- Tham gia
- 11/11/2008
- Bài viết
- 9.439
Những vạt cỏ trước đấy còn xanh mướt, giờ chỉ còn trơ đất, trắng bệch, những chậu hoa vừa được thay mới hôm mùng 2, giờ chậu thì mất, cây gãy, cây héo úa theo cỏ khô…
Hồ Gươm, trung tâm Hà Nội và cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm nhất trong 10 ngày Đại lễ. Mỗi ngày nơi đây đón cả triệu lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, chơi hội.
Ngay sau “Đêm Hồ Gươm lung linh” do các bãi cỏ, vạt hoa quanh bờ Hồ Gươm bị dẫm nát, Tập đoàn phát triển nhà và đô thị VN kết hợp với Công ty công viên cây xanh Hà Nội đem những chậu hoa, cây cảnh đến đặt vào những vạt cỏ bị giẫm nát đêm hôm trước.
Tuy vậy, hoa vừa được đem ra đã bị một số người dân ngắt, bẻ, giẫm nát để vào chụp ảnh… khiến nhiều chậu bị mất cây, nhiều cây bị gãy, dập nát…
Một số nhân viên thuộc Công ty công viên cây xanh Hà Nội được huy động để bảo vệ hoa. Nhưng do lực lượng quá mỏng, không thể kiểm soát được tất cả các khu vực, họ cũng đành bó tay với các hành vi xâm hại hoa của khách du lịch như giẫm lên hoa để chụp ảnh, sờ thử xem hoa thật hay giả…
Ngay đến tháp Hòa Phong cũng bị nhiều du khách xâm hại: dùng bút viết chữ, vẽ đủ thứ lên tường tháp, để lưu giữ lại bút tích của mình với hy vọng “gửi ngàn năm sau”. Dù mấy ngày trước Khai mạc, để chào đón Đại lễ các công nhân chỉnh trang đô thị đã tiến hành lau chùi, tẩy xóa những hình, chữ viết lên trước đấy, làm mới lại tường tháp…
Lưu giữ bút tích trên tháp Hòa Phong
Ngoài ra, khu vực quanh nhà hàng Thủy Tạ (bán kem), cạnh các ghế đá là vô số rác do người dân ăn kem, nhưng không vứt rác vào thùng, mà thải ngay ra khoảng đất trước mặt.
Dưới đây là một số hình ảnh hoa, cỏ Hồ Gươm tan hoang sau 5 ngày Đại lễ:
Mấy ngày trước đây còn là vạt cỏ xanh mướt, giờ đã trơ đất bạc và trở thành lối đi của du khách.
Những chậu hoa được thay gấp vẫn không thể che lấp được hết những bãi cỏ đã tan hoang
Cỏ nát, cây cũng tan hoang
Bảo vệ "mặc kệ" du khách ngắt hoa trên biểu tượng rồng thời Lý được kết bằng hoa trước khu Vườn hoa Lý Thái Tổ.
Giẫm nát hoa để có được góc ảnh đẹp
Tự do ngắt hoa vì không có ai trông coi
Thế này mới được gọi là "ra Hồ Gươm"
Cây còn, cây mất, cây gãy, cây đổ...
Cây héo úa, cỏ chết khô
Với những bước chân thế này cỏ nhân tạo cũng phải tan hoang.
Trước đây là cỏ, giờ thành nơi kinh doanh, điểm vẽ tranh.
Tháp Hòa Phong "di tích cấm xâm phạm" chi chít bút tích của du khách...
Và chi chít chữ
Tượng cũng không thoát được "kiếp nạn" bị vẽ thêm mắt
Hồ Gươm, trung tâm Hà Nội và cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm nhất trong 10 ngày Đại lễ. Mỗi ngày nơi đây đón cả triệu lượt khách trong và ngoài nước đến thăm quan, chơi hội.
Tuy vậy, sau 5 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm TL-HN, những bãi cỏ quanh hồ giờ đây đã không còn giữ được nét đẹp của nó. Nhiều vạt cỏ, cây xanh tan nát vì những bước chân, hành động thiếu ý thức của du khách.
Những vạt cỏ, hoa quanh Hồ Gươm tan nát vì những hành vi thiếu ý thức của du khách.
Đặc biệt trong ngày khai mạc Đại lễ (ngày 1/10), hàng triệu người tụ hội về khu vực quanh bờ Hồ Gươm để dự lễ Khai mạc và “Đêm Hồ Gươm lung linh”, khu vực quanh bờ hồ trở nên quá chật hẹp so với lượng người đến xem. Vì vậy, nhiều người không ngần ngại giẫm đạp lên cỏ để giành chỗ đứng và biến nó thành lối đi lại.
Những vạt cỏ, hoa quanh Hồ Gươm tan nát vì những hành vi thiếu ý thức của du khách.
Ngay sau “Đêm Hồ Gươm lung linh” do các bãi cỏ, vạt hoa quanh bờ Hồ Gươm bị dẫm nát, Tập đoàn phát triển nhà và đô thị VN kết hợp với Công ty công viên cây xanh Hà Nội đem những chậu hoa, cây cảnh đến đặt vào những vạt cỏ bị giẫm nát đêm hôm trước.
Tuy vậy, hoa vừa được đem ra đã bị một số người dân ngắt, bẻ, giẫm nát để vào chụp ảnh… khiến nhiều chậu bị mất cây, nhiều cây bị gãy, dập nát…
Một số nhân viên thuộc Công ty công viên cây xanh Hà Nội được huy động để bảo vệ hoa. Nhưng do lực lượng quá mỏng, không thể kiểm soát được tất cả các khu vực, họ cũng đành bó tay với các hành vi xâm hại hoa của khách du lịch như giẫm lên hoa để chụp ảnh, sờ thử xem hoa thật hay giả…
Ngay đến tháp Hòa Phong cũng bị nhiều du khách xâm hại: dùng bút viết chữ, vẽ đủ thứ lên tường tháp, để lưu giữ lại bút tích của mình với hy vọng “gửi ngàn năm sau”. Dù mấy ngày trước Khai mạc, để chào đón Đại lễ các công nhân chỉnh trang đô thị đã tiến hành lau chùi, tẩy xóa những hình, chữ viết lên trước đấy, làm mới lại tường tháp…
Lưu giữ bút tích trên tháp Hòa Phong
Ngoài ra, khu vực quanh nhà hàng Thủy Tạ (bán kem), cạnh các ghế đá là vô số rác do người dân ăn kem, nhưng không vứt rác vào thùng, mà thải ngay ra khoảng đất trước mặt.
Dưới đây là một số hình ảnh hoa, cỏ Hồ Gươm tan hoang sau 5 ngày Đại lễ:
Mấy ngày trước đây còn là vạt cỏ xanh mướt, giờ đã trơ đất bạc và trở thành lối đi của du khách.
Những chậu hoa được thay gấp vẫn không thể che lấp được hết những bãi cỏ đã tan hoang
Bảo vệ "mặc kệ" du khách ngắt hoa trên biểu tượng rồng thời Lý được kết bằng hoa trước khu Vườn hoa Lý Thái Tổ.
Giẫm nát hoa để có được góc ảnh đẹp
Tự do ngắt hoa vì không có ai trông coi
Thế này mới được gọi là "ra Hồ Gươm"
Cây còn, cây mất, cây gãy, cây đổ...
Cây héo úa, cỏ chết khô
Với những bước chân thế này cỏ nhân tạo cũng phải tan hoang.
Trước đây là cỏ, giờ thành nơi kinh doanh, điểm vẽ tranh.
Tháp Hòa Phong "di tích cấm xâm phạm" chi chít bút tích của du khách...
Và chi chít chữ
Tượng cũng không thoát được "kiếp nạn" bị vẽ thêm mắt
Lê Việt
Theo Bee
Theo Bee