Knock-Knock

*đạp* éo thèm tin nàng nữa
 
@po cái này ngươi quản lí đi, nhớ hay đăng bài vào, ta còn đọc :KSV@05:
 
@kuki Ta đang luyện Anh văn, luyện xong rồi qua mấy trang nước ngooài dịch cho
 
Ai là kẻ ác?

Một tên bắt cóc đang ngồi trên ghế đá công viên, mắt dò tìm "mục tiêu" mới. Hắn chợt thấy một bé gái xinh xắn, khoảng 5, 6 tuổi đang chơi xích đu gần đó.

Trời sập tối, công viên thưa thớt dần. Cô bé ấy vẫn ngồi đó một mình. Tên bắt cóc nhẩm có thể cô bị lạc, và đó là cơ hội tốt. Hắn lân la tiến lại gần. Sau vài lời làm quen, hứa hẹn, có vẻ cô bé đã hoàn toàn mắc bẫy của tên bắt cóc xấu xa. Hắn dẫn cô bé lên chiếc xe của hắn đậu gần đó, đồng thời liên lạc với bọn buôn người. Cú này thật béo bở, hắn thầm nghĩ.

- Chúng ta ở đâu đây chú?

Hắn dẫn cô bé vào sâu trong rừng, nơi bọn buôn người chờ sẵn.

- Đi...mua đồ ăn. Tối rồi. Chú biết có một cửa hàng bánh kẹo ở đây ngon lắm.

- Cháu sợ.

- Có chú ở đây mà, cháu đừng lo.

- Chú đừng biến mất như ba mẹ cháu nhé.

Hắn ngạc nhiên dừng lại. Nhìn cô bé đang run rẩy, hắn chợt hoảng hốt.

- Sao? Đã có chuyện gì?

- Bố mẹ cháu bảo sẽ mãi bên cháu, nhưng rồi họ cũng biến mất. Cháu sợ lắm.

Cô bé khóc thút thít. Hắn chợt thấy tội lỗi. Hắn cũng là trẻ mồ côi, bị bỏ rơi khi vừa lên 6, rồi được bọn lưu manh đem về đào tạo trở thành một kẻ xấu xa, bỉ ổi.

Hắn chần chừ, rồi rút điện thoại bảo bọn buôn trở về. Đoạn, hắn ôm cô bé vào lòng.

- Có chú đây. Chú không biến mất đâu. Chú hứa mua đồ ăn cho cháu ăn mà.

- Thật không?

- Đúng. Cháu thích ăn gì?

"PHẬP"

Hắn nghe lồng ngực đau nhói.

- Cháu thích một thứ, mềm, to, đập bình bịch, có màu đỏ thẫm... Người ta gọi đó là TIM
 
Sự thật đáng sợ của những câu chuyện cổ tích



Chúng ta có lẽ ai cũng từng đọc qua những truyện cổ tích như là Bạch Tuyết và Bảy ChúLùn (Snow White and Seven Dwarves), Cô Bé
Lọ Lem (Cinderella), Công Chúa Ngủ Trong Rừng (Sleeping Beauty), v.v…

Và cũng có lẽ tất thảy những truyện đó khi chúng ta đọc đều có những chi tiết đẹp, thơ mộng, hay lãng mạn. Tuy nhiên, thực tế thì những
truyện cổ tích như thế đều dựa trên những mẩu chuyện đầy máu me, ghê rợn, và tất nhiên là những mẩu chuyện này hoàn toàn không dành cho trẻ con.
Thật sự thì ngay cả những phiên bản đầu tiên của truyện cổ Grimm cũng không phải dành cho trẻ con. Anh em nhà Grimm đi góp nhặt những mẩu chuyện cổ truyền miệng trong dân gian với mục đích ban đầu là giữ gìn truyền thống kể chuyện theo kiểu truyền miệng của người Đức. Rồi sau đó, anh em nhà Grimm mới bắt đầu sửa lại và làm giảm bớt đi những chi tiết ghê sợ trong những câu chuyện góp nhặt của họ. Trong đó những bà mẹ độc ác sẽ biến thành những bà mẹ kế xấu xa, những cặp tình nhân chưa cưới sẽ không quan hệ t.ình d.ục với nhau, những ông bố đồi bại được đổi thành những con quỷ.
Và đây là vài ví dụ tiêu biểu của một số những truyện cổ tích phổ biến nhất Hoàng Tử Ếch (The Frog King).Hầu hết mọi người đều đọc phiên bản hoàng tử ếch biến thành người nhờ vào nụ hôn của nàng công chúa. Nhưng ở phiên bản gốc thì thực tế là cô công chúa đã hất con ếch đập vào tường, và sau đó ếch biến thành người.
Cô Bé Quàng Khăn Đỏ (Little Red Riding Hood)

Phiên bản mà chúng ta hay gặp là có người thợ săn đi ngag qua mổ bụg con sói cứu hai bà cháu. Tuy nhiên người thợ săn là một chi tiết mới được thêm vào sau này. Còn trong một phiên bản trước, của Pháp (được góp nhặt bởi Charles Perrault), câu chuyện đơn giản là cả hai bà cháu đều bị sói ăn thịt. Hết chuyện. Một phiên bản trước nữa là con sói đã lột sạch quần áo của cô bé quăg vào lửa rồi dụ cô bé lên gi.ường cùng nó, sau đó cô bé đã giả vờ đi vào buồng tắm rồi tẩu thoát được. Tuy nhiên, phiên bản rùng rợn nhất, kinh dị nhất là phiên bản từ cái thời trước khi câu chuyện đến được với Perrault và anh em nhà Grimm. Trong phiên bản này, con sói xẻ thịt bà của cô bé ra, rồi sau đó khi cô bé đến thì nó đã mời cô bé vào bàn dùng bữa tối với các món ăn là thịt và máu của bà cô bé. Cô bé vì đói nên đã lao vào ăn ngon lành, và sau đó con sói thịt luôn cả cô bé. Câu chuyện chấm hết.
Cô Bé Lọ Lem (Cinderella)
Khi nói về kết thúc của truyện cổ tích thì đây là một trong những kiểu mẫu được ưa chuộng nhất. Đây cũng là ước mơ của các cô gái với mong muốn được vươn lên từ bần cùng để trở thành một cô công chúa xinh đẹp lộng lẫy. Như chúng ta đều biết, Lọ Lem có bà mẹ kế và hai bà chị kế rất ghét cô ta, bắt cô ta làm quần quật cả ngày. Cho đến một hôm bà tiên hiện ra cho cô ta quần áo đẹp cùng chiếc xe quả bí để đến dự lễ hội và ở đó cô đã phải lòng chàng hoàng tử. Khi đồng hồ điểm lúc 0:00 thì cô ta phải quay trở về, trong lúc chạy thì cô đã làm rơi chiếc giày thủy tinh. Sau đó hoàng tử mở đợt thử giày, hai bà chị kế của Lọ Lem cũng đến thử nhưng không vừa, chỉ có Lọ Lem là vừa, và từ đó cô cùng hoàng tử sống bên nhau hạnh phúc.
Trong phiên bản gốc của anh em nhà Grimm thì trong đợt thử giày, hai bà chị kế của Lọ Lem đến thử, người thì cắt ngón chân, người thì cắt gót chân, để vừa với chiếc giày. Tuy nhiên con chim của Lọ Lem đã mách cho hoàng tử biết, và cuối cùng chỉ có Lọ Lem là thử vừa. Sau đó hoàng tử cho mấy con chim mổ mắt của hai bà chị kế và bà mẹ của Lọ Lem để trừng phạt.
Nhân tiện nói thêm, trong truyện này, cho dù có bỏ qua mấy chi tiết rùng rợn, thì cũng có vài chi tiết nếu nhìn kỹ thì thật sự không thích hợp để giáo dục trẻ nhỏ. Lọ Lem là cô gái không có ý chí vươn lên, công việc duy nhất cô ta làm là ngồi đó và mơ mộng. Cô ta mơ mộng chỉ mỗi chuyện lấy được hoàng tử. Và vị hoàng tử đó liệu có thật sự yêu Lọ Lem, vì anh ta không hề nhìn thấy một Lọ Lem dưới vẻ ngoài nhếch nhác, cái mà anh ta thấy là một Lọ Lem lộng lẫy xinh đẹp nhờ vào phép thuật. Điều gì xảy ra khi phép thuật tan biến?! Rõ ràng những chi tiết đó dễ truyền tải đến một thông điệp sai lầm dành cho trẻ em.
Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn (Snow White and Seven Dwarves)
Câu chuyện này thì quá đỗi quen thuộc với tất cả mọi người. Một nàng Bạch Tuyết sống cùng với bảy chú lùn, rồi bị bà mẹ kế h.ãm hại bằng trái táo độc, rồi có một chàng hoàng tử ghé ngang qua trao nụ hôn cứu sống nàng, cuối cùng cả hai sống hạnh phúc bên nhau. Một kết thúc quá đẹp.
Trong phiên bản gốc của anh em nhà Grimm thì bà hoàng hậu mẹ kế của Bạch Tuyết thật ra chính là mẹ ruột của cô ta. Và bà hoàng
hậu này có thói quen ăn thịt người. Bà ta đã sai người đi giết Bạch Tuyết và mang tim về không phải chỉ để làm bằng chứng Bạch Tuyết đã chết, mà vì bà ta muốn ăn chúng, không những tim, mà bà ta còn yêu cầu cả gan, phổi cùng với những bộ phận khác. Khi nàng Bạch Tuyết chết nằm trong cỗ quan tài, có một vị hoàng tử ghé ngang qua và mang cỗ quan tài đi, chẳng có nụ hôn nào ở đây cả. Vị hoàng tử này muốn làm gì với xác chết của một cô gái, điều này thì chắc cũng có thể liên tưởng được.Khi mang cỗ quan tài này, do người của hoàng tử đó vấp phải đá làm cỗ quan tài bị sốc, trái táo văng ra ngoài, và Bạch Tuyết sống lại.
Còn có nghi vấn việc Bạch Tuyết thực ra chỉ mới có 7-8 tuổi, vì lúc bắt đầu câu chuyện ở phiên bản gốc thì đó là lúc Bạch Tuyết 7 tuổi.
Khi kết thúc câu chuyện, không có chi tiết nào cho biết Bạch Tuyết đã trưởng thành, vậy phải chăng vị hoàng tử đó thích trẻ em?! Và trong phiên bản của Grimm có một chi tiết khá hãi hùng ở kết chuyện: bà hoàng hậu bị buộc phải mang đôi giày sắt đã được nung đỏ lên, rồi nhảy múa cho đến chết.

Công Chúa Ngủ Trong Rừng (Sleeping Beauty)

Phiên bản quen thuộc: một nàng công chúa bị lời nguyền phải ngủ cả trăm năm. Rồi một chàng hoàng tử ghé qua, trao cho nàng nụ hôn, lời nguyền bị hóa giải, hai người sống với nhau hạnh phúc. Tuy nhiên, ở phiên bản Pháp của Perrault, thì còn có phần hai. Đó là khi chàng hoàng tử, lúc này là vua, đưa cô công chúa kia về lâu đài. Nhưng bà mẹ của vị vua này, rất thích ăn thịt người, đặc biệt là thịt trẻ con. Thế là trong lúc vị vua đó phải ra ngoài chiến trường, thì bà ta sai người đưa nàng công chúa kia, giờ đã là hoàng hậu, về miền quê để tiện đường ăn thịt hai đứa con của cô gái. Tuy nhiên người đầu bếp đã lừa được bà ta, và giấu hai đứa bé ở nhà ông ta. Bà này sau khi tưởng đã ăn được hai đứa bé, đã tính ăn luôn người đẹp hoàng hậu kia. Một lần nữa ông đầu bếp giấu luôn cả hoàng hậu và hai đứa bé trong nhá ông ta, nhưng rồi cũng bị bà ta phát hiện. Bà ta chuẩn bị một cái nồi lớn chứa mấy con vật ghê rợn như rắn rít trong đó dùng để nấu cùng lúc hai đứa bé, hoàng hậu, và ông đầu bếp kia thì vị vua trở về đúng lúc. Thế là bà ta uất ức quá tự nhảy vào nồi và bị mấy con vật trong nồi bâu vào ăn thịt.

Trong một phiên bản cổ hơn của Ý, thì khi chàng hoàng tử bắt gặp công chúa đang ngủ, anh ta không cưỡng lại được vẻ đẹp của cô gái nên đã cưỡng hiếp cô. Kết quả sau đó cô công chúa có thai và hạ sinh hai đứa con, ngay khi đang ngủ. Một hôm, một trong hai đứa bé đó mút ngón tay của cô, và làm rơi ra mảnh vụn, cái đã khiến cô ngủ đi hàng trăm năm, khi mảnh vụn rơi ra thì cô cũng tỉnh lại.
Nàng Tiên Cá (The Little Mermaid)
Trong phiên bản quen thuộc của Disney, thì kết thúc cuối cùng nàng tiên cá thành người mãi mãi và lấy được chàng hoàng tử. Còn trong phiên bản gốc của Andersen, bà phù thủy đã cảnh báo nàng tiên cá trước khi lấy đi giọng nói cô ta và biến đuôi thành đôi chân, rằng nếu không lấy được chàng hoàng tử thì cô ta sẽ chết và biến thành bọt biển.
Tuy nhiên chàng hoàng tử không yêu nàng tiên cá, mà cưới người khác. Và cô ta có nhiệm vụ phải giết chàng hoàng tử nếu muốn được lấy lại đuôi và sống thêm 300 năm nữa, bằng không sẽ bị chết lúc mặt trời mọc. Nàng tiên cá không đành lòng làm ch.uyện ấy, và trong lúc tuyệt vọng, cô ta đã tự tử bằng cách gieo mình xuống biển sâu.
 
Cái này đọc rồi. Cổ tích nên ng ta phải chế biến cho phù hợp 0.o
 
5 con ma trong truyền thuyết nổi danh nhất thế giới




Hồn ma Bloody Mary

“Bloody Mary…Bloody Mary…Bloody Mary…” là câu thần chú để đánh thức con ma cùng tên. Theo truyền thuyết dân gian Mỹ, Bloody Mary là hồn ma của một người phụ nữ, bị chính những đứa con của bà giết chết từ rất lâu, rất lâu trong quá khứ. Người ta nói rằng, nếu ai đó muốn gặp Bloody Mary, người ấy chỉ cần vào nhà vệ sinh (thường là ở trường học) vào buổi tối, tắt đèn và lặp lại việc gọi tên con ma 3 lần.

Rất nhiều trẻ em Mỹ hay thậm trí cả người lớn thử đánh thức hồn ma Bloody Mary nhưng phần lớn đều thất bại. Đối với một số trường hợp, nỗi sợ hãi khiến họ tháo chạy khỏi nhà vệ sinh khi chưa kịp đọc hết câu thần chú. Tuy nhiên, một số người khẳng định họ thấy con ma hiện nên cùng tiếng cười khúc khích đầy nữ tính. Hồn ma này là nhân vật chính trong loạt phim kinh dị “Candyman” của Mỹ.

Hồn ma Phù thủy Bell

Hồn ma Phù thủy Bell (Bell Witch) là một trong số ít những câu chuyện ma đi vào lịch sử nước Mỹ và trở thành một phần của bang Tennessee. Câu chuyện đề cập tới gia đình John Bell chuyển đến thị trấn Adams, phía bắc hạt Roberson, bang Tennessee từ Bắc Carolina. Chuỗi ngày bình yên kết thúc khi trong một lần đi săn, ông Bell và con trai phát hiện một sinh vật kì dị gần trang trại nhưng không kịp bắn.

1387763753-chuyen-la--3-.jpg


Hồn ma Phù thủy Bell ở thị trấn Adams, hạt Roberson, bang Tennessee. Ảnh: Blogsppt.

Những câu chuyện hậu thế cho biết, gia đình Bell không một ngày yên ổn kể từ sau lần gặp định mệnh. Ngôi nhà bị bao vây bởi những âm thanh kỳ lạ và ghê rợn. Thậm chí, những người trong nhà còn nghe thấy giọng nói thì thầm, yếu ớt. Thậm chí, họ còn nhìn thấy những bóng người lượn qua lượn lại phía đầu gi.ường hoặc trên tường.

Sau cùng hồn ma tập trung vào tấn công bé Betsy, con gái của John Bell. Nó tấn công cả vị linh mục được gia đình này mời tới làm lễ. Khi cậu chuyện lan ra khắp thị trấn, Bell Witch làm loạn khắp nơi. Những thợ săn ma nổi tiếng tới thị trấn Adams nhưng đều bó tay. Thậm chí, tướng quân Andrew Jackson – người sau này trở thành tổng thống Mỹ – còn đưa cả pháp sư tới thị trấn Adams để khuất phục con ma nhưng bất thành. Hồn ma phù thủy Bell chỉ bớt phá phách sau cái chết bằng thuốc độc của John Bell.

Những sự kì bí trong câu chuyện hồn ma Phù thủy Bell khiến nó trở thành huyền thoại của Tennessee và nước Mỹ. Nhiều người coi đó là năng lực siêu nhiên nhưng không ít người nghi ngờ hồn ma Phù thủy Bell chỉ là một trò lừa đảo trên diện rộng. Gần 2 thế kỷ sau, những gì xảy ra ở thị trấn Adams vẫn là điều bí ẩn nhưng người dân thị trấn dành chọn cả tháng 10 để tổ chức lễ Halloween quy mô và hoành tráng.

Cương thi

Cương thi là xác chết biết đi trong văn hóa dân gian Trung Quốc. Theo truyền thuyết, cương thi chỉ nằm trong quan tài hoặc ẩn nấp ở những nơi tối tăm như hang động vào ban ngay. Khi màn đêm buông xuống, cương thi làm loạn khắp nơi trong tư thế 2 tay duỗi thẳng về phía trước, chân nhún nhảy để thay đổi vị trí. Chúng hút cạn dương khí của người và vật sống.

Cương thi tồn tại trong văn hóa dân gian Trung Quốc sau khi người ta phát hiện những tử thi không phân hủy sau khi chôn cất. Ở những thi thể này, phần d.a thịt bị teo tóp lại do mất nước trong khi móng tay, móng chân và tóc tiếp tục dài ra dù cơ thể cạn kiệt sự sống. Sự việc kì lạ này reo rắc nỗi kinh hoàng trong dân gian Trung Quốc.

Tuy nhiên, khoa học giải thích rằng, cơ thể người chết không phân hủy có thể do môi trường chôn cất không tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Quá trình này kéo dài khiến thi thể mất nước, teo tóp vào. Song song với hiện tượng đó, móng tay và tóc của thi thể ẩn dưới da bị lộ ra ngoài, khiến nó trông dài hơn so với trước khi chôn cất.

Zombie

Trong khi Cương thi là xác chết biết đi trong văn hóa dân gian của người Trung Quốc, Zombie là thây ma nổi tiếng ở Bắc Mỹ và châu Âu. Chúng là những thi thể được hồi sinh bằng phương pháp bí ẩn, chẳng hạn như ma thuật của phù thủy. Theo đó, những người bị hóa thành Zombie hoàn toàn không thể nhận thức được sự vật, sự việc hay phản ứng với các kích thích từ xung quanh.

1387763753-chuyen-la--1-.jpg


Mô phỏng xác sống. Ảnh: Blogspot.

Dù nổi danh ở châu Mỹ và châu Âu nhưng Zombie có nguồn gốc từ Tây Phi. Dân gian cho rằng, thầy phù thủy Bokor có khả năng hồi sinh những xác chết và sai khiến chúng. Tồn tại lâu đời ở châu Phi nhưng Zombie lan truyền tới châu Âu và châu Mỹ khi các đế quốc tràn đến lục địa đen, bắt người làm nô lệ. Trải qua thời gian, Zombie trở nên phổ biến ở Mỹ và châu Âu và trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt phim bom tấn của Hollywood.

Ma cà rồng

Ma cà rồng từng là nỗi ám ảnh đáng sợ trên khắp châu Âu. Người ta cho rằng, ma cà rồng sống bằng những gì tinh túy nhất (thường là máu) của nạn nhân. Những người mê tín cho rằng, ma cà rồng cắn vào cổ nạn nhân để hút máu. Hành động hút máu mang lại cho chúng sức mạnh vô song, vượt ngoài khả năng chế ngự của con người.

1387763753-chuyen-la--2-.jpg


Ma cà rồng từng là nỗi ám ảnh ở châu Âu. Ảnh: Blogspot.

Khi nỗi ám ảnh ma cà rồng lên tới đỉnh điểm ở châu Âu, nó bị coi là thủ phạm gây ra dịch bệnh, giết hại hàng triệu người. Thời kì này, người ta hành quyết dã man những người bị cáo buộc là ma cà rồng dù không hề có chứng cứ. Nó reo rắc nỗi ám ảnh khắp châu Âu rộng lớn, dù ở mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa, ma cà rồng mang một tên gọi khác nhau.

P/s: Hơi bị thích cái Bloody marry rùi đó nha :xa
 
Quay lại
Top Bottom