LIỆU BẠN CÓ THỂ ÁP DỤNG CHIẾN LƯỢC 7P ĐỂ MARKETING BẢN THÂN?

ndvhaaa

Thành viên
Tham gia
18/12/2021
Bài viết
1
7P là một thuật ngữ chuyên ngành của marketing thị trường. Chiến lược này cho phép doanh nghiệp hiểu sâu về nhu cầu và mong đợi của khách hàng, từ đó đưa ra giải pháp đáp ứng những nhu cầu này.

Vậy thì ngoài áp dụng vào kinh doanh ra, ta có thể áp dụng 7P vào marketing bản thân không? Và nếu có thì áp dụng 7P vào cho bản thân như thế nào?



marketing là gì




1. Marketing bản thân



Marketing bản thân, hay tiếp thị thương hiệu cá nhân, là tất cả những hành động nhằm đẩy mạnh tên tuổi, năng lực, giá trị và sự khác biệt của bạn đến với thật nhiều người.

Mục đích lớn nhất của tiếp thị thương hiệu cá nhân chính là được càng nhiều người chú ý đến càng tốt. Trong công việc, khi bạn được sếp hay đối tác chú ý, bạn sẽ dễ tiến xa hơn trong sự nghiệp. Trong đời sống, khi bạn được nhiều người chú ý, bạn sẽ có được nhiều mối quan hệ giá trị, chất lượng hơn. Trong kinh doanh, khi bạn được nhiều người chú ý, sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp sẽ bán được chạy hơn.

Nói chung, tiếp thị thương hiệu cá nhân sẽ đem lại cho bạn thật nhiều lợi ích trong cả công việc, thu nhập và đời sống. Và chiến lược 7P trong lĩnh vực này hoàn toàn có thể được áp dụng.

2. 7P trong marketing mix



Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường. Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P được sử dụng trong hoạt động Marketing hàng hóa. Sau đó được phát triển lên thành mô hình 7P theo sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại.

Càng ngày, 7P càng được ưu tiên sử dụng nhiều hơn. Mô hình này trong Marketing được biết đến là 7 yếu tố cũng như chiến lược thiết yếu để quảng bá hiệu quả đến đối tượng mục tiêu. Chiến lược 7P xoay quanh các yếu tố: Product, Price, Place, People, Promotion, Physical evidence.

Mô hình marketing 7P


Các nguyên tố trong chiến lược Marketing 7P



3. Áp dụng 7P vào marketing bản thân

Điều tôi muốn hướng đến ở đây là sức lao động của bạn chính là một phần tạo nên thương hiệu của riêng bạn. Bài viết này muốn gợi ý cho các bạn phát triển marketing bản thân theo 7 yếu tố của mô hình marketing 7P.



3.1 Product (sản phẩm)

Chiến lược marketing của bạn không thể thiếu đượcyếu tố này. Nhất là trong chiến lược 7P.

Sản phẩm là thứ được tạo nên nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Nhà sản xuất khi tạo ra sản phẩm của mình phải đảm bảo được quá trình xây dựng, sản xuất theo kịp xu hướng và hành vi của khách hàng, bởi vì thị trường có xu hướng thay đổi liên tục. Sản phẩm được chia làm 2 nhóm chính là sản phẩm cho thị trường tiêu dùng - là vật phẩm để tiêu thụ, và sản phẩm cho thị trường doanh nghiệp - là nguyên liệu sản xuất và các dịch vụ hỗ trợ.

Sản phẩm để bạn marketing bản thân chính là thương hiệu và sức lao động của bản thân bạn, là nguyên liệu sản xuất cho thị trường doanh nghiệp. Và phải lưu ý rằng, trong suốt quá trình xây dựng, sản xuất sức lao động của mình phải liên tục cập nhật để đáp ứng kịp xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động.



Sản phẩm muốn phát triển theo mô hình 7P, người tạo ra sản phẩm đó cần nhìn một cách khách quan rồi trả lời được các câu hỏi (dạng WH-questions):

  • Sản phẩm được chào bán là sản phẩm gì?
  • Tên của sản phẩm?
  • Công dụng của sản phẩm?
  • Chất lượng của sản phẩm như thế nào?
  • Sản phẩm có gì nổi bật?
  • Giá cả của sản phẩm như thế nào?
  • Giá trị sản phẩm theo như kỳ vọng của bạn?


Sản phẩm trong marketing 7P được phân tích theo vòng đời 4 giai đoạn, từng giai đoạn sẽ có chiến lược kinh doanh khác nhau. Tương tự, sức lao động của bạn cũng trải qua 4 bước và bạn cần thay đổi chiến lược phát triển bản thân theo nó.

vòng đời của sản phẩm 7P

Sơ đồ một chu kỳ vòng đời của sản phẩm



  • Giai đoạn hình thành: ở giai đoạn này, nhân lực mới thường sẽ đi thực tập, thử việc để thử nghiệm thị trường và có vốn tích lũy cho mình. Cùng thời gian này mới là lúc bạn xác định sau đó con đường nào là con đường phù hợp nhất với khả năng phát triển của bản thân.
  • Giai đoạn tăng trưởng: là giai đoạn mà chất lượng nhân lực có sự phát triển rõ nhất. Bạn làm quen với việc học hỏi mỗi ngày từ môi trường của mình. Đây là thời điểm để bạn tạo ra những bước tiến lớn.
  • Giai đoạn trưởng thành: đây là thời điểm bạn biết đâu là phần mạnh nhất của mình. Bạn tập trung vào phần đó để phát triển chiều sâu, thay vì làm lan man nhiều thứ.
  • Giai đoạn thoái trào: tới thời điểm này thì khó có thể học hỏi được những điều mới. Nhưng bạn đã đủ chín chắn và thành thạo trong lĩnh vực của mình, vậy thì có thể tận dụng kiến thức đó vào việc hướng dẫn những người mới.

3.2 Price (giá cả)

Không thể không kể đến yếu tố này một khi đã gia nhập vào thị trường. Mỗi mặt hàng được mang đi tiêu thụ, người tiêu dùng đều phải trả mức phí để nhất định. Năng lực của bạn cũng vậy.

Price in 7P




Trong marketing 7P nói riêng, khi mua một sản phẩm thì ngoài chất lượng ra, khách hàng quan tâm tới mức giá đó có phù hợp không. Đây là một trong những yếu tố quyết định hành vi của người tiêu dùng.

Nhà tuyển dụng, nhất là nhà tuyển dụng 7P muốn biết mức lương của vị trí mà bạn đưa ra là khoản chi họ có thể đáp ứng. Đồng thời còn phải là “tiền nào của nấy”, họ muốn được đảm bảo năng suất mà họ nhận được tương ứng với cái giá mà họ trả. Vì vậy, bạn nên đề xuất cho thị trường mức giá bằng hoặc vượt mong đợi về chất lượng sản phẩm mà bạn tạo ra.



Đối với những người mới bước vào thị trường lao động, chưa có tên tuổi, địa vị cũng như kinh nghiệm thì không nên trông đợi một con số quá lớn. Đối tác chắc chắn sẽ không yên tâm chi trả khi chưa biết được họ nhận lại gì. Nhưng nếu quá thấp, người ngoài sẽ nghi ngại bạn kém chất lượng.



Vì vậy, bạn nên nghiên cứu để có thể đề xuất mức lương phù hợp nhất với mình. Có thể dựa trên các câu hỏi sau:

  • Số tiền mà bạn đã bỏ ra để tạo nên sản phẩm: hay ở đây là chi phí cơ hội mà bạn chi ra để có được trình độ mà bạn đang đề xuất.
  • Khách hàng (nhà tuyển dụng) có cảm thấy xứng đáng với mức giá này?
  • Có nên thực hiện giảm giá để kích thích hành vi của khách hàng: đối với loại hàng là sức lao động, bạn còn có thể hiểu là có những ưu đãi khác đi kèm (những kỹ năng bổ trợ cho công việc này mà không phải ai cũng có).
  • Mức giá của bạn so với các đối thủ như thế nào: tất nhiên, doanh nghiệp nào cũng muốn tối thiểu hóa chi phí của mình, vậy nên hãy để ý cả xung quanh của mình nữa nhé!

3.3 Place (Kênh phân phối)

Marketing – mix 7P không thể thiếu được kênh phân phối. Đây là khoảng không gian mà người bán lựa chọn để tiếp cận khách hàng của mình. Là lao động, “Place” của bạn là vùng doanh nghiệp mà bạn hướng tới.



Cần xác định loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn hướng tới, hãy sắp xếp nó theo thứ tự ưu tiên nếu bạn chưa biết đâu mà là kênh phù hợp cho bạn. Sau đó, để bạn phát huy được điểm mạnh của mình trên kênh đó, bạn cần:

- Thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng bằng cách chú trọng thể hiện điểm mạnh của bản thân (qua bằng chứng cụ thể càng tốt).

- Thường xuyên tự đánh giá hiệu quả trong các kênh đã lựa chọn để biết kênh nào là phù hợp với mình và loại bỏ những kênh không phù hợp.



Với yếu tố này trong mạng lưới 7P, bạn cũng cần đặt mình vào vị trí của nhà tuyển dụng để xác định được:

- Đối tượng mà bạn hướng tới thường tuyển nhân sự từ nguồn nào?

- Đâu là các kênh tuyển dụng tiềm năng mà họ tìm được?

- Ngoài việc xét tuyển thông thường, họ còn có cách tuyển nào nữa không?

- Nơi mà bạn nhắm tới có gì khác so với đối thủ cạnh tranh?

3.4 Promotion (Xúc tiến)

promotion 7P




Để có thể marketing bản thân tốt hơn thì đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để quảng bá độ nhận diện cho thương hiệu của bạn. Trong chiến lược 7P, các loại hàng hóa thông thường, có rất nhiều cách áp dụng để tiếp thị cho sản phẩm. Loại sản phẩm là nguồn nhân lực thì phương pháp tiếp thị hạn chế hơn.

- Bán hàng cá nhân: trong quá trình tiếp xúc trực tiếp (thực tập, thử việc,…) bạn có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về doanh nghiệp đó, từ đó đáp ứng được nhu cầu của họ nếu bạn muốn

- Marketing trực truyến: thay vì phải gặp trực tiếp đối tác và hẹn giờ, mất thời gian di chuyển,… thì với phương pháp này bạn có thể kết nối bạn - nhân lực trẻ - với mọi người - nhà tuyển dụng - mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có internet. Marketing trực tuyến có các dạng:

+ Social media marketing: thông qua các kênh mạng xã hội tìm kiếm việc làm như Linkedin (mạng toàn cầu và chỉ tính riêng Việt Nam đã có 750 triệu tài khoản), hoặc topCV (với 3 triệu tài khoản trong đó 110 nghìn tài khoản là của nhà tuyển dụng),…

+ Website/Blog: Liên hệ trực tiếp qua các kênh truyền thông của công ty ấy. Tiếp cận với các kênh này bạn sẽ có nhiều thông tin hơn về đối tượng mà mình đang hướng đến.

+ Email: cách này thì truyền thống hơn nhưng lại mang tính trang trọng hơn cả, bởi doanh nghiệp nào cũng có và trao đổi công việc qua mail.

+ Quan hệ công chúng: thông qua mạng lưới quan hệ của mình, nhờ người quen giới thiệu, qua giấy giới thiệu,…

3.5 People (Con người)

Một phần không thể thiếu trong marketing 7P, cũng chính yếu tố này là sản phẩm mà chúng ta mang ra thị trường – con người. Yếu tố này chất lượng hay không là do bản thân phải tự rèn luyện để trau dồi chất cho mình. Bạn cần độc lập hoàn thiện nó để sống sót trên thị trường lao động đầy tính cạnh tranh.

Song song với đó, bạn còn cần mạng lưới quan hệ giữa người với người, tạo thành một cộng đồng của riêng mình để lan truyền nhu cầu việc làm của bạn trên phạm vi rộng hơn. Cần có người liên lạc, truyền tin cho bạn. Nhóm người khác là những người ảnh hưởng tới quyết định của bạn (hoặc của đối tượng mà bạn hướng tới).

network 7P



3.6 Process (Quá trình)

Process trong marketing 7P được xem là một quá trình quan trọng bao gồm hệ thống và quy trình ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ đến cho đối tác.

Process đối với các doanh nghiệp đều theo một quy trình cụ thể. Tuy nhiên cần theo dõi suốt quá trình để điều chỉnh và cải tiến kịp thời nhằm tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí cho doanh nghiệp.

Áp dụng process 7P vào với người lao động. Quá trình tiếp cận tới đối tượng tuyển dụng thì phải bám sát quá trình tuyển dụng. Theo dõi chủ động để ứng phó kịp thời. Quá trình này còn giúp giảm thiểu các chi phí phát sinh, rủi ro cho nhân lực 7P.

process 7P




3.7 Physical evidence (Bằng chứng hữu hình)

Marketing 7P Physical Evidence là tập hợp trải nghiệm trực tiếp trong mô hình dịch vụ bao gồm các cơ sở vật chất do con người hoặc thiên nhiên tạo ra tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mà đối với nhân lực thì đây là những thực tế hoạt động của mình trên lĩnh vực đó. Nó có thể là kinh nghiệm làm thêm, khen thưởng trực tiếp tới người đó,… Tóm lại, nó là thứ dùng để chứng minh công sức của bạn vào trong công việc bạn đang hướng tới.

Physical Evidence thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa đôi bên hợp tác với nhau. Đồng thời, nó giúp thiết kế thương hiệu của bạn có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt của sản phẩm thông thường là về thiết kế màu sắc, logo, kiểu dáng, âm thanh, hình ảnh,...Tạo ra một hình ảnh thương hiệu đậm nét khắc sâu trong tâm trí khách hàng.

Áp dụng với nhân lực trong 7P, sự khác biệt này là tên tuổi, kinh nghiệm, tính cách, kết quả công việc, xu hướng giải quyết công việc, cách giao tiếp,… làm sao để để lại ấn tượng trong nhà tuyển dụng.
 
×
Quay lại
Top