Hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân” khác nhau như thế nào?

taphuclam2000

Thành viên
Tham gia
15/9/2021
Bài viết
0
Quyền công dân và quyền con người là hai quyền được nhắc đến khá nhiều, nhất là trong thời đại văn minh và dân chủ. Hai quyền này luôn được đặt lên tầm cao và có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn chưa phân biệt được hai khái niệm này. Với lý do đấy, bài viết này được hình thành.

Khái niệm quyền con người?​

Quyền con người là những quyền tự nhiên vốn có của con người. Từ khi sinh ra là những quyền này đã có sẵn, cùng tồn tại cho đến khi con người chết đi. Được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật của các quốc gia cũng như trong các hiệp ước, thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Có thể hiểu quyền tự do chính là con người có toàn bộ các quyền, tự do và được công nhận dành cho con người. Và từ bản chất con người quyền đó được hình thành và có sẵn, nó không phải được tạo ra bởi pháp luật, cũng như những quy tắc xử sự cho đúng trong quá trình quản lý trật tự xã hội. Là những quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm, ai cũng có những quyền này và được nhà nước của mình bảo vệ.
Các quyền đấy chính là quyền được sống còn, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.
Theo quan điểm của các quyền tự nhiên cũng như quan điểm của các quyền pháp lý thì: Quyền con người được hiểu là những đảm bảo của pháp lý mang tính toàn cầu có mục đích bảo vệ các con người chống lại các hành vi hành động và bỏ mặc. Làm tổn hại và ảnh hưởng đe dọa đến tính mạng, nhân phẩm, sự tự do của con người.
Xem thêm tại: Phaptri.vn thượng tôn pháp luật

Khái niệm quyền công dân?​

Chắc hẳn mọi người sẽ bảo, tôi có quyền công dân, vì có quyền công dân thì tôi được phép làm như thế này, như thế kia. Vậy quyền công dân được hiểu và được pháp lý ghi nhận như thế nào?
Quyền công dân là những quyền khi công dân đã đạt đến độ tuổi luật quy định (tùy theo từng quốc gia về độ tuổi) thì thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép. Khi công dân đã đạt đủ quy định để trở thành công dân thì có khả năng tự lựa chọn hành vi và nhà nước phải bảo đảm khi công dân có yêu cầu.
Trong mọi hiến pháp điều quy định quyền công dân và điều chỉnh những quan hệ đặc biệt giữa công dân với chủ thể quản lý nhà nước. Giúp cá nhân và nhà nước tồn tại và hoạt động phát triển xã hội. Bao gồm các quyền về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội và các quyền tự do cá nhân, cơ bản.
Ví dụ: Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền tham gia bầu cử. Từ đủ 23 tuổi trở lên có quyền tham gia ứng cử. Hoặc công dân nam từ đủ 20 tuổi trở lên, công dân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên có thể kết hôn,....
Tìm hiểu thêm: pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa

Sự khác nhau giữa quyền con người và quyền công dân​

Khái niệm​

Quyền con người: Theo Liên hợp quốc thì quyền con người được hiểu là những gì con người bẩm sinh vốn đó có, chính vì thế cần phải bảo đảm những quyền đó thì con người mới sống và tồn tại được. Có thể nói đó là những điều kiện, những nhu cầu và lợi ích tự nhiên, khách quan và vốn có được các quốc gia và quốc tế bảo vệ.

Quyền công dân: là những quyền và lợi ích hợp pháp được nhà nước thừa nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện cho các công dân của quốc gia mình.

Văn bản ghi nhận​

Quyền con người: Các văn bản mang tính pháp lý quốc tế, các hiến pháp, đạo luật cơ bản của các quốc gia.
Quyền công dân: Hiến pháp và các đạo luật cơ bản của các quốc gia.

Bản chất​

Quyền con người: tự nhiên và vốn có, bẩm sinh từ khi sinh ra thì quyền đã có và mang tính khách quan.
Quyền công dân: được nhà nước quy định và đảm bảo thực hiện.

Phạm vi​

Quyền con người: mang tính chất toàn cầu nên có phạm vi rất rộng.
Quyền công dân: hẹp hơn, chỉ có công dân quốc tịch của chính quốc gia đó thì mới có quyền công dân theo quy định của pháp luật.

Đặc điểm​

Quyền con người: được áp dụng trên tất cả các quốc gia, trong mọi thời gian và không gian.
Quyền công dân: được áp dụng riêng ở từng quốc gia, quốc gia này có thể khác quốc gia kia và sẽ có sự thay đổi bổ sung theo thời gian.

Chủ thể có quyền​

Quyền con người: tất cả chủ thể, không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, tôn giáo hay quốc tịch, địa vị trong xã hội. Chỉ cần là con người thì sẽ có quyền này.
Quyền công dân: đối với công dân các nước theo từng quy định pháp luật của chính nhà nước đó.

Chủ thể đảm bảo​

Quyền con người: Các nhà nước là chủ thể chính, ngoài ra các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân... đều có trách nhiệm.
Quyền công dân: Các nhà nước là chủ thể chính, ngoài ra các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp, cộng đồng, cá nhân... đều có trách nhiệm.

Cơ chế đảm bảo​

Quyền con người: Các diễn đàn, thủ tục điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc và một số tổ chức liên chính phủ khu vực.
Quyền công dân: Toà án và một số cơ chế tài phán khác ở mỗi quốc gia. Trong một số trường hợp, các cơ chế quốc tế được áp dụng như là giải pháp tiếp nối.
Nội dung khác: mua bán đất nông nghiệp theo hợp đồng mẫu
 
×
Quay lại
Top