- Tham gia
- 3/3/2013
- Bài viết
- 4.056
Trong khi Việt Nam vẫn còn mơ hồ, loay hoay và tự phát trước việc hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) thì nhiều nước trong khu vực đã có những kế hoạch bài bản cho điều này.
Hình ảnh về các nước ASEAN được in trên những bảng, biểu lớn bán tại bất kỳ nhà sách nào, kể cả ngoài đường phố ở Thái Lan - Ảnh: Minh Quang
Quảng bá từ trường mẫu giáo
Chỉ cần bước xuống sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan), du khách thấy ngay những hình ảnh về AEC. Đó là quốc kỳ của 10 nước ASEAN xếp vòng tròn quanh con số 2015.
Nếu đi vào bên trong Bangkok hay đến bất kỳ tỉnh nào của đất nước này, hình ảnh về AEC càng rõ hơn. Chính phủ Thái Lan đánh giá cao tầm quan trọng của AEC đối với khu vực cũng như sự phát triển của đất nước này. Vì vậy từ 2 năm nay, Thái Lan bắt đầu quảng bá về AEC thông qua nhiều kênh và hình thức từ trường học, báo chí, phim ảnh, hoạt động xã hội...
Qua hệ thống giáo dục, giới chức nước này đưa những bài học về AEC vào trong từng lớp học ở các cấp từ mẫu giáo cho đến đại học. Tùy trình độ học sinh mà các trường lồng ghép những kiến thức này vào bài học sao cho hiệu quả. Theo quan điểm của chính phủ Thái Lan, AEC là vấn đề của cả xã hội, không riêng nhóm nào nên việc tuyên truyền không giới hạn độ tuổi.
Ở bậc mẫu giáo, giáo viên dạy cho học sinh nhận biết quốc kỳ của 10 nước ASEAN thông qua chương trình đố vui. Giáo viên cũng dạy cho học sinh vài câu chào hỏi thông dụng bằng ngôn ngữ của cả 10 nước. Lứa tuổi lớn hơn như tiểu học hoặc THCS, học sinh được học về văn hóa, lịch sử giản lược của 10 nước trong khu vực. Ở THPT và ĐH, học sinh và sinh viên tự tổ chức những hoạt động như ngày ASEAN, tuần văn hóa Đông Nam Á… để tìm hiểu sâu hơn về AEC cũng như những ảnh hưởng của tổ chức này lên xã hội, kinh tế, lao động và cả cuộc sống của người dân Thái.
Từ đầu năm 2013, Thái Lan bắt đầu cho xây dựng các trung tâm ASEAN ở các tỉnh thành lớn, ngoài giới thiệu thông tin về AEC còn giảng dạy ngôn ngữ chính được dùng khi hội nhập. Truyền hình không ngày nào không có kênh nói về tổ chức này thông qua nhiều góc nhìn khác nhau như kinh tế, văn hóa Đông Nam Á, du lịch khám phá Mekong, dạy các ngôn ngữ trong khu vực…
Điều chỉnh giáo dục theo hướng tăng khả năng hội nhập
Tháng 9.2012, Malaysia chính thức công bố và lấy ý kiến bản Quy hoạch giáo dục 2013 - 2025 nhằm vạch ra hướng phát triển cho giáo dục nước này trong hơn một thập niên tới.
Lời nói đầu của bản quy hoạch dài 286 trang với 8 chương nhìn nhận vai trò quan trọng của giáo dục trong việc phát triển nguồn vốn kinh tế và xã hội của đất nước này, đặt mục đích cho việc quy hoạch giáo dục phải làm sao tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của đất nước trong một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu.
Bản quy hoạch giáo dục xác định 11 lĩnh vực cần thay đổi để đạt được mục đích chung, như sau: Tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng cao theo những tiêu chuẩn quốc tế. Đảm bảo mọi học sinh đều thành thạo tiếng Malaysia (tiếng mẹ đẻ) và tiếng Anh. Đến năm 2016, tiếng Anh sẽ trở thành môn thi bắt buộc tốt nghiệp trung học; đến năm 2025, mọi học sinh sẽ học thêm một ngoại ngữ thứ hai. Cải thiện điều kiện làm việc của các giáo viên để thu hút được những tài năng tốt nhất cho ngành giáo dục. Đặc biệt, từ năm 2013 chỉ chấp nhận các học sinh thuộc top 30% đầu tiên để đào tạo thành giáo viên, giảm thiểu các công việc hành chính để giáo viên có thể tập trung vào công tác chuyên môn. Chú trọng phát triển năng lực lãnh đạo tại các trường phổ thông. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy giáo dục chất lượng cao trên toàn bộ đất nước Malaysia…
Kèm theo từng lĩnh vực cần thay đổi là các giải pháp và chỉ tiêu cụ thể, cùng lộ trình thực hiện sao cho những thay đổi này có thể diễn ra một cách đều đặn, không làm tăng áp lực bất thường lên hệ thống. Một điểm đáng chú ý nữa là bản quy hoạch này chú trọng vai trò của các tác nhân khác nhau trong toàn hệ thống: học sinh, giáo viên, nhà trường, bộ giáo dục và toàn xã hội.
Những người trẻ tiên phong
Dù chỉ được đào tạo ở các trường ĐH ở Việt Nam nhưng bằng nỗ lực tự thân, nhiều trí thức trẻ vẫn có khả năng làm việc ở nước ngoài và cạnh tranh được với lao động bản xứ.
Nguyễn Thu Hồng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế kể từ khi tốt nghiệp từ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhưng trông cô rất tự tin và nhanh nhẹn khi làm việc trong môi trường quốc tế tại Thái Lan. Hồng cho biết nhóm làm việc của cô có nhiều người đến từ khu vực ASEAN và tất cả phải cạnh tranh với nhau để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của công ty. Vũ Song Hào, tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đang tham gia dự án thiết kế hóa dầu lớn của Tập đoàn Foster Wheeler (Mỹ) có trụ sở tại Chonburi, Thái Lan. Hào được giao thiết kế một phần trong dự án khai thác dầu ở Trung Đông, một dự án huy động đến 200 kỹ sư. Bùi Minh Đức, tốt nghiệp từ Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, mới làm quen với công việc ở Thái Lan từ đầu năm 2013. Đặng Thu Hường, cử nhân của Trường ĐH Ngoại thương cũng đang làm việc cho một công ty ở Bangkok…
Những người trẻ được đào tạo ở Việt Nam làm việc ở nước ngoài không nhiều bởi thua về trình độ chuyên môn, hạn chế về kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt chưa chuẩn trong giao tiếp tiếng Anh. Thế nhưng những trí thức trẻ này không đợi khi AEC mở cửa mà đã dám thử thách mình trong môi trường quốc tế. Tuy nhiên với kinh nghiệm của mình, các bạn cho rằng được đào tạo với kiến thức như hiện nay chưa đủ mà phải có thêm kinh nghiệm để có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình đào tạo, khi đó mới có thể nằm trong tầm ngắm của công ty ở nước ngoài.
Năm 2014 có khung chương trình tương thích với khu vực
Về phía Bộ GD-ĐT, việc chuẩn bị hội nhập cho giáo dục dường như chưa thực sự bắt đầu. GS-TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đang triển khai xây dựng khung trình độ quốc gia làm cơ sở đánh giá kỹ năng, trình độ, chuẩn đầu ra của người học ở các cấp học khác nhau. Khung này sẽ có chuẩn tương thích với các nước trong khu vực, sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ người lao động trong quá trình hội nhập. Ông Ga cho biết, dù đã khởi động việc xây dựng từ trước đó nhưng phải đến năm 2014 Bộ mới có thể công bố khung này. “Thời gian không còn nhiều và mọi việc cũng hết sức khó khăn nhưng chuẩn bị hội nhập là việc phải làm và không thể chậm trễ”, ông Ga nói thêm.
Hình ảnh về các nước ASEAN được in trên những bảng, biểu lớn bán tại bất kỳ nhà sách nào, kể cả ngoài đường phố ở Thái Lan - Ảnh: Minh Quang
Quảng bá từ trường mẫu giáo
Chỉ cần bước xuống sân bay Suvarnabhumi (Thái Lan), du khách thấy ngay những hình ảnh về AEC. Đó là quốc kỳ của 10 nước ASEAN xếp vòng tròn quanh con số 2015.
Nếu đi vào bên trong Bangkok hay đến bất kỳ tỉnh nào của đất nước này, hình ảnh về AEC càng rõ hơn. Chính phủ Thái Lan đánh giá cao tầm quan trọng của AEC đối với khu vực cũng như sự phát triển của đất nước này. Vì vậy từ 2 năm nay, Thái Lan bắt đầu quảng bá về AEC thông qua nhiều kênh và hình thức từ trường học, báo chí, phim ảnh, hoạt động xã hội...
Qua hệ thống giáo dục, giới chức nước này đưa những bài học về AEC vào trong từng lớp học ở các cấp từ mẫu giáo cho đến đại học. Tùy trình độ học sinh mà các trường lồng ghép những kiến thức này vào bài học sao cho hiệu quả. Theo quan điểm của chính phủ Thái Lan, AEC là vấn đề của cả xã hội, không riêng nhóm nào nên việc tuyên truyền không giới hạn độ tuổi.
Ở bậc mẫu giáo, giáo viên dạy cho học sinh nhận biết quốc kỳ của 10 nước ASEAN thông qua chương trình đố vui. Giáo viên cũng dạy cho học sinh vài câu chào hỏi thông dụng bằng ngôn ngữ của cả 10 nước. Lứa tuổi lớn hơn như tiểu học hoặc THCS, học sinh được học về văn hóa, lịch sử giản lược của 10 nước trong khu vực. Ở THPT và ĐH, học sinh và sinh viên tự tổ chức những hoạt động như ngày ASEAN, tuần văn hóa Đông Nam Á… để tìm hiểu sâu hơn về AEC cũng như những ảnh hưởng của tổ chức này lên xã hội, kinh tế, lao động và cả cuộc sống của người dân Thái.
Từ đầu năm 2013, Thái Lan bắt đầu cho xây dựng các trung tâm ASEAN ở các tỉnh thành lớn, ngoài giới thiệu thông tin về AEC còn giảng dạy ngôn ngữ chính được dùng khi hội nhập. Truyền hình không ngày nào không có kênh nói về tổ chức này thông qua nhiều góc nhìn khác nhau như kinh tế, văn hóa Đông Nam Á, du lịch khám phá Mekong, dạy các ngôn ngữ trong khu vực…
Điều chỉnh giáo dục theo hướng tăng khả năng hội nhập
Tháng 9.2012, Malaysia chính thức công bố và lấy ý kiến bản Quy hoạch giáo dục 2013 - 2025 nhằm vạch ra hướng phát triển cho giáo dục nước này trong hơn một thập niên tới.
Lời nói đầu của bản quy hoạch dài 286 trang với 8 chương nhìn nhận vai trò quan trọng của giáo dục trong việc phát triển nguồn vốn kinh tế và xã hội của đất nước này, đặt mục đích cho việc quy hoạch giáo dục phải làm sao tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của đất nước trong một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu.
Bản quy hoạch giáo dục xác định 11 lĩnh vực cần thay đổi để đạt được mục đích chung, như sau: Tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục chất lượng cao theo những tiêu chuẩn quốc tế. Đảm bảo mọi học sinh đều thành thạo tiếng Malaysia (tiếng mẹ đẻ) và tiếng Anh. Đến năm 2016, tiếng Anh sẽ trở thành môn thi bắt buộc tốt nghiệp trung học; đến năm 2025, mọi học sinh sẽ học thêm một ngoại ngữ thứ hai. Cải thiện điều kiện làm việc của các giáo viên để thu hút được những tài năng tốt nhất cho ngành giáo dục. Đặc biệt, từ năm 2013 chỉ chấp nhận các học sinh thuộc top 30% đầu tiên để đào tạo thành giáo viên, giảm thiểu các công việc hành chính để giáo viên có thể tập trung vào công tác chuyên môn. Chú trọng phát triển năng lực lãnh đạo tại các trường phổ thông. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy giáo dục chất lượng cao trên toàn bộ đất nước Malaysia…
Kèm theo từng lĩnh vực cần thay đổi là các giải pháp và chỉ tiêu cụ thể, cùng lộ trình thực hiện sao cho những thay đổi này có thể diễn ra một cách đều đặn, không làm tăng áp lực bất thường lên hệ thống. Một điểm đáng chú ý nữa là bản quy hoạch này chú trọng vai trò của các tác nhân khác nhau trong toàn hệ thống: học sinh, giáo viên, nhà trường, bộ giáo dục và toàn xã hội.
Những người trẻ tiên phong
Dù chỉ được đào tạo ở các trường ĐH ở Việt Nam nhưng bằng nỗ lực tự thân, nhiều trí thức trẻ vẫn có khả năng làm việc ở nước ngoài và cạnh tranh được với lao động bản xứ.
Nguyễn Thu Hồng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế kể từ khi tốt nghiệp từ Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhưng trông cô rất tự tin và nhanh nhẹn khi làm việc trong môi trường quốc tế tại Thái Lan. Hồng cho biết nhóm làm việc của cô có nhiều người đến từ khu vực ASEAN và tất cả phải cạnh tranh với nhau để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của công ty. Vũ Song Hào, tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đang tham gia dự án thiết kế hóa dầu lớn của Tập đoàn Foster Wheeler (Mỹ) có trụ sở tại Chonburi, Thái Lan. Hào được giao thiết kế một phần trong dự án khai thác dầu ở Trung Đông, một dự án huy động đến 200 kỹ sư. Bùi Minh Đức, tốt nghiệp từ Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, mới làm quen với công việc ở Thái Lan từ đầu năm 2013. Đặng Thu Hường, cử nhân của Trường ĐH Ngoại thương cũng đang làm việc cho một công ty ở Bangkok…
Những người trẻ được đào tạo ở Việt Nam làm việc ở nước ngoài không nhiều bởi thua về trình độ chuyên môn, hạn chế về kỹ năng làm việc nhóm, đặc biệt chưa chuẩn trong giao tiếp tiếng Anh. Thế nhưng những trí thức trẻ này không đợi khi AEC mở cửa mà đã dám thử thách mình trong môi trường quốc tế. Tuy nhiên với kinh nghiệm của mình, các bạn cho rằng được đào tạo với kiến thức như hiện nay chưa đủ mà phải có thêm kinh nghiệm để có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mình đào tạo, khi đó mới có thể nằm trong tầm ngắm của công ty ở nước ngoài.
Minh Quang (Văn phòng Bangkok)
Năm 2014 có khung chương trình tương thích với khu vực
Về phía Bộ GD-ĐT, việc chuẩn bị hội nhập cho giáo dục dường như chưa thực sự bắt đầu. GS-TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết Bộ đang triển khai xây dựng khung trình độ quốc gia làm cơ sở đánh giá kỹ năng, trình độ, chuẩn đầu ra của người học ở các cấp học khác nhau. Khung này sẽ có chuẩn tương thích với các nước trong khu vực, sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ người lao động trong quá trình hội nhập. Ông Ga cho biết, dù đã khởi động việc xây dựng từ trước đó nhưng phải đến năm 2014 Bộ mới có thể công bố khung này. “Thời gian không còn nhiều và mọi việc cũng hết sức khó khăn nhưng chuẩn bị hội nhập là việc phải làm và không thể chậm trễ”, ông Ga nói thêm.
Hà Ánh
Theo thanhnien
Theo thanhnien