học của con để sau này có một công ăn việc làm tốt, kiếm được tiền lo cho bản thân và gia đình. Một số khác ít hơn cho rằng học để mở mang hiểu biết, để có địa vị trong xã hội. Với sinh viên thì mục tiêu học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm chiếm khoảng một nửa, còn lại là học mà không có bất cứ mục tiêu nào.
“Điều ngạc nhiên là trong số những người được hỏi, có đến hơn 95% cho biết họ chưa từng tự đặt câu hỏi này cho bản thân mình. Xét về logic thì đây là một sự bất hợp lý. Một đầu tư rất lớn về thời gian và tiền bạc như vậy mà mục đích lại không rõ ràng thì thật là kỳ lạ.Tất cả đều quay cuồng dạy và học, đua nhau nhồi nhét kiến thức, mà rất ít khi dừng lại tự hỏi: “Học để làm gì?”.
Xét rộng hơn cho cả hệ thống thì kết luận cũng tương tự. Khi câu hỏi “Học để làm gì?” không được trả lời thì tính hướng đích của hệ thống sẽ không rõ ràng. Hoạt động của hệ thống sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn”.
Cũng theo ông Dương, có chi tiết ẩn phía sau ba câu hỏi trên. Đó là tương ứng với nó sẽ có 3 câu hỏi dành cho người thày: “Dạy cái gì?”, “dạy thế nào?”, và “dạy để làm gì?”. “Tôi nghĩ rằng khi nhận được ba câu hỏi này, tất cả các giáo viên sẽ giật mình” – ông Dương khẳng định.
Cử nhân thất nghiệp cũng… chẳng sao
“Nếu học sinh cấp 3 trả lời được câu hỏi học để làm gì sẽ không có chuyện cử nhân thất nghiệp, thạc sĩ trở lại học nghề. Các em chưa trả lời được câu hỏi mình muốn gì trong tương lai, muốn trở thành ai trong cuộc đời này… nên hoàn toàn bất định, không chỉ mất niềm tin vào xung quanh mà còn mất niềm tin vào bản thân mình” – Ông Dương tiếp mạch câu hỏi “Học để làm gì?”.
Tuy nhiên, ông Trần Xuân Hoài, Viện hàn lâm Khoa học Việt Nam lại có cái nhìn khác về vấn đề cử nhân thất nghiệp ở Việt Nam. “Cử nhân thất nghiệp là chuyện không chỉ có ở Việt Nam mà xảy ra ở nhiều nước khác, kể cả các nước phát triển.
Chúng ta thường nói Việt Nam không có phát minh sáng chế. Vậy thì nếu có những người có kiến thức vào làm ở các khu công nghiệp, những nơi có công nghệ cao… là điều tốt, càng nhiều càng tốt. Bởi vì từ vài chục nghìn người như vậy vào làm, với trình độ và kiến thức đã có, hy vọng ít nhất 1% học được công nghệ của nơi làm việc. Từ số đó may ra sau này chúng ta mới kiếm được một ít sáng tạo.
Nếu có được người có trình độ đại học vào làm việc của công nhân không có gì tuyệt bằng. Còn hơn để một bà bán thịt đi làm quản đốc.
Xã hội Việt Nam hỏng nhiều vì sĩ diện. Sai lầm của giáo dục Việt Nam ở chỗ sĩ diện là chính chứ không phải thực học thực làm”.
Ông Hoài thẳng thắn nhận định, “nói cho cùng sinh viên giỏi nhất của Việt Nam chỉ bằng trung bình của các nền giáo dục tiên tiến như Đức”.
“Người Việt Nam đi học ở nước ngoài thường cố gắng ở lại bằng cách làm việc đơn giản nhất là trợ giảng trong trường đại học. Theo tôi, làm trợ giảng là bất tài, nếu giỏi thật sự đã được các công ty mời làm.
Kinh nghiệm của bản thân tôi cho thấy, người Việt Nam ra nước ngoài học hàng trăm người mới chỉ có một vào người được các công ty lớn mời làm việc với mức lương tính theo đơn vị trăm nghìn USD/ năm. Trong khi đó, những người làm trợ giảng lương ở mức trung bình 40, 50 nghìn USD/ năm thì nhiều, nhưng người trong nước không hiểu, lại cứ ca ngợi tung hô”.
Lấy người học làm trung tâm là sai lầm?
Một khẩu hiệu hiện đang được tuyên truyền kẻ vẽ tại các trường học trong cả nước nhưng lại không được những người tham gia “buổi cà phê” này đồng tình.
TS Giáp Văn Dương nhận định, lý thuyết lấy người học làm trung tâm sẽ dẫn đến hệ quả: Các cháu con nhà giàu trở nên kênh kiệu, kiêu ngạo, nói không nghe – đây là hiện tượng đã xảy ra, khi giáo viên không dám nặng lời với học sinh.
“Điều này sẽ dẫn đến hậu quả là thiếu kỷ luật. Một xã hội thiếu kỷ luật sẽ không tránh khỏi mâu thuẫn” – ông Dương nhấn mạnh. Còn một xã hội coi việc học làm trung tâm sẽ giúp cho những người không có điều kiện đi học trong trường.
Nhạc sĩ Dương Thụ đưa ra quan điểm, “Đối với tôi giáo dục là làm mọi cách để cho người ta có thể học được, không chỉ là học trong trường. Một là trường lớp hai là tự học. Tất cả phải tập trung vào việc học. Thầy sinh ra giúp cho người học, phát hiện, khơi gợi người học”.
Ông Trần Xuân Hoài cũng đồng tình rằng cần lấy việc học làm trung tâm, chứ không phải người học làm trung tâm. Bên cạnh đó, ông chia sẻ những kinh nghiệm khá chua xót khi giảng dạy ở Việt Nam.
“Những năm đầu mới về Việt Nam, tôi nghĩ phải dạy thật, chấm bài thật, hướng dẫn thật. Sau mới nhận ra mình sai lầm. Sinh viên chỉ cần ở mình điểm 8, 9, 10 và cái bằng, chứ không cần kiến thức. Vì vậy mà sau một thời gian, tôi đã không dạy nữa vì thấy việc dạy học của mình là lãng phí. Chuẩn bị công phu cho người học, nhưng người ta không muốn học thì vô ích”.
“Không có gì đáng ngạc nhiên tại sao giáo dục Việt Nam suy giảm”.
“Muốn thay đổi toàn diện, làm toàn diện phải nhìn thẳng vào chỗ nào cần sửa. Nghị quyết viết hay nhưng tôi thấy ngành giáo dục đang làm sai hoàn toàn. Tôi ngạc nhiên vì sao toàn ngành cứ tập trung vào thi cử mà không bàn xem trình độ phổ thông của người Việt Nam là như thế nào? Không bàn xem hệ thống giáo dục cần phải thiết kế ra sao?
Hệ thống giáo dục có nhiều phần, như triết lý giáo dục, phương pháp giáo dục, chương trình và sách giáo khoa… thuộc về phần hồn, là tâm hồn của giáo dục. Một tâm hồn tốt chỉ có thể phát triển tốt nếu được nuôi dưỡng trong một cơ thể khỏe mạnh, đó chính là phần cứng, là kiến trúc của hệ thống giáo dục. Phần cứng là phần không thể một lúc mà bỏ đi được nên phải thiết kế cho tốt. Nếu chạy trên một nền móng hỏng, sẽ không có điều gì tốt đẹp cả”.
Bà Nguyễn Lê Hằng, TS ngành Tâm lý, nhận xét “Vai trò của người thầy hiện nay đi chệch hướng. Thầy giáo là người hỗ trợ và tham gia vào quá trình học của trẻ em, chứ không phải là người truyền đạt tri thức - học cái gì – phô bày kiến thức, sự uyên bác. Thế giới đã không còn đi theo con đường này nữa. Nếu còn tồn tại ở đâu đó, thì đó là… Việt Nam”. Với góc nhìn của một chuyên gia tâm lý, theo bà Hằng “Cái gì ra đời cũng có cái lý của nó, giá trị của nó. Một diễn giả nói chuyện hay có thể thu hút khán giả hai, ba tiếng đồng hồ mà người nghe không chán. Nhưng với đứa trẻ có sự tập trung không quá 15 phút, thì một tiết học mà thầy giáo rao giảng kiến thức suốt 45 phút là phản khoa học so với sự phát triển tự nhiên của trẻ”.