Lạm phát...

casanohu

Cựu quản lý
Tham gia
8/1/2010
Bài viết
474
Lạm phát là gì ?
Trong kinh tế học, thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung hầu hết các hàng hoá và dịch vụ so với thời điểm một năm trước đó. Như vậy tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của hai loại hàng hoá vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi.

Khi giá trị của hàng hoá và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi, và với cùng một số tiền nhất định, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hoá ít hơn so với năm trước. Có nhiều dạng lạm phát khác nhau, như lạm phát một con số (single-digit inflation), lạm phát hai con số (double-digit inflation), lạm phát phi mã (galloping inflation), siêu lạm phát (hyper inflation)...
Một ví dụ điển hình của siêu lạm phát là vào năm 1913, tức là ngay trước khi chiến tranh thế giới nổ ra, một USD có giá trị tương đương với 4 mark Đức, nhưng chỉ 10 năm sau, một USD đổi được tới 4 tỉ mark. Vào thời đó, báo chí đã đăng tải những tranh ảnh biếm họa về vấn đề này: người ta vẽ cảnh một người đẩy một xe tiền đến chợ chỉ để mua một chai sữa, hay một bức tranh khác cho thấy ngày đó đồng mark Đức được dùng làm giấy dán tường hoặc dùng như một loại nhiên liệu.

Lạm phát được tính như thế nào?

Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này).

Các giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả để đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.

Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ biến nhất chính là CPI - Chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index) đo giá cả của một số lượng lớn các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, bao gồm thực phẩm, lương thực, chi trả cho các dịch vụ y tế..., được mua bởi "người tiêu dùng thông thường".
Hiện nay, CPI của Việt Nam đo giá cả của khoảng 400 loại hàng hoá, trong khi đó để tính CPI ở Mỹ người ta điều tra tới 80.000 loại hàng hoá và dịch vụ. Không những thế, CPI còn được tính riêng cho nhóm người tiêu dùng nông thôn, thành thị, công nhân viên chức thành thị...

Nguyên nhân lạm phát

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính.
- Lạm phát do cầu kéo
Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường. Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn. Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là”quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá”.

- Lạm phát do chi phí đẩy
Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.

- Lạm phát do cơ cấu
Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh từ đó.

- Lạm phát do cầu thay đổi
Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.

- Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.

- Lạm phát do nhập khẩu
Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
- Lạm phát tiền tệ
Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Ai là nạn nhân của lạm phát?

Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều trở thành nạn nhân của lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì mỗi người đều là người tiêu dùng. Tuy nhiên, 3 thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất là:

- Người về hưu: Lương hưu là một trong những “hàng hoá” ổn định nhất về giá cả, thường chỉ được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hàng hoá đã tăng lên gấp nhiều lần.

- Những người gửi tiền tiết kiệm: Hẳn nhiên sự mất giá của đồng tiền khiến cho những người tích trữ tiền mặt nói chung và những người gửi tiền tiết kiệm đánh mất của cải nhanh nhất.

- Những người cho vay nợ: Khoản nợ trước đây có thể mua được một món hàng nhất định thì nay chỉ có thể mua được những món hàng có giá trị thấp hơn. Vậy ai là người được hưởng lợi? Có lẽ khi đồng tiền mất giá dần thì người sung sướng nhất chính là những con nợ vì nay khoản nợ họ phải trả có vẻ nhẹ gánh hơn.
 
nhưng mình không hiểu tại sao dùng tiền điện tử thì có thể quản lí và kiềm chế dược lạm phát nhỉ. tiền giấy gay tiền điện tử thì đều tiêu như nhau mừ:KSV@01:
 
vậy lạm phát là không tốt rồi
Tất nhiên roài bạn. Nếu lạm phát mà tốt thì chính phủ các nước làm gì phải đôn đáo để chống làm phát chứ. Đất nước lạm phát càng nhiều thì đồng tiền càng rớt giá. Bạn có tin là trẻ em nước đứng đã từng lấy tiên giấy ra để làm diều chơi và xếp máy bay không.
 
nhưng mình không hiểu tại sao dùng tiền điện tử thì có thể quản lí và kiềm chế dược lạm phát nhỉ. tiền giấy gay tiền điện tử thì đều tiêu như nhau mừ:KSV@01:
tiền điện tử là sao ta?
 
nhưng nhiều khi không có lạm phát là cũng không tốt mà. lạm phát không tốt nhưng vẫn cần lạm phát:)))
thực ra lạm phát nếu ở 1 khoảng 1 - 2% còn có tác dụng kích thích nền kinh tế. Nếu giữ mức lạm phát là 0% thì không cẩn thận sẽ dẫn tới giảm phát mà giảm phát thì còn nguy hiểm hơn lạm phát nữa
 
tiền điện tử là sao ta?
tiền điện tử theo mình hiểu là tiền do ngân hàng phát hành nhưng không ở dạng vật chất như giấy, kim loại, polime...mà ở dạng dữ liệu vi tính hay cái gì đó tương tự chẳng biết gọi thế nào cho chính xác nữa:KSV@19::KSV@09:
 
×
Quay lại
Top Bottom