- Tham gia
- 22/9/2011
- Bài viết
- 14.934
Với mục đích thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên, sáng nay 24/10, LG Electronics Việt Nam tổ chức công bố chương trình “Olympia dành cho sinh viên Đại học”. Theo đó, cuộc thi chính thức khởi động từ 24/10/2012 đến tháng 4/2013.
Trong khoảng thời gian này, các đội dự thi sẽ nộp bài viết và thi thuyết trình về đề tài nghiên cứu của mình. Đối tượng tham gia là sinh viên (SV) hiện đang học tập tại các trường ĐH trên cả nước thuộc hai khối ngành (Khoa học tự nhiên và Kinh tế), có quyền đăng ký tham gia theo hình thức “đội”. Mỗi đội tham dự tối thiểu gồm 2 thành viên. Các đội dự thi đăng ký tham gia theo đơn vị trường. Mỗi trường có thể gửi dự thi nhiều công trình.
Đại diện Ban giám khảo chia sẻ về quy trình lựa chọn đề tài trong cuộc thi "Olympia dành cho sinh viên Đại học".
Các công trình dự thi phải có xác nhận và đánh giá đạt tiêu chuẩn của giảng viên hướng dẫn. Mỗi công trình phải ghi rõ thông tin tham khảo của giáo viên hướng dẫn. Các công trình đã đoạt giải trong các chương trình nghiên cứu khoa học từ cấp thành phố trở lên không được tham gia.
Cuộc thi sẽ diễn ra 3 vòng. Cụ thể, vòng sơ loại BTC và Hội đồng khoa học sẽ đánh giá và chọn ra 12 công trình xuất sắc nhất của 3 khu vực (miền Bắc, miền Trung và miền Nam).
Quy trình đánh giá gồm 2 bước. Một là công trình dự thi sẽ được gửi đến Hội đồng phản biện để lấy ý kiến và chấm điểm. Hội đồng phản biện gồm những giáo sư đầu ngành hiện đang công tác tại các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học danh tiếng của Việt Nam. Mỗi công trình sẽ được ít nhất hai thành viên của Hội đồng phản biện cho ý kiến và chấm điểm độc lập. Hai là, sau khi có đủ ý kiến của Hội đồng phản biện, các công trình sẽ được chuyển đến Hội đồng khoa học chấm điểm độc lập. Điểm số cuối cùng của công trình là điểm chia trung bình của các thành viên Hội đồng phản biện và Hội đồng khoa học.
Bốn công trình có điểm số cao nhất tại mỗi khu vực (mỗi bảng 2 công trình) sẽ được chọn vào vòng bán kết. Trường hợp có nhiều hơn hai đề tài cùng điểm số cao nhất, Hội đồng khoa học sẽ thảo luận và ý kiến của Chủ tịch hội đồng khoa học là ý kiến cuối cùng (hoặc Hội đồng khoa học sẽ bỏ phiếu kín để lựa chọn). Trường hợp một đội có hai công trình cùng đạt điểm cao nhất thì sẽ được Hội đồng khoa học tư vấn lựa chọn một.
Vòng bán kết được tổ chức tại Hà Nội (khu vực miền Bắc), Đà Nẵng (khu vực miền Trung) và TPHCM (khu vực miền Nam). Tại vòng bán kết, các đội sẽ trình bày đề tài nghiên cứu, trả lời các câu hỏi của khán giả tham dự chương trình và phản biện trước Hội đồng khoa học. Hội đồng khoa học sẽ đánh giá và chọn 6 đội xuất sắc tham dự vòng chung kết toàn quốc. Chung kết toàn quốc sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Tại cuộc thi Chung kết toàn quốc, các đội sẽ trình bày đề tài nghiên cứu của đội, trả lời các câu hỏi của khán giả tham dự chương trình và phản biện trước Hội đồng khoa học. Hội đồng khoa học sẽ đánh giá và trao giải
Theo đánh giá của BTC cuộc thi, nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động trí tuệ giúp SV vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học từ lý thuyết vào thực tiễn. Tuy nhiên hoạt động NCKH của SV Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có hơn 2,2 triệu sinh viên ĐH-CĐ, tuy nhiên số lượng SV tham gia nghiên cứu khoa học còn quá ít và kết quả đạt được về cơ bản còn hạn chế. Vì vậy nhu cầu có một sân chơi nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để SV tiếp cận các nguồn thông tin nghiên cứu mới nhất là rất cần thiết và cấp bách.
Trong khoảng thời gian này, các đội dự thi sẽ nộp bài viết và thi thuyết trình về đề tài nghiên cứu của mình. Đối tượng tham gia là sinh viên (SV) hiện đang học tập tại các trường ĐH trên cả nước thuộc hai khối ngành (Khoa học tự nhiên và Kinh tế), có quyền đăng ký tham gia theo hình thức “đội”. Mỗi đội tham dự tối thiểu gồm 2 thành viên. Các đội dự thi đăng ký tham gia theo đơn vị trường. Mỗi trường có thể gửi dự thi nhiều công trình.
Đại diện Ban giám khảo chia sẻ về quy trình lựa chọn đề tài trong cuộc thi "Olympia dành cho sinh viên Đại học".
Cuộc thi sẽ diễn ra 3 vòng. Cụ thể, vòng sơ loại BTC và Hội đồng khoa học sẽ đánh giá và chọn ra 12 công trình xuất sắc nhất của 3 khu vực (miền Bắc, miền Trung và miền Nam).
Quy trình đánh giá gồm 2 bước. Một là công trình dự thi sẽ được gửi đến Hội đồng phản biện để lấy ý kiến và chấm điểm. Hội đồng phản biện gồm những giáo sư đầu ngành hiện đang công tác tại các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học danh tiếng của Việt Nam. Mỗi công trình sẽ được ít nhất hai thành viên của Hội đồng phản biện cho ý kiến và chấm điểm độc lập. Hai là, sau khi có đủ ý kiến của Hội đồng phản biện, các công trình sẽ được chuyển đến Hội đồng khoa học chấm điểm độc lập. Điểm số cuối cùng của công trình là điểm chia trung bình của các thành viên Hội đồng phản biện và Hội đồng khoa học.
Bốn công trình có điểm số cao nhất tại mỗi khu vực (mỗi bảng 2 công trình) sẽ được chọn vào vòng bán kết. Trường hợp có nhiều hơn hai đề tài cùng điểm số cao nhất, Hội đồng khoa học sẽ thảo luận và ý kiến của Chủ tịch hội đồng khoa học là ý kiến cuối cùng (hoặc Hội đồng khoa học sẽ bỏ phiếu kín để lựa chọn). Trường hợp một đội có hai công trình cùng đạt điểm cao nhất thì sẽ được Hội đồng khoa học tư vấn lựa chọn một.
Vòng bán kết được tổ chức tại Hà Nội (khu vực miền Bắc), Đà Nẵng (khu vực miền Trung) và TPHCM (khu vực miền Nam). Tại vòng bán kết, các đội sẽ trình bày đề tài nghiên cứu, trả lời các câu hỏi của khán giả tham dự chương trình và phản biện trước Hội đồng khoa học. Hội đồng khoa học sẽ đánh giá và chọn 6 đội xuất sắc tham dự vòng chung kết toàn quốc. Chung kết toàn quốc sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Tại cuộc thi Chung kết toàn quốc, các đội sẽ trình bày đề tài nghiên cứu của đội, trả lời các câu hỏi của khán giả tham dự chương trình và phản biện trước Hội đồng khoa học. Hội đồng khoa học sẽ đánh giá và trao giải
Theo đánh giá của BTC cuộc thi, nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động trí tuệ giúp SV vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học từ lý thuyết vào thực tiễn. Tuy nhiên hoạt động NCKH của SV Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Theo số liệu thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện có hơn 2,2 triệu sinh viên ĐH-CĐ, tuy nhiên số lượng SV tham gia nghiên cứu khoa học còn quá ít và kết quả đạt được về cơ bản còn hạn chế. Vì vậy nhu cầu có một sân chơi nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để SV tiếp cận các nguồn thông tin nghiên cứu mới nhất là rất cần thiết và cấp bách.
Theo Dân Trí