Đến hẹn lại lên, cứ mỗi đầu năm học mới thì vấn đề nhà trọ lại nóng hơn bao giờ hết. Đặc biệt là với tân sinh viên, đồng nghĩa với bạn sẽ phải sống xa gia đình, xa vòng tay yêu thương của bố mẹ. Điều này cũng có nghĩa là, bạn phải học cách sống tự lập để chăm lo cho bản thân cũng như ứng xử với mọi người xung quanh nhất là cuộc sống rất phức tạp khi ở trọ bên ngoài. Và nơi dừng chân trong 4,5 năm đại học sắp tới sẽ là kí túc xá - một môi trường khá là tốt.
Chi phí sinh hoạt thấp
Theo mặt bằng chung và giá cả thị trường, giá nhà trọ hiện nay đã tăng lên khoảng 20–30%. Đơn cử trước đây, một phòng trọ bình dân không khép kín, rộng khoảng 10m2 chỉ có giá từ 500.000–700.000 đồng. Nhà trọ trung bình 15m2 giá khoảng 1,2 triệu–1,5 triệu đồng thì nay, một phòng trọ thuộc loại bình dân nhất cũng đã được cho thuê với giá 1 triệu đồng. Hầu hết các chủ nhà trọ đều tăng giá nước và điện so với giá chung nhà nước, 5.000-6.000 đồng/m³, 3.000-4.000 đồng một số điện.
Lý giải giá nhà trọ tăng cao, chủ một nhà trọ tại phố Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội) khẳng định: "Thời buổi tất cả các thứ đều tăng, nhất là giá điện, giá xăng luôn ở mức cao thì nhà trọ cũng phải tăng giá mới đảm bảo đủ thu nhập". Tâm lý chung của các tân sinh viên đều mong muốn nhanh chóng tìm cho mình nơi ở ổn định, gần trường và giá cả hợp lí nên càng đẩy nhu cầu và giá nhà trọ tại khu vực gần các trường đại học "sốt" hầm hập.
Những khu nhà trọ xa trung tâm như Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai), Quang Trung, Ba La (Hà Đông), Mỹ Đình, Cầu Diễn... cũng tăng giá. Tìm đến một căn nhà trọ trên đường Lĩnh Nam, căn phòng chưa đầy 10m2, nhưng bà chủ hét 1 triệu đồng/tháng. Theo các bạn sinh viên ở đây, giá phòng này tăng gấp rưỡi so với cách đây 6 tháng. Tương tự, các khu nhà trọ làng Phú Đô (Mỹ Đình, Cầu Giấy) cũng tăng thêm 100.000- 200.000 đồng.
Giá các căn phòng "cũ nát" cũng được các chủ trọ
hét lên 1.2 triệu/ tháng. (Ảnh minh họa)
Khu trọ ẩm thấp, rẻ hơn thì hầu như hết phòng.
(Ảnh minh hoạ)
Với những tân sinh viên gia đình có điều kiện thì vấn đề nhà trọ không quá bức thiết. Họ có thể lựa chọn những chung cư mini hoặc những khu trọ giá cao được trang bị sẵn đồ dùng, Internet, bãi gửi xe. Tất nhiên, "tiền nào của nấy”, giá của những căn phòng này không thể thấp hơn 2.5 triệu/tháng.
Trong khi đó, chi phí ở ký túc xá hiện tại chỉ ở mức 120-200 nghìn đồng/tháng/người; tiền điện được cho 10kW/người nếu dùng quá sẽ là 2.000đ/kw, tiền nước được dùng miễn phí (tuỳ trường) hoặc 4.000đ/m³. Như vậy một tháng tính cả tiền ăn, ở, .. chỉ mất khoảng 400.000-500.000 đồng.
Sự khác biệt giữa KTX và nhà trọ (Ảnh minh hoạ)
Bên cạnh đó, chi phí đi lại cũng là một vấn đề khi mà giá xăng dầu, giá gửi xe đang tăng do lạm phát, do tình hình bất ổn của thế giới. Xe bus, xe đạp, xe máy là những phương tiện chủ yếu dành cho người ở trọ. Tình trạng tắc đường diễn ra thường xuyên, tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Xe bus luôn trong tình trạng quá tải. Đấy là những bất tiện dành cho sinh viên ở ngoài. Họ có thể đi học muộn, phải dạy sớm, một tháng phải mất từ 100.000 đồng-300.000 đồng cho việc đi lại. Đối với sinh viên ở kí túc xá thì ngược lại. Họ không mất khoản chi phí nào, việc đi học chỉ đơn giản là đi bộ từ kí túc xá lên giảng đường.
Như vậy, chúng ta có thể thấy việc ở kí túc xá tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với ở trọ ngoài.
Môi trường sống an toàn,bảo đảm
Ở ký túc xá, mỗi tầng có 1 ban quản lí – đó là các nam sinh viên của trường. Họ có nhiệm vụ kiểm tra, nhắc nhở về giờ giấc đi lại, lối sống, vệ sinh phòng ở của sinh viên. Giờ mở, đóng cổng của các trường là từ 5.30 – 23 giờ. Đó là thời gian tương đối hợp lí để sinh viên có thể tự do học tập, làm việc mà mình muốn. Không nên về quá muộn sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là với các bạn nữ. Ngoài ra, ở ký túc xá cũng có quy định là nghiêm cấm uống rượu, ai vi phạm sẽ bị đuổi. Đây là quy định rất tốt nhằm bảo vệ sức khoẻ cho sinh viên và cũng là để tránh xảy ra hiện tượng say rượu gây ẩu đả, đánh nhau làm ảnh hưởng đến những sinh viên khác.
Ở nhà trọ không có bảo vệ như ở kí túc xá , sinh viên phải tự quản lý đồ đạc, tư trang của mình. Tình trạng mất cắp diễn ra thường xuyên. Có thể là kẻ gian ở ngoài lợi dụng sơ hở vào lấy cắp, hoặc cũng có khi là người trọ cùng phòng mình mà mình không thể biết. Một điều nữa, nếu không may thuê nhà trọ ở những nơi ồn ào, đông đúc, an ninh không bảo đảm, như là ở chợ,… Chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng, bạn không thể tập trung và thoải mái học tập, sinh hoạt. Các bạn nam sẽ rất dễ bị lôi kéo vào con đường tệ nạn như cờ bạc,cá độ,rượu chè,nghiện game online,…
Rèn luyện bản thân, tập trung học tập
Bước chân vào cánh cổng đại học, phải sống xa gia đình, bạn sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, tự lập, tự chăm sóc cho bản thân, biết chi tiêu hợp lí và tập trung cho việc học. Mỗi phòng ở ký túc xá có 6-10 sinh viên. Mỗi người đến từ những nơi khác nhau, có tính cách, lối sống khác nhau. Việc sống tập thể như vậy yêu cầu chúng ta phải biết hoà đồng, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết cách ứng xử với từng người. Các kĩ năng mềm cũng từ đó được nâng cao.
Ở cùng nhau trong 4 năm, những người bạn cùng phòng trong ký túc coi nhau như một gia đình. Những khi đau ốm có người ở bên chăm sóc, gặp chuyện không vui có người ở bên an ủi, sẻ chia. Ngược lại, sẽ rất buồn, tủi thân, cô độc nếu bạn bị ốm và nằm một mình trong căn nhà trọ lạnh lẽo, trống vắng, không ai bên cạnh.
Đối với sinh viên, việc học là quan trọng nhất, được đặt lên hàng đầu. Khi ở một mình bạn sẽ rất dễ bị xao nhãng học hành bởi rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí xung quanh. Phải thật quyết tâm, có ý chí thì mới có thể tự học bài ở nhà mỗi ngày. Ở kí túc thì không vậy, khi cả phòng học bài nó tạo nên một môi trường nghiêm túc, là động lực để bạn thi đua, cố gắng học hành. Việc ở gần bạn bè giúp sinh viên có thể trao đổi kiến thức, cùng nhau giải đáp những thắc mắc bài vở trên lớp.
Kết
Dân ta có câu “ an cư lạc nghiệp”, phải có một chỗ ở bảo đảm, chất lượng thì sinh viên mới có thể tập trung hết khả năng cho việc học. Hy vọng bài viết này sẽ là một gợi ý giúp các bạn sinh viên có được sự lựa chọn đúng đắn về nhà ở dành cho mình.
Chi phí sinh hoạt thấp
Theo mặt bằng chung và giá cả thị trường, giá nhà trọ hiện nay đã tăng lên khoảng 20–30%. Đơn cử trước đây, một phòng trọ bình dân không khép kín, rộng khoảng 10m2 chỉ có giá từ 500.000–700.000 đồng. Nhà trọ trung bình 15m2 giá khoảng 1,2 triệu–1,5 triệu đồng thì nay, một phòng trọ thuộc loại bình dân nhất cũng đã được cho thuê với giá 1 triệu đồng. Hầu hết các chủ nhà trọ đều tăng giá nước và điện so với giá chung nhà nước, 5.000-6.000 đồng/m³, 3.000-4.000 đồng một số điện.
Lý giải giá nhà trọ tăng cao, chủ một nhà trọ tại phố Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội) khẳng định: "Thời buổi tất cả các thứ đều tăng, nhất là giá điện, giá xăng luôn ở mức cao thì nhà trọ cũng phải tăng giá mới đảm bảo đủ thu nhập". Tâm lý chung của các tân sinh viên đều mong muốn nhanh chóng tìm cho mình nơi ở ổn định, gần trường và giá cả hợp lí nên càng đẩy nhu cầu và giá nhà trọ tại khu vực gần các trường đại học "sốt" hầm hập.
Những khu nhà trọ xa trung tâm như Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai), Quang Trung, Ba La (Hà Đông), Mỹ Đình, Cầu Diễn... cũng tăng giá. Tìm đến một căn nhà trọ trên đường Lĩnh Nam, căn phòng chưa đầy 10m2, nhưng bà chủ hét 1 triệu đồng/tháng. Theo các bạn sinh viên ở đây, giá phòng này tăng gấp rưỡi so với cách đây 6 tháng. Tương tự, các khu nhà trọ làng Phú Đô (Mỹ Đình, Cầu Giấy) cũng tăng thêm 100.000- 200.000 đồng.

Giá các căn phòng "cũ nát" cũng được các chủ trọ
hét lên 1.2 triệu/ tháng. (Ảnh minh họa)

Khu trọ ẩm thấp, rẻ hơn thì hầu như hết phòng.
(Ảnh minh hoạ)
Với những tân sinh viên gia đình có điều kiện thì vấn đề nhà trọ không quá bức thiết. Họ có thể lựa chọn những chung cư mini hoặc những khu trọ giá cao được trang bị sẵn đồ dùng, Internet, bãi gửi xe. Tất nhiên, "tiền nào của nấy”, giá của những căn phòng này không thể thấp hơn 2.5 triệu/tháng.
Trong khi đó, chi phí ở ký túc xá hiện tại chỉ ở mức 120-200 nghìn đồng/tháng/người; tiền điện được cho 10kW/người nếu dùng quá sẽ là 2.000đ/kw, tiền nước được dùng miễn phí (tuỳ trường) hoặc 4.000đ/m³. Như vậy một tháng tính cả tiền ăn, ở, .. chỉ mất khoảng 400.000-500.000 đồng.


Sự khác biệt giữa KTX và nhà trọ (Ảnh minh hoạ)
Bên cạnh đó, chi phí đi lại cũng là một vấn đề khi mà giá xăng dầu, giá gửi xe đang tăng do lạm phát, do tình hình bất ổn của thế giới. Xe bus, xe đạp, xe máy là những phương tiện chủ yếu dành cho người ở trọ. Tình trạng tắc đường diễn ra thường xuyên, tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Xe bus luôn trong tình trạng quá tải. Đấy là những bất tiện dành cho sinh viên ở ngoài. Họ có thể đi học muộn, phải dạy sớm, một tháng phải mất từ 100.000 đồng-300.000 đồng cho việc đi lại. Đối với sinh viên ở kí túc xá thì ngược lại. Họ không mất khoản chi phí nào, việc đi học chỉ đơn giản là đi bộ từ kí túc xá lên giảng đường.
Như vậy, chúng ta có thể thấy việc ở kí túc xá tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với ở trọ ngoài.
Môi trường sống an toàn,bảo đảm
Ở ký túc xá, mỗi tầng có 1 ban quản lí – đó là các nam sinh viên của trường. Họ có nhiệm vụ kiểm tra, nhắc nhở về giờ giấc đi lại, lối sống, vệ sinh phòng ở của sinh viên. Giờ mở, đóng cổng của các trường là từ 5.30 – 23 giờ. Đó là thời gian tương đối hợp lí để sinh viên có thể tự do học tập, làm việc mà mình muốn. Không nên về quá muộn sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là với các bạn nữ. Ngoài ra, ở ký túc xá cũng có quy định là nghiêm cấm uống rượu, ai vi phạm sẽ bị đuổi. Đây là quy định rất tốt nhằm bảo vệ sức khoẻ cho sinh viên và cũng là để tránh xảy ra hiện tượng say rượu gây ẩu đả, đánh nhau làm ảnh hưởng đến những sinh viên khác.
Ở nhà trọ không có bảo vệ như ở kí túc xá , sinh viên phải tự quản lý đồ đạc, tư trang của mình. Tình trạng mất cắp diễn ra thường xuyên. Có thể là kẻ gian ở ngoài lợi dụng sơ hở vào lấy cắp, hoặc cũng có khi là người trọ cùng phòng mình mà mình không thể biết. Một điều nữa, nếu không may thuê nhà trọ ở những nơi ồn ào, đông đúc, an ninh không bảo đảm, như là ở chợ,… Chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng, bạn không thể tập trung và thoải mái học tập, sinh hoạt. Các bạn nam sẽ rất dễ bị lôi kéo vào con đường tệ nạn như cờ bạc,cá độ,rượu chè,nghiện game online,…
Rèn luyện bản thân, tập trung học tập
Bước chân vào cánh cổng đại học, phải sống xa gia đình, bạn sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, tự lập, tự chăm sóc cho bản thân, biết chi tiêu hợp lí và tập trung cho việc học. Mỗi phòng ở ký túc xá có 6-10 sinh viên. Mỗi người đến từ những nơi khác nhau, có tính cách, lối sống khác nhau. Việc sống tập thể như vậy yêu cầu chúng ta phải biết hoà đồng, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết cách ứng xử với từng người. Các kĩ năng mềm cũng từ đó được nâng cao.
Ở cùng nhau trong 4 năm, những người bạn cùng phòng trong ký túc coi nhau như một gia đình. Những khi đau ốm có người ở bên chăm sóc, gặp chuyện không vui có người ở bên an ủi, sẻ chia. Ngược lại, sẽ rất buồn, tủi thân, cô độc nếu bạn bị ốm và nằm một mình trong căn nhà trọ lạnh lẽo, trống vắng, không ai bên cạnh.
Đối với sinh viên, việc học là quan trọng nhất, được đặt lên hàng đầu. Khi ở một mình bạn sẽ rất dễ bị xao nhãng học hành bởi rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí xung quanh. Phải thật quyết tâm, có ý chí thì mới có thể tự học bài ở nhà mỗi ngày. Ở kí túc thì không vậy, khi cả phòng học bài nó tạo nên một môi trường nghiêm túc, là động lực để bạn thi đua, cố gắng học hành. Việc ở gần bạn bè giúp sinh viên có thể trao đổi kiến thức, cùng nhau giải đáp những thắc mắc bài vở trên lớp.
Kết
Dân ta có câu “ an cư lạc nghiệp”, phải có một chỗ ở bảo đảm, chất lượng thì sinh viên mới có thể tập trung hết khả năng cho việc học. Hy vọng bài viết này sẽ là một gợi ý giúp các bạn sinh viên có được sự lựa chọn đúng đắn về nhà ở dành cho mình.
Phan Diệu Ly
Trần Trung Đức
Trần Trung Đức