- Tham gia
- 17/3/2012
- Bài viết
- 101
Cái đẹp luôn có sẵn, lòng nhân ái luôn tồn tại ở trong mỗi người. Tấm lòng nhân ái đó càng cao đẹp hơn nhiều lần khi nó được bắt đầu từ tâm hồn trẻ thơ, chỉ có điều làm thế nào để kích hoạt được nó lên mà thôi.
>> Trận đòn roi và nước mắt của người thầy
Minh họa: Ngọc Diệp
“Vết thước đánh các em sẽ mất đi nhưng tôi sẽ nhớ mãi. Mỗi khi nhìn vào mắt học trò của mình, tôi lại nhớ tới trận đòn tôi đã đánh các em. Đòn roi không bao giờ là đúng cả”, lời của một thầy giáo tâm sự với học trò và cũng như tự răn mình.
Thầy là giáo viên quản nhiệm của Trường Tư thục KM, quận Tân Phú – TPHCM. Trong một cơn nóng giận, thầy đã dùng thước đánh vào mông một số học trò nội trú, trong đó có một trò nữ. Ở tuổi học trò, hoang nghịch là chuyện bình thường, học sinh nội trú lại càng có nhiều trò quậy phá. Nhưng thầy đã không dạy học sinh bằng phương pháp sư phạm mà bằng đòn roi.
Bất cứ cha mẹ nào, thầy cô nào, dùng đến đòn roi chứng tỏ đã bất lực trong giáo dục con cái hay dạy dỗ học trò. Ít nhất, cũng thể hiện sự mất bình tĩnh, thiếu kiềm chế cơn nóng giận trong nhất thời. Thầy đã nóng giận và đã biết mình sai, thầy tìm học trò để xin lỗi. Phụ huynh bất bình đến trường làm to chuyện. Thầy sẵn sàng gặp phụ huynh để nói lời xin lỗi và cho biết sẽ xin thôi việc vì đã không làm tròn nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.
Nếu như câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì cũng như bao nhiêu câu chuyện thầy giáo đánh học trò từng xảy ra. Trong chuyện này, không phải là hơn thua, trả đũa, mà là cảm thông và tha thứ.
Những em học sinh bị thầy đánh ban đầu cũng giận, muốn thưa với Ban Giám hiệu, muốn mách với phụ huynh. Nhưng sau đó, các em nghĩ lại, không muốn tổn thương đến người thầy đã dạy chữ cho mình nên cố giấu kín chuyện này. Tuy nhiên, thầy giáo có lòng tự trọng, vẫn công khai bày tỏ lời xin lỗi vì thấy hành động của mình là phản giáo dục. Còn các em, khi được phụ huynh hỏi đến, thì xin cha mẹ mình hãy bỏ qua cho thầy, bởi vì các em hiểu được tâm trạng của thầy.
Chính em học sinh nữ bị thầy đánh, sau khi biết được chuyện buồn của thầy, đã kể lại với ba của em để mong ba thông cảm với thầy. Thầy dạy nội trú xa nhà, gia cảnh thầy rất khó khăn, công việc rất áp lực nhưng vợ thầy không thông cảm và quyết định ly hôn. Vì bị sốc chuyện gia đình, cho nên thầy bị ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm. Có thể khi đánh các em, thầy không có ác ý, mà chỉ vì mất bình tĩnh xuất phát từ tâm trạng buồn sầu cá nhân.
Ở tuổi các em, hiểu và chia sẻ được như vậy thật đáng khen. Cho nên, phụ huynh của em nữ sinh mới tâm sự với thầy rằng: “Tôi chưa bao giờ đánh con nên nói thiệt tôi giận thầy dữ lắm. Nhưng tôi suy nghĩ về điều nó nói với tôi…”. Phụ huynh này cũng cảm thông và tha thứ. Chẳng lẽ đứa con mình còn biết cảm thông và tha thứ mà mình lại ích kỷ, thù hận? Cho nên, phụ huynh không đồng ý việc thầy xin nghỉ dạy, khuyên thầy tiếp tục công việc.
Cái đẹp luôn có sẵn, lòng nhân ái luôn tồn tại ở trong mỗi người. Tấm lòng nhân ái đó càng cao đẹp hơn nhiều lần khi nó được bắt đầu từ tâm hồn trẻ thơ, chỉ có điều làm thế nào để kích hoạt được nó lên mà thôi.
Lê Chân Nhân
>> Trận đòn roi và nước mắt của người thầy
Minh họa: Ngọc Diệp
“Vết thước đánh các em sẽ mất đi nhưng tôi sẽ nhớ mãi. Mỗi khi nhìn vào mắt học trò của mình, tôi lại nhớ tới trận đòn tôi đã đánh các em. Đòn roi không bao giờ là đúng cả”, lời của một thầy giáo tâm sự với học trò và cũng như tự răn mình.
Thầy là giáo viên quản nhiệm của Trường Tư thục KM, quận Tân Phú – TPHCM. Trong một cơn nóng giận, thầy đã dùng thước đánh vào mông một số học trò nội trú, trong đó có một trò nữ. Ở tuổi học trò, hoang nghịch là chuyện bình thường, học sinh nội trú lại càng có nhiều trò quậy phá. Nhưng thầy đã không dạy học sinh bằng phương pháp sư phạm mà bằng đòn roi.
Bất cứ cha mẹ nào, thầy cô nào, dùng đến đòn roi chứng tỏ đã bất lực trong giáo dục con cái hay dạy dỗ học trò. Ít nhất, cũng thể hiện sự mất bình tĩnh, thiếu kiềm chế cơn nóng giận trong nhất thời. Thầy đã nóng giận và đã biết mình sai, thầy tìm học trò để xin lỗi. Phụ huynh bất bình đến trường làm to chuyện. Thầy sẵn sàng gặp phụ huynh để nói lời xin lỗi và cho biết sẽ xin thôi việc vì đã không làm tròn nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường.
Nếu như câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì cũng như bao nhiêu câu chuyện thầy giáo đánh học trò từng xảy ra. Trong chuyện này, không phải là hơn thua, trả đũa, mà là cảm thông và tha thứ.
Những em học sinh bị thầy đánh ban đầu cũng giận, muốn thưa với Ban Giám hiệu, muốn mách với phụ huynh. Nhưng sau đó, các em nghĩ lại, không muốn tổn thương đến người thầy đã dạy chữ cho mình nên cố giấu kín chuyện này. Tuy nhiên, thầy giáo có lòng tự trọng, vẫn công khai bày tỏ lời xin lỗi vì thấy hành động của mình là phản giáo dục. Còn các em, khi được phụ huynh hỏi đến, thì xin cha mẹ mình hãy bỏ qua cho thầy, bởi vì các em hiểu được tâm trạng của thầy.
Chính em học sinh nữ bị thầy đánh, sau khi biết được chuyện buồn của thầy, đã kể lại với ba của em để mong ba thông cảm với thầy. Thầy dạy nội trú xa nhà, gia cảnh thầy rất khó khăn, công việc rất áp lực nhưng vợ thầy không thông cảm và quyết định ly hôn. Vì bị sốc chuyện gia đình, cho nên thầy bị ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm. Có thể khi đánh các em, thầy không có ác ý, mà chỉ vì mất bình tĩnh xuất phát từ tâm trạng buồn sầu cá nhân.
Ở tuổi các em, hiểu và chia sẻ được như vậy thật đáng khen. Cho nên, phụ huynh của em nữ sinh mới tâm sự với thầy rằng: “Tôi chưa bao giờ đánh con nên nói thiệt tôi giận thầy dữ lắm. Nhưng tôi suy nghĩ về điều nó nói với tôi…”. Phụ huynh này cũng cảm thông và tha thứ. Chẳng lẽ đứa con mình còn biết cảm thông và tha thứ mà mình lại ích kỷ, thù hận? Cho nên, phụ huynh không đồng ý việc thầy xin nghỉ dạy, khuyên thầy tiếp tục công việc.
Cái đẹp luôn có sẵn, lòng nhân ái luôn tồn tại ở trong mỗi người. Tấm lòng nhân ái đó càng cao đẹp hơn nhiều lần khi nó được bắt đầu từ tâm hồn trẻ thơ, chỉ có điều làm thế nào để kích hoạt được nó lên mà thôi.
Lê Chân Nhân
Hiệu chỉnh bởi quản lý: