Khớp cắn chéo và những điều quan trọng bạn chưa biết

nhilee14594

Thành viên
Tham gia
18/6/2016
Bài viết
1
Khớp cắn chéo mang đến cho bạn khá nhiều phiền toái và mất đi sự tự tin vốn có nên điều trị là cần thiết và có lợi cho bệnh nhân. Nguyên nhân và cách điều trị khớp cắn chéo.
1. Khớp cắn chéo là gì?

Khớp cắn chéo là tương quan bất thường của một hoặc nhiều răng với một hoặc nhiều răng của cung răng đối theo hướng má – lưỡi hoặc môi – lưỡi. Khớp cắn chéo là dạng sai lệch khớp cắn ít biểu hiện ra bên ngoài khuôn mặt mà chủ yếu ảnh hưởng đến sự cân đối của hai hàm răng và sự tự nhiên cũng như thẩm mỹ của nụ cười

2. Cách nhận diện khớp cắn chéo như thế nào?
Về cơ bản, khớp chắn chéo gần giống với khớp cắn xuôi, ít gây ra tình trạng bệnh lý cho người bị tình trạng này. Đặc điểm nhận diện của khớp cắn chéo như sau:

– Đường trực từ mũi qua khe răng cửa hai hàm xuống cằm tạo thành đường gấp khúc ở khu vực khe răng cửa.

– Tất cả các nhóm răng bị xô lệch đoạn nằm trong đoạn nằm ngoài không theo thứ tự như vẩu hay móm.

– Tương quan 3 phần trán + mũi + cằm bình thường.

3. Khớp cắn chéo có nguyên nhân từ đâu?
Khớp cắn chéo phía trước có nguyên nhân:

– Do răng

+ Chấn thương răng sữa gây lệch lạc mầm răng vĩnh viễn về phía lưỡi

+ Lưu giữ răng sữa lâu, răng thay thế sẽ mọc về phía vòm miệng

+ Răng thừa

+ Thói quen cắn môi trên.

+ Bệnh nhân khe hở môi đã phẫu thuật

+ Không đủ chiều dài cung răng.

– Do xương

+ Di truyền

+ Kém phát triển phía trước của xương hàm trên.

+ Tăng trưởng xương hàm dưới quá mức

+ Kết hợp kém phát triển phía trước của xương hàm trên và tăng trưởng quá mức của xương hàm dưới

– Do chức năng

+ Giả sai khớp cắn loại III

+ Thói quen đưa hàm dưới ra trước để lồng múi tối đa dẫn tới cắn chéo phía trước

Khớp cắn chéo phía sau

– Do răng

+ Do răng sữa tồn tại lâu trên cung hàm.

+ Mút ngón tay kéo dài.

+ Khe hở môi – vòm miệng

– Do xương

+ Quá phát triển phía bên của xương hàm dưới

+ Kém phát triển phía bên của xương hàm trên

+ Di truyền

– Do chức năng

+ Cắn chéo một bên.

+ Do cản trở của khớp cắn

+ Lệch hàm dưới trong chu trình chuyển động đóng hàm.

4. Trẻ em có bị khớp cắn chéo không?
Trẻ em cũng bị khớp cắn chéo, thậm chí có thể phổ biến hơn nhiều ở người trưởng thành. Tình trạng cắn chéo ở trẻ cũng khá nghiêm trọng và nhận thất rất rõ ở sự sai lệch răng hoàn toàn.

5. Khớp cắn chéo có cần điều trị không?
Khớp cắn chéo nặng có thể gây méo, lệch cằm, còn nhẹ hầu như không gây hiện tượng gì nên đây là trường hợp cũng không bắt buộc phải chỉnh nha, niềng răng.

Có thể điều trị khớp cắn chéo được bằng cách niềng răng, đôi khi cần kết hợp cả phẫu thuật nếu có sự méo vẹo hàm xảy ra dẫn đến cắn chéo.

Quá trình điều trị như thế nào cần có sự thăm khám và tư vấn cụ thể của bác sỹ giỏi về chỉnh hình hàm mặt và khớp cắn.
 
×
Quay lại
Top