Tuáneven1910
Thành viên
- Tham gia
- 2/3/2016
- Bài viết
- 0
Không nên sử dụng bình cứu hoả ôtô dạng bột vì chất muối trong bột sẽ làm hỏng các thiết bị điện tử trong xe" - ý kiến của một cán bộ Đội Chữa cháy chuyên nghiệp – Phòng Cảnh sát PCCC số 8.
Trước Thông tư 57 của Bộ Công an vừa được ban hành, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Trung uý Võ Hoài Nam – cán bộ Đội Chữa cháy chuyên nghiệp – Phòng Cảnh sát PCCC số 8 (Hà Nội).
Trung uý Võ Hoài Nam là người trực tiếp đi dập nhiều đám cháy, trong đó có không ít vụ nguyên nhân gây cháy từ chập điện trong xe ô tô. Trung uý Nam cho biết: “Giữa tháng 11 vừa qua, Bộ Công An đã ban hành Thông tư 57, quy định ô tô từ 4 chỗ trở lên phải trang bị một bình chữa cháy bột loại dưới 4 kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4 kg. Kèm theo quy định này là mức phạt tiền đối với các vi phạm từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng nếu các chủ xe không chấp hành quy định”.
Tuy nhiên, việc đặt và sử dụng bình cứu hoả trong xe như thế nào cho an toàn và hiệu quả thì vẫn đang rất ít người biết.
Về vị trí đặt bình cứu hoả trong xe, Trung uý Nam phân tích: "Bình chữa cháy nên đặt ở vị trí dễ tìm, dễ với tay tới để khi cần có thể lấy ra sử dụng ngay. Đặc biệt, không nên đặt bình cứu hoả tại các nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng như dưới kính trước, sau hoặc sát trên trần xe bởi nhiệt độ ở những vùng này luôn cao hơn".
Trung uý Nam gợi ý có thể đặt bình cứu hoả ở ngay dưới ghế lái giống như trên máy bay các hãng hàng không thường hay đặt áo phao ngay dưới ghế ngồi của hành khách, như vậy khi xảy ra sự cố, mọi người có thể luồn tay xuống dưới ghế và lấy đồ cứu hộ (bình chữa cháy) ra để sử dụng được ngay, hơn nữa, nhiệt độ ở dưới sàn xe bao giờ cũng thấp hơn so với trên trần xe.
Lưu ý, để cố định bình cứu hoả, mọi người nên lấy vật cứng chèn bên cạnh để bình cứu hoả không bị lăn, tuyệt đối không được buộc vì như vậy khi xảy ra sự cố sẽ rất khó lấy ra sử dụng. Ngoài ra, Trung uý Nam cũng khuyến khích mọi người sử dụng thêm miếng phản nhiệt khi rời khỏi xe để giảm thiểu tối đa nhiệt độ trong xe khi đỗ ngoài trời.
Về việc nên chọn bình cứu hoả dạng gì cho phù hợp, an toàn, Trung uý Hoài Nam cho biết: Hiện nay trên thị trường có 3 loại bình chữa cháy (dạng bột, bọt và khí), trong 3 loại đó thì bình bột chữa cháy hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do bên trong xe ô tô có nhiều vi mạch điện tử nên việc sử dụng bình dạng bột sẽ làm hỏng các thiết bị trên do trong bột cứu hoả có chất muối.
Để đảm bảo đủ độ an toàn khi xe xảy ra sự cố, trung uý Hoài Nam trao đổi thêm: "Trong một số vụ gần đây, không ít vụ xảy ra cháy khi chủ xe ở bên ngoài. Đến khi phát hiện ra cháy thì việc mở cửa xe để lấy bình cứu hoả ôtô là không kịp. Chính vì vậy, khi rời khỏi xe, mọi người nên cầm bình cứu hoả để ra cốp sau của xe, hoặc nếu thấy cần thiết có thể mua thêm một bình nữa đặt ở cốp sau". Ngoài ra, theo tiêu chuẩn mỗi bình cứu hoả có thời gian sử dụng trong 5 năm, tuy nhiên, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam, sau 3 năm mọi người nên đổi bình mới đặt vào xe để đảm bảo an toàn.
Trước Thông tư 57 của Bộ Công an vừa được ban hành, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Trung uý Võ Hoài Nam – cán bộ Đội Chữa cháy chuyên nghiệp – Phòng Cảnh sát PCCC số 8 (Hà Nội).
Trung uý Võ Hoài Nam là người trực tiếp đi dập nhiều đám cháy, trong đó có không ít vụ nguyên nhân gây cháy từ chập điện trong xe ô tô. Trung uý Nam cho biết: “Giữa tháng 11 vừa qua, Bộ Công An đã ban hành Thông tư 57, quy định ô tô từ 4 chỗ trở lên phải trang bị một bình chữa cháy bột loại dưới 4 kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4 kg. Kèm theo quy định này là mức phạt tiền đối với các vi phạm từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng nếu các chủ xe không chấp hành quy định”.
Tuy nhiên, việc đặt và sử dụng bình cứu hoả trong xe như thế nào cho an toàn và hiệu quả thì vẫn đang rất ít người biết.
Về vị trí đặt bình cứu hoả trong xe, Trung uý Nam phân tích: "Bình chữa cháy nên đặt ở vị trí dễ tìm, dễ với tay tới để khi cần có thể lấy ra sử dụng ngay. Đặc biệt, không nên đặt bình cứu hoả tại các nơi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng như dưới kính trước, sau hoặc sát trên trần xe bởi nhiệt độ ở những vùng này luôn cao hơn".
Trung uý Nam gợi ý có thể đặt bình cứu hoả ở ngay dưới ghế lái giống như trên máy bay các hãng hàng không thường hay đặt áo phao ngay dưới ghế ngồi của hành khách, như vậy khi xảy ra sự cố, mọi người có thể luồn tay xuống dưới ghế và lấy đồ cứu hộ (bình chữa cháy) ra để sử dụng được ngay, hơn nữa, nhiệt độ ở dưới sàn xe bao giờ cũng thấp hơn so với trên trần xe.
Lưu ý, để cố định bình cứu hoả, mọi người nên lấy vật cứng chèn bên cạnh để bình cứu hoả không bị lăn, tuyệt đối không được buộc vì như vậy khi xảy ra sự cố sẽ rất khó lấy ra sử dụng. Ngoài ra, Trung uý Nam cũng khuyến khích mọi người sử dụng thêm miếng phản nhiệt khi rời khỏi xe để giảm thiểu tối đa nhiệt độ trong xe khi đỗ ngoài trời.
Về việc nên chọn bình cứu hoả dạng gì cho phù hợp, an toàn, Trung uý Hoài Nam cho biết: Hiện nay trên thị trường có 3 loại bình chữa cháy (dạng bột, bọt và khí), trong 3 loại đó thì bình bột chữa cháy hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do bên trong xe ô tô có nhiều vi mạch điện tử nên việc sử dụng bình dạng bột sẽ làm hỏng các thiết bị trên do trong bột cứu hoả có chất muối.
Để đảm bảo đủ độ an toàn khi xe xảy ra sự cố, trung uý Hoài Nam trao đổi thêm: "Trong một số vụ gần đây, không ít vụ xảy ra cháy khi chủ xe ở bên ngoài. Đến khi phát hiện ra cháy thì việc mở cửa xe để lấy bình cứu hoả ôtô là không kịp. Chính vì vậy, khi rời khỏi xe, mọi người nên cầm bình cứu hoả để ra cốp sau của xe, hoặc nếu thấy cần thiết có thể mua thêm một bình nữa đặt ở cốp sau". Ngoài ra, theo tiêu chuẩn mỗi bình cứu hoả có thời gian sử dụng trong 5 năm, tuy nhiên, do điều kiện thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam, sau 3 năm mọi người nên đổi bình mới đặt vào xe để đảm bảo an toàn.