HOA TƯƠI ƯỚP - Quà Tặng Tình yêu- Quà Tặng "VĨNH CỬU

Hoa sen (tiếng Phạn: padma; tiếng Nhật: renge) trong Phật giáo là biểu tượng của sự thuần khiết và sinh hóa hồn nhiên (svayambhu). Theo kinh Lalitavistara, phần tâm linh của con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn. Còn theo Phật giáo Mật tông thì trái tim con người giống như đóa sen hàm tiếu, khi Phật tính phát triển bên trong thì đóa sen sẽ nở. Đây chính là ý nghĩa của việc Phật ngồi trên tòa sen. Trong Phật giáo Tantra, đóa sen biểu thị cơ quan sinh dục nữ và đó chính là nguyên lý âm trong vũ trụ. Trong thai tạng giới Mạn-đà-la, đóa sen trắng ở trung tâm Mạn-đà-la, biểu thị tử cung (Thai tạng) của thế giới. Các đoá hoa sen có màu khác nhau biểu thị những liên kết khác nhau. Hoa sen có mặt trong các công trình Phật giáo như cây hoa sen thực trong các hồ ở chùa, có mặt ở các toà sen của các vị chư Phật, chư thần. Trên các bức tranh lụa Phật giáo cũng có hình tượng hoa sen như trong tranh lụa Tây Tạng có dấu chân của Thanh-đa-la trên hoa sen. Trong các tranh ảnh về cảnh Cực lạc Phật giáo, người ta tin rằng, những linh hồn kém đức hạnh thì được tái sinh vào những đoá sen còn khép và phải đợi cho đến khi hoa nở mới nhận được sự giúp đỡ của A-di-đà.
 
Tại sao phải làm lễ cúng chúng sinh, cúng cháo?Nguyên tắc cúng lễ như thế nào cho đúng vậy?



Câu trả lời hay nhất - Do người đặt câu hỏi bình chọnThật ra thế giới tâm linh huyền bí con người làm sao rõ được. Ở đây đã có bạn nhu pham trả lời cộng thêm thắc mắc của bạn little Tiger, mình xin nêu quan điểm của riêng mình:
- Việc cúng dâng hương hoa, cháo cho chúng sinh cô hồn ngã quỷ là việc làm để tạo phước đức cũng như bố thí cho kẻ đói nghèo. Việc cúng cũng đơn giản chỉ cần hương hoa, bánh trái, gạo muối cúng vào ngày mùng 02 hay 16 AL ngoài đường (có thể trước nhà) vào lúc chạng vạng tối là tốt nhất.
- Theo đạo lý nhà Phật, khi người chết đi, thần thức ở thể thân trung ấm sẽ thoát ra khỏi xác thân tứ đai. Tùy theo nghiệp dẫn mà sẽ đi tái sinh trong lục đạo. Thông thường thể thân trung ấm này tồn tại không quá 49 ngày sẽ bị các luồng "gió nghiệp" cuốn đi.
Tuy nhiên, do các nghiệp gây ra rất đa dạng, vi diệu đan xen nhau. Nên vẫn có những thần thức bị lôi kéo lưu lại dương trần. Một số thần thức do người chết đột ngột, các ước nguyện quá lớn khi còn tại thế chưa hoàn thành. Hoặc do bị chết mang theo niềm oan ức quá nặng nề. Hoặc nghiệp ác kinh khủng chốn nhân gian giữ lại...Do các sợi dây ràng buộc này lôi kéo mà các thần thức này sẽ bị giữ lại cõi nhân gian lang thang vô định ở dạng "cô hồn tử sĩ" không siêu thoát chịu đựng đói lạnh.
Dạng thứ hai là các loại ngã quỷ. Có hai loại: ngã quỷ ở Chánh trụ có chổ có nơi trú ẩn, thậm chí còn có cả quyền năng và ngã quỷ ở Biện trụ. Loại sau này cũng như dạng cô hồn ở trên lang thanh vô định ở góc miếu, đường, chổ tăm tối...
Các loại này không còn "xác thân tứ đại" do đó việc hưởng thụ vật dụng hữu hình là không thể. Cảm thọ cái "đói, rét" của họ là cái "đói, rét" ở dạng "tưởng thức". Khi cúng và cầu khấn dâng tặng, các loại cô hồn , ngã quỷ này sẽ đến "kiến và chứng". Cái thỏa mãn của họ là thỏa mãn về "tưởng thức" chứ không phải là họ "ăn hay nhận" vật chất hữu hình.
Cho nên không quan trọng việc cúng nhiều hay ít mà quan trọng là khi vái van ta thành tâm bố thí cho họ thế là họ đủ để thỏa mãn "tưởng thức" của mình. Việc đọc chú khi cúng vái hay tụng như bạn nhu pham nói nếu thực hiện được thì tốt, nếu không biết thì cũng không sao cả (đọc hay tụng các chú này mang hàm ý "hóa vật" biến từ ít thành nhiều ở dạng "tưởng thức" - xin nhắc lại không phải vật chất hữu hình mà thấy được và đồng thời làm an ủi thần thức hướng họ về Phật đạo để nhanh siêu thoát cắt đứt các nghiệp duyên ở hồng trần).
Có thể hiểu thô thiển là một dạng 'động viên tinh thần".
Bạn có thể vào đây sẽ có các câu chú cần thiết:
https://tutamdao.com/tutamdao/read.php/20…

Như nói trên, việc bỏ ra nhiều tiền thật hoang phí là không đúng. Nhưng nếu được thì nên thành tâm cúng vái để tạo phúc đức cho mình là tốt.


 
Dường như em vẫn đứng đó, nụ cười như gom hết cái vàng của lá, cái dịu nhẹ của lá và cái màu xanh của bầu trời. Nụ cười hư ảo của kỉ niệm.
Phố trở mình sang mùa. Phố đầy gió. Xào xạc. Mùa đã về. Mùa lá rụng. Phố khoác trên mình chiếc áo vàng rạng rỡ của lá.


Đã bao nhiêu mùa lá rụng đi qua từ ngày ấy tôi không còn nhớ nổi nữa. Mùa lá trở nên xa xôi với tôi ở cái tuổi hai mươi buồn bã cùng với sự ra đi của em. Nhưng rồi bất chợt cũng có những buổi chiều như buổi chiều này, từ ban công lộng gió của phòng mình, tôi vẫn để đôi mắt dừng lại nơi con phố quen thuộc ấy như vô thức từ tận đáy sâu tâm hồn. Dưới phố, hình như lại thấy một dáng người đang bước trên thảm lá vàng ấy… Mỏng mảnh, hao gầy như chìm trôi trong hư không.


Mùa lá rụng…


Thành phố ngập trong những đám lá vàng bay. Mỗi buổi chiều đi bên em đã thành một thói quen đẹp, khiến tôi ngóng trông từng giờ phút. Tôi vẫn nhớ lần tôi và em bước song song trên phố lá, tôi cứ thích hỏi em những câu hỏi vu vơ cũ kĩ. Tôi hỏi chỉ bởi tôi luôn cảm giác trong em có điều gì đó cần được nói ra.


-Em thấy thế nào?


-Thấy gì? Đi như thế này á?


-Ừ. Có thích không?


-Em đã quen với phố lá từ những ngày em còn là một đứa trẻ con đi còn không vững. Với em, bước đi trên phố lá không phải đơn giản là thích, mà nó thực sự là tình yêu. Yêu đến mê muội. Em chỉ sợ một ngày nào đó em không thể nhìn và bước đi trên phố khi mùa lá về nữa anh ạ.


Em nhìn tôi cười, có chút gì buồn buồn. Em lại im lặng quay trở về với những chiếc lá dưới chân mình, bỏ mặc tôi băn khoăn đứng nhìn em.


-Em cảm giác được những chiếc lá ấy. Đã lìa cành mà hình như vẫn còn linh hồn. Nhưng khi em bước lên nó, em nghe tiếng lá vỡ ngay dưới chân mình. Hình như lúc ấy lá mới chết hẳn. Chết vụn vỡ. Em cảm thấy sợ. Sợ hãi những tiếng vụn vỡ ấy như một nỗi ám ảnh, cả trong giấc mơ em cũng mơ thấy chúng nằm nát dưới chân em. Nhưng em phải làm như vậy, cũng giống như cách em phải tập quen với nỗi sợ hãi của chính mình.


Em nói mà không nhìn tôi. Em cũng khiến tôi sợ. Bước chân bên dưới gần như do dự. Tôi có cảm giác hoàn toàn khác em. Tôi đã cố nói điều đó cho em hiểu.


-Em nói gì vậy? Anh cảm giác lá vàng bình yên mà.


-Chỉ bình yên đối với chúng ta thôi. Cảm giác như… Thôi, có lẽ mùa sau, phải rồi, có lẽ mùa sau em cũng sẽ có được cảm giác giống anh. Khi em không còn sợ nữa. – Em thì thầm, như chỉ để gió và lá lắng nghe tiếng mình.


Đi hết mùa lá rụng, em vẫn giữ trong mình cái dáng vẻ mong manh ấy. Tôi vẫn còn nhớ, tôi đã quen em cũng vào một mùa lá rụng buồn xác xơ của cái tuổi mười tám. Khi tôi chỉ là một cậu bé ngoài Bắc, đen nhẻm mới chuyển đến thành phố phương Nam đầy nắng xa xôi này. Em ở đối diện nhà tôi. Mười sáu tuổi. Em xinh nhưng xanh xao và nhỏ bé quá so với cái tuổi của mình. Chính em và những buổi chiều gió ngồi em bên em đã đem lại cho tôi những cảm giác bình yên của một mùa lá. Chưa bao giờ tôi thấy lá vàng ở đâu đẹp đến thế!


Mùa lá rụng về, tôi và em mải mê bên nhau trong miên man điệp khúc gió lá. Những chiếc lá xà cừ vàng rực nắng xoay xoay giữa chênh vênh đất trời rồi nhẹ nhàng chạm vào đất. Em thường bước đi trên thảm lá ấy, có khi lại ngồi lặng im nhặt từng chiếc lá vàng xếp đặt vào trong lòng bàn tay. Ánh mắt em sâu dần, như đầy vơi biết bao suy tư đã hằn lên tuổi. Những khi ấy, em như chẳng còn là em đang thuộc về tôi nữa. Dường như em bay đi theo gió và lá nơi nào đó. Tôi biết em yêu những chiếc lá mong manh kia đến tận cùng trái tim mình, nhưng tôi cũng chưa bao giờ hết băn khoăn. Em yêu lá đến vậy, tại sao lại cứ muốn làm lá vỡ nát?


Thêm một mùa lá rụng...


-Em đã hết sợ? – Tôi hỏi em khi em bước đi nhẹ nhàng trên những thảm lá vàng ấy. Bây giờ chính tôi lại cảm thấy đau khi nhìn những chiếc lá vỡ dưới chân em.


-Em đã nghe được tiếng bình yên, từ trong chính những vỡ vụn ấy. – Em quay lại nhìn tôi. Đôi mắt ướt nước, rồi bỗng nhiên em dừng lại và nhìn thẳng vào đôi mắt tôi, và hỏi – Anh có bao giờ sợ chết chưa?


Tôi đọc được điều gì hoang hoài trong đôi mắt em. Cảm giác bất an vây kín tâm hồn tôi, nhưng tôi vẫn ậm ừ trả lời em:


-Chết thì ai cũng sợ.


Em cười. Nụ cười xa xôi:


-Vậy mà em đã không sợ nữa. Có lẽ vì em đã chứng kiến những lần chết của lá rồi, nên chẳng còn sợ. Chết chưa bao giờ hết, vì hình như âm vang vẫn còn, như những tiếng vỡ của lá đây này. Anh sẽ nhớ về chúng đúng không? Những âm thanh này đã đi vào trong trí nhớ của anh. Những chiếc lá vỡ nát, anh nhìn chúng, anh thấy xót xa. Nhưng đó là số phận đã an bài cho chúng như vậy. Lá đến mùa thì phải rụng. Đã rụng xuống thì không còn có thể định đoạt được số phận của mình. Con người chúng ta cũng nhiều khi không có quyền định đoạt số phận cho mình.


Tôi chưa bao giờ thấy em nói nhiều đến vậy, những lời nói như chơ vơ giữa bầu trời xôn xao, rồi chìm khuất hẳn vào trong tĩnh lặng. Tôi biết em không nói với tôi, bởi tôi không thể nào chạm được vào những dấu cảm trong lòng em khi em vẫn nói. Ngôn từ bất lực và vô nghĩa. Em chỉ nói như thủ thỉ với một nơi nào đó trong tâm hồn hồn của chính em. Bất chợt tôi nghe tiếng lá vỡ, thảng thốt như một điều gì đó vừa tan biến mất. Những kí ức trong đám lá bay xóa nhòa trước mặt tôi. Tưởng tượng như em không còn đứng bên cạnh tôi nữa. Tôi muốn nắm chặt tay em, như cố giữ em ở lại, nhưng bàn tay tôi vẫn buông thõng trong lẫn lộn xúc cảm mơ hồ.


120402goctraitim27_45328.jpg


-Em rất thích đi trên lá. Đây là lần đầu tiên em cảm thấy bình yên thực sự. Cảm ơn anh.


-Cảm ơn?


-Phải. Cảm ơn anh vì qua bao mùa lá anh đã kiên nhẫn đi bên em. Đã lắng nghe em nói những điều viển vông xa xôi. Có anh ở bên em đã một mùa lá rụng bình yên. Mùa lá rụng cuối cùng. Mùa lá rụng như chính tâm hồn, là lúc em cảm nhận rõ nhất mọi thứ đang rất gần kề bên cạnh. Nhưng cũng vì có anh và những buổi chiều như thế này đã khiến em không còn cảm giác sợ nữa. Em thực sự đã sẵn sàng. Và hãy tin rằng, dù em đang ở đâu nhưng những kỉ niệm bên anh, em sẽ giữ chặt nơi trái tim còn ấm nóng của riêng em. Em đã gom góp chúngnvà em không để chúng vơi mòn đi đâu. – Em thì thầm bên tôi còn tôi thì chỉ cố gắng để tìm ra một câu nói nào đó bớt buồn bã để nói với em.


Tôi rất sợ em bị chìm vào trong nỗi cô đơn đến chênh chao của mình. Tôi nắm lấy tay em, cười tươi với em và cao giọng nói:


-Em nói cái gì thế hả? Em định yêu lá rồi bỏ chạy khỏi anh hả?


Em cũng cười, nhưng giọng cười khuất lấp hẳn niềm vui:


-Em cũng có số phận giống những chiếc lá dưới chân em mà.


-Em nói gì vậy?


Lúc này em bước đến bên cạnh tôi, gần thêm, gần thêm cho đến khi tôi cảm nhận mái tóc xõa ngang vai của em chạm nhẹ vào ngực tôi. Em choàng tay qua vai ôm tôi như muốn kiếm tìm một sợ dây níu chặt em lại. Tôi đặt lên tóc em một nụ hôn rất nhẹ và nhận ra rằng ngay cả mái tóc em cũng thơm mùi vàng phai của lá. Tôi và em cứ đứng bên nhau như vậy, lặng lẽ khi gió vẫn vờ vĩnh cười đùa cùng lá ngoài kia.


Em nói điều gì đó với tôi, nhưng tôi không thể nghe được nữa. Tôi cảm thấy khuôn mặt em mờ dần đi lẫn vào trong rất nhiều những đợt lá vàng đang bay trên phố kia. Tôi cố níu em lại, nhưng em mỉm cười, rồi khuất lấp mãi mãi.


Buổi chiều, vừa đi học về tôi sững sờ khi nhận được tin em đã phải nhập viện cấp cứu. Cảm giác khét lẹt đắng chát nơi cổ họng tôi. Tôi vội vã chạy vào bệnh viện. Tôi cứ chạy dọc qua những hành lang như dài dằng dặc, sâu hút hút. Tôi nhìn thấy em nằm trên chiếc gi.ường trắng muốt nhỏ bé ấy. Em nhắm nghiền mắt như em đang chìm vào trong giấc ngủ chứ không phải đang vật vã chới với với thần chết.


Đám tang em tôi không đến. Tôi chạy như một kẻ điên khùng trên con đường vẫn ngợp lá vàng. Con đường trống hoắc, lạnh băng và dài rộng thêm mãi. Tôi hét to tên em:


- Thụy Anhhhhhhhhhh…


Gọi em từ cõi nào đó về đây, bên cạnh tôi. Nhưng đáp lại tiếng gọi của tôi chỉ là một tiếng vang não nề như giàn giụa nước mắt từ bầu trời xanh thẳm. Tôi ngã quỵ ở đó, chìm nghỉm trong một cơn sốt dai dẳng, cào nát niềm vui của một gã trai 20 tuổi. Tôi đã mất đi người bạn thân thiết nhất mà tôi tin rằng đó là người đã thuộc về tôi và những mùa vàng rơi xôn xao này.


Tôi đã đi qua ngày hôm ấy ra sao? Tôi không thể nhớ nổi. Tôi chỉ biết rằng mọi ký ức về em vẫn ùa ập cựa quậy trong tâm trí tôi. Nỗi xót xa cắt cứa trái tim tôi, khiến tôi ngạt thở. Tôi không ra khỏi phòng suốt một thời gian dài như sợ hãi sẽ nhìn thấy bóng em bên ngoài.


Tôi đã đối diện với những mùa sau thế nào với nỗi ám ảnh không nguôi ngoai về sự ra đi của em. Tôi ngỡ ngàng khi mất em còn em đã biết trước mọi điều. Có biết bao nhiêu người sinh ra mà đã biết rằng khoảng sống của mình nơi cuộc đời này sẽ chỉ ngắn ngủi như một vệt sao băng. Chính em đã đón trước sự ra đi của mình cũng như ngóng đợi thời gian của những ngày thành phố vào mùa lá rụng. Em đã từng sợ, ngày ngày em đều sợ khi em biết khi mùa lá vàng sau đến là khi cuộc sống của em ngắn lại thêm chút nữa, vì em không thể nào hình dung nổi sự ra đi của mình sẽ ra sao. Cho đến khi em có thể bước trên lá, cảm nhận sự xót xa với những âm thanh của tiếng lá vỡ rời rạc dưới đôi bàn chân em, em như đã nhìn thấy cái cách mà em sẽ ra đi. Tôi nhớ em đã từng nói: “Cũng nhẹ nhàng thôi. Chỉ là một cái chạm nhẹ là đã vỡ tan”.Tôi đã quá vô tâm mà chẳng thể hiểu rằng trong em đã chất chứa biết bao nhiêu bơ vơ, bao nhiêu sợ hãi và ám ảnh. Bây giờ tôi mới hiểu, tại sao em bình yên vào mùa cuối. Đó là khi em biết, em sẽ ra đi như một chiếc lá. Em cũng biết, em sẽ để lại trong cuộc đời này những âm thanh, như một tiếng vọng, không ai đủ can đảm để quên.


Không còn em, tôi không dám đi trên lá nữa. Tôi không còn trông chờ mùa lá. Tôi đã lớn. Tôi đã có một cuộc sống khác. Nhưng cái mùa lá ấy và em, như hằn in trong trí nhớ nhỏ bé của tôi. Dường như em vẫn đứng đó, nụ cười như gom hết cái vàng của lá, cái dịu nhẹ của lá và cái màu xanh của bầu trời. Nụ cười hư ảo của kỉ niệm.


Có lẽ ở nơi ấy em đã bình yên…





 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Thơm hương lá nếpThứ bảy 20/08/2011 09:30



Ngoài Bắc gọi là lá nếp (lá cơm nếp), trong Nam gọi là lá dứa, thứ lá phiến dài, láng bóng, được cả những đầu bếp Trung Quốc, Malaysia ưa chuộng để chế biến nhiều món ăn ngon còn được biết đến với cái tên pandan.
Lá cơm nếp để pha nước, làm bánh, nấu chè… không chỉ cho màu sắc bắt mắt mà còn mang tới hương thơm không thể nhầm lẫn cho món ăn người Việt.Cái tên lá nếp bắt nguồn từ hương thơm của thứ lá dân dã này. Vò lá ra tay, không có mùi gì đặc trưng, nhưng khi được chế biến, món ăn với lá nếp sẽ thơm hương cơm nếp chín.Cơm tẻ, trước khi nấu, cho trên mặt gạo vài ba lá nếp rửa sạch, cắt khúc. Nồi cơm khi sôi, ai đi ngang ngõ tưởng trong bếp đang đồ chõ xôi nếp. Bát cơm tẻ nghi ngút khói càng ngon hơn với những món ăn quen.
j1jpg-093319.jpg
Lá nếp vườn nhà.

Chè bưởi người An Giang bán ở các thành phố, bên bàn chè, bao giờ chủ quán cũng đặt bình nước nấu lá cơm nếp. Chủ quán tiết lộ, khi nấu nước, chỉ cần bỏ vào ấm vài đoạn lá nếp xanh. Ly nước trong tay vẫn trong, mà hương thơm từ ly nước càng thêm kích thích vị giác thực khách.Lá cơm nếp rất hay được các chị, các mẹ chế biến thành các món chè, món bánh, bởi không chỉ giúp món ăn thơm phức, thứ nước cốt xanh của lá khi xay ra, sẽ làm món ăn thêm mát mắt với màu xanh non.Lá nếp xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt, trộn vào bột nếp với đường, viên thêm nhân đậu xanh, dừa sợi, viên bánh trôi dẻo thơm không chỉ có màu trắng đơn điệu. Nước cốt nếp xóc đều với gạo nếp trước khi thổi xôi, đĩa xôi chín đơm ra nhìn đã muốn ăn vì màu xanh ngọc như màu cốm. Làm xôi không có lá khúc, có thể thay bằng nước cốt lá nếp, bánh khúc thơm đậm đà, màu sắc cũng tuyệt vời không kém.
j2jpg-093320.jpg
Bánh bông lan xanh ngọc từ lá nếp.

Thứ nước cốt độc đáo từ những phiến lá dân dã này còn được nhồi với bột mì, bột nở, men, trứng, sữa… làm nên món bánh ga tô, bánh bông lan lá nếp tuyệt ngon. Và, có bà nội trợ nào không thích thạch rau câu lá nếp xanh trong, mát lạnh vào mùa hè?Ngày nay đến các nhà hàng sang trọng, người ta còn thấy bóng dáng lá nếp trong những món nướng thơm lừng như thịt heo, thịt gà quấn lá nếp nướng.Lá nếp dễ trồng, chỉ cần giâm một cây nếp nhỏ ở nơi đất ẩm vườn nhà, thứ cây sống thành bụi này sẽ chẳng mấy chốc đâm nhánh, xanh tươi. Lá mọc hai bên thân, muốn lấy, chỉ cần tách dễ dàng từng lá.Với nhiều kiểu chế biến, lá cơm nếp trở thành một thứ lá thơm, làm phong phú hơn cuộc sống với những món ngon khó quên, đậm đà hương sắc quê hương!
 
Cỏ mực - thuốc thanh nhiệt và cầm máu
05111601.jpg
Để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, y thư cổ Nam dược thần hiệu khuyên lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.
Cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen. Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, dễ gây nhầm lẫn với vị thuốc nhọ nồi lấy từ nồi chảo. Tên chữ Hán là hạn liên thảo (cây có đài quả như sen).Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Chủ trị: xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa, (uống trong, rửa ngoài).Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ. Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp rau mực cầm ngay”.Kỵ dùng cỏ mực khi có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy. Ngày nay, vị thuốc này được dùng nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.

Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.
Một số bài thuốcThổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.

Tiêu ra máu: Cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).

Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.
Trĩ ra máu: Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).

Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.

Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.

Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.

Hoặc: Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1.000 g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10 g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối (Nữ trinh tử không phải trinh nữ tử).

Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 g.

Rong kinh: Nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…

Trẻ tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Cỏ mực chữa sốt xuất huyết
Viện Đông y cùng bệnh viện quận Đống Đa từng dùng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền vào năm 1969, với 230 bệnh nhân nội trú, kết quả khỏi bệnh 99,6%. Viện Quân y 13, quân khi 5 cũng dùng mấy bài thuốc Nam dạng xiro có thành phần cỏ mực để chữa bệnh này, đem lại hiệu quả cao.Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cúu tổng kết qua lâm sàng bệnh sôta xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.Ngoài ra, theo tài liệu của Trung Quốc, cỏ mực đã được dùng để chữa ung thư các loại (phối hợp với những vị khác) như ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Trong đó, để chữa ung thư họng, chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50 g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.
 
Rau dại cho thuốc quý
Rất nhiều loại rau mọc hoang dại khắp nơi ở ven suối, bờ ao, đồng ruộng… nhưng ít ai biết rằng đó lại là những vị thuốc quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, vừa dễ sử dụng, không mất tiền mà còn có thể giúp chúng ta tự bảo vệ, tăng cường sức khỏe.

Rau càng cua
cangcua.jpg

Thuộc họ hồ tiêu, cỏ mọng nước, sống hàng năm, mọc nhiều ở các chân tường ẩm, vùng đất ruộng ẩm ướt. Ở nước ta chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu về rau càng cua, nhưng theo kết quả nghiên cứu của A.C.Bojo và cộng sự (1994), hoạt chất chiết từ rau càng cua có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức, kháng khuẩn rộng trên các chủng S. aureus, B. subtilis, P. Aeriginosa và E. Coli, dịch chiết trong clorofoc có tác dụng kháng nấm T. Mentagrophytes.
Ở nhiều nước trên thế giới người ta dùng toàn cây rau càng cua làm thuốc chữa đau bụng, áp xe, mụn, bỏng nước, gout, rối loạn chức năng thận, thấp khớp. Người dân da đỏ ở Bolivia và dân Brazil dùng toàn cây cả rễ chữa các chứng xuất huyết, sốt cao, làm lành vết thương, chữa ho, hạ cholesterol huyết và trị bệnh tiểu nhiều protein. Mỗi ngày dùng tươi từ 100-200g hoặc sắc lấy dịch chiết cô đặc chia nhiều lần uống trong ngày.
Rau dền canh
Còn gọi là rau dền tía. Ngoài rau dền canh còn có nhiều loài khác như rau dền cơm, rau dền gai. Mọc hoang hoặc được trồng nhiều để làm rau ăn, luộc, xào hoặc nấu canh.
rauden.jpg

Trong lá rau dền chứa hàm lượng vitamin A rất cao, ngoài ra còn có vitamin B, C, PP, nhiều protit đặc biệt là Lysin với hàm lượng cao hơn cả ngô, lúa mì và đậu tương. Rau dền có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu tiện, sát trùng, giải độc. Mỗi ngày 200-500g rau dền luộc ăn và uống cả nước hoặc đem nấu canh ăn giúp thông tiểu, nhuận trường, chữa táo bón, kiết lỵ, các trường hợp dị ứng, mẩn ngứa hoặc do côn trùng đốt. Dùng luôn cả bông và hạt. Rau dền có tác dụng trừ phong nhiệt chữa mắt mờ, mắt có màng mộng (phối hợp thêm hạt thảo quyết minh cùng lượng, sắc uống).
Rau dừa nước
Còn gọi là rau dừa, mọc hoang nhiều ở các ruộng nước, ao đầm, mương rạch, thân mềm xốp có nhiều phao xốp màu trắng giúp cho thân cây nổi trên mặt nước.
Thành phần rau dừa nước chứa nhiều protid, gluxit, chất xơ, khoáng tố như canxi, photpho, sắt, nhiều carotene, vitamin C, flavonoit và tanin. Nhờ vậy rau dừa nước có giá trị dinh dưỡng khá cao. Dùng làm rau ghém ăn mắm kho hoặc luộc, nấu canh.
Từ lâu người ta dùng rau dừa để chữa bệnh đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm cầu thận cấp, tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra máu và đặc biệt là chứng tiểu ra dưỡng trấp (mỗi ngày dùng 30-40g khô, phối hợp thêm rễ cây đa 20g, tỳ giải 15g, sắc lấy nước uống trong 5-7 ngày). Theo y học cổ truyền, rau dừa có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, lương huyết, còn dùng chữa cảm sốt, đau bụng, dùng ngoài giã đắp còn trị rắn cắn, mụn nhọt, sưng lở.
Rau đắng đất
Loại này mọc hoang trên các vùng đất khô cạnh bãi sông, ven biển, nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Có thể thu hái quanh năm, nên hái lúc cây chưa ra hoa, rửa sạch, ăn sống hoặc làm rau ghém ăn với món cháo cá lóc.
Theo y học cổ truyền, rau đắng đất có vị đắng, tính mát, dùng trị kinh phong, nhuận gan, thông tiểu. Được dùng để chữa các bệnh về gan như viêm gan vàng da, nổi mề đay, sốt nóng trong người (thêm Dây cứt quạ đồng lượng, sắc uống). Mỗi ngày 50-100g nấu canh ăn hoặc sắc lấy nước uống.
Rau sam
Cũng là rau mọc hoang trong các bãi cỏ, công viên, vườn, sân, bờ ruộng. Rau sam có vị chua hơi đắng, tính mát, chứa nhiều glycosit, saponin, chất nhày, axit hữu cơ, muối kali và nhiều vitamin như A, B1, B2, C và PP.
rausam1.jpg

Rau sam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lọc máu, nhuận trường, tẩy giun, an thần nhẹ. Được dùng để trị viêm ruột cấp, lỵ, ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun kim (phối hợp thêm cỏ sữa), đi cầu ra máu (thêm cỏ mực, rau má), ho gà, ho lâu ngày, niệu đạo xuất huyết như tiểu ra máu, sỏi niệu. Mỗi ngày 15-30g lá khô hoặc 50-100g lá tươi sắc lấy nước uống. Có thể ăn như rau sống, xào chín hoặc làm rau ghém chấm mắm kho ăn cho mát. Dùng ngoài giã đắp chữa mụn nhọt, đinh râu.
DS Lê Kim Phụng, Đại học Y dược TP.HCM


 
Truyền thuyết hoa kim ngân?Thứ sáu - 22/07/2011 09:50



kim-ngan.jpg
Hoa kim ngân
Truyện kể rằng ngày xưa, rất xưa ở một làng hẻo lánh gần rừng núi có hai vợ chồng nông phu rất phúc hậu. Họ sống nghèo nàn nhưng rất thương yêu quí mến nhau. Và dù phải làm lụng vất vả để sinh sống họ vẫn thấy tràn đầy hạnh phúc.
Nỗi khổ tâm duy nhất là tuy kết hôn đã lâu năm vẫn chưa có con. Hai người ngày đêm cầu nguyện cũng như tìm thầy xin thuốc khắp nơi để mong được hoài thai.
Không biết lời cầu nguyện của vợ chồng nông phu được đáp ứng, hay uống thuốc hữu hiệu, một năm sau sinh đôi được hai gái. Dù sao họ tin tưởng là Trời Phật đã cảm lòng thành nên sung sướng vô cùng, đặt tên cô chị là Kim Hoa, và cô em là Ngân Hoa.
Kim Ngân Hoa được cha mẹ cưng chiều, nhưng rất ngoan và khỏe mạnh quanh năm không hề có bệnh tật gì.
Ngày tháng trôi qua, hai cô càng lớn càng xinh đẹp, làng trên xóm dưới đều nghe danh tiếng. Suốt ngày mối mai tấp nập.
Những người giàu sang quyền quí cũng như bạn bè thân sơ của cha mẹ Kim Ngân Hoa đều muốn cưới một trong hai cô về làm con dâu nhà mình. Vợ chồng nông phu thương con nên không theo phong tục cổ gả chồng sớm cho con. Hai cô càng lớn càng xinh đẹp và càng nhất quyết không sống rời xa nhau, nên cũng từ chối tất cả những lời cầu hôn.
Đến năm 16 tuổi, một hôm khí trời sang thu lạnh, Kim Hoa bỗng sinh bệnh. Ban đầu cô cảm thấy đầu nặng chân nhẹ, toàn thân rất đau đớn khó chịu. Ban ngày tuy nói cười được nhưng ban đêm thì lên cơn sốt nóng như lửa đốt. Miệng và lưỡi đều khô bỏng nức nở, cả thân mình hiện đầy chấm mụn đỏ lở loét.
Vợ chồng nông phu kinh hoảng lo lắng, đón mời thầy thuốc đến thăm bệnh. Thầy nào thăm xong cũng chỉ nhìn, cho vài vị thuốc cầm chừng lắc đầu bảo bệnh nặng quá, chỉ còn nhờ Trời.
Kim Hoa uống thuốc gì cũng không bớt, trái lại bệnh càng nặng thêm. Ngân Hoa săn sóc chị ngày đêm không rời. Kim Hoa bảo em tránh xa mình vì thầy lang bảo bệnh này sẽ bị truyền nhiễm. Ngân Hoa quyết tâm ở lại cạnh chị săn sóc, chỉ tiếc rằng không thay được chị chia sẻ bớt đau khổ. Kim Hoa nhất định đuổi em ra khỏi phòng bệnh, bảo em phải sống để phụng dưỡng cha mẹ già. Ngân Hoa vẫn không vâng lời, ở lại săn sóc chị và nhắc chị lời thề “Sống cùng gi.ường, chết cùng mồ”, mà hai chị em đã hứa với nhau.
Chỉ mấy hôm sau Ngân Hoa bị lây bệnh và cùng chị nói lời trối cuối cùng với bố mẹ: “Chúng con chết rồi nhất định sẽ biến thành một thứ dược thảo, để cứu sống những người mắc bệnh đậu mùa. Chúng con xin bố mẹ tha tội chúng con đi trước, chúng con sẽ đợi bố mẹ ở thế giới bên kia, và xin cảm đội công ơn bố mẹ nuôi dưỡng.”
Vợ chồng nông phu trong sự đau đớn cùng cực, chôn hai con gái chung một mồ để hai cô giữ trọn lời nguyền.
Cách ít lâu, từ trong mộ của Kim Hoa và Ngân Hoa mọc ra một thứ cây leo. Chỉ vài tháng sau, cây trưởng thành, lá màu lục đậm rất sum suê. Đến mùa hạ, cây nở ra thứ hoa đối chiếu nhau màu vàng và màu trắng sóng đôi.
Hoa rất xinh đẹp, rất hòa hợp nở từ cạnh của cành dây leo, và cũng rất dễ bị tổn thương vì hoa quá mong manh.
Người làng đến thăm mộ Kim Ngân Hoa để xem giống hoa lạ, và mách miệng nhau lời thề nguyện của hai chị em: “Chết rồi sẽ biến thành một thứ dược thảo để cứu người” nên đặt tên hoa ấy là Kim Ngân Hoa.
Dược thảo Kim Ngân Hoa
Dược thảo Kim Ngân Hoa cũng có tên Nhẫn Đông vì chịu được khí lạnh của mùa đông. Hoa hái lúc mới chớm nở từ tháng 3 đến tháng 6. Lá hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô để dành pha thay trà uống chống dị ứng, thanh nhiệt, giải độc. Có tác dụng kháng khuẩn,chữa mụn nhọt, lỡ ngứa, ban sởi, đậu mùa, rôm sảy, thấp khớp, viêm mũi dị ứng.
Theo Trung y, Kim Ngân vị ngọt, tính hàn, không độc, đi vào 4 kinh Phế, Vị, Tâm và Tỳ.
Dùng chữa bệnh ngày từ 4 đến 8g hoa, hoặc 10 đến 20g cành có lá, dùng như cách sắc thuốc, cao thuốc hoặc ngâm rượu.
Kim Ngân Hoa tươi hay khô, hoa hay lá đều có thể dùng như trà .
Cháo Kim Ngân Hoa dùng khi muốn thanh nhiệt, giải độc .
Cháo trắng nấu riêng. Kim Ngân Hoa nấu riêng. Khi ăn, hâm cháo sôi lên, pha thêm trà Kim Ngân Hoa đã nầu riêng vào cháo . Ăn ngọt mặn tùy thích. Những người Tỳ Vị hư hàn, không có nhiệt độc không nên dùng.
Cho đến bây giờ, không biết đã qua bao nhiêu trăm năm, vào khoảng tháng 5, tháng 6 lúc Kim Ngân Hoa hàm tiếu, thơm ngát cả một vùng trời, những bà mẹ quê lại kể huyền thoại Kim Ngân Hoa cho các con nghe, để học tính chất một dược thảo và cũng để nhắc nhỡ các con là tình chị em sâu đậm đến chết không phai.

Nguồn tin: (Theo Kiến Thức Ngày Nay
 
3 cách đơn giản giúp bạn nhanh chóng tỉnh ngủ3 cách sau đây tuy đơn giản nhưng lại ngay lập tức giúp bạn thoát khỏi cơn buồn ngủ và sẵn sàng cho việc học hoặc bước vào làm việc với tinh thần tỉnh táo, minh mẫn...
Khi bạn mệt mỏi và buồn ngủ, cà phê sẽ không có tác dụng làm bạn tỉnh táo mà đôi khi còn khiến tình hình tồi tệ hơn. 3 cách sau đây tuy đơn giản nhưng giúp bạn nhanh chóng lấy lại sự tỉnh táo và minh mẫn những lúc đó.

1. Uống một cốc nước (nước lạnh là tốt nhất)

ef4nhac.jpg

Ảnh minh họa.
Sau khi ăn trưa xong, nhiều người thường cảm thấy buồn ngủ và không còn đủ tỉnh táo để bước vào làm việc buổi chiều. Lúc này, bạn hãy uống một cốc nước lạnh để đẩy lùi cơn buồn ngủ và mệt mỏi đó. Một mẹo tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng nhanh chóng giúp bạn trở lại trạng thái minh mẫn và khỏe khoắn. Không chỉ thế, khi uống nước, bạn còn đem lại nhiều lợi ích khác cho cơ thể.


2. Nghe nhạc

Âm nhạc có tác dụng kích thích hầu hết mọi vùng của não và giúp bạn tập trung. Một số chuyên gia còn cho biết âm nhạc có tác dụng như một chất kích thích với não. Do đó, khi nào thấy mệt mỏi và buồn ngủ, bạn hãy bật nhạc lên và thư giãn. Một lúc sau, bạn sẽ thấy mình lấy lại sự minh mẫn và có thể quay lại làm việc. Lúc đó, hãy tắt nhạc đi nhé.

3. Ăn một miếng sô cô la

Đúng vậy đấy, sô cô la có chứa một ít caffeine, mà có thể giúp bạn đánh bại sự mệt mỏi. Đối với nhiều phụ nữ, hành động đứng dậy, đi vào tủ lấy một ít thức ăn (như sô cô la) là một cách nhanh chóng giúp họ tỉnh táo. Chất ôxy hóa trong thanh sô cô la (tối màu) sẽ tiếp thêm năng lượng cho máu của bạn.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Họ Xương rồng (danh pháp khoa học: Cactaceae) thường là các loài cây mọng nước hai lá mầmcó hoa. Họ Cactaceae có từ 24 đến 220 chi, tùy theo nguồn (90 chi phổ biến nhất), trong đó có từ 1.500 đến 1.800 loài. Những cây xương rồng được biết đến như là có nguồn gốc từ châu Mỹ, nhất là ở những vùng sa mạc. Cũng có một số loại biểu sinh trong rừng nhiệt đới, những loại đó mọc trên những cành cây, vì ở đó mưa rơi xuống đất nhanh, cho nên ở đó thường xuyên bị khô. Cây xương rồng có gai và thân để chứa nước dự trữ.
Xương rồng gần như là loại thực vật của Tân thế giới, ngoại trừ duy nhất là Rhipsalis baccifera, sinh trưởng chủ yếu ở vùng nhiệt đới của Cựu thế giới, chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi, MadagascarSri Lanka cũng như ở vùng nhiệt đới châu Mỹ. Loài này được cho là mới định cư gần đây ở Cựu thế giới (trong vài nghìn năm gần đây), có thể là do các loài chim di cư mang theo dưới dạng hạt không tiêu hóa được. Nhiều loài xương rồng khác đã thích hợp với môi trường sống mới trên các phần khác nhau của thế giới do sự đem theo của con người.
[sửa]Mô tả

Hình hoa xương rồng chụp cận cảnh (Echinopsis spachiana) cho thấy hoa này có rất nhiều nhị

Xương rồng là một loài thực vật mọng nước, có nhiều dạng phát triển: thành cây lớn, thành bụi hoặc phủ sát mặt đất. Đa số các loài xương rồng đều mọc và phát triển từ đất, nhưng cũng có rất nhiều loài kí sinh trên các loài cây khác để phát triển. Phần lớn xương rồng, trừ nhánh Pereskioideae phân loại dưới-họ (xem ảnh bên), có lá tiêu biến rất đáng kể. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm, hoa đa phần là lưỡng tính, nở vào cả sáng và tối tuỳ theo loài. Hình dạng thay đổi từ dạng-phễu qua dạng-chuông và tới dạng-tròn-phẳng, kích thước trong khoảng từ 0,2 đến 15–30 cm. Phần lớn có đài hoa (từ 5-50 cái hoặc hơn), thay đổi dạng từ ngoài vào trong, từ lá bắc[SUP][1][/SUP] đến cánh hoa. Số lượng nhị rất lớn, từ 50 đến 1.500 (hiếm khi ít hơn). Gần như tất cả các loài xương rồng có vị đắng, thi thoảng bên trong còn có nhựa đục. Một trái xương rồng chứa khoảng 3.000 hạt, mỗi hạt dài 0,4-12mm.[SUP][2][/SUP]

Hoa xương rồng ở Vườn thực vật Bay Area

Trung bình, một cây xương rồng sống rất lâu, tới hơn 300 năm, và cũng có loài chỉ sống 25 năm (..??). Loài xương rồng Saguaro(Carnegiea gigantea) có thể cao tới 15m (kỉ lục đo được là 17m67, trong khi đó 10 năm đầu nó chỉ cao 10 cm. Cây xương rồng "Gối bông của mẹ chồng" ("mother-in-law's cushion", Echinocactus grusonii) nhỏ nhất ở quần đảo Canaria cao 2m50 và đường kính là 1m, cho bông mỗi 6 năm. Đường kính hoa xương rồng khoảng 5–30 cm màu sắc rất sặc sỡ, lộng lẫy.
[sửa]Phân loạiBài chi tiết: Phân loại họ Xương rồng
Theo Tổ chức quốc tế nghiên cứu về thực vật mọng nước hay ICSG, Họ Xương rồng bao gồm 125 đến 130 chi và 1.400–1.500 loài, thuộc 4 phân họ và số tông nhiều nhất là 9:[SUP][3][/SUP][SUP][4][/SUP][SUP][5][/SUP][SUP][3][/SUP]

Chí có 1 chi Pereskia.[SUP][3][/SUP]
Khoảng 15 chi.[SUP][3][/SUP]
Chỉ có 1 chi Maihuenia, gồm 2 loài.[SUP][6][/SUP]
Được chia thàng 9 tông, và là phân họ lớn nhất gồm các loài xương rồng đặc trưng.[SUP][3][/SUP][sửa]Chăm sócHầu như người chơi xương rồng kiểng trong nhà không được hướng dẫn kĩ thuật chăm sóc sau khi mua, dẫn tới tuổi thọ xương rồng không cao. Đối với những chậu xương rồng kiểng trồng nơi râm, hoặc trang trí trong nhà, chúng ta không được phép tưới nước cho cây. Đối với những cây xương rồng trồng bên ngoài thì phải tưới nước cho cây khoảng một lần mỗi tuần. Muốn cây mau lớn thì phải đảm bảo vị trí đặt cây xương rồng sao cho có nhiều nắng, trung bình một ngày xương rồng phải sưởi sáu tiếng đồng hồ.
Thi thoảng nên tưới xương rồng, đừng tưới quá thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng úng rễ.. Và mỗi khi tưới, chúng ta nên dùng nước âm ấm; đừng dùng nước lạnh khiến rễ cây khó hấp thụ, đôi khi còn bị sốc nhiệt. Để kiểm tra xem cây có đang thiếu nước không, chúng ta dùng một que tùng bách California đỏ cắm vào đất, nếu nó có phần sậm màu hơn màu của cả que thì đất vẫn ẩm.
[sửa]Loài cây quen thuộc có chung họ xương rồng

Hoa xương rồng


  • Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetallum): Đây là loại hoa cảnh rất được nhiều người yêu chuộng vì đặc tính hoa đẹp chỉ nở một lần vào giữa đêm và có một sự tích giải thích về loài hoa này.
  • Thanh long (Hylocereus undatus)[1]: Đây là một loại cây ăn trái. Trái có mùi vị đặc trưng, hơi chua, ngọt. Vỏ trái màu từ đỏ hồng đến đỏ tía. Nhiều người Việt ưa chuộng loại trái này không chỉ để ăn mà còn để chưng trên các bàn thờ rất đẹp và trang trọng.
[sửa]Công dụng

Xương rồng lê gai cho trái


Biểu tượng cảnh quan khô cằn


Ferocactus pilosus phía nam Saltillo, Coahuila, đông bắc Mexico

Con người trồng xương rồng ở khắp nơi trên thế giới, nhắc đến nó ai cũng liên tưởng với một loài cây trồng chậu, một loại cây cảnh quen thuộc trong nhà hay trong những vườn kiểng có khí hậu nhiệt đới. Nó còn hình thành cảnh quan khô cằn trong những hoang mạc, hay làm nên những hòn non bộ. Ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Úc, lượng nước sử dụng rất thiếu thốn, nên loài thực vật chịu-hạn chiếm ưu thế. Số lượng loài phát triển nhanh chóng, như các loài:Echinopsis, MammillariaCereus, bên cạnh các loài khác. Nhêều loài còn đóng vai trò chủ yếu như: xương rồng Gối bông của mẹ chồng (mother-in-law's coushion en:Echinocactus grusonii), xương rồng Golden Barrel dekha.
Người ta thường trồng xương rồng thành hàng rào, ở những vùng sâu vùng xa thiếu điều kiện kinh tế hoặc thiếu thốn nguồn nguyên liệu tự nhiên. Như khu bảo tồn Masai Mara, Kenya là một ví dụ. Xương rồng được dùng trang trí, tạo cảnh quan thiên nhiên cho ngôi nhà và chống trộm, nhiều mục đích khác nữa. Gai nhọn của xương rồng gây đau buốt cho kẻ trộm, khiến chúng phải thoái lui và bỏ ý định ban đầu của mình. Tuỳ loại, mà sự kết hợp hình dạng xương rồng và hình dạng hàng rào sao cho thẩm mỹ nhất.[SUP][7][/SUP]
Như các loại cây trồng khác, xương rồng cũng được sử dụng với mục đích thương mại, nhiều cây cho trái ăn được như giống: xương rồng lê gai (Prickly Pear en:opuntia), thanh long. en:Opuntia còn là giống cây dụ loài rệp son (hay con gọi là bọ diệp chi, dùng cho công nghiệp nhuộm ở Trung Mỹ).
Loài en:Peyote, Lophophora williamsii, được biết đến như một vị thuốc an thần (psychoactive ??) của thổ dân châu Mỹ. Nhiều loài của chi Echinopsis (trước đây là Trichocereus) có đặc tính an thần. Như loài xương rồng San Pedro, mẫu vật có thể tìm dễ dàng trong các vườn ươm, có chứa hoạt chấtmescaline.
[sửa]Nguồn gốc tên gọi

Xương rồng lê gai (Prickly Pear,en:Opuntia) là một trong những loài xương rồng phổ biến nhất Bắc Mỹ.

Trong tiếng Anh, từ cactus (xương rồng) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ Κακτος kaktos, dùng để chỉ những loài cây kế[SUP][8][/SUP] có gai ở đây, đặc biệt là cây kế a-ti-sô, và sau đó được dùng để gọi chung cho loài có gai này (do Carolus Linnaeus khám phá năm 1753, nay thuộc họ Mammillaria). Số nhiều của dạng từ "cactus" đang gây tranh cãi: "cactoi" hay "cactuses". Có người cho rằng từ này du nhập từ tiếng Hy Lạp cổ thì phải dùng luôn số nhiều của nó (trong tiếng Hy Lạp); tuy nhiên, từ này thoả quy tắc thành lập số nhiều trong từ vựng tiếng Latin, một loại ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tiếng Anh, nên chuyển sang là "cacti". Bất chấp các tranh cãi trên, từ "cactus" được sử dụng nhiều hơn các nghĩa số ít và số nhiều của nó, đại diện cho cả hai theo từ điển Random House Unabridged Dictionary (2006).
 
Sắc tím ngỡ ngàng mùa lục bình nở hoa
(Dân trí) - Mùa lục bình nở hoa, cả một sắc tím biếc mênh mang bao trùm mặt nước những ao hồ, kênh rạch, dòng sông... Hoa lục bình mang vẻ đẹp riêng rất bình dị, thân thương như những thiếu nữ "chân quê" nền nã thủa nảo nào...Đầu hè, cái nắng chói chang như muốn nung khô mọi vật. Ai cũng chỉ muốn tìm một chỗ man mát mà tránh nắng,tránh nóng. Ấy vậy mà dường như chỉ chờ cho cái nắng thật gắt, bông lục bình mới bắt đầu bung nở, trưng ra vẻ đẹp riêng nổi bật trong khung cảnh mây trời lồng bóng nước...Và khi đó, không gian như dịu lại bởi sắc tím của hoa vươn lên trên nền lá xanh mướt mát...
Giờ thì phải ở những nơi ao tù nước đọng, ở những nơi đất không có giá thảng hoặc mới thấy còn sót lại một ao lục bình. Lục bình ham sống lắm, bởi vậy đã có chỗ cắm rễ xuống nước là sinh sôi nảy nở rất nhanh. Chỉ trong một thời gian ngắn cả ao đã ken đặc một màu xanh mát mắt.
Đến mùa hoa nở, từ các bẹ lá nhú lên một đài hoa. Những búp hoa lớn lên từng ngày, để rồi một sớm mai cả ao rợp trong sắc tím gợi nhớ, gợi thương cùng bao hoài niệm...

Không giống như những loài hoa khác, lục bình thường nở hoa cùng một lúc cứ như thể nó không chịu để mình "lép vế" về nhan sắc với đồng loại. Những cánh mỏng manh màu tím kiêu hãnh khoe sắc với nắng, với trời. Cứ 6-8 bông hoa cùng nở bung trên một đài hoa. Cánh hoa cao nhất khác biệt so với những cánh hoa khác trên cùng một bông, trông giống như những họa tiết ở đuôi chim công.
Sắc đẹp dường như bao giờ cũng đi liền với sự mong manh, hoa lục bình cũng vậy. Cánh hoa mỏng như lụa, hễ bị chạm tay vào là có thể bị dập nát ngay.Tuổi đời của hoa rất ngắn, từ lúc nở bung cho đến khi những cánh hoa rũ xuống vẻn vẹn chỉ trong một ngày. Bởi cánh, đài và cuống hoa chứa nhiều nước, nên chỉ cần ngắt bông hoa khỏi thân một lúc hoa đã héo, màu tím cũng dần phai nhạt. Yêu hoa lắm nhưng người ta cũng chỉ dám đứng nhìn, không nỡ hái hoa.

a3b8.jpg

Những cánh hoa tím biếc nổi bật với họa tiết đuôi công

8da1.jpg

Sắc tím nổi bật trên nền xanh của lá, của cỏ

a633.jpg


aaf4.jpg

Không gian rợp trong màu tím nhẹ nhàng, tinh khiết...

5c26.jpg

... với nét quê bình yên

86e7.jpg

Khách đi đường dừng xe chiêm ngưỡng sắc hoa lục bình

78a10.jpg



Những cánh hoa mong manh...



1ec14.jpg

nhưng không bao giờ chịu "lép vế" về nhan sắc với đồng loại...



30516.jpg

...nên cả ao làng là một màu tím đẹp đến nao lòng.



 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Tết Đoan Ngọ cần có bánh tro, vì sao?Thứ Bảy, 07/06/2008 09:33
Phó Thuần Hương
banh%20tro.JPG

Bánh tro.
Theo phong tục tập quán của người dân Việt Nam ở cả 2 miền Nam, Bắc thì đến Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch) phải làm một số bánh trong đó có bánh tro (bánh gio). Có tên gọi tro vì nước để ngâm gạo làm bánh và nấu bánh đều được lấy phần nước trong, lắng từ nước tro (gio) của nhiều loại cây khác nhau. Gọi là bánh âm vì nó có đặc tính tư âm, bổ âm, do chứa toàn nguyên vật liệu có tính âm (toàn bộ là thực vật và khoáng canxi, kali...).
Theo Đông y: Bánh tro vị nhạt, tính mát ăn dễ tiêu, thích hợp nhất đối với trường hợp già yếu, trẻ em, có chứng bệnh nóng sốt âm ỉ (âm hư), những trường hợp dương thịnh gây âm hư như vào mùa hè mà cực điểm là đầu tháng năm Đoan ngọ (đoan dương - chính dương) thường gây ôn dịch thương âm. Vào dịp Tết Đoan ngọ nó sẽ phát huy cao độ những tính năng trên do mấy ngày tết Đoan Ngọ người ta còn gặp nguy hại do ăn uống no say nhiều thứ béo, nhiệt, khó tiêu (rượu nếp, xoài, mít...). Vì thế Tết Đoan ngọ cần có bánh tro.
Bánh tro không những trung hòa bớt độc hại trong ăn uống để bảo vệ sức khỏe trong ngày Tết Đoan ngọ mà còn cả thời gian sau đó. Do có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thải độc cho cơ thể để phòng và góp phần chữa một số bệnh cần lợi tiểu như tăng huyết áp, thống phong (gút) sỏi thận... Bổ âm (tư âm, dưỡng âm) là tôn chỉ của một trường phái dưỡng sinh lớn có vị trí quan trọng trong Đông y, bởi vì cơ thể chúng ta "dương thường hữu dư, âm thường bất túc". Tuy nhiên ngày nay ít người mua hay làm bánh tro theo phong tục tập quán lâu đời mà dân ta đã đúc kết được từ kinh nghiệm thực tế phòng chữa bệnh (4 mùa) trong thức ăn hằng ngày. Tết Đoan ngọ giờ đây chỉ còn được hưởng ứng cho có lệ là mua rượu nếp ăn trong ngày này. Tập quán ăn bánh tro giờ đây càng cần được khôi phục để ta cân bằng với các loại bánh cao lương mỹ vị nhiều đường mỡ (dương thịnh) đang hằng ngày ngấm ngầm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cách làm bánh tro:
Gạo nếp loại thơm ngon, mẩy hạt (không được lẫn gạo tẻ). Ngâm vào nước tro một ngày một đêm (hoặc 3 ngày 3 đêm) lấy ra vo lại nước lã rồi để thật ráo nước mới được gói.
Nguyên liệu để tạo tro:
Phổ biến nhất là cây vừng (mè).
Vừng phối hợp với cây khác; phổ biến là vừng với rau dền gai, chùm gửi (trên cây lành như dâu, bưởi...).
Ngoài 3 thứ trên còn có nhiều công thức khác, như vỏ quả bưởi, cám nếp, cọng lúa (rạ).
Lá niệt, cành lá cây thị, quả dầu sở.
Cây vừng, dền, vỏ quả xoan, vỏ cây dâu, dọc chuối...
Lá gói bánh tro: Lá sậy, lá cây cơm nếp, lá dong non, lá tre to bản.
Để thử độ vôi dùng măng làm chỉ thị màu. Nếu nhúng măng vào nước tro mà vàng là được, nếu trắng thì thêm vôi, nếu vàng đậm quá thì thêm nước cho loãng bớt vôi. Nhiều vôi bánh sẽ có mùi vôi nồng, mất ngon thơm.
Cách gói và nấu bánh tro (trong Nữ công thắng lãm của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác). Lấy cành lá cây rạ khoảng 5 phần, cây vừng khô 4 phần, lá tầm gửi 2 phần, vỏ quả xoan đâu (cây xoan trắng) 2 phần, vỏ quả bưởi 1 phần, lá thơm 2 phần. Các thứ ấy đốt ra lấy tro đem rây mịn. Đong một bát cho vào một bát nước ngâm. Cứ một cóng nước cho một bát vôi ngâm khoảng 15 ngày. Trước khi ngâm gạo 3 ngày lọc lấy một bát nước tro trong. Lấy một bát gạo nếp cái nhặt sạch vo rồi để ráo. Rồi ngâm vào nước tro một đêm (5 trống canh). Lá dong non luộc chín để gói cho mềm. Gói một đầu vắt lên đổ nước tro nếp vào gói lại, buộc dây. Nấu với một phần nước tro và 2 phần nước lã cho quánh. Nấu còn loãng chưa quánh lại lấy tro bỏ thêm cho quánh.
Các sách dạy làm bánh ngày nay đều có dạy cách làm bánh tro, ít nhiều khác nhau, nhưng nói chung đơn giản hơn. Chú ý quan tâm nhiều đến việc xử lý tro và vôi cho vừa.
Màu bánh: Nếu muốn bánh có màu đỏ thì lấy măng tre đập dập ngâm nước măng và măng để dưới nồi mà nấu.
Muốn bánh trắng thì không cho măng, hoặc lấy quả xoan đâu bóc bỏ vỏ, đốt ra tro và dùng nước mưa hứng giữa trời để ngâm nước tro và nấu bánh. Có công thức còn cho cây dền, dọc chuối.
Muốn bánh có màu hổ phách (vàng nâu) thì lấy măng vòi lót đáy nồi. Theo các sách mới hướng dẫn đơn giản hơn, thay đổi màu bánh tro chỉ cần thay đổi như sau: Lá sậy cho màu vàng nhạt. Muốn nhạt hơn dùng lá non hơn. Muốn màu xanh lá cây gói bằng lá thơm nếp. Yêu cầu quan trọng là bánh phải trong suốt và ăn thơm mát.
Hình thức gói: Mỗi địa phương có cách gói hình thức khác nhau dài hoặc gù. Dài thì buộc đôi, gù thì buộc chùm như buồng cau.
Cách ăn: Nấu chín bánh để nguội bóc lá đặt vào đĩa tưới mật mía lên trên. Dùng thìa hoặc đũa xắn ăn. (Mật mía mát lành hơn. Mật ong, đường đỏ dùng khi không có mật mía).
 
Hoa biaBách khoa toàn thư mở Wikipedia


Hoa bia


Phân loại khoa học
Giới (regnum):Plantae
Ngành (divisio):Magnoliophyta
Lớp (class):Magnoliopsida
Bộ (ordo):Rosales
Họ (familia):Cannabaceae
Chi (genus):Humulus
Loài (species):H. lupulus
Tên hai phần
Humulus lupulus
L.

Hoa bia

Hoa bia hay hublông (danh pháp hai phần: Humulus lupulus) là thực vật dạng dây leo, sống lâu năm (30-40 năm), có chiều cao trung bình từ 10–15 m. Hoa houblon có hoa đực và hoa cái riêng cho từng cây. Trong sản xuất bia chỉ sử dụng hoa cái chưa thụ phấn.
Hoa bia (tiếng Pháp Houblon, tiếng Anh Hops) thường được sử dụng để tạo vị đắng cho bia kể từ thế kỷ 17.
[sửa]Những nơi sản xuất trên thế giới
  • Trung tâm sản xuất quan trọng là Hallertau ở Đức (trong đó, trong năm 2006, có nhiều diện tích trồng-hop hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác trên Trái đất), [9 các Yakima ( Washington ) và thung lũng Willamette ( Oregon ), và phía tây Canyon County, Idaho ( bao gồm các cộng đồng của Parma , Wilder , Greenleaf , và Notus ). [10] Các trung tâm sản xuất chính ở Anh là ở Kent (trong đó sản xuất Kent Goldings hoa bia) và Worcestershire . [11] [12] Về cơ bản tất cả các bước nhảy thu hoạch được sử dụng trong việc ra bia.



  • Đầu mùa hop tăng trưởng trong một sân hop sông Yakima Valley của Washington với Núi Adams trong khoảng cách
  • Hop quốc gia sản xuất * Hop sản lượng 2010 tấn (t) [13]

- Đức 34.249- Hoa Kỳ 23.701- Trung Quốc 10.000- Cộng hòa Séc 7800- Ba Lan 2593- Slovenia 2073- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 1900- Vương Quốc Anh 1500- Albania 1200[sửa]Thành phần hóa học[SUP][cần dẫn nguồn][/SUP]- Nước : 11 -13% - Chất đắng : 15 -21% - Polyphenol : 2,5 -6% - Protein : 15 – 21% - Cellulose : 12 -14% - Tinh dầu thơm : 0,3 – 1% - Chất khoáng : 5 – 8% - Các hợp chất khác : 26 – 28%
[sửa]Công dụng
  • Hu blông là các cụm hoa cái (tế bào hình nón hạt giống thường được gọi là strobiles), của một loài hop, Humulus lupulus. Chúng được sử dụng chủ yếu như là một hương liệu và chất ổn định trong bia, chúng có hương vị cay đắng, thơm.
  • Hu blông được sử dụng trong y học thảo dược tương tự như valerian, như là một thuốc điều trị lo lắng, bồn chồn, mất ngủ. Một các gối đầy Hu blông là một phương thức dân gian phổ biến cho chứng mất ngủ.
  • Hu blông có thể được sử dụng một mình, nhưng chúng thường được kết hợp với các loại thảo mộc khác, như valerian. Hiệu quả thư giãn của hoa bia có thể một phần do thành phần hóa học dimethylvinyl carbinol.
Xanthohumol là một trong những thành phần chính của Humulus lupulus. Xanthohumol đã được báo cáo là có sở hữu thuốc an thần, hiệu lực Antiinvasive, hoạt động estrogen, các hoạt động sinh học liên quan đến ung thư, hoạt động chống oxy hóa, hiệu lực thuốc dễ tiêu, kháng khuẩn và tác dụng kháng nấm trong các nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên, các chức năng dược lý của xanthohumol trên tiểu cầu chưa được hiểu rõ. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang quan tâm đến trong việc điều tra các tác dụng ức chế của xanthohumol truyền tín hiệu của tế bào trong quá trình kích hoạt tiểu cầu.

  • Hu blông có xu hướng không ổn định sau khi tiếp xúc vói ánh sáng hoặc không khí và mất dược tính sau khi lưu trữ một vài tháng.
  • Lợi ích:- Chống ung thư - Điều hòa mỡ máu - Điều trị chứng đa niệu - Chống sốc phản vệ
[sửa]Vai trò của hoa bia trong sản xuất biaHoa bia chứa một số tính chất rất phù hợp cho bia:

  • Cung cấp vị đắng để cân bằng vị ngọt của đường mạch nha,
  • Tạo ra hương vị từ mùi hoa cho tới mùi cam quít hay mùi thảo mộc,
  • Hoa bia có các hiệu ứng kháng sinh giúp cho hoạt động của men bia tốt hơn trước các loại vi sinh vật không mong muốn.
  • Việc sử dụng hoa bia giúp cho việc duy trì thời gian giữ bọt lâu hơn (tạo ra bởi các chất cacbonat hóa bia).
Vai trò của chất đắng: Là thành phần có giá trị nhất của hoa houblon. Làm cho bia có vị đắng dịu, tạo ra một đặc tính cảm quan rất đặc biệt của bia. Khi hòa tan vào dịch đường và tồn tại trong bia, chất đắng là những hợp chất có hoạt tính sinh học cao tạo ra sức căng bề mặt giúp cho bia có khả năng giữ bọt lâu. Với nồng độ thấp các chất đắng cũng có khả năng ức chế rất mạnh các vi sinh vật, vì chúng có tính kháng khuẩn rất cao và do đó làm tăng độ bền của bia thành phẩm. - Nhóm acid đắng có 2 loại : + Alpha-acid: gồm humolone (35-70%), cohumolone (20-55%), adhumolone (10-15%), prehomulone (1-10%) và posthumolone (1-5%). + Beta-acid: gồm lupulone (30-55%), colupulone (20-55%), adlupulone (5-10%), prelupulone (1-3%), postlupulone.
Vai trò của tinh dầu thơm: Tinh dầu trong hoa houblon gồm hơn 200 chất: terpen, ester, cetone và các hợp chất chứa lưu huỳnh. - Tinh dầu phấn hoa houblon chiếm từ 0,17 – 0,65% trọng lượng hoa, trong đó khoảng 3/4 là các cấu tử thuộc nhóm tecpen (C[SUB]5[/SUB]H[SUB]8[/SUB])[SUB]n[/SUB] và 1/4 là các cấu tử có mang oxy, đại diện chính là geraniol (C[SUB]10[/SUB]H[SUB]18O[/SUB]). - Tinh dầu hoa ở điều kiện gia nhiệt nhẹ dễ bị oxy hoá, khi đó tác dụng gây mùi sẽ thay đổi nhiều, thậm chí tạo ra mùi không phù hợp cho sản phẩm bia như mùi tỏi. - Các hợp chất trong tinh dầu có thể tồn tại dưới các dạng hydratcacbon với nhân là một tecpen (C[SUB]5[/SUB]H[SUB]8[/SUB]), hoặc dưới dạng aldehyd, ceton, rượu,… Khi hòa tan vào dịch đường, tinh dầu tồn tại trong bia và tạo ra cho bia một mùi thơm đặc trưng rất nhẹ nhàng và dễ chịu.
Vai trò của tannin Với hàm lượng trung bình khoảng 4% trọng lượng hoa, tannin có 1 vai trò nhất định trong quá trình công nghệ, từ đó có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng bia. Trong quá trình đun sôi dịch đường với hoa houblon, trước hết tannin được tách ra dưới dạng hòa tan. Sau đó, do điều kiện nhiệt độ cao và thời gian kéo dài, chúng sẽ bị oxy hoá và trùng ngưng ở các mức độ khác nhau, các phân tử trùng ngưng sẽ hình thành mối liên kết đẳng điện với các protein trong dịch đường, hình thành những phức tannin – protein, tạo ra dạng kết tủa nóng trong quá trình này. Mặt khác, một dạng phức tương tự, nhưng trọng lượng phân tử nhỏ hơn, khi hạ nhiệt độ xuống chúng sẽ kết tủa lại tạo thành kết tủa nguội trong dịch đường. Tóm lại, tannin có ảnh hưởng tốt đến quá trình công nghệ: giúp dịch đường trong nhanh hơn và kết tủa các thành phần protein không bền, làm tăng độ bền keo của bia, nhưng mặt khác tannin cũng làm kết tủa các protein bền làm giảm khả năng tạo bọt của bia.

Độ đắng của bia thương phẩm được đo theo Thang đơn vị độ đắng quốc tế (IBUS). Trong khi cây hoa bia được trồng bởi nông dân trên khắp thế giới với nhiều giống khác nhau, nhưng nó chỉ được sử dụng trong sản xuất bia là chủ yếu.

 
Trà ướp Sen23:59 - Friday, 22/07/2011
Tham luận: 3


tra-sen2-300x225.jpg
Muốn có trà ngon người ta phải ướp từ những loại trà khô như là trà mộc, trà xanh hay trà Ô long có màu nâu sẫm. Ướp trà là một kỳ công phối hợp tinh tế giữa phong cách tao nhã, sành điệu và “ỷ thuật vi tế”. Ướp trà thường dùng các loại hoa sen, hoa cúc, hoa ngâu, hoa lài, hoa sói. Mỗi loại hoa làm cho trà có một hương vị khác nhau. Ðôi khi người ta ướp với cam thảo hay sâm để khi uống trà cảm thấy vị ngọt ở cổ họng và tinh thần phấn chấn.
Trà ướp hoa là hội tụ đỉnh cao của cái tinh tế, phong cách tao nhã, thanh lịch và sành điệu của người Tràng An. Trong đó, hoa sen là thứ hoa thông dụng nhất mà cũng quý nhất, ướp trà ngon nhất. Ðiều này được nhiều nhà trà học lý giải “bởi quan niệm về hoa sen trong đạo Phật của người Á Ðông. Hoa sen vốn dĩ là thứ hoa rất thanh cao mọc lên từ bùn lầy, điều đó tương tự như chữ Danh mà người quân tử rất coi trọng vậy”. Hương hoa sen là những gì tinh tuý của trời đất tụ lại. Vì vậy, trà ướp sen là vật phẩm quý giá, xưa kia chỉ dành cho những hàng vương tôn công tử và những gia đình quyền quý. Còn theo Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) thì “Cây sen hoa mọc từ dưới bùn đen mà không ô nhiễm mùi bùn, được khí thơm trong của trời đất nên củ sen, hoa sen, tua, lá… đều là những vị thuốc hay”.
Sen để ướp trà phải dùng loại sen bách hoa, phía bên trong các cánh hoa lớn có hàng trăm cánh nhỏ ôm sát vào nhau, che úp nhụy hoa, gạo sen và gương sen. Mua sen bách hoa về, (hoa sen phải hái trước lúc bình minh, phải lựa những ngày nắng ráo, tránh sau ngày mưa) bóc từng lớp cánh sen, kế đến tẽ những hạt trắng ở đầu nhụy hoa(gạo sen), trộn chung với trà, ủ trong vò kín từ một đến hai ngày cho gạo sen quắn lại rồi mới đưa trà lên sấy khô bằng than hay bằng nước nóng cách thuỷ. Phải giữ cho nhiệt độ vừa phải và điều hoà để không mất mùi hoa. Ứơp một kí-lô trà phải dùng tới hàng trăm bông sen, và phải làm nhiều lần như thế mới dùng được. Công phu là thế nên một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà. Nước trong rồi, hương sen còn ngan ngát. Uống một tách trà vào thấy tinh thần tỉnh táo, thoải mái làm sao! Nhiều nghệ nhân về trà còn tiết lộ: “Muốn có trà ngon, chỉ hái những búp trà loại “một tôm hai lá” và phải hái nhanh, nhẹ nhàng, không để búp bị nhàu nát. Loại trà ngon là sau khi sao phải còn lại một lượng nước nhất định từ 5-7%. Trà hái xong không ướp hương ngay mà phải để trong chum đất, trên ủ lá chuối, để từ 2-3 năm nhằm làm giảm độ chát và để cánh trà phồng lên hút được nhiều hương. Một cân trà ướp hương sen cần có 800-1000 bông sen, mà phải đúng loại sen ở Đầm Trị, Thuỷ Sứ, làng Quảng Bá, Hồ Tây hoặc là sen ở hồ Tịnh Tâm-Huế (sen ở đây to và thơm hơn sen những nơi khác).”
Cụ Nguyễn Tuân ca ngợi kiểu ướp hương trà bằng cách bỏ trà mạn vào bông sen mới nở, buộc lại. Thực ra, cách chơi ngông đó của Cụ Nguyễn vừa rất cầu kỳ vừa không để trà được lâu (hay bị mốc) và hay bị mất hương, chỉ có thể dùng cho lượng trà rất ít và phải uống ngay.
 
CholesterolCholesterol là một chất mềm, bóng như sáp, tìm thấy trong các loại mỡ trong máu. Mỗi ngày cơ thể con người (nhất là gan) chế tạo ra khoảng 1g cholesterol. Phần lớn, cholesterol được đem vào cơ thể qua thức ăn như tròng đỏ trứng, thịt, cá, đồ biển, sữa nguyên chất. Trái cây, rau cải, đậu, hạt không có cholesterol.
Cholesterol là một phần quan trọng của cơ thể, được dùng trong cấu tạo của màng tế bào, của một số hormone và một số các công dụng khác trong cơ thể. Nhưng có quá nhiều cholesterol trong máu là một nguy cơ lớn, có khả năng gây bệnh về tim mạch, nhất là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
Vì là chất mỡ, không hòa tan trong nước được, cholesterol và các chất mỡ như triglycerides, phải kết hợp với những khối tạp dễ tan trong nước là lipoprotein để dễ di chuyển trong máu. Vì thế, khi xét nghiệm lượng mỡ trong máu, ngoài tổng số cholesterol, người ta còn phân tích cholesterol theo các loại lipoprotein trong máu.
 
×
Quay lại
Top Bottom