Khớp cắn chéo là gì? Đặc điểm, Cách điều trị?

vnleetray

Thành viên
Tham gia
1/11/2021
Bài viết
0
Khớp cắn chéo là một trong những dạng sai lệch khớp cắn, có ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Bên cạnh đó còn gây một số tác hại cho sức khỏe người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị khớp cắn chéo hiệu quả, an toàn? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Khớp cắn chéo là gì?

Khớp cắn chéo là tình trạng sai lệch khớp cắn khi có nhiều răng mọc lệch theo từng nhóm khác nhau trên cung hàm, có nhóm chìa ra, có nhóm thụt vào. Khớp cắn chéo phá vỡ tương quan hai hàm, khiến hàm răng mất đi sự hài hòa, cân đối. Từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ nụ cười.

Khớp cắn chéo là gì?


Tuy cắn chéo làm mất đi sự cân xứng hàm răng nhưng rất khó nhận biết được tình trạng này, chỉ khi người bệnh cười mới nhận ra được sự mất tự nhiên của hàm răng. Nếu cắn chéo thể hiện ở răng cửa thì có thể dễ dàng quan sát, ngược lại nếu xảy ra ở răng hàm thì rất khó phát hiện ngay cả khi người đó đang cười.

2. Có bao nhiêu loại khớp cắn chéo?

Phân loại khớp cắn chéo sẽ được dựa trên nhóm răng sai lệch, cụ thể là:
2.1. Cắn chéo răng trước
Cắn chéo răng trước là tình trạng có một hoặc một số răng cửa hàm trên nằm phía trong răng cửa hàm dưới khi hàm đóng lại. Có khoảng 4 – 5% dân số gặp phải hiện tượng cắn chéo hàm trước.
Dạng cắn chéo này ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ gương mặt, khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin, e ngại khi giao tiếp.
2.2. Cắn chéo răng sau (phía má/ phía lưỡi)
Khớp cắn chéo sau là hiện tượng có một hoặc nhiều nhóm răng hàm trên (răng nanh, răng tiền hàm, răng hàm) nằm thụt vào bên trong so với nhóm răng hàm dưới.
Cắn chéo răng sau có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên miệng. Và tình trạng cắn chéo này xảy ra phổ biến nhiều hơn cắn chéo phía trước, chiếm 16% dân số và ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai, gây hại cho sức khỏe tổng thể.

3. Nguyên nhân nào gây ra khớp cắn chéo?

Có nhiều nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khớp cắn chéo, đó là:
Yếu tố di truyền, bẩm sinh
Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất gây cắn chéo thường bắt nguồn từ di truyền hoặc bẩm sinh. Nếu trong gia đình có cha mẹ, ông bà hoặc họ hàng có đặc điểm này thì rất có khả năng con cái sẽ thừa hưởng tình trạng này. Hoặc có thể trẻ ngay từ khi mới sinh đã có cấu trúc răng sai lệch nên càng lớn cắn chéo càng rõ.
Một số thói quen xấu
Một số tật xấu lúc nhỏ như mút ngón tay cái, đẩy lưỡi, sử dụng núm vú giả hoặc bình sữa trong thời gian dài… có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm ở trẻ, dẫn đến tình trạng cắn chéo khi trưởng thành.
– Tật thở bằng miệng
Thói quen thở bằng miệng nếu duy trì trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và sự phát triển của khuôn mặt, kéo theo răng mọc sai lệch. Do đó. nếu khi còn nhỏ, trẻ có thói quen thở bằng miệng và hàm trên bị hẹp bẩm sinh thì nguy cơ mắc sai lệch cắn chéo cao hơn.
– Răng mọc chen chúc, xô lấn
Trong quá trình thay răng, các răng sữa tuy đã lung lay nhưng không bị nhổ bỏ sẽ cản trở sự mọc lên của răng vĩnh viễn. Lúc này không xuất hiện lỗ trống nên các răng vĩnh viễn phải mọc chồng lên vị trí răng sữa, gây hiện tượng lệch lạc.
Ngoài ra, nếu cung hàm bị hẹp, không đủ chỗ để chứa các răng khiến những răng mọc sau không có chỗ mọc lên nên mọc chồng lên nhau, gây ra tình trạng cắn chéo.

4. Khớp cắn chéo có nguy hiểm không?

Răng mọc sai lệch dù ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống. Khớp cắn chéo có tác hại như thế nào? thì dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực mà cắn chéo mang lại:
Cắn chéo khi ở trạng thái nghỉ không có nhiều tác động đến khuôn mặt như các sai lệch khớp cắn khác. Thế nhưng, khi cười nói sẽ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng lớn đến tâm lý người bệnh, khiến họ cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp, cuộc sống.
Các răng mọc không đều, bất cân đối sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động ăn nhai hằng ngày. Khi đó, thức ăn không được nghiền nát kỹ sẽ dẫn đến các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau bao tử, dạ dày, đại tràng…
Nếu bị cắn chéo quá nặng có thể gây méo hoặc lệch hàm, dẫn đến khuôn mặt bị biến dạng, mất cân đối.
Tương tự như những sai lệch khác, cắn chéo cũng gây các bệnh răng miệng nếu vệ sinh không đúng cách như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu…
Khi bị cắn chéo nếu không điều trị kịp thời, đúng lúc, lâu này sẽ gây nên tình trạng mòn men răng do lực nhai tác động liên tục, nặng hơn có thể tổn thương đến ngà và tủy răng bên dưới.
Nếu người bị cắn chéo kèm theo nghiến răng có thể gây đau đầu, căng thẳng, từ đó làm sa sút sức khỏe...

Tham khảo thêm tại đây >>> https://leetray.com/khop-can-cheo/
 
×
Quay lại
Top