- Tham gia
- 19/11/2010
- Bài viết
- 1.453
(SVVN)Giáo sư Tâm lý, bác sĩ Tâm thần Lương Cần Liêm, hiện đang sống và làm việc tại Pháp, vẫn thường xuyên về Việt Nam để chủ trì các hội thảo khoa học quốc tế. Ông là chủ tịch Hội khoa học Tâm lý, Tâm thần Pháp - Việt và là khách mời quen thuộc của mục Yêu thực sự trên Sinh Viên Việt Nam (SVVN). Trong câu chuyện đầu Xuân, bác sĩ Lương Cần Liêm chia sẻ những hiểu biết về Hạnh phúc để sống hạnh phúc dưới góc độ tâm lý và tâm thần.
Thưa bác sĩ, ông quan niệm thế nào về Hạnh phúc?
Khi nghe ai đó thốt lên “Tôi hạnh phúc quá!” thì tôi muốn hỏi lại họ “Cái gì làm bạn hạnh phúc vậy?”. Có phải là lúc trước bạn không hạnh phúc? Nếu là không thì sống làm gì? Như thế, tôi nghĩ trước tiên là chúng ta có hạnh phúc mà không biết rõ dù nó ở ngay trước mắt và dưới chân chúng ta.
Nếu quên thực tại, chỉ nghĩ đến cái h.am m.uốn thì hạnh phúc là “vấn đề”. Thay đổi tốt ta nói “hạnh phúc quá”, thay đổi không vừa ý, ta nói “xui quá”. Như vậy, theo tôi Hạnh Phúc có hai mặt. Trước là một chốc lát và sau là một địa bàn sống.
Khi cuộc sống được ví như con thuyền mình chèo giữa dòng đời này thì hạnh phúc là có thuyền đi và có hướng chèo. Trên dòng sông của cuộc đời ấy ta thường quên thuyền, quên sông, quên gió mà xem đó là một môi trường hiển nhiên. Đồ vật, sung sướng, tình yêu, tiến bộ vừa là phương tiện, vừa là dụng cụ, vừa là mục tiêu để thuyền cập bến đúng hướng là cái Đẹp, cái Lành, cái Thật. Cái lạ của thực trạng hạnh phúc là khi gặp cái Đẹp, cái Lành, cái Thật thì trong người không còn thấy khó chịu, không còn thấy thêm h.am m.uốn, có ý thức để những người khác cũng được như mình.
Hạnh phúc không phải cho một mình mình mà phải biết sẻ chia cho những người xung quanh. Hạnh phúc một mình mình hưởng là ích kỷ, không phải là Hạnh phúc.
Hạnh phúc của thời tuổi trẻ, theo bác sĩ cần phải hiểu như thế nào?
Tuổi trẻ rất nhạy cảm với cái Đẹp, cái Lành và cái Thật. Nhạy cảm này có thêm một chất xúc tác cực mạnh của tuổi trẻ là sức Tìm tòi. Tìm cái Đẹp, cái Lành, cái Thật là xây dựng một cuộc sống có Độc lập, có Tự do và có Hạnh phúc. Hạnh phúc nhất của tuổi trẻ là “xuất gia” tìm tòi, “tùy cảnh” giải đáp thắc mắc yêu cầu của mình. Tuổi trẻ là phải có bạn.
Chắc chắn là có nhiều điều khác. Tôi chỉ muốn nói với các bạn trẻ bây giờ là phải tìm “cách sống thời gian”. Trước kia, muốn liên lạc với bạn mình là mất cả giờ chờ đợi, hàng tuần đợi thư. Thời bây giờ thì mở máy điện thoại là xong việc: OK hay không OK. Thời giờ là nhân tố xây dựng một đời sống nội tâm thật. Hạnh phúc là một ngôi nhà cùng chung sức xây lên chứ không phải một khẩu hiệu quảng cáo: Tôi có hạnh phúc như tôi có chiếc xe.
Bản thân người trẻ phải làm gì để sống hạnh phúc, thưa bác sĩ?
Làm gì? Nói với nhau: Anh nghĩ hạnh phúc là gì, sống ra sao? Em nghĩ hạnh phúc là gì, sống ra sao? Chúng ta nghĩ hạnh phúc là gì, sống như thế nào? Đến bây giờ chưa nhà triết học nào định nghĩa được từ Hạnh Phúc nhưng rất lạ là từ này có tính cách toàn diện nên ai cũng cảm nhận trước rồi tìm ý nghĩa sau. Họp tâm trước, họp ý sau, chót là họp tình.
Khi môi trường xung quanh không theo như ý mình muốn, mình phải ứng xử như thế nào để sống hạnh phúc?
Môi trường xung đột cá nhân thì khuyến khích pha trộn hạnh phúc, sung sướng, tình yêu, t.ình d.ục, h.am m.uốn chung vào một rọ. Tức là môi trường thương mại “buôn bán” cái h.am m.uốn như một đơn vị ăn xài, tiêu thụ đến một trạng thái tâm lý rất đặc biệt là “tưởng tượng hạnh phúc là hạnh phúc”. Khi được món đồ trong tay, khi có cái áo trên người thì hết tưởng tượng, hết vui, hết hạnh phúc. Sống hạnh phúc là luôn giữ được sự chủ động.
Không ít người trẻ hiện nay đang sống nhanh, gấp gáp và thường hiểu Hạnh phúc gắn liền với những giá trị vật chất như xe sang, quần áo đẹp, điện thoại di động đời mới... Bác sĩ có lời khuyên gì với những bạn trẻ này?
Đúng là sung sướng khi đạt được món đồ mình “thèm” từ lâu. Có thể đó chỉ là hạnh phúc trong chốc lát, nhưng đúng là Hạnh phúc do món đồ, do cảm giác thiếu thốn, do mong muốn bằng bạn bằng bè... đem lại. Cái ý niệm “confort” là một ý niệm mới của văn minh vật chất. Nó có tính cách thật là cá nhân.
Hỏi thử người chạy xe Rolls Royce bên cạnh người nghèo khổ thì họ có hạnh phúc không? Thật ra người ấy sống trong nỗi sợ vô hình. Ý niệm Hạnh phúc vẫn là một ý niệm vô cùng đạo đức vì nó buộc con người chia sẻ. Hạnh kiểm và phúc đức là cái Thật.
Trên thực tế hai cụm từ Tình yêu và Hạnh phúc luôn đi cùng với nhau. Xin bác sĩ giải thích mối quan hệ này dưới góc độ Tâm lý và Tâm thần?
Hai cụm từ này rất gần với nhau. Tâm lý của tình yêu là cần đối tác, đối tượng, tức là yêu ai? Yêu cái gì? Yêu lúc nào và yêu ở đâu. Thế nào là yêu cho tôi sung sướng? Nếu tôi chỉ biết yêu tôi và cho đó là trên hết, là điểm cuối cùng– tức là tự ái đối mặt trong gương với ái tự – thì con người đi vào con đường tâm thần của thâm hiểm.
Hạnh phúc là một trạng thái, một hiện trạng chứng minh cho mình và cho bên ngoài rằng những câu hỏi về tình yêu đã được mình “thương đối” giải đáp qua cách sống, cách suy nghĩ, trong quan hệ giữa người với người. Tức là sống có tình cảm.
Nói chung, cái khác biệt cơ bản giữa hai từ ấy là ta có thể “muốn” tình yêu – khi có, khi giống như có – nhưng ta không thể “muốn” hạnh phúc là được. Nhưng khi hạnh phúc đến với ta thì thực trạng đó như một giác ngộ của sự thật sống. Nếu ta nghĩ đã đạt hạnh phúc như ta đã tính toán trước thì ta chỉ đạt điều kiện của nhu cầu hạnh phúc. Cái khó nhất là “yêu hạnh phúc” một cách vô tư, vô lợi: Khi đó tình yêu và hạnh phúc là một.
t.ình d.ục có quan hệ như thế nào với Hạnh phúc, thưa bác sĩ?
t.ình d.ục là sức mạnh thúc giục của khí sống. Không phải chỉ có t.ình d.ục s.ex. Ham sống cũng là một loại t.ình d.ục. Định nghĩa quan hệ của sức sống với bên ngoài – ở loài người cũng như với loài thú – gọi là “tình”. Có tình là không giết nhau. Khi quan hệ tình này có ý thức, ta gọi là “tâm”. Lúc đó sẽ kiềm chế hay thỏa mãn theo nhịp “tim”. Và khi có ý thức về ý thức cái “tâm’ và cái “tình” thì ta có “trí”, tức là có suy nghĩ lý luận, biết tính toán kế hoạch sống, kế hoạch hóa t.ình d.ục.
Hạnh phúc là tột đỉnh của cuộc sống tình yêu rất cụ thể vì nó được xây trên đạo đức, tức là một cuộc sống hằng ngày thiêng liêng với bạn, với xã hội, với một nhận thức trong sáng. Ta có thể hạnh phúc khi đọc một quyển sách. Nói cách khác, tầng dưới nhất của con người là t.ình d.ục, thường do s.ex chỉ định như thú tính. Tầng trên là tình yêu con người có (luật) tình cảm, có (luật của) s.ex. Trên cùng là hạnh phúc có thể có tình cảm, có s.ex nhưng cũng có khi không có mà vẫn có hạnh phúc như khi xem một bức tranh đẹp, nghe một bản nhạc tuyệt vời.
Yêu hạnh phúc là một cõi không gian và thời gian không bị quy định bởi s.ex và tình, “có như không và không như có, ấy là hạnh phúc” nếu ta nói như triết lý nhà Phật.
Xin cảm ơn bác sĩ.
(SVVN)