- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Tiếp kỳ 2 "Kinh nghiệm học Tiếng Anh của tôi"
XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG CHO NĂNG LỰC NGHE
Quy trình học ngoại ngữ quan tâm tới 3 chữ R:
Remember (ghi nhớ): có hai loại ghi nhớ: ghi nhớ để sử dụng ngay tại chỗ và ghi nhớ để sử dụng lâu dài. Điều quan trọng là người sử dụng ngôn ngữ phải xác định rất nhanh là ghi nhớ cái gì và không ghi nhớ cái gì.
Retain (lưu trữ): khả năng duy trì được vốn từ vựng, ngữ pháp trong một khoảng thời gian nào đó. Có những dữ liệu chúng ta phải duy trì cả đời, ví dụ như mẫu câu cơ bản, hoặc từ vựng cơ bản.
Recall (gợi nhớ): tức là gợi nhớ lại để sử dụng trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Nếu trong tình huống giao tiếp mà chúng ta không gợi nhớ lại được thì vốn ngôn ngữ đó gọi là “vốn chết” hay “vốn ngôn ngữ thụ động”. Đây là vốn ngôn ngữ không sử dụng được một cách tích cực, không sử dụng được để sản sinh lời nói (nói) hoặc văn bản (viết). Cho nên năng lực giao tiếp được đánh giá bằng khả năng Recall.
Ba yếu tố Remember, Retain, Recall hoàn thiện quy trình học ngoại ngữ.
Về nghe hiểu, nếu chúng ta lưu trữ được càng nhiều mẫu câu, càng nhiều từ thì khả năng hiểu người khác nói càng lớn. Năng lực nghe hiểu, đặc biệt là nghe tích cực, tức là nghe nắm bắt được đầy đủ thông tin không phải là món quà của tự nhiên, mà phải học, phải được huấn luyện.
Phải xây dựng nền tảng cho khả năng giao tiếp nhất là qua nghe, nói. Thông qua hai hình thức. Hình thức thứ nhất: theo học một khóa học chính khóa nào đó, theo các trình độ cao dần. Hình thức thứ hai: là các hoạt động ngoài lớp học.
Nhưng hình thức nào thì cũng không quan trọng. Cái quan trọng là ở chỗ phương pháp tiến hành khóa học ấy như thế nào để tạo được năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung, trong đó có năng lực nghe.
Khi bắt đầu học tiếng Anh chúng ta đã phải xây dựng năng lực nghe thông qua một loạt các kỹ thuật, ví dụ kỹ thuật nghe trọng âm câu. Đặc biệt khi xây dựng vốn từ vựng để tạo nền tảng nghe hiểu và nói, chúng ta cũng phải thực hiện nguyên tắc đưa vốn từ vựng ấy vào văn cảnh, tình huống.
Rõ ràng tình huống hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc nhận diện từ, và nhờ đó cũng dễ nhớ hơn. Trong các sách giáo khoa tiếng Anh có muốn vàn tình huống như vậy. Chỉ có điều chúng ta có khai thác đúng hướng hay không thôi.
Học từ để phục vụ mục đích nghe hiểu cần có định hướng cụ thể thì mới có hiệu quả.
Nói đến xây dựng vốn từ vựng tức là xây dựng một vốn chung cho cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Không có bốn kho từ vựng riêng biệt dành cho bốn kỹ năng. Chỉ có một kho từ vựng duy nhất.
Khi sử dụng các kỹ năng, chúng ta vận dụng kho từ vựng chung này ở góc độ khác nhau một chút. Ví dụ khi viết thường phải dùng những từ có tính chất tầm chương trích cú (ngôn ngữ viết). Khi nói thường dùng từ đơn giản hơn, dùng dạng khẩu ngữ và những từ đệm như well, kind of, sort of, ... Tất cả các loại từ vựng đó đều phải được lưu trữ.
Khi học theo một quyển sách nào đó, chúng ta cần biết từ bao giờ cũng nằm trong văn cảnh (context), và như vậy không bao giờ học từ theo kiểu học tự điển. Văn cảnh chính là những hình ảnh làm cho chúng ta duy trì được từ đó lâu hơn. Do đó khi học từ chúng ta cần quan tâm đến văn cảnh.
Những kỹ thuật giúp chúng ta nâng cao năng lực sử dụng từ phục vụ cho mục đích nghe-hiểu:
Một là, khi gặp bất cứ một từ mới nào ta phải nắm ngay cách phát âm của nó, đặc biệt là trọng âm từ.
Hai là, khi tăng cường các vốn từ vựng để phục vụ cho mục đích nghe-nói, chúng ta quan tâm đến vốn khẩu ngữ vì nói là khẩu ngữ. Chúng ta cần phân biệt những từ chỉ hay dùng trong nói và những từ dùng trong viết.
Muốn nâng cao vốn từ vựng, chúng ta phải nâng cao một cách từ từ, một cách có hệ thống. Hãy xây dựng những vốn từ từ thấp lên cao: 400 từ, 700 từ, 1000 từ, ... bằng cách đọc hệ thống chuyện kể từ thấp lên cao.
Đối với mỗi bậc từ, người học cần tiến hành những bước sau đây: Bắt đầu đọc hệ chuyện chỉ dùng 400 từ. Trong khi đọc:
- Tra nghĩa từ mới. Nắm cách phát âm. Ghi nhớ văn cảnh dùng từ mới đó.
- Quan sát một từ được dùng trong các văn cảnh khác nhau như thế nào. Việc này thực hiện bằng cách đọc nhiều chuyện cùng một trình độ.
- Trong khi đọc chuyện chú ý ghi nhớ lời thoại của nhân vật. Đối thoại trong các câu chuyện cũng chính là những lời nói trong đời sống hằng ngày.
- Cuối cùng kết thúc đọc chuyện bằng mắt là nghe bằng tai để thấm được cách nói của người Anh, thấm được cách phát âm chuẩn.
Xây dựng vốn từ vựng ở trình độ nào cũng phải thực hiện bốn bước như trên. Xây dựng vốn từ vựng theo phương thức này vừa bảo đảm học được nghĩa từ, vừa tăng cường năng lực phát âm, khả năng nhận diện từ bằng tai.
KỸ THUẬT NGHE TRỌNG ÂM
Cách nghe của người Anh là nghe trọng âm, tức là nghe những từ quan trọng trong câu.
Vậy quy trình hiểu một thông điệp qua nghe có hai bước:
1. Nắm bắt những từ có trọng âm câu.
2. Ghép nghĩa của các từ có trọng âm ấy lại với nhau để đoán nghĩa cả câu.
Hai quy trình này xảy ra trong tích tắc. Vì thế ngay từ đầu chúng ta phải luyện tập một cách kiên trì, nếu không thì sẽ quay trở lại thói quen cũ là nghe từng từ.
Khi vào thực tiễn giao tiếp chúng ta sẽ thấy có hai cái khó: một là người Anh nói rất nhanh, và hai là không phải người Anh sẽ nhấn mạnh vào những trọng âm câu thật to thật mạnh. Họ nói tự nhiên hơn, nghĩa là có nhấn mạnh nhưng không dằn mạnh vào trọng âm.
Kiểu nghe trọng âm này giúp ta giảm nhẹ gánh nặng phải nghe những từ không quan trọng trong câu, đặc biệt những câu có trọng âm tương phản, tức người nói chỉ nhấn mạnh vào yếu tố mới xuất hiện mà thôi.
Với những trọng âm bắt được, kết hợp với văn cảnh, tình huống giao tiếp chúng ta có thể hiểu được nội dung thông điệp.
Trong môi trường bản ngữ, điều kiện xã hội giúp chúng ta rất nhiều trong việc xây dựng và nâng cao năng lực hiểu tiếng Anh qua nghe. Tuy nhiên khi chúng ta ở trong môi trường phi bản ngữ thì năng lực này có lẽ khó tạo dựng nhất. Cũng chính vì thế chỉ có học đúng hướng mới giúp ta thành công.
NGHE LẤY THÔNG TIN CHÍNH
Khi nghe tiếng Anh, ý chính của câu thể hiện bằng những từ quan trọng có trọng âm trong câu. Đấy là ở cấp độ câu. Nhưng khi ghép các câu vào trong một đoạn thì không phải câu nào cũng là ý chính. Chỉ có những câu quan trọng mới mang nghĩa chính.
Khó hơn thế nữa là có những thông điệp phải tổng hợp ý nghĩa của tất cả các câu trong đó mới toát lên ý chính. Đây chính là những bình diện khó trong nghe hiểu.
Chúng ta thấy khi nghe cần có mục đích rõ ràng. Đây cũng chính là yếu tố đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm kỹ thuật thích hợp để đáp ứng yêu cầu của mình.
NGHE LẤY THÔNG TIN CHI TIẾT
Sau những ý chính chúng ta phải có những ý phát triển ý chính. Đó chính là ý hổ trợ. Mối quan hệ giữa ý chính và các ý hỗ trợ rất khăng khít nên chúng ta có nắm bắt được ý chính thì mới nắm bắt được các ý hỗ trợ. Trong các ý hỗ trợ có những ý quan trọng hơn và những ý ít quan trọng.
Khi hiểu mình rất chủ động và tự tin, còn nếu mình không hiểu thì mình rất bị động và lúng túng.
Theo tôi các bạn cứ nghe hoài, nghe mãi, nghe trong khung cảnh (tình huống) nghe sẽ tạo cho mình phản xạ rất tốt. Muốn không sợ thì các bạn cứ nghe.
Nếu một cách lý tưởng, khi nghe chúng ta cần nghe được và nhớ được tất cả những ý hỗ trợ ý chính. Nó đòi hỏi phải khổ công rèn luyện năng lực nghe nắm bắt các ý phụ trợ cho một ý chính.
Quy trình của chúng ta bao giờ cũng là nghe lấy ý chính, rồi mới tìm kiếm những ý hỗ trợ.
Để thực hiện một quy trình nghe một cách đầy đủ, chúng ta phải đáp ứng những tiêu chí sau:
- Nhanh chóng phát hiện chủ đề nghe. Nắm bắt được chủ đề, chúng ta sẽ nghe một cách chủ động hơn.
- Phải có kiến thức nền tốt (về chủ đề sẽ nghe). Kiến thức nền tạo điều kiện cho chúng ta một năng lực hiểu cao.
- Có phản xạ nhanh, phát hiện các ý chính và ý hỗ trợ, thông qua luyện tập.
Thường khi luyện nghe, chúng ta thực hiện theo ba bước: phát hiện chủ đề, lấy ý chính, lấy những thông tin chi tiết.
NGHE LẤY THÔNG TIN CẦN ĐẾN
Trong sinh hoạt hằng ngày, có nhiều trường hợp chúng ta nghe theo yêu cầu riêng của mình, tức là chỉ nghe những thông tin mình đang tìm kiếm.
Trong khi nghe chúng ta thường nói là chúng ta phải phát hiện chủ đề. Đó là bước đầu tiên của quy trình nghe. Nhưng sau đó phải đặt cho mình một mục đích: Ta đang cần nghe cái gì? Vậy là sẽ có cái ta không cần nghe.
Như vậy nguyên tắc chung là người nghe chỉ nghe những điều có liên quan đến mục đích nghe của mình, bỏ qua tất cả các thông tin khác. Có một yếu tố giúp ta làm điều này, đó là những từ có tính chất báo hiệu, đây là những đầu mối để nắm bắt thông tin mình cần đến.
Nhưng cái mà tôi luyện tập là khi đài nói ra một từ tiếng Anh, trong đầu tôi lại hiện ra một chữ tương ứng. Khi họ nói ra cả câu, tôi cũng hình dung ra cả câu đó viết như thế nào. Dần dần tôi biết được khả năng của mình là khả năng nhìn vào mặt chữ thì dễ thuộc hơn là nghe để nhớ. Do đó khi nghe câu gì thì hình dung ra thành chữ, rồi từ đấy mà giải nghĩa. Đó là một trong những kỹ năng mà tôi sử dụng.
Xin chú ý, yếu tố báo hiệu, không phải chỉ là một từ. Nó có thể là một nhóm từ hoặc một câu hoàn chỉnh.
XÂY DỰNG VỐN TỪ VỰNG CHO NĂNG LỰC NGHE
Quy trình học ngoại ngữ quan tâm tới 3 chữ R:
Remember (ghi nhớ): có hai loại ghi nhớ: ghi nhớ để sử dụng ngay tại chỗ và ghi nhớ để sử dụng lâu dài. Điều quan trọng là người sử dụng ngôn ngữ phải xác định rất nhanh là ghi nhớ cái gì và không ghi nhớ cái gì.
Retain (lưu trữ): khả năng duy trì được vốn từ vựng, ngữ pháp trong một khoảng thời gian nào đó. Có những dữ liệu chúng ta phải duy trì cả đời, ví dụ như mẫu câu cơ bản, hoặc từ vựng cơ bản.
Recall (gợi nhớ): tức là gợi nhớ lại để sử dụng trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Nếu trong tình huống giao tiếp mà chúng ta không gợi nhớ lại được thì vốn ngôn ngữ đó gọi là “vốn chết” hay “vốn ngôn ngữ thụ động”. Đây là vốn ngôn ngữ không sử dụng được một cách tích cực, không sử dụng được để sản sinh lời nói (nói) hoặc văn bản (viết). Cho nên năng lực giao tiếp được đánh giá bằng khả năng Recall.
Ba yếu tố Remember, Retain, Recall hoàn thiện quy trình học ngoại ngữ.
Về nghe hiểu, nếu chúng ta lưu trữ được càng nhiều mẫu câu, càng nhiều từ thì khả năng hiểu người khác nói càng lớn. Năng lực nghe hiểu, đặc biệt là nghe tích cực, tức là nghe nắm bắt được đầy đủ thông tin không phải là món quà của tự nhiên, mà phải học, phải được huấn luyện.
Phải xây dựng nền tảng cho khả năng giao tiếp nhất là qua nghe, nói. Thông qua hai hình thức. Hình thức thứ nhất: theo học một khóa học chính khóa nào đó, theo các trình độ cao dần. Hình thức thứ hai: là các hoạt động ngoài lớp học.
Nhưng hình thức nào thì cũng không quan trọng. Cái quan trọng là ở chỗ phương pháp tiến hành khóa học ấy như thế nào để tạo được năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung, trong đó có năng lực nghe.
Khi bắt đầu học tiếng Anh chúng ta đã phải xây dựng năng lực nghe thông qua một loạt các kỹ thuật, ví dụ kỹ thuật nghe trọng âm câu. Đặc biệt khi xây dựng vốn từ vựng để tạo nền tảng nghe hiểu và nói, chúng ta cũng phải thực hiện nguyên tắc đưa vốn từ vựng ấy vào văn cảnh, tình huống.
Rõ ràng tình huống hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc nhận diện từ, và nhờ đó cũng dễ nhớ hơn. Trong các sách giáo khoa tiếng Anh có muốn vàn tình huống như vậy. Chỉ có điều chúng ta có khai thác đúng hướng hay không thôi.
Học từ để phục vụ mục đích nghe hiểu cần có định hướng cụ thể thì mới có hiệu quả.
Nói đến xây dựng vốn từ vựng tức là xây dựng một vốn chung cho cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Không có bốn kho từ vựng riêng biệt dành cho bốn kỹ năng. Chỉ có một kho từ vựng duy nhất.
Khi sử dụng các kỹ năng, chúng ta vận dụng kho từ vựng chung này ở góc độ khác nhau một chút. Ví dụ khi viết thường phải dùng những từ có tính chất tầm chương trích cú (ngôn ngữ viết). Khi nói thường dùng từ đơn giản hơn, dùng dạng khẩu ngữ và những từ đệm như well, kind of, sort of, ... Tất cả các loại từ vựng đó đều phải được lưu trữ.
Khi học theo một quyển sách nào đó, chúng ta cần biết từ bao giờ cũng nằm trong văn cảnh (context), và như vậy không bao giờ học từ theo kiểu học tự điển. Văn cảnh chính là những hình ảnh làm cho chúng ta duy trì được từ đó lâu hơn. Do đó khi học từ chúng ta cần quan tâm đến văn cảnh.
Những kỹ thuật giúp chúng ta nâng cao năng lực sử dụng từ phục vụ cho mục đích nghe-hiểu:
Một là, khi gặp bất cứ một từ mới nào ta phải nắm ngay cách phát âm của nó, đặc biệt là trọng âm từ.
Hai là, khi tăng cường các vốn từ vựng để phục vụ cho mục đích nghe-nói, chúng ta quan tâm đến vốn khẩu ngữ vì nói là khẩu ngữ. Chúng ta cần phân biệt những từ chỉ hay dùng trong nói và những từ dùng trong viết.
Muốn nâng cao vốn từ vựng, chúng ta phải nâng cao một cách từ từ, một cách có hệ thống. Hãy xây dựng những vốn từ từ thấp lên cao: 400 từ, 700 từ, 1000 từ, ... bằng cách đọc hệ thống chuyện kể từ thấp lên cao.
Đối với mỗi bậc từ, người học cần tiến hành những bước sau đây: Bắt đầu đọc hệ chuyện chỉ dùng 400 từ. Trong khi đọc:
- Tra nghĩa từ mới. Nắm cách phát âm. Ghi nhớ văn cảnh dùng từ mới đó.
- Quan sát một từ được dùng trong các văn cảnh khác nhau như thế nào. Việc này thực hiện bằng cách đọc nhiều chuyện cùng một trình độ.
- Trong khi đọc chuyện chú ý ghi nhớ lời thoại của nhân vật. Đối thoại trong các câu chuyện cũng chính là những lời nói trong đời sống hằng ngày.
- Cuối cùng kết thúc đọc chuyện bằng mắt là nghe bằng tai để thấm được cách nói của người Anh, thấm được cách phát âm chuẩn.
Xây dựng vốn từ vựng ở trình độ nào cũng phải thực hiện bốn bước như trên. Xây dựng vốn từ vựng theo phương thức này vừa bảo đảm học được nghĩa từ, vừa tăng cường năng lực phát âm, khả năng nhận diện từ bằng tai.
KỸ THUẬT NGHE TRỌNG ÂM
Cách nghe của người Anh là nghe trọng âm, tức là nghe những từ quan trọng trong câu.
Vậy quy trình hiểu một thông điệp qua nghe có hai bước:
1. Nắm bắt những từ có trọng âm câu.
2. Ghép nghĩa của các từ có trọng âm ấy lại với nhau để đoán nghĩa cả câu.
Hai quy trình này xảy ra trong tích tắc. Vì thế ngay từ đầu chúng ta phải luyện tập một cách kiên trì, nếu không thì sẽ quay trở lại thói quen cũ là nghe từng từ.
Khi vào thực tiễn giao tiếp chúng ta sẽ thấy có hai cái khó: một là người Anh nói rất nhanh, và hai là không phải người Anh sẽ nhấn mạnh vào những trọng âm câu thật to thật mạnh. Họ nói tự nhiên hơn, nghĩa là có nhấn mạnh nhưng không dằn mạnh vào trọng âm.
Kiểu nghe trọng âm này giúp ta giảm nhẹ gánh nặng phải nghe những từ không quan trọng trong câu, đặc biệt những câu có trọng âm tương phản, tức người nói chỉ nhấn mạnh vào yếu tố mới xuất hiện mà thôi.
Với những trọng âm bắt được, kết hợp với văn cảnh, tình huống giao tiếp chúng ta có thể hiểu được nội dung thông điệp.
Trong môi trường bản ngữ, điều kiện xã hội giúp chúng ta rất nhiều trong việc xây dựng và nâng cao năng lực hiểu tiếng Anh qua nghe. Tuy nhiên khi chúng ta ở trong môi trường phi bản ngữ thì năng lực này có lẽ khó tạo dựng nhất. Cũng chính vì thế chỉ có học đúng hướng mới giúp ta thành công.
NGHE LẤY THÔNG TIN CHÍNH
Khi nghe tiếng Anh, ý chính của câu thể hiện bằng những từ quan trọng có trọng âm trong câu. Đấy là ở cấp độ câu. Nhưng khi ghép các câu vào trong một đoạn thì không phải câu nào cũng là ý chính. Chỉ có những câu quan trọng mới mang nghĩa chính.
Khó hơn thế nữa là có những thông điệp phải tổng hợp ý nghĩa của tất cả các câu trong đó mới toát lên ý chính. Đây chính là những bình diện khó trong nghe hiểu.
Chúng ta thấy khi nghe cần có mục đích rõ ràng. Đây cũng chính là yếu tố đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm kỹ thuật thích hợp để đáp ứng yêu cầu của mình.
NGHE LẤY THÔNG TIN CHI TIẾT
Sau những ý chính chúng ta phải có những ý phát triển ý chính. Đó chính là ý hổ trợ. Mối quan hệ giữa ý chính và các ý hỗ trợ rất khăng khít nên chúng ta có nắm bắt được ý chính thì mới nắm bắt được các ý hỗ trợ. Trong các ý hỗ trợ có những ý quan trọng hơn và những ý ít quan trọng.
Khi hiểu mình rất chủ động và tự tin, còn nếu mình không hiểu thì mình rất bị động và lúng túng.
Theo tôi các bạn cứ nghe hoài, nghe mãi, nghe trong khung cảnh (tình huống) nghe sẽ tạo cho mình phản xạ rất tốt. Muốn không sợ thì các bạn cứ nghe.
Nếu một cách lý tưởng, khi nghe chúng ta cần nghe được và nhớ được tất cả những ý hỗ trợ ý chính. Nó đòi hỏi phải khổ công rèn luyện năng lực nghe nắm bắt các ý phụ trợ cho một ý chính.
Quy trình của chúng ta bao giờ cũng là nghe lấy ý chính, rồi mới tìm kiếm những ý hỗ trợ.
Để thực hiện một quy trình nghe một cách đầy đủ, chúng ta phải đáp ứng những tiêu chí sau:
- Nhanh chóng phát hiện chủ đề nghe. Nắm bắt được chủ đề, chúng ta sẽ nghe một cách chủ động hơn.
- Phải có kiến thức nền tốt (về chủ đề sẽ nghe). Kiến thức nền tạo điều kiện cho chúng ta một năng lực hiểu cao.
- Có phản xạ nhanh, phát hiện các ý chính và ý hỗ trợ, thông qua luyện tập.
Thường khi luyện nghe, chúng ta thực hiện theo ba bước: phát hiện chủ đề, lấy ý chính, lấy những thông tin chi tiết.
NGHE LẤY THÔNG TIN CẦN ĐẾN
Trong sinh hoạt hằng ngày, có nhiều trường hợp chúng ta nghe theo yêu cầu riêng của mình, tức là chỉ nghe những thông tin mình đang tìm kiếm.
Trong khi nghe chúng ta thường nói là chúng ta phải phát hiện chủ đề. Đó là bước đầu tiên của quy trình nghe. Nhưng sau đó phải đặt cho mình một mục đích: Ta đang cần nghe cái gì? Vậy là sẽ có cái ta không cần nghe.
Như vậy nguyên tắc chung là người nghe chỉ nghe những điều có liên quan đến mục đích nghe của mình, bỏ qua tất cả các thông tin khác. Có một yếu tố giúp ta làm điều này, đó là những từ có tính chất báo hiệu, đây là những đầu mối để nắm bắt thông tin mình cần đến.
Nhưng cái mà tôi luyện tập là khi đài nói ra một từ tiếng Anh, trong đầu tôi lại hiện ra một chữ tương ứng. Khi họ nói ra cả câu, tôi cũng hình dung ra cả câu đó viết như thế nào. Dần dần tôi biết được khả năng của mình là khả năng nhìn vào mặt chữ thì dễ thuộc hơn là nghe để nhớ. Do đó khi nghe câu gì thì hình dung ra thành chữ, rồi từ đấy mà giải nghĩa. Đó là một trong những kỹ năng mà tôi sử dụng.
Xin chú ý, yếu tố báo hiệu, không phải chỉ là một từ. Nó có thể là một nhóm từ hoặc một câu hoàn chỉnh.
(Sưu tầm)