baongoc1404
Banned
- Tham gia
- 1/8/2020
- Bài viết
- 0
1. Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng bạn sử dụng khi tổ chức, sắp xếp công việc cho những người khác để đạt được mục tiêu chung. Cho dù bạn ở vị trí quản lý hay lãnh đạo một dự án, kỹ năng lãnh đạo vẫn luôn quan trọng, cho phép bạn thúc đẩy người khác hoàn thành một loạt các nhiệm vụ, thường là theo lịch trình cố định. Lãnh đạo không chỉ là một kỹ năng mà là sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác.
Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ cần sự kiên nhẫn, đồng cảm, biết lắng nghe, đáng tin cậy, sáng tạo, tích cực, giỏi giao tiếp, xây dựng môi trường tập thể, uyển chuyển, linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và có khả năng giảng dạy hoặc cố vấn. Các nhà lãnh đạo giỏi là lực lượng cần thiết cho bất kỳ công ty, tổ chức nào. Họ có thể hỗ trợ xây dựng các đội, nhóm mạnh trong doanh nghiệp và đảm bảo các dự án, sáng kiến hoặc công việc khác được tiến hành trôi chảy.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng lãnh đạo
2.1. Quyết đoán
Nhà lãnh đạo hiệu quả là những người có thể đưa ra quyết định nhanh chóng với thông tin đã có.
2.2. Công bằng và chính trực
Công bằng và chính trực là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của kỹ năng lãnh đạo. Chính trực trong công việc thường có nghĩa là một người có thể đưa ra các định hướng, lựa chọn đạo đức và giúp công ty duy trì hình ảnh tích cực.
2.3. Xây dựng mối quan hệ (hoặc xây dựng đội ngũ)
Việc lãnh đạo đòi hỏi khả năng xây dựng và duy trì một đội ngũ mạnh mẽ, tổng hợp được ưu điểm của từng cá nhân để hoàn thành mục tiêu chung. Việc xây dựng đội ngũ cũng đòi hỏi các thế mạnh lãnh đạo khác như kỹ năng giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột.
2.4. Giải quyết vấn đề
Các nhà lãnh đạo giỏi cần có kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong công việc, thường đòi hỏi phải giữ bình tĩnh và xác định giải pháp theo từng bước.
2.5. Độ tin cậy
Trở thành một nhà lãnh đạo đáng tin cậy có nghĩa là mọi người có thể tin tưởng và dựa vào bạn. Một người đáng tin cậy sẽ luôn làm theo các kế hoạch và giữ lời hứa.
2.6. Khả năng giảng dạy và cố vấn
Một trong những kỹ năng phân biệt khả năng lãnh đạo với nhiều năng lực khác là khả năng giảng dạy và cố vấn.
3. Cách nâng cao kỹ năng lãnh đạo
3.1. Đưa ra các sáng kiến
Hãy tập trung vào công việc chính, đồng thời phát triển thêm các kỹ năng hoặc học hỏi kiến thức mới. Bạn càng làm nhiều việc, bạn sẽ càng học được nhiều hơn. Khi bạn đảm nhiệm được nhiều vị trí, bạn có thể trở thành lãnh đạo.
3.2. Xây dựng tư duy phản biện
Để nâng cao kỹ năng lãnh đạo, bạn có phải tư duy phản biện, phê phán. Các nhà lãnh đạo giỏi thường có khả năng dự đoán trước những nguy cơ tiềm ẩn trước khi chúng thực sự xảy ra, từ đó ngăn chặn kịp thời hoặc nhìn nhận được các cơ hội và tận dụng chúng để mang lại lợi ích cho công ty và nhân viên. Đây cũng là kỹ năng tư duy sáng tạo nên những điều mới mẻ để ứng dụng cho quá trình quản lý và lãnh đạo của bạn hiệu quả nhất.
3.3. Rèn kỹ năng lắng nghe
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo là lắng nghe. Để lắng nghe hiệu quả, bạn cần duy trì giao tiếp bằng mắt, tránh phân tâm và trả lời nội dung phù hợp. Với kỹ năng lắng nghe, bạn sẽ có được những đóng góp và ý kiến hỗ trợ cho công việc và thay đổi theo hướng tích cực nhất.
3.4. Thúc đẩy người khác
Cựu Tổng thống Mỹ John Quincy Adams từng nói: "Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác, để họ biết mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và trưởng thành nhiều hơn, bạn là một nhà lãnh đạo".
3.5. Rèn luyện tính kỷ luật
Kỷ luật là điều cần thiết để thực hiện mục tiêu. Ngay cả khi bạn có tầm nhìn hoặc ý tưởng tốt, nó cũng sẽ trở nên vô dụng nếu không có kỷ luật.
3.6. Xử lý xung đột
Các nhà lãnh đạo phải biết cách giải quyết xung đột với thái độ trung thực và thẳng thắn. Điều này đòi hỏi rất nhiều can đảm. Hãy luôn lắng nghe các ý kiến và phân tích phải trái trước khi đưa ra kết luận. Về vấn đề xử lý rắc rối hay bất cứ những công việc gì đều cần đến kỹ năng giải quyết vấn đề, các bạn hãy ứng dụng cho nhu cầu công việc hiệu quả hơn.
4. Cách làm nổi bật kỹ năng lãnh đạo khi đi xin việc
Nếu vị trí lãnh đạo là một trong những mục tiêu nghề nghiệp của bạn, bạn nên đưa kỹ năng lãnh đạo vào hồ sơ xin việc của mình. Bạn có thể trình bày kết hợp với những kỹ năng khác và đừng quên nhấn mạnh vào thành tích, kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn còn có thể đề cập đến kỹ năng lãnh đạo ở CV xin việc. Hãy chọn một hoặc hai thành tích và mô tả kỹ năng nào bạn đã sử dụng và kết quả đạt được là gì.
Kỹ năng lãnh đạo có thể là nền tảng của sự thăng tiến nghề nghiệp cho cả người quản lý và các cá nhân. Nhà tuyển dụng thuộc mọi quy mô doanh nghiệp đều coi trọng ứng viên với khả năng lãnh đạo. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng không ngừng tìm kiếm, "săn lùng" nhân tài hội tụ đầy đủ các kỹ năng cần thiết như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian,... Hơn nữa bạn cũng có thể tìm hiểu về bí quyết để phát triển kỹ năng lãnh đạo,
Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng bạn sử dụng khi tổ chức, sắp xếp công việc cho những người khác để đạt được mục tiêu chung. Cho dù bạn ở vị trí quản lý hay lãnh đạo một dự án, kỹ năng lãnh đạo vẫn luôn quan trọng, cho phép bạn thúc đẩy người khác hoàn thành một loạt các nhiệm vụ, thường là theo lịch trình cố định. Lãnh đạo không chỉ là một kỹ năng mà là sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác.
Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ cần sự kiên nhẫn, đồng cảm, biết lắng nghe, đáng tin cậy, sáng tạo, tích cực, giỏi giao tiếp, xây dựng môi trường tập thể, uyển chuyển, linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và có khả năng giảng dạy hoặc cố vấn. Các nhà lãnh đạo giỏi là lực lượng cần thiết cho bất kỳ công ty, tổ chức nào. Họ có thể hỗ trợ xây dựng các đội, nhóm mạnh trong doanh nghiệp và đảm bảo các dự án, sáng kiến hoặc công việc khác được tiến hành trôi chảy.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng lãnh đạo
2.1. Quyết đoán
Nhà lãnh đạo hiệu quả là những người có thể đưa ra quyết định nhanh chóng với thông tin đã có.
2.2. Công bằng và chính trực
Công bằng và chính trực là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của kỹ năng lãnh đạo. Chính trực trong công việc thường có nghĩa là một người có thể đưa ra các định hướng, lựa chọn đạo đức và giúp công ty duy trì hình ảnh tích cực.
2.3. Xây dựng mối quan hệ (hoặc xây dựng đội ngũ)
Việc lãnh đạo đòi hỏi khả năng xây dựng và duy trì một đội ngũ mạnh mẽ, tổng hợp được ưu điểm của từng cá nhân để hoàn thành mục tiêu chung. Việc xây dựng đội ngũ cũng đòi hỏi các thế mạnh lãnh đạo khác như kỹ năng giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột.
2.4. Giải quyết vấn đề
Các nhà lãnh đạo giỏi cần có kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong công việc, thường đòi hỏi phải giữ bình tĩnh và xác định giải pháp theo từng bước.
2.5. Độ tin cậy
Trở thành một nhà lãnh đạo đáng tin cậy có nghĩa là mọi người có thể tin tưởng và dựa vào bạn. Một người đáng tin cậy sẽ luôn làm theo các kế hoạch và giữ lời hứa.
2.6. Khả năng giảng dạy và cố vấn
Một trong những kỹ năng phân biệt khả năng lãnh đạo với nhiều năng lực khác là khả năng giảng dạy và cố vấn.
3. Cách nâng cao kỹ năng lãnh đạo
3.1. Đưa ra các sáng kiến
Hãy tập trung vào công việc chính, đồng thời phát triển thêm các kỹ năng hoặc học hỏi kiến thức mới. Bạn càng làm nhiều việc, bạn sẽ càng học được nhiều hơn. Khi bạn đảm nhiệm được nhiều vị trí, bạn có thể trở thành lãnh đạo.
3.2. Xây dựng tư duy phản biện
Để nâng cao kỹ năng lãnh đạo, bạn có phải tư duy phản biện, phê phán. Các nhà lãnh đạo giỏi thường có khả năng dự đoán trước những nguy cơ tiềm ẩn trước khi chúng thực sự xảy ra, từ đó ngăn chặn kịp thời hoặc nhìn nhận được các cơ hội và tận dụng chúng để mang lại lợi ích cho công ty và nhân viên. Đây cũng là kỹ năng tư duy sáng tạo nên những điều mới mẻ để ứng dụng cho quá trình quản lý và lãnh đạo của bạn hiệu quả nhất.
3.3. Rèn kỹ năng lắng nghe
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo là lắng nghe. Để lắng nghe hiệu quả, bạn cần duy trì giao tiếp bằng mắt, tránh phân tâm và trả lời nội dung phù hợp. Với kỹ năng lắng nghe, bạn sẽ có được những đóng góp và ý kiến hỗ trợ cho công việc và thay đổi theo hướng tích cực nhất.
3.4. Thúc đẩy người khác
Cựu Tổng thống Mỹ John Quincy Adams từng nói: "Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác, để họ biết mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và trưởng thành nhiều hơn, bạn là một nhà lãnh đạo".
3.5. Rèn luyện tính kỷ luật
Kỷ luật là điều cần thiết để thực hiện mục tiêu. Ngay cả khi bạn có tầm nhìn hoặc ý tưởng tốt, nó cũng sẽ trở nên vô dụng nếu không có kỷ luật.
3.6. Xử lý xung đột
Các nhà lãnh đạo phải biết cách giải quyết xung đột với thái độ trung thực và thẳng thắn. Điều này đòi hỏi rất nhiều can đảm. Hãy luôn lắng nghe các ý kiến và phân tích phải trái trước khi đưa ra kết luận. Về vấn đề xử lý rắc rối hay bất cứ những công việc gì đều cần đến kỹ năng giải quyết vấn đề, các bạn hãy ứng dụng cho nhu cầu công việc hiệu quả hơn.
4. Cách làm nổi bật kỹ năng lãnh đạo khi đi xin việc
Nếu vị trí lãnh đạo là một trong những mục tiêu nghề nghiệp của bạn, bạn nên đưa kỹ năng lãnh đạo vào hồ sơ xin việc của mình. Bạn có thể trình bày kết hợp với những kỹ năng khác và đừng quên nhấn mạnh vào thành tích, kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn còn có thể đề cập đến kỹ năng lãnh đạo ở CV xin việc. Hãy chọn một hoặc hai thành tích và mô tả kỹ năng nào bạn đã sử dụng và kết quả đạt được là gì.
Kỹ năng lãnh đạo có thể là nền tảng của sự thăng tiến nghề nghiệp cho cả người quản lý và các cá nhân. Nhà tuyển dụng thuộc mọi quy mô doanh nghiệp đều coi trọng ứng viên với khả năng lãnh đạo. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng cũng không ngừng tìm kiếm, "săn lùng" nhân tài hội tụ đầy đủ các kỹ năng cần thiết như kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý thời gian,... Hơn nữa bạn cũng có thể tìm hiểu về bí quyết để phát triển kỹ năng lãnh đạo,